Địa Lí 6 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 6

Địa Lí 6 Bài 8 Kết nối tri thức: Chuyển động của trái đất quanh mặt trời và hệ quả | Giải Địa 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục Giải Địa Lí 6 Bài 8: Chuyển động của trái đất quanh mặt trời và hệ quả 

Câu hỏi giữa bài:

Bạn đang xem: Địa Lí 6 Bài 8 Kết nối tri thức: Chuyển động của trái đất quanh mặt trời và hệ quả | Giải Địa 6

Câu hỏi trang 122 Địa Lí 6 – KNTT: Quan sát hình 1, em hãy mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời, theo gợi ý:

– Hình dạng quỹ đạo chuyển động.

– Hướng chuyển động.

– Thời gian chuyển động hết một vòng.

– Góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động.

Quan sát hình 1, em hãy mô tả (ảnh 1)

Trả lời:

– Hình dạng quỹ đạo có dạng elip gần tròn.

– Hướng chuyển động: Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông.

– Thời gian chuyển động hết một vòng: 365 ngày 6 giờ.

– Góc nghiêng và hướng của trục trong quá trình chuyển động: Trong khi chuyển động trên quỹ đạo, Trái Đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và hướng nghiêng của trục không đổi phương, chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

Câu hỏi trang 123 Địa Lí 6 – KNTT:

1. Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục 2 cho biết:

– Vào ngày 22 tháng 6, bán cầu Bắc đang là mùa gì, bán cầu Nam đang là mùa gì. Tại sao?

– Vào ngày 22 tháng 12, bán cầu Bắc đang là mùa gì, bán cầu Nam đang là mùa gì. Tại sao?

Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục (ảnh 1)

Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục (ảnh 1)

2. Dựa vào hình 2 nêu sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai bán cầu.

Dựa vào hình 3, nêu sự khác nhau về hiện tượng mùa theo vĩ độ.

Dựa vào hình 1, 2 và thông tin trong mục (ảnh 1)

Trả lời:

1. Dựa vào hình 1 và 2, ta thấy:

– Vào ngày 22 tháng 6, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng ánh sáng và nhiệt nhiều hơn, nên ở bán cầu Bắc là mùa nóng. Ngược lại, bán cầu Nam là mùa lạnh.

– Vào ngày 22 tháng 12, bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời, nhận được lượng ánh sáng và nhiệt nhiều hơn, nên ở bán cầu Nam là mùa nóng. Ngược lại, bán cầu Bắc là mùa lạnh.

2. Dựa vào hình 2 và 3, ta thấy:

– Sự khác nhau về thời gian diễn ra mùa của hai bán cầu:

Khi chuyển động trên quỹ đạo, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương trong suốt quá trình chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời sinh ra các mùa:

+ Ngày 22/6 bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng, bán cầu Nam ngả ra xa Mặt Trời nhận được ít ánh sáng hơn là mùa lạnh.

+ Ngày 22/12 bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhận được nhiều ánh sáng là mùa nóng, bán cầu Bắc ngả ra xa Mặt Trời nhận được ít ánh sáng hơn là mùa lạnh.

+ Các mùa đối lập nhau ở 2 bán cầu trong một năm.

– Hiện tượng mùa theo vĩ độ:

+ Ở các vĩ độ cao, gần cực quanh năm là mùa lạnh.

+ Ở các vĩ độ thấp, gần xích đạo quanh năm là mùa nóng.

+ Ở các vĩ độ trung bình, một năm có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông.

Câu hỏi trang 124 Địa Lí 6 – KNTT:

Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng (ảnh 1)

Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng vào vở theo mẫu sau:

Dựa vào hình 4, hãy hoàn thành bảng (ảnh 1)

Trả lời:

 

Địa điểm

Ngày 22 tháng 6

Ngày 22 tháng 12

Mùa

So sánh thời gian ngày – đêm

Mùa

So sánh thời gian ngày – đêm

Bán cầu Bắc

Nóng

Ngày dài đêm ngắn

Lạnh

Ngày ngắn đêm dài

Bán cầu Nam

Lạnh

Ngày ngắn đêm dài

Nóng

Đêm dài ngày ngắn

Luyện tập & Vận dụng

Câu 1 trang 124 Địa Lí 6 – KNTT: Hãy trình bày hiện tượng ngày – đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.

Trả lời:

– Trong quá trình quanh quay xung quanh Mặt Trời, trục Trái Đất luôn nghiêng và không đổi phương nên bán cầu Bắc và bán cầu Nam lần lượt ngả về phía Mặt Trời:

+ Vào ngày hạ chí (22-6), bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất, còn bán cầu Nam ngả ra xa Mặt Trời nhất.

+ Vào ngày đông chí (22-12), bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời nhiều nhất, còn bán cầu Bắc ngả ra xa Mặt Trời nhất.

– Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.

– Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa Xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.

– Trong hai ngày xuân phân (21-3) và thu phân (23-9), lúc 12 giờ trưa, ánh sáng mặt trời chiếu thẳng góc với mặt đất ở Xích đạo nên hai bán cầu được chiếu sáng như nhau.

Câu 2 trang 124 Địa Lí 6 – KNTT: Nghỉ hè năm nay, bố cho Nam đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. An không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho Nam.

Trả lời:

Việt Nam chúng ta thuộc bán cầu Bắc. Vào mùa hè, bán cầu Bắc đang ngả về phía Mặt Trời; Còn Ô-xtrây – li-a thuộc bán cầu Nam đang ngả ra xa Mặt Trời nên đang là mùa lạnh, Nam cần chuẩn bị nhiều đồ ấm để tránh bị lạnh.

 

Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 9: Xác định phương hướng ngoài thực tế

Bài 10: Cấu tạo của trái đất. Các mảng kiến tạo

Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi 

Bài 12: Núi lửa và động đất 

Bài 13: Các dạng địa hình chính trên Trái đất. Khoáng sản

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 8: Chuyển động của trái đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Trắc nghiệm Bài 8: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa Lí 6 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button