Địa lí 10 Bài 8 Kết nối tri thức: Thực hành: Sự phân bố các vành đai núi lửa | Soạn Địa 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCSBinhChanh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Địa lí lớp 10 Bài 8: Thực hành: Sự phân bố các vành đai núi lửa
Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 8 Kết nối tri thức: Thực hành: Sự phân bố các vành đai núi lửa | Soạn Địa 10
Câu hỏi 1 trang 27 Địa lí 10: Dựa vào hình 8 hãy:
– Xác định các vành đai động đất, vành đai núi lửa trên thế giới.
– Cho biết động đất mà núi lửa tập trung nhiều nhất ở các khu vực nào trên thế giới?
Trả lời:
Yêu cầu số 1:
– Vành đai núi lửa
+ Vành Đai núi lửa Thái Bình Dương
+ Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.
+ Vành đai núi lửa Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.
+ Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê – rinh qua Nhật Bản đến Phi – lip – pin.
+ Vành đại núi lửa Inđônêxia – Malaixia
+ Vành đai núi lửa phía tây của Châu Phi, Trung Phi
– Vành đai động đất:
+ Vành đai động đất ở phía tây của Châu Mĩ
+ Vành đai động đất ở Trung Mĩ, vùng biển Caribe
+ Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Tây Nam Á, Trung Á (dãy Hymalaya, dãy Thiên Sơn) đến In-đô-nê-xi-a.
+ Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.
– Yêu cầu số 2: Khu vực tập trung động đất, núi lửa là vành đai lửa Thái Bình Dương, Khu vực dãy An-pơ (qua dãy Hi-ma-lay-a, Địa Trung Hải)
Câu hỏi 2 trang 27 Địa lí 10: Dựa vào hình 6.2, hình 8 và kiến thức đã học, hãy trình bày mối quan hệ giữa sự phân bố giữa vành đai động đất, vành đai núi lửa với sự dịch chuyển của các mảng kiến tạo.
Trả lời:
– Mối quan hệ: Vành đai núi lửa và động đất xuất hiện ở nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo do sự dịch chuyển của các mảng xô vào nhau hoặc tách dãn nên xảy ra các hiện tượng kiến tạo
Câu hỏi 3 trang 27 Địa lí 10: Tìm hiểu thông tin, cho biết Việt Nam đã từng xảy ra động đất núi lửa ở đâu?
Trả lời:
– Do vùng bán đảo Đông Dương nằm trong một mảng kiến tạo và xa với vùng rìa mảng, nên tại Việt Nam rất hiếm những trận động đất mạnh, và gần như không có động đất và sóng thần ở mức hủy diệt. Chỉ một số ít trận động đất được ghi nhận trong lịch sử.
– Ở Việt Nam động đất thường xảy ra ở khu vực vùng núi Tây Bắc do là nơi có nhiều đứt gãy hoạt động mạnh như đứt gãy Điện Biên – Mường Lay, đứt gãy Sông Mã – Tuần Giáo – Lai Châu, ngoài ra Quảng Nam, Hà Nội, thềm lục địa ở Vũng Tàu cũng đã từng xảy ra động đất.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 9: Khí quyển, các yếu tố khí hậu
Bài 10: Thực hành đọc bản đồ các đới và các kiểu khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
Bài 11: Thủy quyển, nước trên lục địa
Bài 12: Nước biển và đại dương
Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Kết nối tri thức
- Địa lí 10 Bài 1 Kết nối tri thức: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 2 Kết nối tri thức: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 3 Kết nối tri thức: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 4 Kết nối tri thức: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 5 Kết nối tri thức: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 6 Kết nối tri thức: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10