Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 17 Chân trời sáng tạo: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng | Giải KHTN 7
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Bạn đang xem: Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 17 Chân trời sáng tạo: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng | Giải KHTN 7
Mở đầu trang 86 Bài 17 KHTN lớp 7: Vì sao ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình bên?
Trả lời:
Ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình vì khi nhìn qua gương chiếu hậu của các phương tiện giao thông đi phía trước sẽ nhìn thấy dòng chữ xuôi trên xe cứu thương và xe cứu hỏa và nhường đường cho hai xe này đi trước.
1. Tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng
Câu hỏi thảo luận 1 trang 86 KHTN lớp 7: Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?
Trả lời:
Ảnh của gương phẳng không hứng được trên màn chắn đó là ảnh ảo.
Câu hỏi thảo luận 2 trang 87 KHTN lớp 7: Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt?
Trả lời:
Cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt để ta có thể nhìn qua được gương vì ánh sáng đi qua được tấm kính trong suốt.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 87 KHTN lớp 7: Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy dường như nến 2 cũng “sáng lên”? Giải thích.
Trả lời:
Sau khi thắp sáng nến 1, nhìn vào gương, em có thấy nến 2 cũng “sáng lên” là vì các tia sáng từ nến 1 tới gương sẽ phản xạ tới mắt, mọi tia phản xạ có đường kéo dài đều qua nến 2 là ảnh của nến 1 nên ta thấy nến 2 cũng sáng lên.
Câu hỏi thảo luận 4 trang 87 KHTN lớp 7: Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:
a) khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.
b) độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật.
Trả lời:
a) Khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng bằng với khoảng cách từ vật đến gương.
b) Độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng bằng với độ lớn của vật.
2. Dựng ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Luyện tập trang 88 KHTN lớp 7: Một miếng bìa hình tam giác vuông đặt trước một gương phẳng như hình dưới. Hãy dựng ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G).
Trả lời:
Vận dụng 1 trang 88 KHTN lớp 7: Hãy đoán xem chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là chữ gì. Giải thích.
Trả lời:
Chữ đã viết trên tờ giấy ở hình bên là gì chữ “MẮT”.
Có hiện tượng trên là do chữ “MẮT” đặt trước gương sẽ cho ảnh ảo như trên.
Vận dụng 2 trang 88 KHTN lớp 7: Giải thích câu hỏi ở phần Mở đầu của bài học này.
Trả lời:
Các dòng chữ được viết ngược là để các xe chạy phía trước, khi nhìn qua gương chiếu hậu sẽ thấy ảnh tạo bởi gương phẳng của các chữ đó. Lúc này, người lái xe sẽ đọc được đúng dòng chữ để nhận biết loại xe và nhường đường cho các xe này.
Bài tập (trang 89)
Bài 1 trang 89 KHTN lớp 7: Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương 4 cm. Hãy dựng ảnh S’ của S tạo bởi gương theo 2 cách:
a) Áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
Trả lời:
a) Áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng:
+ Khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.
+ Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng:
+ Tia sáng tới chiếu tới mặt phẳng gương cho tia phản xạ nằm trong mặt phẳng tới.
+ Góc phản xạ bằng góc tới.
Bài 2 trang 89 KHTN lớp 7: Hình dưới biểu diễn một học sinh đứng trước gương, cách gương phẳng 2 m. Có một bức tường ở phía sau cách học sinh 1 m. Ảnh của bức tường tạo bởi gương phẳng cách nơi học sinh đứng bao nhiêu mét?
Trả lời:
Vì ảnh bức tường và bức tường cách đều gương nên ảnh bức tường cách gương một khoảng 3 m (bằng khoảng cách từ bức tường đến gương).
Mặt khác nơi học sinh đứng trước gương và cách gương 2 m nên khoảng cách từ người đến ảnh bức tường là: 2 + 3 = 5 (m).
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 18: Nam châm
Bài 19: Từ trường
Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn
Bài 21: Nam châm điện
Bài 22: Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của sinh vật
Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 17: Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Nguyên tử | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 3 Chân trời sáng tạo: Nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Phân tử – Đơn chất – Hợp chất | Giải KHTN 7
- Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Giới thiệu về liên kết hóa học | Giải KHTN 7