Địa lí 7 Bài 8 Kết nối tri thức: Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á | Soạn Địa 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Địa lí 7 Bài 8 Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á
Bạn đang xem: Địa lí 7 Bài 8 Kết nối tri thức: Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á | Soạn Địa 7
bài tập Địa lí 7 Bài 8 Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á
Câu hỏi thực hành trang 126 Địa lí 7: Sưu tầm tư liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á.
– Trung Quốc
– Nhật Bản
– Hàn Quốc
– Xin-ga-po
Trả lời
1. Khái quát chung
– Vị trí địa lí:
+ Hàn Quốc hay tên đầy đủ là Đại Hàn dân Quốc là một quốc gia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á. Toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc nằm trên bán phía nam của bán đảo Triều Tiên.
+ Tiếp giáp: phía tây là biển Hoàng Hải, phía nam là biển Hoa Đông và phía đông là biển Nhật Bản, phía Bắc tiếp giáp với Bắc Triều Tiên.
– Diện tích: 100 210 km2
– Dân số: 51.304.431 người (2021) chiếm 0,65% dân số thế giới. Mật độ dân số của Hàn Quốc là 528 người/ km2.
– Thủ đô Hàn Quốc là Thành phố Seoul, trung tâm đô thị lớn thứ tư thế giới
2. Đặc điểm kinh tế
– Hàn Quốc có nền kinh tế phát triển đứng thứ tư ở Châu Á và đứng thứ 11 trên thế giới.GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Hàn Quốc là 31.489 USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt -1.09% trong năm 2020, giảm -357 USD/người so với con số 31.846 USD/người của năm 2019. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2021 dự kiến sẽ đạt 31.136 USD/người nếu nền kinh tế Hàn Quốc vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.
– Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc là KRW (Korean Won), tỷ giá là 1020 KRW = 1 USD.
– Nông nghiệp:
+ Trồng cây lúa nước, lúa mạch, lúa mì, khoai tây.
+ Chăn nuôi bò sữa đóng vai trò quan trọng, các sản phẩm từ bò sữa tăng lên rõ rệt.
+ Nghề đánh bắt cá phát triển từ lâu và đã trở thành một trong những quốc gia đánh bắt cá lớn của thế giới.
– Công nghiệp:
+ Phát triển mạnh các ngành điện tử, ô tô, máy móc, hóa dầu.
+ Đi đầu trong ngành dịch vụ, du lịch, giải trí.
– Hiện nay, Hàn Quốc là thành viên của nhiều tổ chức lớn trên thế giới như Liên Hợp Quốc, WTO, OECD, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNESCO, Khối APEC,…. Đồng thời quốc gia này còn là thành viên sáng lập của diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và là một đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ.
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á
Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á
Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu phi
Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa Lí 7 Kết nối tri thức
- Địa lí 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 4 Kết nối tri thức: Khái quát về liên minh châu âu | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 6 Kết nối tri thức: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 10 Kết nối tri thức: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 13 Kết nối tri thức: Vị trí địa lí, phạm vi châu mỹ. Sự phát kiến ra châu mỹ | Soạn Địa 7
- Địa lí 7 Bài 15 Kết nối tri thức: Đặc điểm dân cư, xã hội, phương thức – Khai thác tự nhiên bền vững ở Bắc Mỹ | Soạn Địa 7