Học Tập

Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Mời các em theo dõi nội dung bài học Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O được THCS Bình Chánh biên soạn hướng dẫn các bạn viết và cân bằng phương trình HCl tác dụng với Na2CO3.

>> Mời các bạn tham khảo một số câu hỏi tài liệu liên quan 

Bạn đang xem: Na2CO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

1. Phương trình Na2CO3 tác dụng HCl

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

2. Điều kiện phản ứng HCl tác dụng với Na2CO3

Nhiệt độ phòng

3. Tính chất hóa học của Na2CO3

Na2CO3 là chất lưỡng tính tác dụng được cả axit và bazơ, Na2CO3 là muối trung hòa tạo môi trường trung tính nên nó có tác dụng đầy đủ tính chất hóa học như sau.

3.1.Tác dụng với axit mạnh tạo thành muối và nước giải phóng khí CO2

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

3.2. Tác dụng với bazơ tạo muối mới và bazo mới

Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3

3.3. Tác dụng với muối tạo hai muối mới

Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3

  • Chuyển đổi qua lại với natri bicacbonat theo phản ứng:

Na2CO3 + CO2 + H2O ⇌ 2NaHCO3

Khi tan trong nước, Na2CO3 bị thủy phân:

Na2CO3 → 2Na+ + CO32−

CO32− + H2O ⇌ HCO3− + OH− ⇒ Dung dịch Na2CO3 có tính base yếu.

Na2CO3 bị thủy phân mạnh tạo môi trường bazơ, làm đổi màu các chất chỉ thị:

Chuyển dung dịch phenolphtalein không màu sang màu hồng.

Na2CO3 làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

4. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Nhận định nào sau đây về muối nitrat là đúng?

A. Tất cả các muối nitrat đều tan trong nước.

B. Tất cả các muối nitrat đều bị nhiệt phân tạo ra oxit kim loại và nito dioxit.

C. Tất cả các muối nitrat đều bị nhiệt phân trừ muối nitrat của kim loại kiềm.

D. Tất cả các muối nitrat đều không tan trong nước.

Xem đáp ánĐáp án A

Nhận định về muối nitrat là đúng là: Tất cả các muối nitrat đều tan trong nước.

Câu 2. Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3(r) → CaO(r) + CO2(k); ΔH > 0 .

Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất vôi để tăng hiệu suất phản ứng là

A. giảm nhiệt độ.

B. tăng nhiệt độ và giảm áp suất khí CO2.

C. tăng áp suất.

D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất khí CO2.

Xem đáp ánĐáp án B

Chiều thuận ( ∆H > 0):phản ứng thu nhiệt → tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận

Giảm áp suất khí CO2 → Cân bằng chuyển dịch theo hướng tăng áp suất của hệ tức theo chiều thuận

Câu 3. Nhóm các kim loại nào sau đây đều tác dụng được với nước tạo dung dịch kiềm:

A. Na, K, Mg, Ca.

B. Fe, Mg, Ca, Ba.

C. Ba, Na, K, Ca.

D. K, Na, Ca, Cu.

Xem đáp ánĐáp án C

Phương trình phản ứng minh họa

Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2

Na + H2O → NaOH + 1/2H2

K + H2O → KOH + 1/2H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

Câu 4. Muối NaHCO3 không thể tham gia phản ứng nào sau đây

A. Tác dụng với axit

B. Tác dụng với kiềm

C. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân

D. Tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2.

Xem đáp ánĐáp án D

A. Tác dụng với axit

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2+ H2O

B. Tác dụng với kiềm

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

C. Tác dụng nhiệt, bị nhiệt phân

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

D. NaHCO3 không Tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2.

Câu 5. Hỗn hợp R gồm 2 kim loại X và Y thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 3,52 gam R tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là

A. 12,04 gam

B. 3,98 gam

C. 5,68 gam

D. 7,2 gam

Xem đáp ánĐáp án  A

Phương trình phản ứng: R + 2HCl → RCl2 + H2

Ta có nHCl = 2nH2 = 0,24 mol

mmuối = mkim loại + mCl– = 3,52 + 0,24. 35,5 = 12,04 gam.

Câu 6. Hấp thụ hoàn toàn 0,784 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,08 M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,08 M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 1,97 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?

A. 0,02 M

B. 0,04 M

C. 0,03M

D. 0,015 M

Xem đáp ánĐáp án B

nCO2 = 0,035 mol; nNaOH = 0,04 mol

⇒ nNa2CO3 = 0,005 mol; nNaHCO3 = 0,03 mol

⇒ nBaCO3 = 0,01 mol < nBaCl2 = 0,02 mol ⇒ nCO32- = nBaCO3 = 0,01 mol

OH + HCO3– → CO32-

nOH– = nCO32- = 0,01 mol ⇒ a = 0,005/0,125 = 0,04 mol

Câu 7. Khi cắt miếng Na kim loại, bề mặt vừa cắt có ánh kim lập tức mờ đi, đó là do có sự hình thành các sản phẩm rắn nào sau đây?

A. Na2O, NaOH, Na2CO3, NaHCO3.

B. NaOH, Na2CO3, NaHCO3.

C. Na2O, Na2CO3, NaHCO3.

D. Na2O, NaOH, Na2CO3.

Xem đáp ánĐáp án A

Do hàm lượng H2O và CO2 trong không khí khá nhiều:

H2O sễ chuyển Na → NaOH từ đó tác dụng với CO2

Na + H2O → NaOH + 1/2H2

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Na2CO3 + H2O + CO2 → 2NaHCO3

Câu 8. Để điều chế kim loại Na, người ta thực hiện phản ứng:

A. Điện phân dung dịch NaOH.

B. Điện phân nóng chảy NaCl hoặc NaOH .

C. Cho dung dịch NaOH tác dụng với dung dịch HCl.

D. Cho dung dịch NaOH tác dụng với H2O.

Xem đáp ánĐáp án B

Điện phân nóng chảy NaCl hoặc NaOH .

Khi điện phân NaOH nóng chảy thì ở catot (-) xảy ra quá trình khử Na+ thành Na, ở anot (+) xảy ra quá trình oxi hóa OH- thành O2 và H2O

4NaOH → 4Na + O2 + 2H2O

Câu 9. Cho các dung dịch sau: KOH; KHCO3; K2CO3; KHSO4; K2SO4, CH3COOK. Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là:

A. KOH; K2SO4; Na2CO3, CH3COOK

B. KHSO4; KHCO3; K2CO3.

C. KOH; KHCO3; K2CO3.

D. KHSO4; KOH; KHCO3, CH3COOK

Xem đáp ánĐáp án C

Dung dịch làm cho quỳ tím đổi màu xanh là: KHSO4; KOH; KHCO3, CH3COOK

Loại A vì K2SO4; Na2COlà muối trung tính

Loại B. KHSO4; KHCO3; K2CO3.

Loại  D. KHSO4; KOH; KHCO3, CH3COOK

Câu 10. Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2

A. 0,02.

B. 0,03.

C. 0,04.

D. 0,01.

Xem đáp ánĐáp án D

Nhỏ từ từ HCl vào dung dịch thứ tự phản ứng:

H+ + CO32- → HCO3 (1)

H+ + HCO3– → CO2 + H2O (2)

nH+ = 0,03 mol

nCO32- = 0,02 mol < nH+

nH+ (2) = nCO2 = 0,03 – 0,02 = 0,01 mol

Câu 11. Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là

A. xuất hiện chất khí bay ra ngay khi cho HCl vào

B. sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt

C. không có khí thoát ra

D. có khí thoát ra và xuất hiện kết tủa

Xem đáp ánĐáp án B

Khi cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3 khuấy đều, hiện tượng xảy ra là sau 1 thời gian thấy xuất hiện chất khí bay ra, dung dịch trong suốt

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2+ H2O

Câu 12. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch

A. NaCl.

B. BaCl2.

C. KOH.

D. KNO3.

Xem đáp ánĐáp án B

Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch là BaCl2

Phương trình phản ứng hóa học

Na2CO3 + BaCl2 → 2NaCl + BaCO3

BaCO3 là kết tủa màu trắng

Câu 13. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch

A. KCl.

B. CaCl2.

C. KOH.

D. NaNO3.

Xem đáp ánĐáp án B

Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch là CaCl2

Phương trình phản ứng hóa học

Na2CO3 + CaCl2 → 2NaCl + CaCO3

CaCO3 là kết tủa màu trắng

Câu 14. Cho các chất sau: Al, CO2, FeCl2, KHCO3, CuSO4, MgCl2. Số chất phản ứng với dung dịch KOH loãng nóng là

A. 4

B. 5

C. 3

D. 6

Xem đáp ánĐáp án D

Các chất pư được với dung dịch KOH loãng nóng là: Al, CO2, FeCl2, KHCO3, CuSO4, MgCl2 → cả 6 chất

Phương trình hóa học minh họa

Al + KOH + H2O → KAlO2 + 3/2 H2O

CO2 + KOH → KHCO3 hoặc CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2↓ + 2KCl

KHCO3 + KOH → K2CO3 + H2O

CuSO4 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + K2SO4

MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2↓ + KCl

Câu 15. Cho các chất sau: FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, Fe(OH)2, FeCO3, FeSO3, Fe(OH)3, FeSO4. Có bao nhiêu chất khi cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng có khí SO2 thoát ra?

A. 9

B. 6

C. 7

D. 8

Xem đáp ánĐáp án C

Các chất khi cho tác dụng với H2SO4 đặc, nóng có khí SO2 thoát ra là: FeS, FeS2, FeO, Fe(OH)2, FeCO3, FeSO3, FeSO4

Phương trình phản ứng minh họa

2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 9SO2 + 10H2O

2FeS2 + 14H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 15SO2 + 14H2O

2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

8Fe(OH)2 + 13H2SO4 → 4Fe2(SO4)3 + H2S + 20H2O

2FeCO3 + 4H2SO4→ Fe2(SO4)3+ SO2 + 2CO2 + 4H2O

4H2SO4 + 2 FeSO3 → Fe2(SO4)3 + 3 SO2 + 4 H2O

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

Câu 16. Cho các mệnh đề sau:

1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

2) Ion NO3– có tính oxi hóa trong môi trường axit.

3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Các mệnh đề đúng là:

A.(1), (2), (3).

B.(2) và (4).

C.(2) và (3).

D.(1) và (2).

Xem đáp ánĐáp án D

Các mệnh đề đúng là: (1) và (2)

(3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2

(4) sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt

Câu 17. Cặp chất nào dưới đây có phản ứng

A. H2SO4 và KHCO3.

B. MgCO3 và HCl.

C. Ba(OH)2và K2CO3.

D. NaCl và K2CO3.

Xem đáp ánĐáp án D

Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch của các chất chỉ xảy ra nếu sản phẩm tạo thành nếu có chất không tan hoặc chất khí.

Ba(OH)2 + K2CO3 → BaCO3↓ + 2KOH

MgCO3 + HCl → MgCl2 + CO2 ↑ + H2O

NaCl + K2CO3 không xảy ra phản ứng

H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4+ 2CO2 ↑ + 2H2O

Vậy cặp chất không xảy ra phản ứng là: NaCl và K2CO3.

…………………………..

>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình phản ứng liên quan: 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Học Tập

5/5 - (2 bình chọn)

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button