Mời các em theo dõi 7 mẫu So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ
Dàn ý So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ chi tiết
Dàn ý So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ- mẫu 1
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và chi tiết cần cảm nhận
Bạn đang xem: So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ (7 bài mẫu)
– Tô Hoài là cây đại thụ lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đạt kỉ lục về số lượng tác phẩm; phong phú, hấp dẫn về nội dung; đặc sắc về nghệ thuật. “Vợ chồng A Phủ” là một truyện ngắn xuất sắc trong đời văn Tô Hoài nói riêng và văn học hiện đại của ta nói chung.
– Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Ông là một cây bút viết truyện ngắn tài hoa. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. “Vợ nhặt” là một trong những tác phẩm xuất sắc của Kim Lân, in trong tập “Con chó xấu xí”.
– Kết thúc hai tác phẩm là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa.
2. Cảm nhận về giá trị nội dung và nghệ thuật của hai chi tiết:
a. Chi tiết cuối trong đoạn trích “Vợ chồng A Phủ’’ của Tô Hoài:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật các ý chính sau:
– Thuật dựng lại chi tiết: Nằm ở phần cuối đoạn trích; trước tình huống A Phủ bị trói đứng, đang giữa ranh giới mỏng manh của sự sống và cái chết, Mị đã rút con dao nhỏ vẫn dùng để cắt lúa, cắt sợi dây mây, cởi trói cho A Phủ, rồi “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”.
– Ý nghĩa nội dung của chi tiết: Thể hiện sức sống tiềm tàng, tinh thần phản kháng âm ỉ, quyết liệt của Mị mà lần phản kháng sau bao giờ cũng cũng quyết liệt, mạnh mẽ hơn so với lần trước; phản ánh chân thực quy luật cuộc sống “tức nước vỡ bờ”, “có áp bức có đấu tranh ” và con đường đấu tranh đến với cách mạng đi từ tự phát đến tự giác của Mị, cũng là con đường mà người dân Tây Bắc đã đi; bộc lộ thái độ trân trọng, ngợi ca của nhà văn với khát vọng sống mãnh liệt của Mị, tạo bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật, đem lại giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cho tác phẩm.
– Ý nghĩa về nghệ thuật của chi tiết: Góp phần khắc họa rõ nét nhân vật, hợp quy luật vận động và phát triển của tâm lí, tính cách; tạo sự vận động của cốt truyện theo lối kết thúc “có hậu” thường thấy của văn học cách mạng sáng tác theo cảm hứng lãng mạn đương thời.
b. Chi tiết cuối truyện ngắn “Vợ nhặt ” của Kim Lân:
Thí sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau, nhưng cần làm nổi bật được các ý chính sau:
– Thuật dựng lại chi tiết: Xuất hiện ở phần cuối tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, trong tình huống sau bữa cơm đón “nàng dâu mới” của bà cụ Tứ, nghe tiếng trống thúc thuế ở đình làng, người vợ nhặt hết sức ngạc nhiên nói với mẹ con bà cụ Tứ: “Trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa đâu. Người ta còn phá cả kho thóc Nhật, chia cho người đói nữa đấy”, trong óc Tràng hơn một lần thấy “đám người đói và lá cờ đó bay phấp phới”.
– Ý nghĩa nội dung của chi tiết: Gợi tả không khí sục sôi của cách mạng Việt Nam thời kì tiền khởi nghĩa (phong trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo); hé mở với người đọc con đường mà mẹ con bà cụ Tứ sẽ đi theo, thể hiện khát vọng sống mãnh liệt và niềm tin tươi sáng vào tương lai của người nông dân; gửi tới người đọc bức thông điệp: chỉ có cách mạng mới có thể giúp người nông dân thoát khỏi cái đói, cái nghèo, thể hiện khát vọng muốn đổi đời cho họ của Kim Lân, đem lại giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ cho Vợ nhặt.
– Ý nghĩa về nghệ thuật của chi tiết: Góp khắc họa tính cách, tâm lí nhân vật, tạo ra lối kết thúc “có hậu”, thể hiện cảm hứng lãng mạn, niềm tin vào tương lai tươi sáng của nhà văn.
c. Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt của hai chi tiết để thấy được vẻ đẹp riêng của mỗi chi tiết [1,0 điểm]
Thí sinh có thể có những cảm nhận và diễn đạt khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục, làm nổi bật được:
– Nét tương đồng: Cả hai chi tiết đều góp phần khắc họa tính cách nhân vật, biểu hiện tình cảm yêu thương, trân trọng của nhà văn với những giá trị phẩm chất, những khát vọng chính đáng của con người, tạo nên những lối kết thúc “có hậu”, và giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của các tác phẩm và thể hiện kì công tìm tòi, sáng tạo của người nghệ sĩ trong việc xây dựng những “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn ” (Goor-ki).
– Sự khác biệt: Kết thúc truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân mới chỉ hé mở tương lai tươi sáng cho mẹ con bà cụ Tứ. Còn kết thúc đoạn trích Vợ chồng A Phủ, sau khi và “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”cuộc đời Mị và A Phủ đã sang trang. Họ đã hoàn toàn được giải phóng khỏi kiếp dâu gạt nợ nhà thống lí, xây dựng cuộc sống mới ở Phiềng Sa và tham gia phong trào cách mạng chung của dân tộc.
3. Đánh giá:
– Hai chi tiết kết thúc hai tác phẩm là những chi tiết đặc sắc, không chỉ thể hiện tài năng mà còn cả tấm lòng của hai tác giả. Tô Hoài và Kim Lân xứng đáng là những cây bút tài hoa của nền văn học Việt Nam.
Dàn ý So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ- mẫu 2
I. Mở bài : Đặt vấn đề
Nhà văn Nguyễn Minh Châu có lần nói đại ý rằng “Người cầm bút có biệt tài là có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vài sự diễn biến sơ sài nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại. Đúng như vậy, trong cái dòng đời xuôi chảy ấy các nhà văn sẽ tìm được một khoảnh khắc –một khoảnh khắc – một điểm sáng nghệ thuật có ý nghĩa làm nổi bật tính cách của nhân vật và góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Kết truyện “Vợ chồng A Phủ” với hình ảnh Mị cứu A Phủ rồi “Hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi” và “Vợ nhặt” với hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” chính là điểm sáng ấy. Tuy nhiên mỗi nhà văn lại có những khám phá mới mẻ.
II. Thân bài: Giải quyết vấn đề
1, Khái quát chung về 2 tác giả và 2 tác phẩm
(Hs vận dụng kĩ năng làm đề so sánh).
– Khái quát chung về hai tác giả: Tô Hoài và Kim Lân đều là những tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kì kháng chiến chống Pháp. Tô Hoài có những trang văn viết chân thực với quan niệm “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc”. Kim Lân lại có những trang việt chân thực về đời sống làng quê với những thú vui tao nhã của người nông dân quê mình mà ông gọi đó là “thú đồng quê” hay “phong lưu đồng ruộng”. Ông cũng viết chân thực về những người nông dân quê mình chất phác, hóm hỉnh mà rất tài hoa.
– Khái quát về hai tác phẩm: Cả hai tác phẩm đều viết về hình tượng người nông dân trong quá trình đến với cách mạng. Ở họ là một cuộc sống khó khăn bất hạnh nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất cao đẹp và điều đặc biệt là họ đang trong quá trình đến với cách mạng.
– Viết về sự nhận thức về cách mạng của người nông dân cả hai tác phẩm đều mang đến cách kết truyện bằng hình ảnh rất ấn tượng mang lại ý nghĩa sâu sắc.
2. Phân tích chi tiết kết truyện của hai tác phẩm.
2.1. Chi tiết kết thúc truyện (đoạn trích) trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”
* Dẫn dắt cụ thể về hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản.
– Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được in trong tập “Truyện Tây Bắc” (1953). Năm 1952, Tô Hoài cùng với những chiến sĩ cách mạng lên miền núi Tây Bắc giúp người dân kháng chiến chống Pháp. Sau thời gian tám tháng gắn bó với cuộc sống của người dân vùng cao, ông đã am hiểu sâu sắc cuộc sống nơi đây. Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng giúp ông viết cụ thể , chân thực về cuộc sống của họ.
– Nội dung chính: Tác phẩm là câu chuyện của những người dân vùng cao, họ không cam chịu sự đè nén, áp bức của bọn địa chủ phong kiến mà đã vùng lên đấu tranh để giành lấy quyền sống, quyền tự do.
* Dẫn dắt đến chi tiết:
Tác phẩm phản ánh cuộc sống của người nông dân miền núi qua nhân vật Mị và A Phủ. Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí phải sống một thân phận nô lệ, bị đày đọa cả về thể xác và tinh thần. A Phủ vì đánh con quan nên bị bắt về nhà thống lí, bị đánh đập rồi phải trở thành người ở trừ nợ cho nhà thống lí. Hai thân phận nô lệ ấy đã gặp nhau và giải thoát cho nhau. Một đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, Mị trở dậy ngồi sưởi lửa hơ tay thì bắt gặp “Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Giọt nước mắt ấy đã tác động đến nhận thức và tình cảm của nhân vật Mị khiến cô đã có hành động táo bạo “Lấy con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây” giải thoát cho A Phủ. Sau đó Mị cũng chạy theo A Phủ bởi “Ở đây thì chết mất”. Rồi “Hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”.
* Phân tích nội dung và ý nghĩa của chi tiết.
– Đây là chi tiết quan trọng trong tác phẩm bởi trước hết đã thể hiện cho tấm lòng đồng cảm của các nhân vật. Khi nhìn thấy giọt nước mắt của A Phủ, Mị đã nhớ lại tình cảnh của mình những lần trước Mị cũng bị trói ở đó “nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ mà không lau đi được”. Cô đồng cảm sâu sắc với A Phủ, đó là niềm đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ. Từ người khác, nghĩ đến hoàn cảnh của mình rồi từ lòng thương mình dẫn đến thương người để rồi cô có hành động táo bạo, quyết liệt ấy.
– Những chi tiết ấy đã thể hiện cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người ở đây là người nông dân miền núi dưới sự áp bức đè nén của bọn phong kiến chúa đất. Nếu như trước đây “Sống lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”, Mị sống cũng như chết, cam chịu, Mị mất hết ý thức về quyền sống thì bây giờ giọt nước mắt của A Phủ đã làm cho sức sống của cô như được trỗi dậy. Hành động Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ cũng là giải thoát cho chính mình có thể là hành động tự phát lúc bấy giờ bởi trong hoàn cảnh cụ thể, Mị nhận thấy không thể sống ở đây được. Rồi Mị sẽ phải trói vào cái cột kia cho đến chết. Nghĩ đến đó Mị rùng mình và khi cái chết đang gần kề trong con người ấy bỗng trỗi dậy niềm ham sống mãnh liệt. Nhưng xét đến cùng đó là hành động tự giác, ý thức vùng lên ấy đã được “chuẩn bị” tâm lí từ trước. Phải có sức sống của cô Mị trỗi dậy khi có ý định ăn lá ngón tự tử đặc biệt phải có sự vùng lên mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân thì bây giờ cô Mị mới có hành động táo bạo liều lĩnh như vậy. Hành động của Mị chính là kết quả tất yếu của cả một quá trình nhận thức.
– Hành động giải thoát của Mị và A Phủ thể hiện sự nhận thức sâu sắc của người nông dân về quyền sống, quyền tự do. Trước đây với Mị sống hay chết cũng như nhau bởi “Sống lâu trong cái khổ Mị quen khổ rồi”. Bây giờ Mị và A Phủ không mãi cam chịu thân phận nô lệ nữa, họ muốn một cuộc sống tự do, sống đúng nghĩa cuộc sống của một con người chứ không phải kiếp sống trâu ngựa trong nhà quan nữa. Mị sợ cái chết “ Ở đây thì chết mất”, sợ cái chết cũng là ý thức cao độ về quyền sống mà nhất là cuộc sống tự do. Với A Phủ cũng thế, lúc này khát khao tự do ở trong anh cũng trở nên mãnh liệt. Trước đây, A Phủ cũng đã có nhiều cơ hội để anh trốn thoát, khi anh rong ruổi một mình ngoài gò ngoài rừng để chăn bò, chăn ngựa. Nhưng cũng giống như Mị, khi đó anh sống trong sự cam chịu, nhẫn nhục. Còn bây giờ khi cái chết đang đến gần anh đã quật sức vùng lên chạy, A Phủ muốn giải thoát cuộc sống nô lệ để đến với tự do.
– Kết thúc truyện cũng thể hiện cho tinh thần đấu tranh của người dân chống lại bọn địa chủ phong kiến với quy luật có áp bức thì có đấu tranh. Bọn địa chủ phong kiến với bao chính sách tàn bạo với chế độ cho vay nặng lãi, tục cướp dâu đã biến Mị trở thành con dâu gạt nợ. Với cường quyền của chúng cũng biến A Phủ thành kiếp tôi đòi. Lúc này người nông dân không còn chịu dưới những luật lệ hà khắc. Họ nhận thấy rõ tội ác của bọn địa chủ phong kiến. Mị nhận ra “Chúng nó thật độc ác”. Điều này không phải là điều dễ dàng với người nông dân lúc bấy giờ bởi đã từ lâu lắm cô Mị chẳng còn ý thức chỉ suốt ngày “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, chỉ làm bạn với căn buồng kín mít lúc nào nhìn ra cũng chỉ thấy trăng trắng không biết là sương hay là nắng, rồi cứ ở đó mà nhìn ra đến bao giờ chết thì thôi. Nhưng hôm nay cô Mị thấy mình và A Phủ cùng bao nhiêu nông dân thật đáng thương và bọn địa chủ phong kiến và bọn địa chủ phong kiến kia thật tàn bạo. Suy nghĩ “chúng nó thật độc ác” như một lời kết tội của những người nông dân dành cho kẻ thù. Chính vì vậy họ không thể cam chịu mà phải trốn thoát khỏi nơi áp bức cường quyền ấy.
– Chính điều đó hướng tới hành động quyết liệt hướng tới tự do. Đó là tiền đề để Mị và A Phủ đến với cách mạng. Như vậy cuộc sống của người nông dân không còn là những ngày khổ đau, tăm tối. Cách mạng là yếu tố quan trọng để họ được đổi đời.
– Viết về sự giải thoát của Mị và A Phủ, nhà văn Tô Hoài cũng thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
Bằng tấm lòng yêu thương của nhà văn với người nông dân ông đã không để cho nhân vật của mình phải cam chịu trong vòng nô lệ mà mở ra cho họ một hướng giải thoát. Ý thức vê quyền sống, quyền tự do đã giúp họ nhận thức về cuộc sống và họ đã tự vùng dậy để giải thoát cho chính mình.
* Đánh giá:
– Hành động Mị và A Phủ giải thoát và cùng nhau trốn khỏi Hồng Ngài là chi tiết đặc biệt quan trọng thể hiện cho sức sống mạnh mẽ của nhân vật. Đồng thời là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời của nhân vật góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nếu không có chi tiết ấy thì cuộc đời của Mị và A Phủ vẫn trong tăm tối của kiếp sống nô lệ, cuộc sống của người nông dân vẫn mãi cam chịu và sáng tác của Tô Hoài vẫn là sự bế tắc. Chính ánh sáng của cách mạng đã giúp nhà văn hướng cho nhân vật của mình đến một hướng giải thoát.
– Hành động đó cũng thể hiện rõ cho phong cách của nhà văn Tô Hoài. Ông có vốn am hiểu phong phú sâu sắc về đời sống của những người nông dân vùng cao và viết chân thực về cuộc đời của họ. Không khí của cuộc cách mạng trên mảnh đất Tây Bắc đã khiến nhà văn phản ánh được sức sống mãnh liệt của họ.
2.2. Chi tiết kết thúc truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
* Dẫn dắt cụ thể về hoàn cảnh ra đời và nội dung cơ bản.
– Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm có tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), Kim Lân dựa vào một phần của cốt truyện cũ để viết tác phẩm “Vợ nhặt”. Tác phẩm được đưa vào tập “Con chó xấu xí” (Xuất bản 1962).
– Nội dung chính: Tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói kinh hoàng năm 1945. Nhưng trong hoàn cảnh đó người nông dân vẫn đùm bọc yêu thương, vẫn khao khát mái ấm gia đình và luôn có một niềm hi vọng vào tương lai.
– Dẫn dắt đến chi tiết: Truyện viết về cuộc sống của những người dân ở xóm ngụ cư trong nạn đói mà tiêu biểu là cuộc sống của gia đình Tràng. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng không thể có một đám cưới đàng hoàng và bữa cơm đón nàng dâu mới của nhà Tràng cũng rất thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong bữa ăn họ nghe thấy tiếng trống thúc thuế, qua lời của người vợ, Tràng đã nhớ lại có lần mình gặp Việt Minh và “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”,
Phân tích ý nghĩa của chi tiết
– Hình ảnh lá cờ ở cuối tác phẩm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Kết thúc ấy có cơ sở từ thực tiễn đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945- một thời điểm lịch sử có thật trong đất nước ta vào những năm tháng chuẩn bị cho cuộc cách mạng và đó là những ngày tiền khởi nghĩa với phong trào phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Vậy nên trong hoàn cảnh đói khát cùng cực ấy người nông dân nhận ra kẻ thù gây đau khổ cho mình là bọn Pháp và Nhật. Thực dân Pháp thi hành những “luật pháp dã man’, vơ vét của cải còn phát xít Nhật thì bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay, trồng thầu dầu rồi cùng với thiên tai, lũ lụt…Tất cả đều là căn nguyên dẫn đến thảm cảnh nạn đói năm 1945. Những người dân sống trong hoàn cảnh đó họ sẽ ý thức được mình phải đứng lên đấu tranh tìm con đường cho mình. Họ sẽ tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu.
+ Truyện kết thúc nhưng đã mở ra cho người đọc nhiều suy ngẫm. Truyện không nói cụ thể rõ ràng là cuộc sống của Tràng, bà cụ Tứ, người vợ nhặt sẽ đi đến đâu, cuộc sống của họ tiếp theo sẽ như thế nào để gượng ép trói buộc suy nghĩ của bạn đọc thiên về một hướng và nhiều khi chỉ suy nghĩ theo chiều hướng ấy. Và thật khéo léo khi Kim Lân để “lửng”. Kết thúc “lửng” ấy chứa đựng bao suy nghĩ của tác giả. Phải chăng nhà văn Kim Lân đang thầm kín bày tỏ sự trân trọng với cách tiếp cận, nhận thức của độc giả đồng thời cũng hướng họ rằng nên phải suy nghĩ, chiêm nghiệm để viết tiếp câu chuyện ấy với sự phù hợp và đúng đắn nhất theo quan điểm nhận thức của mỗi người. Việc tạo ra kết thúc mở cũng khơi sâu sự tìm tòi khám phá một góc độ của cuộc sống, của xã hội thay vì chỉ là đọc trên giấy và hiểu tác phẩm một cách đơn thuần. Rõ ràng với ánh sáng “le lói ở cuối đường hầm” kia người đọc có quyền hiểu và ngẫm theo nhiều cách. Theo quan điểm của bản thân có thể suy ngẫm Tràng sẽ được theo cách mạng, theo ánh sáng của Đảng cùng với quần chúng khởi nghĩa và rồi cuộc sống của anh và gia đình cùng những người nông dân Việt Nam sẽ ấm no hơn, hạnh phúc hơn khi cách mạng giành thắng lợi.
+ Kết truyện của Kim Lân đã mở ra một tương lai tươi sáng cho người dân. Không giống như văn học hiện thực phê phán trước cách mạng. Trước đây, nhà văn Nam Cao đã để cho nhân vật Chí Phèo cảm nhận hương vị của cuộc sống, để cho hắn cảm nhận tình yêu thương…nhưng rồi Chí Phèo lại rơi vào bi kịch bế tắc. Nhà văn Ngô Tất Tố cũng để nhân vật của mình- Chị Dậu vùng lên chống lại ách áp bức của bọn địa chủ nhưng rồi cuối cùng trước mắt chị là “trời tối đen như mực giống như cái tiền đồ của chị”. Họ đều rơi vào luẩn quẩn, bế tắc không lối thoát. Ở “Vợ nhặt”, Kim Lân đã để cho những người nông dân hướng về tương lai. Liệu tác phẩm có thể kết thúc trong cảnh “bữa cơm ngày đói” với khung cảnh trông thật thảm hại “Giữa cái mẹt rách chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo” và “không ai nói câu gì. Họ cắm đầu ăn cho xong lần. Họ tránh nhìn mặt nhau. Một nỗi tủi hờn len vào tâm trí mỗi người”. Nếu kết thúc như thế thì cái đói, cái nghèo vẫn bao trùm, cuộc sống của nhân dân vẫn rơi vào bế tắc. Nhưng Kim Lân không dừng lại ở đó. Ông đã hướng họ vào ánh sáng của tương lai, của cách mạng “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới”,”. Thật là ông đã để những con người trong hoàn cảnh khốn cùng cận kề cái chết nhưng họ không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng đến sự sống, vẫn hi vọng tin tưởng ở tương lai. Những người đói ấy vẫn khao khát về cuộc sống ấm no, đầy đủ hơn. Nhà văn đã để người dân nhận thức đúng về cách mạng khơi lên tinh thần đấu tranh. Thực tiễn lịch sử cách mạng Tháng tám 1945 đã thắng lợi thì con người và đặc biệt là người nông dân càng có thêm động lực niềm tin vào tương lai tươi sáng ấm no. Thật là một cách kết truyện sáng mở ra cuộc sống tươi sáng cho con người.
+ Cách kết truyện của Kim Lân cũng mang lại giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhà văn luôn cảm nhận được ở những người nông dân dù cận kề cái chết nhưng họ luôn nghĩ đến sự sống từ đó mà mở ra cho họ một con đường đi đến tương lai.
3. Nhận xét những điểm chung và riêng:
– Những điểm chung:
+ Cả hai cách kết truyện đều mở ra một tươi lai tươi sáng cho người nông dân. Đều hướng họ đến với ánh sáng cách mạng.
+ Các chi tiết ấy đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng.
Có điểm chung ấy là bởi cả Kim Lân và Tô Hoài đều là những nhà văn cách mạng. Họ được lí tưởng cách mạng soi sáng nên nhìn cuộc sống bằng cái nhìn lạc quan nên họ đã nhìn thấy sức mạnh của người nông dân trong hoàn cảnh khó khăn. Tô Hoài và Kim Lân đều nhìn thấy ánh sáng của cách mạng với người nông dân. Hai nhà văn đã khẳng định chỉ có ánh sáng của cách mạng mới giúp người dân thoát khỏi cuộc sống tăm tối khổ đau.
– Những điểm riêng:
+ Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” từ sức sống tiềm tàng của bản thân họ đã tự giải thoát cho mình.
+ Tác phẩm “Vợ nhặt”, trong cuộc sống nghèo đói bởi tội ác của bọn thực dân và phái xít, họ đã nhìn thấy con đường để thoát khỏi cuộc sống đói khát cùng cực ấy.
Có nét khác nhau ấy là bởi mỗi tác phẩm gắn với mỗi hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” viết về người nông dân miền núi bị áp bức bởi bọn địa chủ phong kiến miền núi, họ bị mất tự do và họ đã vùng lên giải thoát cho mình để tìm đến tự do. Còn “Vợ nhặt” viết về nạn đói do những chính sách tàn bạo của bọn thực dân pháp và phát xít Nhật nên Kim Lân đã cho họ nhìn thấy con đường để thoát khỏi tình cảnh đói nghèo ấy.
III. Kết bài :
– Đánh giá chung về hai chi tiết
7 bài mẫu So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ
So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ- Mẫu 1
Tô Hoài và Kim Lân đều là một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của họ đều lấy cảm hứng từ cuộc sống hiện thực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” tuy phản ánh số phận của hai người nông dân khác nhau nhưng đều mang một kết thúc mở. Nơi mà niềm hy sinh về cuộc sống mới tự do và hạnh phúc của họ được gửi gắm.
Khái quát về hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” thì cả hai tác phẩm đều có nhân vật chính là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng tám năm 1945. Cuộc sống của họ đều điểm chung là khó khăn bất hạnh nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất cao đẹp và điều đặc biệt là họ đang trong quá trình giác ngộ cách mạng.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện kể về nhân vật Mị là một cô gái vùng cao nghèo khó. Nhưng dẫu cuộc sống khó khăn vẫn luôn luôn yêu đời và tin tưởng vào lao động. Mị bị bán cho nhà Thống Lí Pá Tra để làm dâu gạt nợ. Mặc dù phải sống trong thân phận nô lệ bị đầy đọa quanh năm làm việc quần quật khổ cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng Mị vẫn luôn ham sống. A Phủ cũng vì đánh con quan nên bị bắt về nhà thống Lí bị đánh đập rồi phải trở thành người đi ở đợ cho nhà thống lí. Hai thân phận nô lệ đã gặp nhau cảm thông và giải thoát cho nhau. Trong một đêm đông Mị đang ngồi sưởi lửa hơ tay thì bắt gặp “Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Chính giọt nước mắt đấy đã tác động đến nhận thức của Mị khiến cô có hành động táo bạo “Lấy con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây” để giải thoát cho A Phủ. Sau đó Mị cũng chạy theo A Phủ bởi Mị biết một điều rằng “Ở đây thì chết mất”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi. Trong cái đêm tối mịt mù đó hai người dìu nhau chạy một mạch. Những chi tiết đấy đã thể hiện cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người dưới sự áp bức đè nén của bọn phong kiến. Nếu như trước đây “Sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi” thì nay Mị đã có ý thức vùng lên để giành quyền sống. Hành động của Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ tuy là hành động tự phát nhưng có thể nhận thấy không thể sống ở đây được. Phải có một sức sống tiềm tàng thì mới có thể vực Mị từ một người đã quyết ăn lá ngón tự tử đến việc vùng lên mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân. Và đến hành động táo bạo là giải thoát cho A Phủ. Kết thúc của truyện thể hiện cho tinh thần đấu tranh của người dân chống lại bọn địa chủ phong kiến với quy luật tất yếu là “có áp bức là có đấu tranh”.
Truyện ngắn “Vợ Nhặt” trích trong tập tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi Cách mạng tháng tám thành công. Nội dung chính của truyện là phản ánh cuộc sống của những người nông dân ở xóm ngụ cư. Mà trong đó nhân vật chính là anh cu Tràng làm nghề chở xe bò thuê. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng không có nổi một đám cưới đàng hoàng. Tràng nhặt được vợ một cách ngẫu nhiên trên đường về nhà và đám cưới cũng chỉ là một bữa cơm thảm hại “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong ngày đón nàng dâu mới về chưa kịp vui thì họ đã nghe thấy tiếng trống thúc thuế, tiếng hờ khóc của người hàng xóm vì gia đình có người ra đi từ xa vọng về. Truyện kết thúc với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Hình ảnh lá cờ cuối tác phẩm được xem là chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Kết thúc đó cũng có cơ sở từ những thực tiễn của đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945 một thời điểm lịch sử có thật khi mà người dân phải chịu áp bức, bóc lột, một cổ ba tròng. Trong hoàn cảnh cùng cực đó người nông dân đã đứng lên khởi nghĩa phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Trải qua khó khăn áp bức những người nông dân đó đã biết đứng lên đấu tranh và tìm kiếm con đường cho mình bằng cách tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu.
Hai câu chuyện kể về hai số phận của người nông dân khác nhau. Nhưng kết thúc cùng chung một kết thúc mở. Kết thúc của hai tác phẩm cũng nhấn mạnh cho sự thay đổi tư tưởng của các nhà văn. Nếu trước đây nhà văn Nam Cao cũng viết về đề tài nông dân với tác phẩm Chí Phèo có kết thúc đi vào ngõ cụt thì nay trong tác phẩm “Vợ Nhặt” và “ Vợ chồng A Phủ” chúng ta đã thấy được tương lai tươi sáng cho những người nông dân. Đó là Cách mạng tháng tám thành công chế độ phong kiến hủi lậu bị lật đổ.
So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ- Mẫu 2
Kết truyện không chỉ là những tình tiết khép lại câu chuyện mà còn là nơi mà các nhà văn thể hiện những quan niệm, tư tưởng và mở ra những con đường cho nhân vật của mình. Nếu kết thúc truyện Chí Phèo là sự giải thoát cho một kiếp người bị tha hoá bởi xã hội thì cái kết của “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” lại được nhà văn Kim Lân, Tô Hoài mở ra bằng một hướng đi mới cho những số phận đau khổ cho những con người trong hai tác phẩm đó.
Kim Lân và Tô Hoài đều là những nhà văn hiện thực vô cùng xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” là hai tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của hai tác giả. Nếu như Kim Lân viết về tình cảnh thê thảm, tang thương của những người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 thì Tô Hoài lại viết về cuộc sống tủi nhục, tối tăm của những người nông dân nghèo vùng núi Tây Bắc. Tuy khác nhau về chủ đề và cách thức thể hiện nhưng cả hai tác phẩm đều có những nét tương đồng, cả hai truyện ngắn đều viết về cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo; đều thể hiện sự đồng cảm, trân trọng của nhà văn với số phận và vẻ đẹp của các nhân vật, điều này được thể hiện rõ nét qua phần kết của hai tác phẩm.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân được viết năm 1954 về cuộc sống của những người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhân vật chính của câu chuyện là Tràng – một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí sống trong xóm Ngụ Cư. Trước sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của mọi người, Tràng bất ngờ có vợ ngay khi nạn đói đang hoành hành dữ dội nhất. Truyện kết thúc trong trong chi tiết bữa cơm thảm hại ngày đói của gia đình Tràng: “có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo” và tiếng tiếng trống thúc thuế dồn dập. Trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh những dòng người “ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”.
Kết thúc của Vợ nhặt được Kim Lân lấy cơ sở từ chính hiện thực cuộc sống của đất nước ta lúc bấy giờ. Bởi sau nạn đói năm 1945, cả đất nước ta đang chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành lấy chính quyền và tiên phong chính là phong trào đi phá kho thóc Nhật để chia cho dân nghèo. Những người nông dân cả đời chân lấm tay bùn, họ ít học, ít hiểu, thế những cái đói khát cùng cực đã giúp họ nhận rõ kẻ thù của mình, đó chính là thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Trong khi thực dân Pháp thực hiện chính sách vơ vét của cải thì bọn phát xít Nhật lại bắt dân ta “nhổ cỏ trồng đay”, đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra thảm hoạ nạn đói khủng khiếp 1945 cho dân tộc Việt Nam. Sống trong đói khát, trong cái chết rình rập nên những người nông dân đã ý thức được và tìm cách đấu tranh giành lấy sự sống. Và họ đến với cách mạng như một điều tất yếu, một lẽ đương nhiên. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không thể hiện rõ ràng rằng Tràng có đi theo “lá cờ đỏ” ấy không, nó chỉ mở ra một hướng liên tưởng cho người đọc. Thế nhưng phải chăng qua cái “kết thúc mở” ấy, nhà văn Kim Lân muốn cho người đọc hiểu rằng cuộc đời của các nhân vật trong câu chuyện của mình rồi sẽ thay đổi nếu như họ bắt gặp được ánh sáng Cách mạng? Cuộc đời của Tràng mở ra bằng ánh chiều tà chập choạng với những cảnh “đói sầm vì đói khát”, thế nhưng khi kết thúc lại là ánh bình minh của người mới với hình ảnh của “lá cờ đỏ” kia. Tuy là một kết thúc mở nhưng nó đã gieo vào lòng chúng ta niềm tin mãnh liệt vào sự đổi đổi của Tràng, của gia đình Tràng, của hàng ngàn người dân nghèo khác.
Với “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài lại dẫn người đọc đến với cuộc sống của những người nông dân nghèo vùng Tây Bắc. Nhân vật chính trong truyện là Mị và A Phủ. Nếu như Mị là cô “con dâu gạt nợ” nhà thống lý Pá Tra, phải sống kiếp “con trâu, con ngựa”, bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần thì A Phủ trở thành người ở không công cho nhà thống lí chỉ vì đánh nhau với con quan. Hai con người đau khổ ấy gặp nhau, cảm thông, thấu hiểu cho nhau từ những giọt nước mắt và họ đã quyết định giải thoát cho nhau khỏi thân phận nô lệ.
Truyện kết thúc ở chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và vụt chạy theo A Phủ để giải phóng chính mình. Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở về với cuộc sống lầm lũi, cam chịu như trước kia. Trong một lần “thổi lửa hơ tay”, Mị đã bắt gặp “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Chính dòng nước mắt ấy đã làm cho Mị bừng tình, nhận thức được quyền sống của mỗi con người, nhận thức được sự độc ác của giai cấp thống trị. Vậy nên Mị đã “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ và thả A Phủ chạy thoát. Thế nhưng chỉ vài phút “đứng lặng trong bóng tối”, Mị cũng “vụt chạy ra” theo A Phủ. Và rồi hai con người khốn khổ ấy “lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”. Sau này, hai người trở thành vợ chồng và dưới ánh sáng của cách mạng, họ cùng nhau chiến đấu bảo vệ quê hương.
Cái kết của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã cho chúng ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc giữa những con người khốn khổ, cho ta thấy được sức sống tiềm tàng của họ, nhận thực sâu sắc của họ về quyền sống, quyền được tự do và hạnh phúc cùng với đó là tinh thần đấu tranh với bọn địa chủ phong kiến. Nếu như trước đây, Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, sống vô cảm, vô hồn thì giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức trong tâm hồn Mị ý thức về sự sống. Hành động cắt đứt dây trói giải thoát cho A Phủ của Mị cũng là sự giải thoát cho chính bản thân mình. Giọt nước mắt ấy đã đánh thức khao khát sống tự do, hạnh phúc của cô. Và rồi hai con người đau khổ của đất Hồng Ngài đã dẫn nhau “lẳng lặng” “lao chạy xuống dốc núi” trốn thoát khỏi những hủ tục phong kiến, những sự thống trị tàn bạo và dã man, đó là sự tự ý thức của họ về quyền sống, tự do của một con người.
Tuy hai nhà văn Kim Lân và Tô Hoài viết về hai đề tài khác nhau nhưng cách kết thúc trong hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt” lại có những điểm tương đồng. Đầu tiên đó là hai cái kết đều mở ra một tương lai mới tươi sáng và tự do cho người nông dân nghèo khổ. Cả hai nhà văn đều hướng những nhân vật của mình đến với ánh sáng của cách mạng với hy vọng chắc chắn rằng cách mạng sẽ giúp họ đổi đời.
Tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ cũng có những điểm khác biệt rất rõ ràng. Nếu như Vợ nhặt là hình ảnh của những người nông dân phải sống trong đói nghèo, trong cái chết rình rập, họ thấy được tội ác của bọn phát xít thực dân để từ đó hình ảnh “lá cờ đỏ” cùng đoàn người đi “phá kho thóc Nhật” in đậm trong tâm trí họ, cho họ thấy được con đường thoát khỏi đói nghèo thì Vợ chồng A Phủ lại cho ta thấy sức sống tiềm tàng của những người nông dân, họ tự vùng lên để giải thoát cho chính mình.
Hai chi tiết, hai cái kết trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt là khác nhau nhưng ta thấy rõ được những tâm tư, những tình cảm, những giá trị nhân đạo mà cả Kim Lân và Tô Hoài đều hướng tới. Đó là lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc trước những số phận đau khổ bị đày đọa bởi đói nghèo, bởi giai cấp thống trị. Để từ đó hướng họ tới một tương lai tươi sáng hơn khi họ vùng lên dưới ánh sáng cách mạng.
So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ- Mẫu 3
Tô Hoài và Kim Lân đều là một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của họ đều lấy cảm hứng từ cuộc sống hiện thực của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng tám. Hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” tuy phản ánh số phận của hai người nông dân khác nhau nhưng đều mang một kết thúc mở. Nơi mà niềm hy sinh về cuộc sống mới tự do và hạnh phúc của họ được gửi gắm. Kết truyện không chỉ là những tình tiết khép lại câu chuyện mà còn là nơi mà các nhà văn thể hiện những quan niệm, tư tưởng và mở ra những con đường cho nhân vật của mình. Nếu kết thúc truyện Chí Phèo là sự giải thoát cho một kiếp người bị tha hóa bởi xã hội thì cái kết của “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” lại được nhà văn Kim Lân, Tô Hoài mở ra bằng một hướng đi mới cho những số phận đau khổ cho những con người trong hai tác phẩm đó.
Hai tác phẩm “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” là hai tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của hai tác giả. Nếu như Kim Lân viết về tình cảnh thê thảm, tang thương của những người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 thì Tô Hoài lại viết về cuộc sống tủi nhục, tối tăm của những người nông dân nghèo vùng núi Tây Bắc. Tuy khác nhau về chủ đề và cách thức thể hiện nhưng cả hai tác phẩm đều có những nét tương đồng, cả hai truyện ngắn đều viết về cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo; đều thể hiện sự đồng cảm, trân trọng của nhà văn với số phận và vẻ đẹp của các nhân vật, điều này được thể hiện rõ nét qua phần kết của hai tác phẩm.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân được viết năm 1954 về cuộc sống của những người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhân vật chính của câu chuyện là Tràng – một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí sống trong xóm Ngụ Cư. Trước sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của mọi người, Tràng bất ngờ có vợ ngay khi nạn đói đang hoành hành dữ dội nhất. Truyện kết thúc trong chi tiết bữa cơm thảm hại ngày đói của gia đình Tràng: “có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo” và tiếng tiếng trống thúc thuế dồn dập. Trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh những dòng người “ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”.
Kết thúc của Vợ nhặt được Kim Lân lấy cơ sở từ chính hiện thực cuộc sống của đất nước ta lúc bấy giờ. Bởi sau nạn đói năm 1945, cả đất nước ta đang chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành lấy chính quyền và tiên phong chính là phong trào đi phá kho thóc Nhật để chia cho dân nghèo. Những người nông dân cả đời chân lấm tay bùn, họ ít học, ít hiểu, thế những cái đói khát cùng cực đã giúp họ nhận rõ kẻ thù của mình, đó chính là thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Trong khi thực dân Pháp thực hiện chính sách vơ vét của cải thì bọn phát xít Nhật lại bắt dân ta “nhổ cỏ trồng đay”, đây cũng chính là nguyên nhân chính gây ra thảm họa nạn đói khủng khiếp 1945 cho dân tộc Việt Nam. Sống trong đói khát, trong cái chết rình rập nên những người nông dân đã ý thức được và tìm cách đấu tranh giành lấy sự sống. Và họ đến với cách mạng như một điều tất yếu, một lẽ đương nhiên. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không thể hiện rõ ràng rằng Tràng có đi theo “lá cờ đỏ” ấy không, nó chỉ mở ra một hướng liên tưởng cho người đọc. Thế nhưng phải chăng qua cái “kết thúc mở” ấy, nhà văn Kim Lân muốn cho người đọc hiểu rằng cuộc đời của các nhân vật trong câu chuyện của mình rồi sẽ thay đổi nếu như họ bắt gặp được ánh sáng Cách mạng? Cuộc đời của Tràng mở ra bằng ánh chiều tà chập choạng với những cảnh “đói sầm vì đói khát”, thế nhưng khi kết thúc lại là ánh bình minh của người mới với hình ảnh của “lá cờ đỏ” kia. Tuy là một kết thúc mở nhưng nó đã gieo vào lòng chúng ta niềm tin mãnh liệt vào sự đổi đổi của Tràng, của gia đình Tràng, của hàng ngàn người dân nghèo khác.
Với “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài lại dẫn người đọc đến với cuộc sống của những người nông dân nghèo vùng Tây Bắc. Nhân vật chính trong truyện là Mị và A Phủ. Nếu như Mị là cô “con dâu gạt nợ” nhà thống lý Pá Tra, phải sống kiếp “con trâu, con ngựa”, bị đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần thì A Phủ trở thành người ở không công cho nhà thống lí chỉ vì đánh nhau với con quan. Hai con người đau khổ ấy gặp nhau, cảm thông, thấu hiểu cho nhau từ những giọt nước mắt và họ đã quyết định giải thoát cho nhau khỏi thân phận nô lệ.
Truyện kết thúc ở chi tiết Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ và vụt chạy theo A Phủ để giải phóng chính mình. Sau đêm tình mùa xuân, Mị trở về với cuộc sống lầm lũi, cam chịu như trước kia. Trong một lần “thổi lửa hơ tay”, Mị đã bắt gặp “một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Chính dòng nước mắt ấy đã làm cho Mị bừng tình, nhận thức được quyền sống của mỗi con người, nhận thức được sự độc ác của giai cấp thống trị. Vậy nên Mị đã “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” cắt đứt sợi dây trói cho A Phủ và thả A Phủ chạy thoát. Thế nhưng chỉ vài phút “đứng lặng trong bóng tối”, Mị cũng “vụt chạy ra” theo A Phủ. Và rồi hai con người khốn khổ ấy “lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi”. Sau này, hai người trở thành vợ chồng và dưới ánh sáng của cách mạng, họ cùng nhau chiến đấu bảo vệ quê hương.
Cái kết của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã cho chúng ta thấy được sự đồng cảm sâu sắc giữa những con người khốn khổ, cho ta thấy được sức sống tiềm tàng của họ, nhận thực sâu sắc của họ về quyền sống, quyền được tự do và hạnh phúc cùng với đó là tinh thần đấu tranh với bọn địa chủ phong kiến. Nếu như trước đây, Mị sống “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, sống vô cảm, vô hồn thì giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức trong tâm hồn Mị ý thức về sự sống. Hành động cắt đứt dây trói giải thoát cho A Phủ của Mị cũng là sự giải thoát cho chính bản thân mình. Giọt nước mắt ấy đã đánh thức khao khát sống tự do, hạnh phúc của cô. Và rồi hai con người đau khổ của đất Hồng Ngài đã dẫn nhau “lẳng lặng” “lao chạy xuống dốc núi” trốn thoát khỏi những hủ tục phong kiến, những sự thống trị tàn bạo và dã man, đó là sự tự ý thức của họ về quyền sống, tự do của một con người.
Tuy hai nhà văn Kim Lân và Tô Hoài viết về hai đề tài khác nhau nhưng cách kết thúc trong hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt” lại có những điểm tương đồng. Đầu tiên đó là hai cái kết đều mở ra một tương lai mới tươi sáng và tự do cho người nông dân nghèo khổ. Cả hai nhà văn đều hướng những nhân vật của mình đến với ánh sáng của cách mạng với hy vọng chắc chắn rằng cách mạng sẽ giúp họ đổi đời. Tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ cũng có những điểm khác biệt rất rõ ràng. Nếu như Vợ nhặt là hình ảnh của những người nông dân phải sống trong đói nghèo, trong cái chết rình rập, họ thấy được tội ác của bọn phát xít thực dân để từ đó hình ảnh “lá cờ đỏ” cùng đoàn người đi “phá kho thóc Nhật” in đậm trong tâm trí họ, cho họ thấy được con đường thoát khỏi đói nghèo thì Vợ chồng A Phủ lại cho ta thấy sức sống tiềm tàng của những người nông dân, họ tự vùng lên để giải thoát cho chính mình.
Hai chi tiết, hai cái kết trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt là khác nhau nhưng ta thấy rõ được những tâm tư, những tình cảm, những giá trị nhân đạo mà cả Kim Lân và Tô Hoài đều hướng tới. Đó là lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc trước những số phận đau khổ bị đày đọa bởi đói nghèo, bởi giai cấp thống trị. Để từ đó hướng họ tới một tương lai tươi sáng hơn khi họ vùng lên dưới ánh sáng cách mạng.
So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ- Mẫu 4
Tô Hoài và Kim Lân là hai trong những tác giả xuất sắc của thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của họ đều được truyền cảm hứng từ cuộc sống thực tế của người nông dân Việt Nam vào thời điểm trước Cách mạng Tháng Tám. Hai tác phẩm đáng chú ý của họ là “Vợ Nhặt” và “Vợ Chồng A Phủ”. Dù tác phẩm này phản ánh cuộc sống của hai nhân vật khác nhau, nhưng cả hai đều có một kết thúc mở. Đó là nơi niềm hy sinh của họ được chuyển hóa thành hy vọng vào một cuộc sống mới, tự do và hạnh phúc.
Tổng quan về hai tác phẩm này, cả hai đều có nhân vật chính là người nông dân Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Cuộc sống của họ đều khó khăn và bất hạnh, nhưng vẫn giữ được những phẩm chất đẹp và quan trọng hơn cả là họ đang trải qua quá trình giác ngộ cách mạng.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” kể về Mị – một cô gái nghèo khó sống tại vùng cao. Dù cuộc sống vất vả, Mị vẫn yêu đời và tin vào lao động. Cô bị bán cho gia đình Thống Lí Pá Tra để trả nợ và phải sống trong thân phận nô lệ, bị đau đớn và làm việc vất vả, nhưng vẫn luôn mong muốn sống. A Phủ cũng bị bắt về nhà Thống Lí Pá Tra sau khi đánh con quan, trở thành người đi ở đợ cho nhà Thống Lí. Hai người nô lệ gặp nhau, cảm thông và giúp đỡ nhau.
Một đêm, khi Mị đang ngồi sưởi lửa, cô thấy giọt nước mắt của A Phủ, khiến cô bất ngờ và quyết tâm giải thoát cho anh ta. Mị lấy con dao nhỏ để cắt dây trói và giải thoát cho A Phủ. Sau đó, hai người lẳng lặng chạy xuống dốc núi để trốn thoát khỏi bọn phong kiến.
Câu chuyện này thể hiện sức sống và lòng đấu tranh của con người dưới áp lực của bọn phong kiến. Mị đã biết cách vùng lên để giành quyền sống, hành động giải thoát cho A Phủ cho thấy ý chí mạnh mẽ của cô. Kết thúc của câu chuyện nhấn mạnh tinh thần đấu tranh của người dân chống lại bọn địa chủ phong kiến, theo quy luật tất yếu là “có áp bức là có đấu tranh”.
Truyện ngắn “Vợ Nhặt” được trích từ bộ tiểu thuyết “Xóm ngự cư” được viết ngay sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công. Nội dung chính của tác phẩm là phản ánh cuộc sống của những người dân nông thôn sống trong xóm ngụ cư. Nhân vật chính là anh chàng Tràng, một người lái xe bò cho thuê. Vì khó khăn trong cuộc sống, Tràng không thể tổ chức một đám cưới đúng nghĩa. Anh tình cờ gặp được vợ trên đường trở về và họ chỉ tổ chức một bữa cơm đơn giản, “trên cái dĩa xỉn xò có một ít rau chuối thái lát và một đĩa muối kèm cháo nồi”. Trong ngày cưới của họ, khi họ đang hạnh phúc, tiếng trống thuế và tiếng khóc đau buồn của hàng xóm vang lên vì có người vừa qua đời xa nhà. Cuộc sống thực tế được tái hiện qua tác phẩm này. Truyện xảy ra trong bối cảnh nạn đói năm 1945, thời điểm lịch sử đầy thách thức, khi người dân phải chịu đựng sự áp bức, bóc lột và cảnh đói khốn. Dưới hoàn cảnh đó, người nông dân đã khởi nghĩa, phá kho thóc Nhật và chia cho những người nghèo. Sau nhiều năm vất vả, những người dân nông thôn đó đã đứng lên, đấu tranh và tìm kiếm con đường của họ bằng cách tham gia vào cách mạng. Kết thúc truyện được mô tả bằng hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay trong gió, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Hai truyện kể về hai số phận khác nhau của người nông dân, nhưng kết thúc của chúng đều là kết thúc mở. Điều này cũng nhấn mạnh sự thay đổi tư tưởng của các nhà văn. Trong quá khứ, Nam Cao đã viết về đề tài nông dân với tác phẩm Chí Phèo, nhưng kết thúc của nó lại đi vào ngõ cụt. Nhưng trong các tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ Chồng A Phủ”, chúng ta đã thấy được một tương lai tươi sáng cho người nông dân, nhờ vào sự thành công của Cách mạng Tháng Tám lật đổ chế độ phong kiến cổ hủ, lạc lậu.
So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ- Mẫu 5
Kết thúc câu chuyện không chỉ đơn thuần là sự khép lại cho các tình tiết truyện mà còn là nơi mà các nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng của mình và mở ra những con đường mới cho nhân vật. Trong khi cái kết của truyện Chí Phèo đại diện cho sự giải thoát của một cuộc đời bị đày đọa bởi xã hội, thì Kim Lân và Tô Hoài lại khai thác một hướng đi mới cho những số phận đau khổ của nhân vật trong “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ”.
Cả Kim Lân và Tô Hoài là những nhà văn hiện thực tài ba của văn học Việt Nam hiện đại. Các tác phẩm của họ như “Vợ nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” đều là những tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật viết văn của họ. Nếu Kim Lân tập trung viết về tình cảnh thê thảm, tang thương của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ đói năm 1945, thì Tô Hoài lại tập trung vào cuộc sống đen tối, tủi nhục của người nông dân nghèo ở Tây Bắc. Mặc dù khác nhau về chủ đề và phong cách thể hiện, nhưng cả hai tác phẩm đều có những điểm tương đồng. Cả hai tác phẩm đều viết về cuộc sống và số phận của những người nông dân nghèo, đồng thời thể hiện sự đồng cảm và trân trọng của nhà văn với số phận và vẻ đẹp của các nhân vật, điều này được thể hiện rõ nét qua phần kết của hai tác phẩm.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân được viết năm 1954 về cuộc sống của những người nông dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhân vật chính của câu chuyện là Tràng – một người đàn ông nghèo khổ, xấu xí sống trong xóm Ngụ Cư. Trước sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của mọi người, Tràng bất ngờ có vợ ngay khi nạn đói đang hoành hành dữ dội nhất. Truyện kết thúc trong trong chi tiết bữa cơm thảm hại ngày đói của gia đình Tràng: “có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo” và tiếng tiếng trống thúc thuế dồn dập. Trong đầu Tràng hiện lên hình ảnh những dòng người “ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm”.
Kết thúc của Vợ nhặt được lấy cơ sở từ chính hiện thực nước ta lúc bấy giờ. Sau nạn đói năm 1945, cả nước đang chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa và tiên phong là phong trào đi phá kho thóc Nhật. Những người nông dân thấy những cái đói khát giúp họ nhận ra kẻ thù chính là thực dân Pháp cùng bọn Phát xít Nhật. Sống trong đói khát, nên những người nông dân đã tìm cách đấu tranh giành sự sống. Và đến với cách mạng là một lẽ đương nhiên. Truyện ngắn không thể hiện rõ ràng Tràng có đi theo “lá cờ đỏ” ấy không, mà mở ra một hướng liên tưởng, nhà văn Kim Lân muốn cho người đọc biết cuộc đời của các nhân vật rồi sẽ thay đổi nếu bắt gặp được ánh sáng Cách mạng? Tuy là một kết thúc mở đã gieo vào lòng chúng ta niềm tin vào sự đổi đổi của Tràng, và gia đình Tràng, cùng những người dân nghèo khác.
Với “Vợ chồng A Phủ”, người đọc đến với cuộc sống của người dân nghèo vùng Tây Bắc với Mị và A Phủ. Mị là cô “con dâu gạt nợ” và A Phủ trở thành người ở cho nhà thống lí, hai con người đau khổ ấy đã thấu hiểu cho nhau và quyết định giải thoát cho nhau khỏi thân phận nô lệ. Chính dòng nước mắt của A Phủ đã làm cho Mị bừng tình nên Mị đã “rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây” cắt dây trói cho A Phủ và Mị cũng “vụt chạy ra” theo A Phủ. Sau này, hai người thành vợ chồng và họ cùng nhau chiến đấu bảo vệ quê hương.
Cái kết của truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là sự đồng cảm sâu sắc giữa những con người nghèo khổ, cho thấy được sức sống của họ, cùng với đó là tinh thần đấu tranh với bọn địa chủ. Hành động cắt đứt dây cho A Phủ của Mị là sự giải thoát cho bản thân mình. Và rồi hai con người của đất Hồng Ngài cùng trốn thoát khỏi những hủ tục phong kiến và vươn lên giành quyền sống, tự do của một con người.
Cách kết thúc của hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và “Vợ nhặt” có những điểm tương đồng, đó là hai cái kết đều mở ra một tương lai tự do cho người nông dân, đều hướng những nhân vật đến với ánh sáng của cách mạng.
Nếu như Vợ nhặt là những người nông dân phải sống trong đói nghèo, họ thấy được tội ác của bọn phát xít thực dân và sau đó là hình ảnh “lá cờ đỏ” thì Vợ chồng A Phủ là sức sống tiềm tàng của người nông dân, tự đứng lên để giải thoát cho chính mình.
Hai cái kết trong Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt cho thấy rõ được những tâm tư, những giá trị nhân đạo mà tác giả đều hướng tới những số phận đau khổ đày đọa bởi giai cấp thống trị, từ đó hướng tới một tương lai tươi sáng dưới ánh sáng cách mạng.
So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ- Mẫu 6
Tô Hoài và Kim Lân đều là một trong những tác giả tiêu biểu của văn xuôi thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm của họ đều lấy cảm hứng từ cuộc sống hiện thực của người nông dân Việt Nam trước CMT8. Hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” tuy phản ánh số phận của hai người nông dân khác nhau nhưng đều mang một kết thúc mở. Nơi mà niềm hy sinh về cuộc sống mới tự do và hạnh phúc của họ được gửi gắm.
Khái quát về hai tác phẩm “Vợ Nhặt” và “Vợ chồng A Phủ” thì cả hai tác phẩm đều có nhân vật chính là người nông dân Việt Nam trước CMT8 năm 1945. Cuộc sống của họ đều điểm chung là khó khăn bất hạnh nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất cao đẹp và điều đặc biệt là họ đang trong quá trình giác ngộ cách mạng.
Tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” là câu chuyện kể về nhân vật Mị là một cô gái vùng cao nghèo khó. Nhưng dẫu cuộc sống khó khăn vẫn luôn luôn yêu đời và tin tưởng vào lao động. Mị bị bán cho nhà Thống Lí Pá Tra để làm dâu gạt nợ. Mặc dù phải sống trong thân phận nô lệ bị đầy đọa quanh năm làm việc quần quật khổ cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng Mị vẫn luôn ham sống. A Phủ cũng vì đánh con quan nên bị bắt về nhà thống Lí bị đánh đập rồi phải trở thành người đi ở đợ cho nhà thống lí. Hai thân phận nô lệ đã gặp nhau cảm thông và giải thoát cho nhau. Trong một đêm đông Mị đang ngồi sưởi lửa hơ tay thì bắt gặp “Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ. Chính giọt nước mắt đấy đã tác động đến nhận thức của Mị khiến cô có hành động táo bạo “Lấy con dao nhỏ cắt lúa cắt nút dây mây” để giải thoát cho A Phủ. Sau đó Mị cũng chạy theo A Phủ bởi Mị biết một điều rằng “Ở đây thì chết mất”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau chạy xuống dốc núi. Trong cái đêm tối mịt mù đó hai người dìu nhau chạy một mạch. Những chi tiết đấy đã thể hiện cho sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người dưới sự áp bức đè nén của bọn phong kiến. Nếu như trước đây “Sống lâu trong cái khổ Mị quen rồi” thì nay Mị đã có ý thức vùng lên để giành quyền sống. Hành động của Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ tuy là hành động tự phát nhưng có thể nhận thấy không thể sống ở đây được. Phải có một sức sống tiềm tàng thì mới có thể vực Mị từ một người đã quyết ăn lá ngón tự tử đến việc vùng lên mạnh mẽ trong đêm tình mùa xuân. Và đến hành động táo bạo là giải thoát cho A Phủ. Kết thúc của truyện thể hiện cho tinh thần đấu tranh của người dân chống lại bọn địa chủ phong kiến với quy luật tất yếu là “có áp bức là có đấu tranh”.
Truyện ngắn “Vợ Nhặt” trích trong tập tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi CMT8 thành công. Nội dung chính của truyện là phản ánh cuộc sống của những người nông dân ở xóm ngụ cư. Mà trong đó nhân vật chính là anh cu Tràng làm nghề chở xe bò thuê. Vì cái đói cái nghèo nên Tràng không có nổi một đám cưới đàng hoàng. Tràng nhặt được vợ một cách ngẫu nhiên trên đường về nhà và đám cưới cũng chỉ là một bữa cơm thảm hại “Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối và một đĩa muối ăn với cháo”. Trong ngày đón nàng dâu mới về chưa kịp vui thì họ đã nghe thấy tiếng trống thúc thuế, tiếng hờ khóc của người hàng xóm vì gia đình có người ra đi từ xa vọng về. Truyện kết thúc với hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới. Hình ảnh lá cờ cuối tác phẩm được xem là chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Kết thúc đó cũng có cơ sở từ những thực tiễn của đời sống. Câu chuyện có bối cảnh là nạn đói năm 1945 một thời điểm lịch sử có thật khi mà người dân phải chịu áp bức, bóc lột, một cổ ba tròng. Trong hoàn cảnh cùng cực đó người nông dân đã đứng lên khởi nghĩa phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Trải qua khó khăn áp bức những người nông dân đó đã biết đứng lên đấu tranh và tìm kiếm con đường cho mình bằng cách tìm đến với cách mạng như một điều tất yếu.
Hai câu chuyện kể về hai số phận của người nông dân khác nhau. Nhưng kết thúc cùng chung một kết thúc mở. Kết thúc của hai tác phẩm cũng nhấn mạnh cho sự thay đổi tư tưởng của các nhà văn. Nếu trước đây nhà văn Nam Cao cũng viết về đề tài nông dân với tác phẩm Chí Phèo có kết thúc đi vào ngõ cụt thì nay trong tác phẩm “Vợ Nhặt” và “ Vợ chồng A Phủ” chúng ta đã thấy được tương lai tươi sáng cho những người nông dân. Đó là CMT8 thành công chế độ phong kiến hủi lậu bị lật đổ.
So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ- Mẫu 7
Kết thúc một câu chuyện không chỉ là chi tiết kết thúc câu chuyện mà nó còn là nơi tác giả thể hiện trí tưởng tượng, ý tưởng của mình và mở ra một con đường rộng mở cho các nhân vật. Nếu cái kết của câu chuyện Chipper là sự giải thoát cho cuộc sống của những con người xa lánh xã hội, thì cái kết của ‘Given Woman’ và ‘Apu Couple’ của nhà văn Kim Ran và nhà văn Tohwai đã mở ra một hướng đi mới cho những số phận đau khổ. Người của hai công trình này.
Kim Lân và Tô Hoài đều là những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam đương đại. Hai tác phẩm “Frau hái” và “Ein Phu-Paar” là hai tác phẩm tiêu biểu cho sự nghiệp sáng tác của cả hai tác giả. Trong khi Kim Lân viết về tình cảnh bi đát, bi đát của người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 thì Tô Hoài lại viết về cuộc đời tủi nhục, tăm tối của những người nông dân nghèo ở vùng núi Tây Bắc. Tuy đề tài và cách thể hiện khác nhau, hai tác phẩm có điểm chung nhưng cả hai truyện ngắn đều đề cập đến cuộc đời và số phận của những người nông dân nghèo khổ. Cả hai tác phẩm đều thể hiện sự đồng cảm, trân trọng của người nghệ sĩ đối với số phận và vẻ đẹp của các nhân vật, điều này cũng được thể hiện rõ trong phần kết của cả hai tác phẩm.
Truyện ngắn “Người đàn bà nhặt” của Kim Lân được viết năm 1954 kể về cuộc sống của những người nông dân đồng bằng Bắc Bộ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Nhân vật chính của truyện, Tràng, là một người đàn ông nghèo, sống tồi tàn và tồi tệ ở thị trấn nhỏ Ngũ Cư. Ngạc nhiên thay, trong lúc đói kém nhất, Tràng bất ngờ lấy được vợ. Câu chuyện kết thúc bằng tình tiết về bữa cơm tang thương của gia đình Tràng trong một ngày đói kém. “Có một mớ chuối và mớ rau hỗn độn và một đĩa cháo muối.” Và tiếng trống của việc nộp thuế. Trong tâm trí Tràng là “hình ảnh những người cùng khóc bên bờ kè Sốp”. Trước mặt nó là một lá cờ đỏ lớn. “
Cái kết của người phụ nữ Kim Ran nhặt được dựa trên thực tế của Hàn Quốc lúc bấy giờ. Vì sau nạn đói năm 1945, cả nước chuẩn bị tổng đấu tranh giành chính quyền và đi tiên phong trong phong trào phá kho thóc của Nhật chia cho dân nghèo. Cái đói và cái khát tột cùng đã giúp họ nhận ra kẻ thù của mình: thực dân Pháp và phát xít Nhật, những người nông dân chân lấm tay bùn suốt đời, ít học, ít hiểu biết. Trong khi thực dân Pháp theo đuổi chính sách cướp bóc của cải thì phát xít Nhật bắt nhân dân ta “nhổ cỏ trồng đay”, đây cũng là nguyên nhân chính gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 cho dân tộc Việt Nam. . Những người nông dân đang sống trong cảnh đói khát và đối mặt với cái chết đã nhận ra điều này và liều mình chiến đấu. Và tất yếu họ đã dẫn đến cuộc cách mạng như một quá trình tự nhiên. Truyện ngắn của Kim Lân <주워진 아내>không cho thấy rõ ràng rằng Trang đang đi theo “lá cờ đỏ” này, nó chỉ đơn thuần cung cấp cho người đọc một liên tưởng. Nhưng liệu qua ‘cái kết mở’ này, nhà văn Ran Kim có muốn độc giả hiểu rằng cuộc đời của các nhân vật trong truyện của anh có thay đổi khi họ nhìn thấy ánh sáng? Cuộc đời Tràng bắt đầu bằng cảnh ‘đói khát’ lúc chập choạng tối nhưng cuối cùng lại là buổi bình minh của một con người mới với hình ảnh một ‘lá cờ đỏ’ khác. Nó có một kết thúc mở, nhưng lại gieo vào lòng chúng ta một niềm tin mãnh liệt rằng nó đã làm thay đổi Tràng, gia đình Tràng và hàng nghìn người nghèo khác.
“Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài đưa người đọc vào cuộc sống của những người nông dân nghèo Tây Bắc. Nhân vật chính của truyện là Mị và A Phủ. Nếu Mị đau đớn về thể xác và tinh thần khi là “con dâu nợ” thống lí Pá Tra phải sống kiếp “trâu ngựa” thì A Phủ lại trở thành kẻ ăn ở không lương của nhà thống lí. Chỉ cho cuộc chiến chống lại qua quýt. Hai người đàn ông đau khổ này đã đồng ý gặp nhau, đồng cảm, khóc lóc, hiểu nhau và giải phóng nhau khỏi kiếp nô lệ.
Câu chuyện kết thúc bằng chi tiết tôi đã bẻ dây giải thoát cho Apu và đi theo Apu để tự giải thoát cho mình. Sau đêm xuân ân ái, tôi trở lại cuộc sống đau khổ, cam chịu mà tôi đã từng. Trong “Bếp lửa”, ta đã bắt được cảnh A Phủ “những dòng nước mắt long lanh chảy dài trên gò má xám đen”. Chính những giọt nước mắt ấy đã khiến tôi nhận ra và thêm yêu quyền sống, sự tàn ác của giai cấp thống trị. So Mi “rút dao nhỏ cắt lúa, chặt dây mây” và cắt dây giữ Apu bỏ trốn. Nhưng, theo lời A Phủ, chỉ sau vài phút “đứng ngồi không yên”, mình đã “rụng rời”. “Hai người khốn khổ lặng lẽ ôm nhau chạy xuống sườn đồi”, anh kể. Sau đó, cả hai trở thành một cặp và cùng nhau chiến đấu để bảo vệ đất nước trước cuộc cách mạng.
Kết thúc truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã cho ta thấy sự đồng cảm sâu sắc giữa những người cùng khổ, đồng thời nhận thức sâu sắc sức sống tiềm tàng, quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc cùng với tinh thần đấu tranh chống chế độ phong kiến của họ. nơi thường trú. Giọt nước mắt của A Phủ đã đánh thức ý thức sống của tâm hồn tôi khi xưa kia sống một cuộc đời vô cảm, vô hồn “ẩn cư như con rùa lớn trong góc bể”. Hành động bứt dây giải thoát A Phủ của Mị cũng là sự giải thoát cho chính mình. Những giọt nước mắt ấy đã đánh thức khát vọng sống tự do, hạnh phúc của cô. Để rồi hai người đàn ông đau khổ của Hồng Ngải “lặng lẽ” “băng rừng chạy rông” thoát khỏi hủ tục phong kiến, chế độ cai trị tàn bạo, man rợ: ý thức về bản thân, quyền sống và quyền tự do cá nhân.
Tuy hai tác giả Kim Lân và Tô Hoài viết về hai chủ đề khác nhau nhưng kết thúc của hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” và “Người đàn bà nhặt” đều giống nhau. Đầu tiên là hai đầu mở ra một tương lai tươi sáng và tự do mới cho những người nông dân nghèo. Cả hai nhà văn đều hướng nhân vật của mình ra ánh sáng của cách mạng, với hy vọng cách mạng sẽ đổi đời.
Tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng giữa khăn lau xe bán tải và vợ chồng A Phủ cũng có những điểm khác biệt rất riêng. Nàng thấy tội ác của chủ nghĩa phát xít thực dân khi ôm ấp hình ảnh người nông dân nghèo khổ mà cái chết rình rập, từ đó hình ảnh “ngọn cờ đỏ” và “vựa lúa của Nhật” của tập thể nhân dân đã khắc sâu vào tâm trí vợ chồng A Phủ. , người đã chỉ ra con đường thoát nghèo, cho thấy sức sống tiềm tàng của người nông dân và họ đã đứng lên giải phóng chính mình.
Trên đây là nội dung bài học So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ (7 bài mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)