Tổng hợp

Bác Ba Phi là ai? Nguyên mẫu cuộc đời của Bác Ba Phi

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Bác Ba Phi là ai? Nguyên mẫu cuộc đời của Bác Ba Phi trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Bác Ba Phi là ai?

Bác Ba Phi là một nhân vật trong dân gian được viết thành tiểu thuyết của nhà văn Anh Động.

Ông là nhân vật chính trong những câu chuyện kể về cuộc sống sinh hoạt thường ngày nhưng được cường điệu quá đáng (như rắn tát cá, chọi đá làm máy bay rơi, leo cây ớt té gãy chân…) và được trình bày một cách tự nhiên khiến người nghe hoàn toàn bất ngờ và bật cười. Ông là nhân vật cận đại nhất trong lịch sử kho tàng truyện trạng (nói dóc) của văn học Việt Nam.

Bạn đang xem: Bác Ba Phi là ai? Nguyên mẫu cuộc đời của Bác Ba Phi

Bác Ba Phi là ai?
Bác Ba Phi là ai?

Nguyên mẫu cuộc đời của Bác Ba Phi

Nhân vật nguyên mẫu của Bác Ba Phi là nghệ nhân Nguyễn Long Phi (1884-1964). Ông vốn là một nông dân tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, vốn có khiếu kể chuyện rất phong phú và đặc sắc, được nhiều người ưa thích.

Ông sinh năm 1884 tại tỉnh Đồng Tháp, là con trai trưởng trong gia đình có năm anh em nên nếu gọi đúng phải là Hai Phi. Vì loạn lạc nên cả gia đình phải bỏ xứ đi và cuối cùng dừng chân, lập nghiệp ở tận vùng đất giáp biển Cà Mau. Năm đó Hai Phi chỉ mới được 10 tuổi. Vì gia đình quá nghèo nên từ nhỏ ông phải đi cày thuê để nuôi tám người em nhỏ. Khi 15 tuổi, mẹ ông qua đời, ông trở thành một lao động chính trong gia đình. Tuy cuộc sống cơ cực, ban ngày phải đi khẩn hoang, cày cuốc ruộng vườn, nhưng đến ban đêm, ông thường tham gia tụ họp đờn ca, và được bà con trong xóm mê tiếng ca và nể trọng tính tình vui vẻ, bộc trực, khẳng khái, đặc biệt là những câu chuyện kể và cách kể truyện lôi cuốn người nghe của ông.

Năm lên 18 tuổi, ông Hai Phi bị Pháp bắt đi làm phu, rồi sau đó bị đưa sang nước ngoài làm lính lê dương. Được mấy năm thì ông trốn về Thái Lan, rồi lần mò về rừng U Minh này sống cho đến khi qua đời

Vốn làm tá điền cho Hương quản Tế – một điền chủ giàu có vùng Bảy Ghe, ông được Hương quản Tế hứa gả cô con gái là Ba Lữ với điều kiện phải làm công trong ba năm. Nhờ sức chịu thương chịu khó, nên sau ba năm thì ông cưới được vợ. Hương quản Tế rất yêu thương người con rể này và đã cắt chia cho vợ chồng Hai Phi khá nhiều đất. Cộng với sự cần cù sẵn có, ông đã ra sức khai khẩn phần đất được chia thành đồng ruộng cò bay thẳng cánh. Kể từ lúc cưới vợ, mọi người đều gọi ông căn cứ vào thứ của vợ nên cái tên Ba Phi xuất hiện và chết danh cho đến bây giờ.

Hai người lấy nhau một thời gian mà không có con, vì vậy bà Ba Lữ đã đứng ra cưới vợ hai cho chồng. Bà này sinh được một người con trai là Nguyễn Tứ Hải. Không rõ vì lý do gì mà khi Nguyễn Tứ Hải mới ba tuổi, bà đã gửi con cho chồng rồi về quê ở Mỹ Tho cho đến lúc qua đời. Ông Nguyễn Tứ Hải về sau lập gia đình với bà Nguyễn Thị Anh, sinh hạ một người con trai – cháu đích tôn của Bác Ba Phi – tên là Nguyễn Quốc Trị. Trong những câu chuyện của Bác Ba Phi thì đây chính là nhân vật thằng Đậu nổi tiếng. Và cũng có thành ngữ “Tệ như vợ (thằng) Đậu” được dùng để chỉ những người vụng về.

Về sau Bác Ba Phi cưới thêm vợ ba. Bà tên Chăm, là người dân tộc Khmer. Bà sinh được hai đứa con gái.

Bác Ba Phi qua đời tại rừng U Minh Hạ, nay là ấp Lung Tràm, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau. Phần mộ của ông được đặt giữa hai ngôi mộ của bà Ba Lữ và bà Chăm. Hiện nay, khu nhà và mộ phần của Bác Ba Phi được đề xuất xây dựng thành tuyến du lịch văn hóa của tỉnh Cà Mau.

Nguyên mẫu cuộc đời của Bác Ba Phi
Nguyên mẫu cuộc đời của Bác Ba Phi

Bác Ba Phi trong văn học

Bác Ba Phi thuộc lớp hậu duệ của những tiền nhân đi khai mở đất rừng U Minh. Cả quãng đời, mà đặc biệt là thời tuổi trẻ của Bác Ba Phi, là quá trình khai phá đất rừng U Minh nguyên sinh, vốn rất hào phóng mà cũng lắm khắc nghiệt. Với tinh thần khai phá, tính lạc quan yêu đời, thế giới quan của ông hiện ra thật sinh động và đáng yêu.

Những câu chuyện kể của ông, truyện nào cũng mang lại cho người nghe trước hết là tiếng cười sảng khoái, mượt mà âm sắc trào lộng, rất đặc hiệu Ba Phi, đồng thời nó còn ẩn chứa tính hào hùng của lớp người đi mở đất, tính cách đặc trưng Nam Bộ, lòng yêu thương thiên nhiên và con người.

Cho đến tận ngày ông qua đời, không có một văn bản nào chính thức có ghi chép lại những câu chuyện do ông kể, kể cả người trong thân tộc ông. Những câu chuyện kể của Bác Ba Phi là những câu chuyện truyền miệng. Tuy nhiên, nó cũng đầy đủ hình thức cấu trúc văn học: mở đề, thắt nút và kết thúc. Một mặt, nó cũng hao hao một loại tiểu thuyết chương, hồi rút gọn, dù có đảo lộn trật tự thế nào cũng giữ được ý nghĩa và tính xuyên suốt của những câu chuyện kể độc lập.

Những câu chuyện của Bác Ba Phi, do tính chất “truyền miệng”, vì vậy thường bị “biên tập” hoặc “hiệu chỉnh” lại trong quá trình câu truyện “lưu lạc”. Thêm vào đó, cũng có không ít những câu chuyện do người khác sáng tác, nhưng vẫn lấy danh xưng Bác Ba Phi.

Một số câu chuyện về Bác Ba Phi

Nếp dẻo

“Gần tết năm đó, Bác Ba Phi cùng cháu ông và con chó mực đi đến nhà ông Hai Móm ở đầu xóm chơi. Thấy khách đến nhà, nên ông Hai Móm mới lấy bánh ít lên đãi khách. Vì là chủ nhà nên ông ăn trước, nhưng khi ông Hai ăn bánh thì không thấy nói gì nữa mà chỉ ra hiệu cho Bác Ba Phi ăn bánh. Do bánh ít quá dính nên Bác Ba Phi phải gỡ một lúc mới ra, nhưng mạnh tay quá làm văng luôn miếng bánh dính lên cây cột nhà. Con chó mực thấy vậy liền nhảy lên táp miếng bột. Tức thì con chó dính luôn lên cây cột. Ông Hai thấy vậy mắc cười quá, cười phá lên làm văng luôn miếng bánh trong miệng ra. Miếng bánh văng trúng luôn bàn thờ kèm theo là hàm răng giả của ông Hai, con chó thấy vậy bay qua táp miếng bánh trên tủ thờ và táp luôn hàm răng giả của ông Hai Móm”.

Cọp xay lúa

“Đêm hôm đó, lúc tôi đang xay lúa, bỗng nghe hơi cọp, liền biết “ông thầy” đang rình bên ngoài. Nhờ biết trước, tôi vừa xay lúa vừa thủ thế. Quả nhiên, trong chớp mắt cọp nhào vô chụp tôi. Tôi liền né sang bên. Cọp lỡ đà vướng hai chân trước vào giằng xay. Thế là nó sa đà theo vòng quay của cái cối đang quay. Thấy vậy, tôi hối “Bả” xúc lúa đổ vào cối. Đợi cho tới lúc cọp xay hết 20 giạ lúa, tôi liền hét lên một tiếng thật to: “Cọp”! Nó hoảng quá, đâm đầu chạy tuốt ra rừng. Từ đó về sau cọp “bỏ tật” bắt người ăn thịt”.

Câu ếch

“Năm rồi, trời sa mưa đầu mùa, ếch kêu khắp bốn phía, đâu đâu cũng có tiếng “uệch uệch”. Chỉ riêng trong vườn nhà tôi có một tiếng ếch rất đặc biệt, nó kêu đến cảm thấy thèm ăn thịt ếch mà ngủ không yên. Tôi biết đây là loại “ếch bà”.

Sáng hôm sau, tôi bắt một con vịt mới nở làm mồi, trong khi tôi thả con mồi chưa tới mặt nước thì con ếch từ trong hang ló ra; nó lắc đầu lia lịa rồi ngồi chờ ở miệng hang.

Tôi biết con ếch này đòi ăn mồi lớn, tôi bắt con vịt mái đẻ ra câu. Vừa trông thấy con mồi, con ếch gật đầu liên tiếp mấy cái rồi hớp nước súc miệng. Xong, ếch khoát tay ra hiệu cho tôi thả con vịt mái xuống. Thế là ếch đưa hai tay ra đón con mồi đưa thẳng vào miệng.

Đợi cho ếch nuốt mồi xong, tôi giật mạnh một phát. Té ra, hàng cau của tôi gãy liền một lúc đến 3 cây, con ếch thì vẫn nằm yên tại chỗ. Còn sợi nhợ câu lúc này căng thẳng tối đa. Thấy vậy, tôi ngồi xuống khảy vào sợi nhợ ấy mà ca luôn 6 câu vọng cổ”.

Một số câu chuyện về Bác Ba Phi
Một số câu chuyện về Bác Ba Phi

Trấn Thành: Diễn thành công hay phá hỏng hình ảnh Bác Ba Phi?

Dù chỉ đảm nhận vai phụ – Bác Ba Phi, nhưng diễn xuất của Trấn Thành lại khiến khán giả bàn tán sôi nổi hơn cả các vai diễn chính.

Bộ phim Đất rừng phương Nam khởi chiếu từ ngày 16/10/2023. Mặc dù chỉ là nhân vật phụ trong phim nhưng Bác Ba Phi do Trấn Thành thủ vai đã nhận được sự chú ý của khán giả ngay từ khi phim chưa ra mắt.

Đến thời điểm hiện tại, nhân vât này vẫn gây nhiều tranh cãi cho khán giả. Trên các hội nhóm bàn luận về phim ảnh, từ khóa “Bác Ba Phi” được quan tâm hơn hẳn nhân vật chính.

Một số người bày tỏ sự khó chịu đối với diễn xuất của Trấn Thành, thậm chí có người còn cho rằng, nhân vật mà Trấn Thành thể hiện sai lệch với hình tượng Bác Ba Phi vốn quen thuộc trong văn hóa của người dân Nam Bộ.

Nam diễn viên đã đưa vào nhân vật của mình những màn “dạy đời” đậm chất Trấn Thành, khiến hình ảnh Bác Ba Phi trở nên xa lạ với khán giả.

Những câu thoại như: “Dân mình hiểu đất mình, dân mình thương đất mình, đất trời sẽ che chở cho chúng ta” đã biến Bác Ba Phi của Đất rừng phương Nam bản điện ảnh bị nhiều người gọi là “bác Ba đạo lý”, nặng nề và “giả trân” như đang diễn kịch.

“Nói trạng” là “thương hiệu” của Bác Ba Phi trong các tác phẩm văn học. Tuy nhiên, Bác Ba Phi nói quá mà vẫn dí dỏm, gần gũi, đầy thuyết phục chứ không hề nặng về sự khoa trương.

Đặc biệt, màn “tranh công” cứu Võ Tòng của Bác Ba Phi do Trấn Thành đảm nhiệm càng khiến nhiều người tranh cãi. Cụ thể, trong cảnh quay “nói trạng” ở quán rượu bà Tư Béo, Bác Ba Phi kể lại chuyện bản thân cứu Võ Tòng một cách cường điệu:

“Bữa đó tao chứng kiến, tụi lính vừa đưa súng, Võ Tòng gầm lên, trời sấm sét, tụi lính sợ đái ra quần như xả lũ, còn tinh thần đâu mà bắn? Ba Phi tao thấy đúng lúc, chụp cái liềm cắt lúa phóng đứt sợi dây thòng lọng.

Võ Tòng huýt một tiếng sáo, từ đâu một đám trâu mộng, lao vô ủi đám quân lính té nhào. Rồi cha Võ Tòng nhảy xuống sông, được ông cá hô chở đi mất”.

Trấn Thành: Diễn thành công hay phá hỏng hình ảnh Bác Ba Phi?
Trấn Thành: Diễn thành công hay phá hỏng hình ảnh Bác Ba Phi?

Trên thực tế, Bác Ba Phi không hề xuất hiện ở phân đoạn cướp pháp trường nên càng không có chuyện cứu Võ Tòng. Việc nhân vật Bác Ba Phi tuyên bố như thế khiến nhiều người cho rằng, nó đã vượt quá sự dí dỏm, hài hước mà trở thành sự tranh công.

Tình tiết này bị cho là hoàn toàn trái ngược với tính cách hào sảng, ngay thẳng của Bác Ba Phi trong nguyên mẫu đời thực và trong bản phim truyền hình. Chính vì vậy, nam diễn viên nhận về không ít chỉ trích từ khán giả vì cho rằng anh đã phá hỏng hình tượng Bác Ba Phi – niềm tự hào của nhiều thế hệ người dân Nam Bộ.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến ủng hộ Trấn Thành trong việc “làm mới” nhân vật của mình. Những người này cho rằng bộ phim Đất rừng phương Nam bản điện ảnh chỉ lấy cảm hứng từ tiểu thuyết cùng tên nên các nhân vật cũng sẽ không cần giống với nguyên tác.

Những người này cho rằng cách tiếp cận của mỗi người mỗi khác, hơn nữa đây chỉ là nhân vật phụ của phim, không cần quá chú trọng tới để tránh làm loãng sự chú ý dành cho nội dung phim nói chung.

Bản thân Trấn Thành cũng từng chia sẻ rằng anh sẽ sáng tạo để nhân vật Bác Ba Phi của mình khác biệt hơn. Nam diễn viên nói: Ban đầu tôi ngại ngần khi đạo diễn mời đóng vai kinh điển. Dù vậy, tôi thích thử thách này vì kích thích sự sáng tạo. Tôi tin phiên bản của tôi hoàn toàn mới, sẽ không chỉ bước ra, kể chuyện vui, nói dóc như bản cũ, mà có nhiều vai trò hơn. Tôi hy vọng được mọi người yêu thích qua vai diễn này”.

Trong buổi giao lưu ra mắt phim Đất rừng phương Nam tại TP.HCM, nghệ sĩ Mạc Can – người từng “đóng đinh” với hình tượng nhân vật Bác Ba Phi bản điện ảnh cũng nhận định:

“Trấn Thành còn trẻ và có những sáng tạo riêng tôi đâu biết được. Nhiều khi cái đó xuất sắc thì sao? Còn về chuyện khuôn mặt, vóc dáng trẻ quá thì phải cố gắng làm sao cho giống Bác Ba Phi thiệt. Bởi vì người diễn viên khi vào phim phải giống nhân vật”.

Còn về hình tượng Bác Ba Phi trong lòng khán giả, nam nghệ sĩ gạo cội cũng nhấn mạnh rằng “khỏi cần giữ”. Vì đối với nghệ sĩ Mạc Can: “Người ta dám đóng lại nghĩa là có tự tin. Tự tin chứ. Phải làm hay hơn, mà hay hơn thì đáng quý. Tóm lại, ai mà đóng sau, đóng cái vai người ta từng đóng rồi thì hay”.

Riêng đạo diễn Nguyễn Quang Dũng thì khẳng định ngắn gọn: “Tôi chọn Trấn Thành vào vai Bác Ba Phi vì sự hoạt ngôn, khả năng biến hoá linh hoạt. Nếu không phải Trấn Thành thì tôi cũng không còn sự lựa chọn nào khác”.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Bác Ba Phi là ai. Mọi thông tin trong bài viết Bác Ba Phi là ai? Nguyên mẫu cuộc đời của Bác Ba Phi đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (13 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button