KHTN 6 Bài 12 Chân trời sáng tạo: Nhiên liệu và an ninh năng lượng | Giải Khoa học tự nhiên 6
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải KHTN 6 Bài 12: Nhiên liệu và an ninh năng lượng
Giải KHTN 6 trang 60
Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 12 Chân trời sáng tạo: Nhiên liệu và an ninh năng lượng | Giải Khoa học tự nhiên 6
Mở đầu trang 60 KHTN 6: Con người đã biết sử dụng nhiên liệu (củi, than, gas,…) để đun nấu từ rất sớm. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu này có xu hướng cạn kiệt dần, vậy cần nhiên liệu nào để thay thế trong tương lai?
Lời giải:
Sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thể dần các nguồn nhiên liệu hoá thạch vì các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường. Các nhiên liệu tái tạo thân thiện với môi trường giúp giảm ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ , có tính bền vững và bảo đảm an ninh năng lượng
Câu hỏi thảo luận 1 trang 60 KHTN 6: Hãy kể tên một số nhiên liệu được sử dụng trong cuộc sống mà em biết.
Lời giải:
Trả lời: Một số nhiên liệu được sử dụng trong cuộc sống: than, củi, nến, sáp, khí gas, xăng, dầu , cồn,….
Câu hỏi thảo luận 2 trang 60 KHTN 6: Ở một số hộ gia đình chăn nuôi gia súc (lợn, trâu, bò) thường làm một hầm kín để chứa toàn bộ phân chuồng. Ở đó, phân chuồng bị phân huỷ và sinh ra biogas (khí sinh học). Biogas được sử dụng để phục vụ quá trình đun nấu. Vậy biogas có phải là nhiên liệu không? Tại sao?
Lời giải:
Biogas là nhiên liệu, bởi vì nó là chất đốt,khi cháy có tỏa nhiệt ,phát sáng và được sử dụng để đun nấu.
Câu hỏi thảo luận 3 trang 61 KHTN 6: Tìm hiểu một số nhiên liệu sử dụng trong đời sống hằng ngày, en hãy hoàn thành thông tin theo mẫu bảng 12.1
Lời giải:
Giải KHTN 6 trang 62
Câu hỏi thảo luận 4 trang 62 KHTN 6: Tại sao phải sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả?
Lời giải:
Sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả vì:
– Tránh cháy nổ gây nguy hiểm đến con người và tài sản
– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường
– Làm cho nhiên liệu cháy hoàn toàn và tận dụng lượng nhiệt do quá trình cháy tạo ra.
Câu hỏi thảo luận 5 trang 62 KHTN 6: Tại sao phải cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy?
Lời giải:
Phải cung cấp đủ oxygen cho quá trình cháy vì oxygen cần thiết dể duy trì sự cháy, khi cung cấp đầy đủ oxygen cho quá trình cháy sẽ giúp nhiên liệu được sử dụng hiệu quả, tránh gây lãng phí và tận dụng được hết lượng nhiệt nguyên liệu tạo ra trong quá trình cháy đó.
Câu hỏi thảo luận 6 trang 62 KHTN 6: Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách nào?
Lời giải:
Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với oxygen bằng cách trải đều nguyên liệu, tạo khoảng trống cho không khí đi vào, ví dụ như chẻ củi nhỏ hơn, đập than nhỏ hơn,…
Câu hỏi thảo luận 7 trang 62 KHTN 6: Tại sao nói nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo?
Lời giải:
Nhiên liệu hoá thạch thuộc loại nhiên liệu không tái tạo vì phải mất hang trăm triệu năm mới tạo ra được. Nếu tận thu nhiên liệu hóa thạch sẽ cạn kiệt nguồn nhiên liệu này trong tương lai.
Câu hỏi thảo luận 8 trang 62 KHTN 6: Nhiên liệu hoá thạch khi đốt cháy tạo ra sản phẩm gì? Tác hại đối với môi trường như thế nào?
Lời giải:
– Khi nhiên liệu hóa thạch cháy tạo thành :carbon dioxide, cùng với đó là một số acid như sulfuric, cacbonic và nitric,…
– Tác hại với môi trường: carbon dioxide là một trong những khí gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng lực phóng xạ, khiến cho trái đất bị nóng dần lên; ngoài ra một số acid tạo ra khi đốt nhiên liệu hóa thạch còn gây mưa axit, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước.
Câu hỏi thảo luận 9 trang 62 KHTN 6: Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, em đã quan tâm đến nguồn nhiên liệu thay thế nào? Nêu ưu điểm của các loại nhiên liệu này.
Lời giải:
Để nguồn tài nguyên nhiên liệu không bị cạn kiệt và bảo vệ môi trường, một số nguồn nhiên liệu thay thế là: khí biogas, dầu diezel sinh học, xăng sinh học, các phế phẩm thực vật,…
Ưu điểm: thân thiện với môi trường, có tính bền vững và bảo đảm an ninh năng lượng.
Vận dụng trang 62 KHTN 6: Trong quá trình sử dụng bếp gas, để bếp có ngọn lửa đều và màu xanh thì chúng ta thường làm vệ sinh mâm chia lửa, kiềng bếp và mặt bếp. Em hãy giải thích cách làm đó.
Lời giải:
Làm như vậy để tăng diện tích tiếp xúc của oxygen trong không khí với nhiên liệu cháy, tránh gây lãng phí nhiên liệu.
Giải KHTN 6 trang 63
Luyện tập trang 63 KHTN 6: Em hãy kể tên các ứng dụng chính của mỗi loại nhiên liệu
Lời giải:
Ứng dụng chính của mỗi loại nhiên liệu:
– Nhiên liệu hạt nhân: tạo ra nhiệt cung cấp cho các tua bin chạy máy phát điện
– Nhiên liệu hóa thạch: chạy các động cơ, chạy dây chuyền cho các nhà máy, xí nghiệp
– Nhiên liệu sinh học: chạy các động cơ, dùng làm khí đốt trong đun nấu hằng ngày,…
Bài 1 trang 63 KHTN 6: Để sử dụng nhiên liệu tiết kiệm và hiệu quả cần phải cung cấp một lượng không khí hoặc oxygen
A. vừa đủ. B. thiếu. C. dư. D.tuỳ ý.
Lời giải:
Đáp án A
Bài 2 trang 63 KHTN 6: Giải thích tác dụng của các việc làm sau đây:
a) Chẻ nhỏ củi khi đun nấu. b) Tạo các lỗ trong viên than tổ ong.
c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa. d) Đẩy bớt cửa lò khi ủ bếp.
Lời giải:
a) Chẻ nhỏ củi để tăng diện tích tiếp xúc của củi với oxygen, giúp tận dụng tối đa nhiên liệu
b) Tạo các lỗ trong viên than tổ ong để tăng diện tích tiếp xúc của than với oxygen, giúp tận dụng tối đa nhiên liệu
c) Quạt gió vào bếp lò khi nhóm lửa để cung cấp thêm oxi đủ cho quá trình cháy nhiên liệu
d) Đẩy bớt cửa lò khi ủ bếp vì khi ủ bếp ta cần hạn chế oxygen để kìm hãm quá trình cháy.
Bài 3 trang 63 KHTN 6: Tại sao phải sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thể dần các nguồn nhiên liệu hoá thạch?
Lời giải:
Sử dụng các nhiên liệu tái tạo thay thể dần các nguồn nhiên liệu hoá thạch vì các nguồn nhiên liệu hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt và gây ô nhiễm môi trường. Các nhiên liệu tái tạo thân thiện với môi trường giúp giảm ô nhiễm môi trường, giá thành rẻ, có tính bền vững và bảo đảm an ninh năng lượng.
Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 13: Một số nguyên liệu
Bài 14: Một số lương thực – thực phẩm
Bài 15: Chất tinh khiết – Hỗn hợp
Bài 16: Một số phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp
Bài 17: Tế bào
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: KHTN 6 Chân trời sáng tạo
- KHTN 6 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Giới thiệu về khoa học tự nhiên | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 3 Chân trời sáng tạo: Quy định an toàn trong phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Đo chiều dài | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Đo khối lượng | Giải Khoa học tự nhiên 6
- KHTN 6 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Đo thời gian | Giải Khoa học tự nhiên 6