4. Đọc hiểu văn bản nghị luận
5. Đọc hiểu văn bản thông tin
Câu hỏi:
a) Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những văn bản nào? Cho biết điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản này. Khi đọc hiểu văn bản nghị luận cần chú ý những gì?
b) Các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 8 gồm những loại văn bản nào? Cần lưu ý những gì về yêu cầu đọc hiểu văn bản thông tin?
Lời giải chi tiết:
a.
– Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những văn bản:
- Văn bản nghị luận xã hội: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) và hai bài nghị luận hiện đại: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc), Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan).
- Văn bản nghị luận văn học: Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Viễn), Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” (Văn Giá), Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng) và “Hoàng tử bé” — một cuốn sách diệu kì (theo taodan.com.vn).
– Điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản:
- Giống nhau: tác giả sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định. Các văn bản có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
- Khác nhau: Vấn đề nghị luận trong văn bản nghị luận xã hội là các hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lí, đều là các vấn đề xã hội. Vấn đề nghị luận trong văn bản nghị luận văn học là vấn đề trong tác phẩm văn học và chúng ta phải dựa vào tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
– Khi đọc hiểu văn bản nghị luận cần chú ý:
- Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng (dẫn chứng) tiêu biểu trong văn bản.
- Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
- Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.
- Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
b.
– Các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 8 gồm những văn bản:
- Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên gồm có: Sao băng (theo Hồng Nhung), Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (theo Lưu Quang Hưng), Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại (theo Mơ Kiều) và Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? (theo Hoàng Tần, Trần Thuỷ Hoa).
- Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim gồm có các bài giới thiệu về truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng, về bộ phim Người cha và con gái, về cuốn sách khoa học Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ và tập truyện Quê mẹ.
– Những lưu ý về yêu cầu đọc hiểu văn bản thông tin:
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm của kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
- Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: trình tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng của đối tượng so sánh và đối chiếu.
- Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
- Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.
- Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lớp 8
- Hãy tóm tắt nội dung của truyện Cái kính. Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách Những người thích đùa của Nê-xin lớp 8 (2 Mẫu)
- Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác lớp 8 (3 Mẫu)
- Từ văn bản, hãy nhận xét về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Em thấy bản thân mình cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt lớp 8 (4 Mẫu)
- Nêu một số biện pháp tu từ có trong các văn bản thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp mà em thích.
- Nêu những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, tập một. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần đọc hiểu, viết, nói và nghe?
- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe liên quan với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học như thế nào? Phân tích một số ví dụ ở các bài học trong sách Ngữ văn 8, tập 1 để làm sáng tỏ điều ấy.
- Nêu những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một. Xác định trọng tâm phần nói và nghe của mỗi bài học.
- Các nội dung và yêu cầu của phần viết trong sách Ngữ văn 8, tập một có gì mới so với sách Ngữ văn 7?
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)