Vũ Nhôm là ai? Tiểu sử Vũ Nhôm chi tiết
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Vũ Nhôm là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Vũ Nhôm là ai?
Vũ nhôm là một doanh nhân và là ông trùm bất động sản tại Đà Nẵng. Ông hiện là chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79. Đặc biệt còn là cổ đông của nhiều công ty khác. Và gần đây ông cũng dính tới cuộc điều tra về bất động sản ở Đà Nẵng.
Chi tiết tiểu sử Vũ Nhôm
- Tên thật: Phan Văn Anh Vũ
- Biệt danh: Vũ Nhôm
- Năm sinh: 2/11/1975
- Tuổi: 46 (tính đến năm 2021)
- Nơi sống: Đà Nẵng
- Nghề nghiệp: Doanh nhân, Thượng tá công an nhân dân Việt Nam.
- Chức vị hiện tại: Chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79
Phan Văn Anh Vũ là con trai út trong một gia đình nghèo đông anh em. Phan Văn Anh Vũ phải bỏ học từ lớp 11 để đi làm thêm phụ giúp gia đình. Lúc đầu Phan Văn Anh Vũ làm thợ phụ nhôm kính cho người khác, sau đó mở cửa hàng kinh doanh nhôm kính cao cấp ở số 32 đường Quang Trung, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Từ đó Phan Văn Anh Vũ có biệt danh Vũ “nhôm”. Theo Phan Văn Anh Vũ khai báo với Hội đồng Xét xử Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử sơ thẩm vụ án Trần Phương Bình ngày 27 tháng 11 năm 2018 thì ngoài tên gọi Vũ nhôm, Phan Văn Anh Vũ còn có các tên gọi khác là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ, có hai quốc tịch (Việt Nam và Antigua và Barbuda).
Bạn đang xem: Vũ Nhôm là ai? Tiểu sử Vũ Nhôm chi tiết
Phan Văn Anh Vũ được tuyển dụng vào lực lượng công an nhân dân, biên chế là nhân viên tình báo của Tổng cục Tình báo – Bộ Công an, từ 1.10.2009, sau đó được thăng lên hàm Thượng tá. Sau khi phát hiện những sai phạm của Vũ, ngày 20.9.2017, Bộ Công an đã có quyết định kỷ luật giáng cấp bậc từ Thượng tá xuống trung tá, đồng thời cách chức phó trưởng phòng biệt phái và cho xuất ngũ ra khỏi lực lượng công an. Sau đó, Vũ bị khởi tố và bắt tạm giam, đến ngày 25.5.2018 thì bị khai trừ khỏi Đảng.
Theo hồ sơ các vụ án, trong quá trình hoạt động trên danh nghĩa cán bộ tình báo, Vũ được tổng cục cho phép sử dụng thêm các tên gọi khác là Lê Văn Sáu và Trần Đại Vũ, đồng thời cho phép sử dụng 2 công ty để làm tổ chức bình phong, gồm: CTCP xây dựng Bắc Nam 79 và CTCP Nova Bắc Nam 79, đều do Vũ làm chủ tịch HĐQT, hoặc là người đại diện theo pháp luật.
Lý giải biệt danh Vũ Nhôm
Giai đoạn đầu, Phan Văn Anh Vũ phụ giúp người ta làm nhôm kính. Tiếp theo ông mở một cửa hàng kinh doanh nhôm kính cao cấp ở 32 đường Quang Trung, TP. Đà Nẵng. Từ đó ông có biệt danh là Vũ ” nhôm”
Ngoài biệt danh Vũ Nhôm ông còn có 2 biệt danh khác như: Phan Văn Sáu, Trần Đại Vũ.
Sự nghiệp của Phan Văn Anh Vũ
Năm 1997 ông thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Xây dựng 79. Đường kinh doanh của Vũ “nhôm” đa phần là các thương vụ thâu tóm, mua bán đất vàng. Ông Vũ được cho là có tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc thao túng thị trường địa ốc Đà Nẵng và các khu đất vàng bằng cách chuyên lập ra các dự án và xin đất của Nhà nước (ngay từ thời ông Nguyễn Bá Thanh làm Bí thư Thành ủy và ông Trần Văn Minh làm chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng), rồi bán lại cho người khác mang lại nguồn thu nhập hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng.
Cột mốc là Công ty Cổ phần Xây dựng 79 có trụ sở chính tại Đà Nẵng, được thành lập từ năm 2002, trong đó ông là Chủ tịch Hội đồng Quản trị và là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Công ty CP Xây dựng 79 hoạt động kinh doanh đa ngành: xây dựng, bất động sản, khách sạn, nhà hàng… Ông Vũ “nhôm” từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nova Bắc Nam 79 (có trụ sở tại TP HCM). Ông cũng là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Nam 79 (TP Đà Nẵng) và có chân trong Công ty I.V.C. Ngoài ra ông còn nắm giữ 80% cổ phần ở Công ty TNHH Phú Gia Compound.
Những sai phạm của Vũ Nhôm
Khu đô thị quốc tế Đa Phước
Sáng ngày 10/4/2017, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu Bộ Công an điều tra và làm rõ vụ hút cát trái phép ở Cửa Đại, Hội An chuyển về khu đô thị quốc tế Đa Phước.
Theo Báo GTVT, khu đô thị quốc tế Đa Phước chưa có đánh giá tác động thi công mà công ty The Sunrise Bay vẫn làm. Khi bị đình chỉ thi công thì vẫn mở bán nhà, biệt thự công khai.
Tặng xe, nhượng nhà cho cán bộ
Ông Nguyễn Xuân Anh sử dụng oto, 2 căn nhà ở 45 – 47 Nguyễn Thái Học cho các công ty liên quan đến Vũ Nhôm biếu tặng.
Vợ chồng ông Hồ Ánh là Phó phòng Tổng hợp Văn phòng Thành ủy Đà Nẵng cũng được vợ chồng ông Vũ Nhôm ủy quyền toàn quyền sử dụng lô đất, nhà, tài sản gắn liền trên thửa đất tại địa chỉ 51 Nguyễn Thái Học.
Năm 2016, công ty Nova Bắc Nam 79 của ông Vũ tặng cho Bộ Công an Đà Nẵng 50 xe moto Yamaha Exciter 150cc. Cùng 4 xe mô tô đặc chủng có giá trị lên đến 4 tỷ đồng.
Sai phạm trong bất động sản
Tháng 9/2017, Cơ quan An ninh điều tra có công văn 817 để điều tra 9 dự án, 31 nhà và đất công sản sở hữu của Nhà Nước tại Đà Nẵng. Các dự án và đất công sản liên quan đều là những khu đất vàng.
- Khu đô thị Harbour Ville
- Khu Công viên An Đồn. Hiện khu đất này đã được xây dựng thành Trường Mẫu giáo ABC rộng 3.600m² (trường này do bà Phan Thị Anh Thư làm Hiệu trưởng, là chị ruột của ông Phan Văn Anh Vũ).
- Dự án Khu Đô thị Quốc tế Đa Phước trước đây của Công ty TNHH Daewon Cantavil thuộc Tập đoàn Daewon (Hàn Quốc). Sau đó được ông Phan Văn Anh Vũ mua lại.
- Khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty I.V.C do ông Phan Văn Anh Vũ làm chủ tịch.
- Dự án Phú Gia Compound có quy mô 2 ha. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Phú Gia Compound, được cho là có liên quan đến ông Vũ.
- Khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông (Phú Gia Villa Compound)
Cả sáu dự án này hoặc các công ty ông Vũ là chủ đầu tư hoặc có liên quan đến ông.
Khởi tố và truy nã
Ngày 22/12/2017, Cơ quan An ninh điều tra chính thức phát lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ. Các tài sản giao dịch liên quan đến Vũ Nhôm và vợ được phong tỏa.
Luật sư người Singapore đại diện của Vũ Nhôm nói rằng Cục quản lý xuất nhập cảnh Singapore đã giữ thân chủ của ông lại ngày 28/12/2017. Vì ông Vũ mang đến 2 hộ chiếu với 2 nhân thân khác nhau đều do chính quyền Việt Nam cấp.
Ngày 4/1/2018, Phan Văn Anh Vũ bị trục xuất về Việt Nam. Sau đó, bị công an bắt ngay sân bay Nội Bài. Ông Vũ cũng có tên trong thông báo đỏ của Interpol.
Vũ Nhôm được khởi tố thêm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi đang thi hành công vụ. Nhằm phục vụ cho công tác điều tra hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Nhôm về việc mua bán đất công sản tại Đà Nẵng và các tỉnh lân cận.
Vụ Tổng giám đốc ngân hàng Đông Á Trần Phương Bình
Ngày 4/4/2018, Cơ quan cảnh sát điều tra – Bộ Công an đề nghị truy tố ông Trần Phương Bình nguyên Tổng Giám đốc DongA Bank và 20 đồng phạm về tội Cố ý làm trái, vi phạm quy định trong cho vay xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đông Á.
Ông Bình xuất quỹ sai nguyên tắc, chi 200 tỉ cho Vũ Nhôm. Ngày 27/11/2018, Tòa án nhân dân TPHCM xét xử sơ thẩm vụ án Trần Phương Bình cùng 25 đồng phạm.Gây thiệt hại cho Ngân hàng Đông Á 3608 tỉ đồng.
Trần Phương Bình bị kết án chung thân. Về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Và 20 năm tù về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước trong quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo Phan Văn Anh Vũ 17 năm tù. Về tội lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản. Tổng hợp 8 năm tù từ bản án trước là 25 năm tù.
Tội làm lộ thông tin bí mật của Nhà Nước
Chiều ngày 30/7/2018, Tòa án Nhân dân Hà Nội tuyên án sau 1 ngày xử kín ông Phan Văn Anh Vũ bị phạt 9 năm tù (sau đó được giảm xuống còn 8 năm).
Các vụ bán đất công khác không qua đấu giá
Vụ bán 5.000m² đất vàng Sài Gòn:
Ngày 9/5/2018, Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi lô đất số 8-12 Lê Duẩn (Quận 1) rộng gần 5.000m² bán cho tư nhân sai quy định, gây thất thoát hàng nghìn tỉ đồng ngân sách, đề nghị xử lí nghiêm sai phạm của UBND TP HCM, các sở ngành và doanh nghiệp liên quan. Phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Thành Tài bị cáo buộc đã chấp thuận cho các đơn vị làm sai chỉ thị. Chủ trương của TP HCM về dự án này đã bị Giám đốc Công ty Quản lí Kinh doanh Nhà thành phố giai đoạn 2010-2011 Nguyễn Thị Thu Thủy cùng nhiều đơn vị, cá nhân liên quan “lái” sang hướng khác. Sở Tài nguyên – Môi trường đề xuất UBND TP HCM ban hành Quyết định 3030 chấp thuận cho Công ty Lavenue được giao khu đất số 8-12 Lê Duẩn là không đúng với quy định. Sở Tài chính đã không kiến nghị Bộ, ngành Trung ương hướng dẫn để tránh gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước. Sở Quy hoạch – Kiến trúc đề xuất UBND thành phố chấp thuận phương án kiến trúc công trình dự kiến ở khu đất theo kiến nghị của chủ đầu tư không phù hợp quy định của Luật Quy hoạch Đô thị, trái với các quyết định trước đó của UBND thành phố.
Phần đất công sản trên 32,4 ha ở Phước Kiển, Nhà Bè:
Phần đất công sản trên 32,4 ha ở Phước Kiển (Nhà Bè) được cho là có giá thị trường hơn 2.400 tỉ đồng nhưng lại được Công ty TNHH MTV Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận (100% vốn thuộc Văn phòng Thành ủy TP.HCM) bán cho Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với giá chỉ hơn 419 tỉ đồng. Theo Báo Người Tiêu dùng, người chịu trách nhiệm là Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM đương nhiệm, ông Tất Thành Cang. Cụ thể, ngày 1/6/2017, Văn phòng Thành ủy có Thông báo số 512-TB/VPTU, thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Tất Thành Cang, chấp thuận cho thương vụ mua bán này.
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Vũ Nhôm là ai? Mọi thông tin trong bài viết Vũ Nhôm là ai? Tiểu sử Vũ Nhôm chi tiết đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp
- Cao Bá Quát là ai? Những chuyện ít người biết về Cao Bá Quát
- 24k right là ai? Tiểu sử 24k right chi tiết nhất
- Abigail Western là ai? Câu chuyện về Abigail Western
- Anh Bâu là ai? Tiểu sử của Anh Bâu
- Arata Mackenyu là ai? Tiểu sử của Arata Mackenyu
- Baby Red là ai? Tiểu sử và sự nghiệp của Baby Red
- Bác Ba Phi là ai? Nguyên mẫu cuộc đời của Bác Ba Phi
- Bác sĩ Hà Duy Thọ là ai? Sự thật về bác sĩ Hà Duy Thọ nổi tiếng trên Facebook, Tiktok