Mời các em theo dõi 3 mẫu So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ
Dàn ý So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ
1.1 Mở bài
Bạn đang xem: So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ (3 bài mẫu)
– Giới thiệu tác giả Kim Lân và Thạch Lam: Thạch Lam và Kim Lân là hai trong số những tác giả văn học tiêu biểu trong giai đoạn văn học trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
– Các tác phẩm của họ đều đi theo chủ nghĩa hiện thực phản ánh chính xác về đời sống khó khăn của người nông dân trong tình cảnh một cổ hai tròng bị thực dân và phong kiến áp bức
1.2 Thân bài
So sánh hình ảnh phố huyện trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ
– Giống nhau:
+ Hai bức tranh phố huyện nhưng một cuộc đời người dân. Điểm nhìn chung của hai bức tranh ấy chính là đứng trên góc độ hiện thực của cuộc sống, số phận của người dân lao động bần cùng khổ hạnh của xã hội Việt Nam xưa.
=> Bức tranh ấy điều được vẽ nên qua lắng kính giàu tình yêu thương con người của từng tác giả.
+ Ngôn từ gần gũi, thân thuộc người dân lao động
– Khác nhau:
* Hai đứa trẻ
+ Thạch Lam khắc họa bức tranh bằng khung cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ bằng những màu sắc đường nét nhẹ nhàng
=> Tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nhằm cho người đọc nhìn nhận rõ nhất về cuộc đời số phận của những người dân lao động nghèo khổ đang phải sống một cuộc đời đơn điệu, nhàm chán, bế tắc
+ Bức tranh phố huyện đó có mùi ẩm mốc khơi lên từ bãi rác. Âm thanh của phố huyện được vang lên qua tiếng trống thu không báo hiệu buổi chiều về.
+ Con người trong phố huyện của Thạch Lam thưa thớt ít ỏi. Người đọc ngỡ như có rất nhiều mảnh đời đang góp nhặt nên mảnh đời chung của phố huyện nơi đây
+ Thạch Lam sử dụng những hình ảnh, màu sắc, từ ngữ có phần nhẹ nhàng
* Vợ nhặt
+ Bức tranh phố huyện của Kim Lân lại miêu tả về khung cảnh nạn đói năm 1945, về cuộc đời số phận nghèo khổ của người dân lao động đan xen cùng những diễn biến kịch tính về câu chuyện tình của Tràng và thị trong cảnh đói ấy.
=> Cảm nhận rõ phố huyện nghèo theo chiều rộng và sâu hơn thông qua.
+ Hình ảnh con người trong phố huyện của Kim Lân hình ảnh người đói tứ phương “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ.
+ Kim Lân lại khắc họa bức tranh ấy một cách mạnh mẽ hơn, sắc nét hơn.
1.3 Kết bài
– Khẳng định tình yêu thương của tác giả dành cho những người dân lao động nghèo khổ
– Trân trọng giá trị, tài năng, tấm lòng nhân đạo hai nhà văn
3 bài mẫu So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ
So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ- Mẫu 1
Thạch Lam và Kim Lân là hai trong số những tác giả văn học tiêu biểu trong giai đoạn văn học trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Các tác phẩm của họ đều đi theo chủ nghĩa hiện thực phản ánh chính xác về đời sống khó khăn của người nông dân trong tình cảnh một cổ hai tròng bị thực dân và phong kiến áp bức. Điều này được phản ánh rõ nhất qua hình ảnh phố huyện nghèo xơ xác trong hai tác phẩm “Vợ Nhặt ” của Kim Lân và “ Hai đứa trẻ ” của Thạch Lam.
Mặc dù cùng miêu tả về hình ảnh phố huyện nghèo nhưng hai tác giả lại có những cách tiếp cận khác nhau từ thời gian, âm thanh, mùi…Tổng hòa những yếu tố trên đây mới tạo nên được bức tranh phố huyện một cách rõ nét nhất.
Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” chúng ta thấy hình ảnh phố huyện nghèo theo chiều rộng và sâu hơn. Với hình ảnh “xóm ngụ cư” cho đến khu nhà kho, quán chợ nghèo nàn với đám người sắp chết đói đang ngồi vật vờ. Bóng đen của nạn đói năm Ất Dậu đã phủ kín trên không gian phố huyện. Ngay từ những dòng đầu tiên tác giả đã mô tả hình ảnh phố huyện qua những con đường ngoằn nghèo đi vào xóm chợ. Đi theo con đường này những thân phận con người được làm rõ hơn.
Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” không khí vẩn lên mùi ẩm thối của rác rưởi trộn với mùi gây của xác người chết. Mùi đốt đống rấm ở những căn nhà không may có người thân qua đời thoảng vào gió khét lẹt. Âm thanh của phố huyện là tiếng quạ kêu trên mấy cây gạo cứ gào lên thảm thiết. Xen lẫn trong đó tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình có người chết đói. Tiếng trống thúc thuế dồn dập khiến cho đàn quạ trên những cây gạo bay tán loạn.
Hình ảnh con người trong phố huyện của Kim Lân là đám người đói khắp nơi “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ…” Không một sáng nào mà “không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”. Những con người còn sống thì cũng được ví như những bóng ma dật dờ đi lại.
Hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được hiện ra nhẹ nhàng hơn so với “Vợ Nhặt”. Phố huyện có mùi ẩm mốc bốc lên từ bãi rác và hơi nóng của ban ngày trộn với mùi cát bụi từ những con đường. Âm thanh của phố huyện được hiện lên qua tiếng trống thu không báo hiệu buổi chiều. Tiếng trống cầm canh điểm nhịp trong đêm. Tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng. Tiếng muỗi vo ve, tiếng cót két của chiếc chõng tre sắp gãy mà chị em Liên đang ngồi. Tiếng cười khanh khách của bà cụ Thi điên. Những âm thanh rất quen thuộc gợi lên một phố huyện yên bình.
Con người trong phố huyện của Thạch Lam khá ít ỏi. Hai chị em Liên, gia đình nhà bác hát xẩm, bà cụ Thi điên, bác Siêu bán phở, hai mẹ con nhà chị Tý, vài anh lính canh đi tuần đêm. Không gian phố thị khá vắng vẻ sự xuất hiện của những con người cũng mờ nhạt vì dụng ý tác giả tập trung vào miêu tả hai nhân vật chính nhiều hơn.
Từ những nét miêu tả trên đây ta thấy khung cảnh phố huyện ở xóm ngụ cư và phố huyện của hai chị em Liên có nhiều nét tương đồng về không gian. Đều lột tả được sự nghèo đói xác xơ của những con người nơi phố huyện. Nhưng trong văn của Thạch Lam thì đó là những kiếp người tàn tạ, quẩn quanh trong nhịp sống đơn điệu tẻ nhạt. Và mong ước của chị em Liên là có một đời sống tinh thần phong phú hơn.
Còn với Kim Lân ông mô tả phố huyện dưới nạn đói một cách khốc liệt. Nạn đói hoành hành dữ dội bốc lên mùi tử khí. Nhưng âm thanh thê lương của tiếng khóc hờ, tiếng quạ kêu xao xác đến nao lòng. Những con người nơi phố huyện nghèo của Kim Lân chỉ mong có cái ăn để sống qua ngày. Và vì miếng ăn mà họ đành bán rẻ nhân cách, bán rẻ cả bản thân để có thể được sống.
Bằng nghệ thuật tả cảnh xuất sắc cả Kim Lân và Thạch Lam đã vẽ thành công hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm của mình. Nếu như phố huyện của Thạch Lam mang đến nét bình yên và mộc mạc. Thì phố huyện của Kim Lân lại hiện lên ai oán với tiếng khóc và hình ảnh những bóng ma dật dờ trong nạn đói năm Ất Dậu 1945.
So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ- Mẫu 2
Trong giai đoạn văn học trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Thạch Lam và Kim Lân là hai tác giả văn học tiêu biểu. Cả hai đều sử dụng chủ nghĩa hiện thực để phản ánh chính xác về đời sống khó khăn của người nông dân trong hoàn cảnh của một cổ hai tròng bị thực dân và phong kiến áp bức. Hình ảnh phố huyện nghèo xơ xác được phản ánh rõ nhất trong hai tác phẩm của họ, đó là “Vợ Nhặt” của Kim Lân và “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Trong tác phẩm, tình yêu thương giữa con người với con người thể hiện một cách chi tiết và đầy xúc động, nó không chỉ thể hiện sự rung động sâu sắc giữa con người với con người mà còn thể hiện sự yêu thương, tình cảm, sự đùm bọc với những cảm xúc trong những cung bậc của con người.
Trong tác phẩm Hai đứa trẻ khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên ở những câu văn đầu tiên “Tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ, từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều…”. Một tiếng trống vang lên trong một buổi chiều sắp tàn, và có lẽ cảnh vật và con người đang đắm chìm vào trong trạng thái lơ đãng. Hình ảnh hai đứa trẻ xuất hiện với những công việc thường ngày “thắp đèn” rồi “đóng quan” và ngắm nhìn đoàn tàu chạy từ Hà Nội trở về, vụt sáng lên và rồi lại rơi vào hụt hẫng. Hình ảnh phố huyện buổi chiều tà được tác giả phác họa qua những chi tiết “Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá khiến chị em Liên tường là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, đòn gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu”. Đó chính là khung cảnh của khu phố nghèo lúc ngày đã tàn, một sự héo úa, tàn phai và cả sự tiêu điều hiu quạnh hiện lên trước mắt người đọc. Có lẽ đây chính là hiện thực thời bấy giờ ở miền bắc nước ta. Mọi thứ dường như chông chênh, không điểm nhấn, không sức hút và dường như không có sự sống. Tất cả chỉ là những điều bình dị, gần gũi nhưng lại phảng phất nghèo đói.
Cả Thạch Lam và Kim Lân đều sử dụng chủ nghĩa hiện thực để vẽ nên bức tranh phố huyện. Trong đó, bức tranh của Kim Lân được vẽ bằng những màu sắc và đường nét đậm hơn, dữ dội hơn, do cảm hứng từ nạn đói năm 1945 của dân tộc ta. Trong bức tranh đó, Kim Lân đã mô tả hình ảnh người chết như ngả rạ, nằm ngổn ngang khắp chợ, những cái xác nằm còng queo chất đầy đường. Tuy nhiên, trong cái khung cảnh chết chóc đó, nhân vật Tràng, bà cụ Tứ và Thị lại tỏa sáng với phẩm chất đẹp và tình yêu thương con người, trách nhiệm với gia đình. Trong bài Vợ Nhặt tình yêu thương giữa con người với con người thể hiện ngay trong chi tiết Tràng nhặt được vợ, trong cảnh nghèo đói đó đáng lẽ Tràng phải tự lo cho mình và gia đình, và không có khả năng đùm bọc thêm ai nữa, nhưng Trang vẫn quyết định lấy và dành tình yêu thương của mình đối với người con gái này, Tràng không nghĩ rằng mình có thể lấy được vợ. Bức tranh của Kim Lân cũng thể hiện sự giác ngộ lý tưởng và quyết tâm vùng lên đấu tranh của người dân lao động để thoát khỏi cảnh nghèo đói, áp bức và bóc lột. Cuối tác phẩm, phố huyện được vẽ hiện lên với hình ảnh của cờ Việt Minh, là báo hiệu cho sự giải phóng và hy vọng của người dân. Như vậy, trong bức tranh phố huyện của Kim Lân, bên cạnh những cảnh nghèo khó, vẫn tồn tại những giá trị đạo đức và tình yêu thương con người.
Hai bức tranh phố huyện nhưng một cuộc đời người dân. Điểm nhìn chung của hai bức tranh ấy chính là đứng trên góc độ hiện thực của cuộc sống, số phận của người dân lao động bần cùng khổ hạnh của xã hội Việt nam xưa. Bức tranh ấy điều được vẽ nên qua lắng kính giàu tình yêu thương con người của từng tác giả. Tuy nhiên, mỗi bức tranh đều có những nét vẽ đặc sắc khác biệt riêng. Nếu Thạch Lam khắc họa bức tranh bằng khung cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ bằng những màu sắc đường nét nhẹ nhàng nhưng thấy rõ sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nhằm cho người đọc nhìn nhận rõ nhất về cuộc đời số phận của những người dân lao động nghèo khổ đang phải sống một cuộc đời đơn điệu, nhàm chán, bế tắc thì bức tranh phố huyện của Kim Lân lại miêu tả về khung cảnh nạn đói năm 1945, về cuộc đời số phận nghèo khổ của người dân lao động đan xen cùng những diễn biến kịch tính về câu chuyện tình của Tràng và thị trong cảnh đói ấy.
Bức tranh phố huyện trong tác phẩm Vợ nhặt, ta có thể cảm nhận được toàn bộ sự khổ cực của phố huyện nghèo khổ thông qua cảnh quan rộng và sâu sắc chân thực hơn. Khung cảnh xóm ngụ cư chúng ta có thể nhìn thấy đám đông vật vờ, lay lắt và héo mòn vì đói. Nạn đói năm 1945 đã bao trùm lên không gian phố huyện và các cuộc đời số phận của những con người trong đó. Người chết chất thành đống, người sống vật vờ như thây ma. Hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam được khắc họa nhẹ nhàng hơn so với Vợ nhặt. Bức tranh phố huyện đó có mùi ẩm mốc khơi lên từ bãi rác. Âm thanh của phố huyện được vang lên qua tiếng trống thu không báo hiệu buổi chiều về. Con người trong phố huyện của Thạch Lam thưa thớt ít ỏi. Hai chị em Liên, gia đình nhà bác hát xẩm, bà cụ Thi điên, bác Siêu bán phở, hai mẹ con nhà chị Tý, vài anh lính canh đi tuần đêm. Tuy nhiên, không gian ấy vẫn tĩnh lặng đến đáng sợ bởi lẽ sự xuất hiện của con người chẳng hề náo nhiệt mà tẻ nhạt bởi chính bản thân họ đang phải sống một cuộc đời nhàm chán, tăm tối.
Từ những chi tiết miêu tả trên, ta có thể thấy sự tương đồng giữa khung cảnh phố huyện của xóm ngụ cư và phố huyện của hai chị em Liên. Cả hai đều thể hiện được nghèo đói xác xơ của những người dân sinh sống tại đây. Tuy nhiên, trong văn của Thạch Lam, đó là những cuộc đời tàn tạ, quanh quẩn trong sự đơn điệu tẻ nhạt. Trái lại, ước mơ của hai chị em Liên là có một cuộc sống tinh thần phong phú hơn. Cách khắc họa nhân vật hai nhà văn tuy gần gũi, thân thuộc người dân lao động nhưng có điểm khác biệt riêng. Thạch Lam sử dụng những hình ảnh, màu sắc và từ ngữ nhẹ nhàng, giàu chất thơ, chất chữ tình để miêu tả cuộc đời và số phận của người dân lao động. Tác phẩm của ông không có cao trào nhưng đầy tình cảm và sự nhẹ nhàng. Trong khi đó, Kim Lân lại khắc họa bức tranh phố huyện một cách mạnh mẽ, sắc nét hơn.
Trong hai truyện ngắn này, các nhân vật được Kim Lân và Thạch Lam tập trung miêu tả khung cảnh phố huyện nghèo và đời sống sinh hoạt người nông dân nghèo khổ. Thông qua tình huống, các nhân vật được hai nhà văn thành công xây dựng đều khắc họa nên phẩm chất cao quý, tình yêu thương giữa con người với con người. Tình yêu thương con người đã được Kim Lân và Thạch Lam thể hiện một cách sâu sắc, đó là tình cảm chân thành và tình cảm da diết mà con người dành cho con người. Tính nhân đạo được thể hiện sâu sắc trong tác phẩm qua đó ta thấy được và trân trọng hơn tình yêu thương của tác giả đối với những người dân nghèo khổ trong xã hội xưa.
So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ- Mẫu 3
Hiện thực là mảnh đất màu mỡ để văn chương bén rễ, sinh sôi. Thật vậy, có biết bao nhiêu tác phẩm bất hủ cùng thời đại lại rời xa, tách bạch khỏi hiện thực được chứ? Những tác phẩm văn chương ra đời đều là kết tinh của một quá trình nghiền ngẫm, tìm tòi, khám phá những mảng của hiện thực đời sống của nhà văn, sau đó dùng lăng kính chủ quan của mình mà phản chiếu hiện thực ấy vào trong những tác phẩm. Và phải chăng qua cùng một hình ảnh phố huyện nghèo ở “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, “Vợ nhặt” của Nam Cao bản chất của văn chương được tô tạc như thế nào đã được hiện lên trông thấy rõ.
Thạch Lam là một nhà văn giàu lòng trắc. Những tác phẩm của ông là thế giới của những người lao động nghèo khổ với số phận cơ cực, bế tắc, sống quẩn quanh, mòn mỏi trong phố huyện tiêu điều xơ xác ngày xưa. Khung cảnh phố huyện trong ác phẩm “Hai đứa trẻ” được Thạch Lam vẽ nên từ trước những năm 1945 trong làng quê nghèo khổ của Việt nam.
Bức tranh phố huyện ấy hiện lên đầu tiên với cảnh ngày tàn với những tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng, những màu sắc đường nét tù đọng của những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn…rồi cả cảnh chợ tàn của mùi vị ẩm mốc, hôi thối. Bức tranh phố huyện ấy còn được điểm tô bởi những cảnh đời tàn tạ như bé Liên. Em từng có một tuổi thơ tươi đẹp được đi chơi, uống những thứ nước màu xanh đỏ thì giờ đây chỉ có thể ngày qua ngày ngồi trông một sạp hàng đến nhàm chán tù túng. Trong bức tranh ấy còn có mảnh đời của những đứa trẻ đáng thương phải nhặt nhạnh những thứ đồ bỏ đi ở chợ, có cảnh đời của mẹ con chị tí quanh ngày mò cua bắt ốc, tối đến mở sạp hàng, là bác Sẫm cả gia tài chỉ còn manh chiếu rách với chiếc đàn còm cọp góp cho đời tiếng đàn run lên bần bật, là gánh phở bác Xiêu như một món hàng xa xỉ mà cả phố huyện chẳng ai có thể mua, là bà cụ Thi đang vật vờ trong men say của sự sống và cái chết. Bức tranh phố huyện ấy được Kim Lân khắc họa bằng những nét vẽ rất thơ, rất đỗi nhẹ nhàng nhưng đã khái quát được bức tranh phố huyện tù túng, nhàm chán, đơn điệu, cực khổ và bế tắc của người nông dân nghèo.
Không chỉ Thạch Lam mà nhà văn Kim Lân cũng tìm đến hiện thực để vẽ nên bức tranh phố huyện. Bức tranh ấy được vẽ nên với những màu sắc, đường nét đậm hơn, dữ dội hơn xuất phát từ cảm hứng về nạn đói năm 1945 của dân tộc ta. Kim lân đã miêu tả trong bức tranh ấy là hình ảnh người chết như ngả dạ, nằm ngổn ngang khắp chợ, không ngày nào là không thấy những cái xác nằm còng queo chất đầy đường. Trong cái khung cảnh chết chóc đó, tuy cuộc đời có chớ trêu, khó khăn cơ cực nhưng thứ đọng lại chính là vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật Tràng, bà cụ Tứ và cả Thị. Câu chuyện của nhân vật chỉ xoay quanh miếng ăn, trong cái khung cảnh đói kém đó giường như người ta chỉ còn nghĩ về nó, tranh giành nó thì với các nhân vật trong truyện lại ngời sáng lên được tình yêu thương con người, tình yêu thương con, trách nhiệm với gia đình. Đặc biệt ở cuối tác phẩm, phố huyện ấy còn hiện lên hình ảnh là cờ Việt Minh chính là báo hiệu có sự giác ngộ lí tưởng, sự quyết tâm vùng lên đấu tranh của người dân lao động để thoát khỏi cảnh nghèo đói, áp bức bóc lột.
Thật vậy, hai bức tranh phố huyện nhưng một cuộc đời người dân. Điểm nhìn chung của hai bức tranh ấy chính là đứng trên góc độ hiện thực của cuộc sống, số phận của người dân lao động bần cùng khổ hạnh của xã hội Việt nam xưa. Bức tranh ấy điều được vẽ nên qua lắng kính giàu tình yêu thương con người của từng tác giả.
Tuy nhiên, mỗi bức tranh đều có những nét vẽ đặc sắc khác biệt riêng. Nếu Thạch Lam khắc họa bức tranh bằng khung cảnh ngày tàn, cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ bằng những màu sắc đường nét nhẹ nhàng nhưng thấy rõ sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối nhằm cho người đọc nhìn nhận rõ nhất về cuộc đời số phận của những người dân lao động nghèo khổ đang phải sống một cuộc đời đơn điệu, nhàm chán, bế tắc thì bức tranh phố huyện của Kim Lân lại miêu tả về khung cảnh nạn đói năm 1945, về cuộc đời số phận nghèo khổ của người dân lao động đan xen cùng những diễn biến kịch tính về câu chuyện tình của Tràng và thị trong cảnh đói ấy.
Với bức tranh phố huyện trong tác phẩm “Vợ Nhặt” chúng ta cảm nhận rõ phố huyện nghèo theo chiều rộng và sâu hơn thông qua. Từ khung cảnh của “xóm ngụ cư” cho đến khu nhà kho, quán chợ nghèo nàn đan xem đám đông đang vật vờ chết đói, lay lất, héo mòn vì miếng ăn. Nạn đói năm 1945 đã bao trùm lên không gian phố huyện và cả những cuộc đời số phận những con người trong đó.
Trong tác phẩm “Vợ Nhặt” không khí rấy lên mùi ẩm mốc của rác rưởi hòavới mùi gây của xác người chết. Mùi đốt đống rấm ở những ngôi nhà chẳng may có người mất phả vào gió khét lẹt. Phố huyện rùng lên toàn là những âm thanh thảm thiết của tiếng quạ kêu hòa trộn tiếng hờ khóc tỉ tê của những gia đình đang có người chết đói. Tiếng trống thúc thuế dồn dập khiến cho đàn quạ trên những cây gạo bay tán loạn.
Hình ảnh con người trong phố huyện của Kim Lân hình ảnh người đói tứ phương “lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ…” Không một sáng nào mà “không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường”. Người chết chất thành đống còn người sống thì vật vờ như những thây ma.
Hình ảnh phố huyện nghèo trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam được khắc họa nhẹ nhàng hơn so với “Vợ Nhặt”. Bức tranh phố huyện đó có mùi ẩm mốc khơi lên từ bãi rác. Âm thanh của phố huyện được vang lên qua tiếng trống thu không báo hiệu buổi chiều về. Tiếng muỗi vo ve, tiếng cót két của chiếc chõng tre sắp gãy mà chị em Liên đang ngồi. Những âm thanh rất đỗi quen thuộc từ lớn đến bé vô cùng vẫn có thể lắng nghe được đã cho thấy bức tranh phố huyện tù đọng, lặng thinh, nhàm chán đến nhường nào.
Con người trong phố huyện của Thạch Lam thưa thớt ít ỏi. Người đọc ngỡ như có rất nhiều mảnh đời đang góp nhặt nên mảnh đời chung của phố huyện nơi đây. Hai chị em Liên, gia đình nhà bác hát xẩm, bà cụ Thi điên, bác Siêu bán phở, hai mẹ con nhà chị Tý, vài anh lính canh đi tuần đêm. Tuy nhiên, không gian ấy vẫn tĩnh lặng đến đáng sợ bởi lẽ sự xuất hiện của con người chẳng hề náo nhiệt mà tẻ nhạt bởi chính bản thân họ đang phải sống một cuộc đời nhàm chán, tăm tối.
Cách khắc họa nên bức tranh phố huyện của Thạch Lam và Kim Lân tuy giống nhau ở từ ngữ, hình ảnh dễ hiểu, gần gũi với người dân lao động nhưng cũng có sự khác biệt rõ ràng trong phương thức. Nếu Thạch Lam sử dụng những hình ảnh, màu sắc, từ ngữ có phần nhẹ nhàng, giàu chất thơ, chất chữ tình, là truyện ngắn nhưng không hề có cao trào trong bức tranh ấy mà chủ yếu là những nét vẽ cuộc đời, số phận của người dân lao động một cách nhẹ nhàng thì Kim Lân lại khắc họa bức tranh ấy một cách mạnh mẽ hơn, sắc nét hơn.
Có sự khác biệt ấy chính là do sự khác biệt trong hiện thực mà nhà văn đã khám phá và tìm tòi. Thạch lam hướng mình về mảnh đất hiện thực của những người lao động nghèo khổ còn Nam Cao lại khám phá bức tranh phố huyện trong chính tình cảnh nạn đói khốc liệt năm 1945. Đặc biệt, lí do có sức chi phối lớn nhất vào sự khác biệt trong bức tranh ấy chính là phong cách nghệ thuật, lăng kính chủ quan của mỗi người nghệ sĩ khi phản chiếu hiện thực là khác nhau.
Thật vậy, hình ảnh phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Vợ nhặt của kim lân tuy có những đặc sắc khác nhau nhưng chúng đều gặp nhau nơi tình yêu thương của tác giả dành cho những người dân lao động nghèo khổ. Qua đó ta càng cảm phục, trân trọng hơn tài năng cũng như tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam và Kim Lân.
Trên đây là nội dung bài học So sánh hình ảnh phố huyện nghèo trong Vợ nhặt và Hai đứa trẻ (3 bài mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)