Soạn bài Vợ Nhặt ngắn gọn nhất | Soạn văn 12
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Hướng dẫn soạn bài Vợ Nhặt Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Vợ Nhặt để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:
Bạn đang xem: Soạn bài Vợ Nhặt ngắn gọn nhất | Soạn văn 12
Soạn bài Vợ Nhặt – Ngữ văn 12
A. Soạn bài Vợ Nhặt ngắn gọn:
Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)
Trả lời:
– Truyện có thể chia thành 4 đoạn:
+ Đoạn 1 (từ đầu – “thành vợ chồng”): Cảnh anh cu Tràng đưa người vợ nhặt về xóm ngụ cư.
+ Đoạn 2 (tiếp – “cùng đẩy xe bò về”): Cơ duyên đưa anh cu Tràng và Thị nên duyên vợ chồng
+ Đoạn 3 (tiếp – “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng“): Tràng giới thiệu người vợ mới với bà cụ Tứ, nỗi lo lắng của người mẹ đáng thương.
+ Đoạn 4 (còn lại): Bưã cơm thiếu thốn ngày đầu tiên cô dâu mới về nhà.
– Mạch truyện được dẫn dắt hợp lí và logic. Khiến cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)
Trả lời:
– Người dân xóm ngụ cư ngạc nhiên khi chàng đưa người vợ nhặt về nhà vì, họ tò mò không biết người đàn bà đó là ai, và họ đoán rằng nếu đó là vợ anh cu Tràng thì chẳng ai đang trong tình cảnh đói khổ như này lại “đèo bòng” thêm người.
– Sự ngạc nhiên của dân làng, cụ Tứ và chính Tràng cho thấy Kim Lân đã sáng tạo được một tình huống độc đáo, kỳ lạ, éo le: tình huống Tràng nhặt được vợ giữa ngày đói.
– Tình huống truyện làm tô đậm nội dung và ý nghĩa của tác phẩm, giữa nạn đói, thân phận con người trở nên rẻ rúng, bé nhỏ đến đáng thương. Cái đói, cái chết không dập tắt được khát khao hạnh phúc gia đình và lòng tốt của người lao động nghèo khổ.
Câu 3 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)
Trả lời:
– “Vợ nhặt”: Nhan đề truyện hé mở tình huống anh Tràng có vợ một cách dễ dàng như nhặt được cái rơm, cái rác ở ngoài đường, cụ thể là Tràng “nhặt được vợ” chỉ bằng vài câu hò đùa và bốn bát bánh đúc.
à Qua hiện tượng “nhặt được vợ” của Tràng, tác giả làm nổi bật thân phận nhỏ bé, rẻ rúng của những khiếp người trong nạn đói năm 1945. Họ sẵn sang vứt bỏ cả liêm sỉ, lòng tự trọng của mình để được sống, được tồn tại.
Câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)
Trả lời:
– Khi quyết định lấy vợ: ban đầu Tràng chỉ nói đùa “có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”, thấy thị về thật Tràng “chợn, nghĩ: thóc gạo này… đèo bòng” nhưng cuối cùng “hắn tặc lưỡi một cái: Chậc, kệ!” → quyết định chóng vánh, dễ dàng, không suy nghĩ gì nhiều vì khao khát có vợ còn lớn hơn cả nỗi sợ về cái đói khát.
– Khi dẫn vợ về qua xóm ngụ cư: Tràng vừa ngượng ngùng vừa hạnh phúc, hãnh diện, tự hào (“bật cười”, “thích ý”, “mặt cứ vênh lên tự đắc với chính mình”,…).
– Buổi sáng đầu tiên sau khi có vợ:
+ Cảm nhận niềm hạnh phúc “người êm ái lửng lơ”
+ Ngạc nhiên, cảm động khi thấy nhà cửa thay đổi dưới bàn tay của vợ và mẹ
+ Thay đổi về tình cảm “bỗng thấy yêu thương gắn bó với cái nhà”, thay đổi về suy nghĩ “bây giờ hắn mới thấy hắn nên người… cho vợ con sau này”
+ Muốn hành động ngay “hắn xăm xăm chạy ra… tu sửa lại căn nhà”, ngoan ngoãn trong bữa cơm
+ Mong ước về cuộc sống no ấm “trong óc Tràng… lá cờ đỏ bay phấp phới”
→ Hạnh phúc gia đình đem lại những chuyển biến lớn lao trong con người Tràng. Conngười trở nên trưởng thành hơn, sống trách nhiệm với những yêu thương, ước mong gắn bó, xây đắp hạnh phúc gia đình.
Câu 5 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)
Trả lời:
* Diễn biến tâm trạng phức tạp, tinh tế, buồn vui lẫn lộn của bà cụ Tứ:
+ Ngạc nhiên khi thấy người đàn bà lạ trong nhà, lại chào bà là “u”. Khi hiểu ra đó là vợ Tràng, bà “cúi đầu nín lặng”, “vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình”.
+ Tủi hờn cho thân mình, tủi hờn cho đứa con tội nghiệp lấy vợ giữa nạn đói kinh hoàng. Bà lo lắng “chúng nó có nuôi nổi nhau… đói khát này không”.
+ Thấu hiểu và thương xót cho hoàn cảnh éo le của con dâu, trân trọng hạnh phúc của con trai, ước ao các con vượt qua được nạn đói.
+ Tươi tỉnh, vui vẻ, phấn chấn, lạc quan trong buổi sáng hôm sau: xăm xăm dọn dẹp nhà cửa cùng con dâu, nói toàn chuyện vui chuyện làm ăn. Chuẩn bị nồi “chè khoán” nhưng vị đắng chát của “chè” và tiếng trống thúc thuế khiến bà cụ tủi hổ, lo âu rơi nước mắt.
à Ở bà cụ Tứ là tình yêu thương con tha thiết, vị tha. Ở bà còn có sự lạc quan niềm tin vào ngày mai tươi đẹp như động lực giúp các con cố gắng, tồn tại với cuộc sống.
Câu 6 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)
Trả lời:
– Cách kể chuyện giản dị nhưng rất có duyên, rất lôi cuốn.
– Tình huống truyện độc đáo, éo le vừa nghịch lý lại vừa hợp lý.
– Đối thoại sinh động như lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê.
– Miêu tả tâm lý nhân vật tự nhiên, tinh tế, chân thực, cá thể hóa logic, hợp lý.
Phần Luyện tập
Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)
Trả lời:
VD: Đoạn văn gây xúc động là đoạn: Lá cờ đỏ thấp thoáng xuất hiện trong tâm trí của nhân vật Tràng.
Vì: Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ xuất hiện thoáng chốc trong tâm trí Tràng không chỉ gợi ra cảnh ngộ đói khát dữ dội, thực trạng thê thảm của người dân nghèo mà còn mang đến những tín hiệu rõ nét của cuộc cách mạng. Chỉ có đứng lên đấu tranh, chống lại áp bức người dân nghèo mới có thể bảo vệ cho sự sống của bản thân và những người thân yêu. Nhà văn Kim Lân đã rất khéo léo tái hiện thực trạng xã hội đời sống lúc bấy giờ qua kết thúc truyện mang tính gợi mở. Từ đó thể hiện được tinh thần nhân đạo của nhà văn Kim Lân khi trân trọng vào sức sống mạnh mẽ của con người ngay cả khi bị đặt trên ranh giới giữa sự sống và cái chết. Nhà văn cũng thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của con người khi cách mạng thành công, khi con người được giải phóng khỏi sự áp bức tàn nhẫn của phong kiến thực dân.
Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 12 Tập 2)
Trả lời:
* Ý nghĩa đoạn kết của tác phẩm (đám người đói và lá cờ bay phấp phới)
+ Hình ảnh cho thấy hiện thực đói khát, cấp bách của nhân dân ta trong nạn đói.
+ Tín hiệu lạc quan, cho thấy sự vận động tích cực của tình thế và hành động tất yếu của những người lao động nghèo khổ tự giải cứu lấy mình dưới sự dẫn dắt của cách mạng.
+ Kết thúc mở gợi ra con đường tươi sáng cho tương lai.
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Vợ Nhặt:
I. Tác giả
1. Tiểu sử – Cuộc đời
– Kim Lân (1920-2007) tên khai sinh Nguyễn Văn Tài.
– Quê quán: Tân Hồng-Từ Sơn-Bắc Ninh.
– Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.
– Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc.
– Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
2. Sự nghiệp sáng tác
a. Tác phẩm chính
Nên vợ nên chồng (tập truyện ngắn, 1955) ; Con chó xấu xí (tập truyện ngắn, 1962),…
b. Phong cách sáng tác
– Là cây bút chuyên viết truyện ngắn có sở trường viết về nông thôn và người nông dân.
– Có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật; văn phong giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn; ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn; am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.
II. Tác phẩm:
1. Xuất xứ
– In trong tập Con chó xấu xí (1962).
– Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
2. Bố cục
4 đoạn
– Đoạn 1 (từ đầu đến… thành vợ chồng.): Cảnh Tràng đưa cô vợ nhặt về nhà.
– Đoạn 2 (tiếp theo đến… cùng đẩy xe bò về.): Hoàn cảnh Tràng và Thị trở thành vợ chồng.
– Đoạn 3 (tiếp theo đến… nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.): Tràng ra mắt cô vợ nhặt với mẹ và nỗi lòng của bà cụ Tứ.
– Đoạn 4 (còn lại): Bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới.
3. Thể loại: Truyện ngắn
4. Ý nghĩa nhan đề
– Vợ là sự trân trọng, người vợ có vị trí trung tâm để xây dựng tổ ấm.
– Ở đây là nhặt được vợ, không phải lấy vợ đàng hoàng, có ăn hỏi cưới xin mà như nhặt được đồ vật người ta đánh rơi hay quên.
=> Cái giá con người trở nên rẻ rúng. Đồng thời cũng cho thấy trong hoàn cảnh khốn cùng con người ta vẫn luôn khao khát được sống hạnh phúc, niềm tin cuộc sống trong họ thật mãnh liệt.
5. Ý nghĩa tình huống truyện
– Vợ nhặt đã xây dựng được một tình huống truyện éo le, độc đáo, đau xót thấm đẫm tình người:
+ Anh Tràng – con nhà nghèo, xấu xí, ngây ngô, dân xóm ngụ cư bỗng dưng có vợ theo về mà lại là vợ nhặt trên đường trên chợ.
+ Việc Tràng có vợ khiến cả người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ (mẹ Tràng) và cả chính Tràng cũng ngạc nhiên.
– Tình huống truyện là lời tố cáo chế độ thực dân, phát xít đã đẩy con người vào hoàn cảnh khốn cùng, đồng thời mang giá trị nhân bản sâu sa dù hoàn cảnh bi thảm đến đâu con người ta vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng và tin tưởng vào tương lai.
6. Tóm tắt
Giữa lúc nạn đói đang hoành hành, Tràng (một chàng trai nghèo đói, lại là dân xóm ngụ cư) dẫn một người đàn bà lạ về nhà khiến mọi người đều ngạc nhiên. Trước đó, chỉ hai lần gặp gỡ, với mấy câu đùa vu vơ, vài bát bánh đúc, Thị đã chấp nhận theo Tràng về làm vợ. Về đến nhà, Tràng vẫn còn ngỡ ngàng. Mẹ Tràng từ ngạc nhiên đến lo lắng, xót thương, rồi cũng mừng lòng đón nhận nàng con dâu. Sáng hôm sau, vợ và mẹ Tràng dậy sớm thu dọn nhà cửa. Trông thấy cảnh tượng ấy, Tràng thấy thương yêu và gắn bó với gia đình của mình. Trong bữa cơm ngày đói, nghe tiếng trống thúc thuế, hình ảnh đoàn người đi phá kho thóc và lá cờ đỏ hiện lên trong óc Tràng.
7. Giá trị nội dung:
– Giá trị hiện thực: Cho thấy một thảm cảnh thê thảm của những con người nghèo trong nạn đói 1945 do phát xít Nhật và thực dân Pháp gây nên.
– Giá trị nhân đạo:
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân phát xít.
+ Thể hiện lòng cảm thông sâu sắc đối với số phận con người trong nạn đói.
+ Là bài ca ca ngợi sự sống, tình thương, sự cưu mang, đùm bọc, khát vọng hạnh phúc.
+ Tác phẩm chỉ ra con đường giải phóng cho những con người nghèo khổ: chỉ có thể đi theo cách mạng để tự giải phóng, để thoát khỏi đói nghèo cơ cực.
8. Giá trị nghệ thuật:
+ Cách kể chuyện giản dị nhưng rất có duyên, rất lôi cuốn.
+ Tình huống truyện độc đáo, éo le vừa nghịch lí lại vừa hợp lí.
+ Đối thoại sinh động như lời ăn tiếng nói hàng ngày ở các làng quê.
+ Miêu tả tâm lí nhân vật tự nhiên, tinh tế, chân thực, cá thể hóa logic, hợp lí
Bài giảng Ngữ văn 12 Vợ Nhặt (T1)
Bài giảng Ngữ văn 12 Vợ Nhặt (T2)
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
Rừng xà nu
Bắt sấu rừng U Minh Hạ
Những đứa con trong gia đình
Trả bài tập làm văn số 5
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn văn 12
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)