Khoa học tự nhiên 7 Bài 34 Kết nối tri thức: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn | Giải KHTN 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn
A/ Câu hỏi mở đầu
Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 34 Kết nối tri thức: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn | Giải KHTN 7
Mở đầu trang 141 Bài 34 Khoa học tự nhiên 7: Vì sao khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,… người trồng thường phải làm giàn cho cây?
Trả lời:
Các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,… có tính cảm ứng tiếp xúc nên khi có giá thể (giàn leo) thì những cây này sẽ bám vào vươn lên cao khiến cây nhận được nhiều ánh sáng đồng thời tránh cạnh tranh không gian sống với các cây cỏ dại dưới đất. Điều đó sẽ tạo điều kiện để cây sinh trưởng, phát triển tốt rồi cho năng suất cao. Do đó, khi trồng các loài cây thân leo như mướp, bầu, bí, thiên lí,… người trồng thường phải làm giàn cho cây.
B/ Câu hỏi giữa bài
I. ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT TRONG TRỒNG TRỌT
Giải KHTN 7 trang 142
Câu hỏi 1 trang 142 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát hình 34.2 và hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1.
Bảng 34.1
Tên sinh vật |
Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng |
Biện pháp ứng dụng |
Lợi ích |
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,…) |
? |
? |
? |
Chim |
? |
? |
? |
Trả lời:
Hoàn thành nội dung theo mẫu Bảng 34.1:
Tên sinh vật |
Hiện tượng cảm ứng được ứng dụng |
Biện pháp ứng dụng |
Lợi ích |
Côn trùng hại cây trồng (bướm, bọ xít,…) |
Côn trùng lại gần ánh sáng đèn vào ban đêm |
Dùng đèn bẫy côn trùng hại cây trồng |
Thu hút và bắt được các loài côn trùng gây hại dễ dàng, giúp bảo vệ năng suất cây trồng |
Chim |
Các loài chim thường bay xa khi nhìn thấy người |
Dùng bù nhìn đuổi chim phá hoại mùa màng |
Xua đuổi các loài chim gây hại cho cây trồng, giúp bảo vệ năng suất của cây trồng |
Câu hỏi 2 trang 142 Khoa học tự nhiên 7: Lấy thêm các ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt.
Trả lời:
Một số ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng trong trồng trọt:
– Dựa vào tính cảm ứng với ánh sáng, sử dụng đèn chiếu sáng vào ban đêm để tạo điều kiện cường độ ánh sáng mạnh và thời gian chiếu sáng dài giúp cây thanh long ra hoa, kết quả trái vụ.
– Trồng cây cảnh ở nơi ánh sáng từ một phía để tạo dáng cho cây trồng.
– Đào hố bón phân cho cây ăn quả để giúp hệ rễ của cây ăn quả ăn sâu xuống đất, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt.
– Làm giàn cho mướp để giúp cây mướp tạo nhiều quả hơn.
– Trồng cây có mùi mạnh như húng quế, sả, bạc hà,… quanh ruộng lúa để xua đuổi sâu bướm hại lúa.
II. ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT TRONG CHĂN NUÔI
Giải KHTN 7 trang 143
Câu hỏi trang 143 Khoa học tự nhiên 7: Nêu các ví dụ ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi mà em biết.
Trả lời:
Ứng dụng hiện tượng cảm ứng hoặc tập tính của động vật trong chăn nuôi:
– Dạy hổ, voi, khỉ, cá heo làm xiếc.
– Thắp đèn khi đi câu mực.
– Huấn luyện chó nghiệp vụ để phát hiện ma túy và bắt kẻ gian.
– Dạy chim ưng săn mồi.
– Huấn luyện chó để chăn cừu.
– Nghe tiếng gọi để gọi gà, vịt,… chạy ra ăn thức ăn.
– Chọn con chó đực đầu đàn để làm con đứng đầu khi kéo xe tuyết.
– Lấy trứng ra khỏi ổ của gà để tránh tập tính ấp trứng của gà khiến gà ngừng đẻ trứng.
III. ỨNG DỤNG HIỆN TƯỢNG CẢM ỨNG Ở SINH VẬT TRONG HỌC TẬP VÀ ĐỜI SỐNG
Giải KHTN 7 trang 144
Câu hỏi 1 trang 144 Khoa học tự nhiên 7: Tập tính được ứng dụng như thế nào trong học tập?
Trả lời:
Ứng dụng tập tính trong học tập:
– Muốn nắm chắc kiến thức và ghi nhớ bài được lâu, cần thường xuyên ôn lại bài và làm bài tập nhiều lần.
– Kiên trì thực hiện các hành động tốt và có quyết tâm từ bỏ các hành động xấu để hình thành các thói quen tốt phục vụ cho việc học tập: đọc sách, dậy đúng giờ,…
Câu hỏi 2 trang 144 Khoa học tự nhiên 7: Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, em cần làm gì?
Trả lời:
Muốn tạo được thói quen tập thể dục buổi sáng, cần có quyết tâm và kiên trì lặp lại hoạt động tập thể dục mỗi ngày trong thời gian dài và tiếp tục duy trì hoạt động này ở khoảng thời gian sau đó.
Câu hỏi 3 trang 144 Khoa học tự nhiên 7: Hãy nêu những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn.
Trả lời:
Những việc em sẽ làm để bỏ được thói quen ngủ dậy muộn:
– Cần phải có quyết tâm từ bỏ thói quen ngủ dậy muộn.
– Kiên trì thực hiện việc đi ngủ sớm, tốt nhất nên ngủ ở một giờ cố định.
– Kiên trì thực hiện vệc dậy sớm, tốt nhất nên dậy ở một giờ cố định (có thể đặt báo thức để tạo thói quen).
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật
Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật
Bài 37: Ứng dụng sinh trường và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn
Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở môt số sinh vật
Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 Kết nối tri thức: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Kết nối tri thức: Nguyên tử | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 Kết nối tri thức: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 Kết nối tri thức: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 5 Kết nối tri thức: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất | Giải KHTN 7
- Khoa học tự nhiên 7 Bài 6 Kết nối tri thức: Giới thiệu về liên kết hóa học | Giải KHTN 7