Hợp chất Nhôm Nitrat Al(NO3)3 – Cân bằng phương trình hóa học
Mời các em theo dõi nội dung bài học Hợp chất Nhôm Nitrat Al(NO3)3 – Cân bằng phương trình hóa học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Hợp chất Nhôm Nitrat Al(NO3)3 – Cân bằng phương trình hóa học
Hợp chất Nhôm Nitrat Al(NO3)3 – Hóa học lớp 8
Hợp chất Nhôm Nitrat Al(NO3)3 – Cân bằng phương trình hóa học được THCS Bình Chánh sưu tầm và đăng tải. Đây là phần phương trình hóa học của Nhôm Al(NO3)3 và hợp chất nhôm sẽ tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Nhôm Al(NO3)3 và hợp chất của Nhôm Al(NO3)3 đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn. Mời các bạn tham khảo
- Hợp chất Bari Cacbonat BaCO3 – Cân bằng phương trình hóa học
- Hợp chất Bari Hidrosunfua Ba(HS)2 – Cân bằng phương trình hóa học
- Một số hợp chất khác của Bari – Cân bằng phương trình hóa học
- Một số hợp chất khác của Bari – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng nhiệt phân: 4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2↑ + 3O2↑ – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng nhiệt phân:
4Al(NO3)3 → 2Al2O3 + 12NO2↑ + 3O2↑
Bạn đang xem: Hợp chất Nhôm Nitrat Al(NO3)3 – Cân bằng phương trình hóa học
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ: 150 – 200oC
Cách thực hiện phản ứng
– Nhiệt phân muối nhôm nitrat
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Có khí không màu thoát ra
Bạn có biết
Nhiệt phân muối nitrat của kim loại từ Mg đến Cu cũng thu được oxit kim loại tương ứng và khí NO2, O2
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch nước vôi trong
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hidroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3
Ví dụ 2: Cho sơ đồ phản ứng: Al → X → Al2O3 → Al
X có thể là
A. AlCl3.
B. NaAlO2.
C. Al(NO3)3.
D. Al2(SO4)3.
Đáp án: C
Ví dụ 3: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng boxit.
B. quặng pirit.
C. quặng đolomit.
D. quặng manhetit.
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
Thành phần chính của quặng Boxit là Al2O3
Phản ứng hóa học: Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Al(NO3)3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaNO3
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 trong dung dịch
Bạn có biết
Zn(NO3)2, Cr(NO3)3 cũng có phản ứng tương tự
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các thí nghiệm sau:
1. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2.
2. Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3.
3. Nhỏ từ từ đến dư dd HCl vào dung dịch NaAlO2.
Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là:
A. 1 và 2
B. 1 và 3
C. 2 và 3
D. Cả 1, 2 và 3
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 và sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3 đều cho hiện tượng tạo kết tủa keo trắng và không tan khi khí dư
CO2 + NaAlO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓
3NH3 + AlCl3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)3↓
Ví dụ 2: Một dung dịch chứa a mol AlCl3 tác dụng với một dung dịch chứa b mol NaOH. Điều kiện để thu được kết tủa là
A. b > 4a
B. b < 4a
C. a + b = 1mol
D. a – b = 1mol
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Ban đầu 1 mol AlCl3 tác dụng với 3 mol NaOH, thu được kết tủa Al(OH)3
Nếu kết tủa tiếp tục bị hòa tan mà vẫn thu được được kết tủa thì lượng NaOH còn dư sẽ phải nhỏ hơn lượng Al(OH)3 mới bị sinh ra hay: b – 3a < a
Hay b < 4a
Ví dụ 3: Khi hoà tan AlCl3 vào nước, hiện tượng xảy ra là:
A. Dung dịch vẫn trong suốt
B. Có kết tủa
C. Có kết tủa đồng thời có giải phóng khí
D. Có kết tủa sau đó kết tủa tan
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Hòa tan AlCl3 vào nước thì Al3+ bị thủy phân tạo kết tủa
Al3+ + 3H2O → Al(OH)3 + 3H+
Phản ứng hóa học: Al(NO3)3 + 3KOH → Al(OH)3↓ + 3KNO3 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Al(NO3)3 + 3KOH → Al(OH)3↓ + 3KNO3
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch KOH
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 trong dung dịch
Bạn có biết
Zn(NO3)2, Cr(NO3)3 cũng có phản ứng tương tự
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al, Ba, Mg
A. Dung dịch HCl
B. Nước
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch H2SO4
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Thấy kim loại tan dần trong nước và tạo khí là Ba:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Cho lần lượt kim loại Al, Mg vào dung dịch Ba(OH)2 nếu kim loại tan và tạo khí là Al, còn lại là Mg
2Al + Ba(OH)2 + 6H2O → Ba[Al(OH)4]2 + 3H2↑
Ví dụ 2: Cho các phát biếu sau về phản ứng nhiệt nhôm:
A. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau H trong dãy điện hoá
B. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hoá
C. Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng trước và đứng sau Al trong dãy điện hoá với điều kiện kim loại đó dễ bay hơi
D. Nhôm khử tất cả các oxit kim loại
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Nhôm chỉ có thể khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hoá
Ví dụ 3: Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan
B. chỉ có kết tủa keo trắng
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên
D. không có kết tủa, có khí bay lên
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
– Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3, ban đầu có kết tủa keo trắng xuất hiện.
3NaOH + AlCl3 → Al(OH)3 + 3NaCl
– Sau đó kết tủa keo trắng tan trong NaOH dư tạo dung dịch trong suất.
NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O
Phản ứng hóa học: Al(NO3)3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Al(NO3)3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3↓ + 3NH4NO3
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với NH3
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 trong dung dịch
Bạn có biết
Zn(NO3)2, Cr(NO3)3 cũng có phản ứng tương tự
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là:
A. Na, Ca, Al
B. Na, Ca, Zn
C. Na, Cu, Al
D. Fe, Ca, Al
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
Các kim loại mạnh từ nhôm trở lên có thể điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng
Ví dụ 2: Có 4 dung dịch muối riêng biệt: CuCl2, ZnCl2, FeCl3, AlCl3. Nếu thêm dung dịch KOH (dư) rồi thêm tiếp dung dịch NH3 (dư) vào 4 dung dịch trên thì số chất kết tủa thu được là
A. 4
B. 1
C. 3
D. 2
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Khi cho KOH vào đến dư thì ZnCl2 và AlCl3 tạo muối tan. Còn lại các muối kia tạo các hiđroxit: Cu(OH)2; Fe(OH)3
Thêm tiếp NH3 đến dư vào sẽ tạo phức tan với Cu(OH)2 là [Cu(NH3)4](OH)2
→ chỉ còn lại 1 kết tủa Fe(OH)3
Ví dụ 3: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất rắn sau: Cu, Mg, Al. Thuốc thử để nhận biết 3 chất trên là:
A. Lần lượt NaOH và HCl
B. Lần lượt là HCl và H2SO4
C. Lần lượt NaOH và H2SO4 đặc nóng
D. Tất a, b, c đều đúng
Đáp án: A
Phản ứng hóa học: 2Al(NO3)3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3↓ + 3Ba(NO3)2 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2Al(NO3)3 + 3Ba(OH)2 → 2Al(OH)3↓ + 3Ba(NO3)2
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 trong dung dịch
Bạn có biết
Zn(NO3)2, Cr(NO3)3 cũng có phản ứng tương tự
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Trong những chất sau, chất nào không có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3
B. Al2O3
C. ZnSO4
D. NaHCO3.
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
Trong những chất trên, chất không có tính lưỡng tính là ZnSO4.
Ví dụ 2: Cho Al tác dụng với lần lượt các dung dịch axit sau: HCl, HNO3 loãng; H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc, nguội; H2SO4 loãng. Số dung dịch có thể hòa tan được Al là:
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
Đáp án: D
Hướng dẫn giải
2Al + 6HCl(l) → 2AlCl3 + 3H2;
Al + 4HNO3 loãng → Al(NO3)3 + NO + 2H2O
2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 3H2O
Al + 3H2SO4(l) → Al2(SO4)3 + 3H2.
Ví dụ 3: Cho bột Al vào dung dịch KOH dư, ta thấy hiện tượng?
A. Sủi bọt khí, bột Al không tan hết và thu được dung dịch không màu.
B. Sủi bọt khí, Al không tan hết và dung dịch màu xanh lam.
C. Sủi bọt khí, Al tan dần đến hết và thu được dung dịch không màu.
D. Sủi bọt khí, bột Al tan dần đến hết và thu được dung dịch màu xanh lam.
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
2Al + 2H2O + 2KOH → 3H2 + 2KAlO2
Phản ứng hóa học: Al(NO3)3 + 4NaOH → 3NaNO3 + NaAl(OH)4 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Al(NO3)3 + 4NaOH → 3NaNO3 + NaAl(OH)4
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch NaOH
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa rồi tủa tan trong dung dịch
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. PbO, K2O, SnO.
B. FeO, MgO, CuO.
C. Fe3O4, SnO, BaO.
D. FeO, CuO, Cr2O3.
Đáp án: D
Hướng dẫn giải
Phản ứng nhiệt nhôm là để khử các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa. Vậy các oxit thỏa mãn điều kiện trên là: PbO, SnO, FeO, CuO, Fe3O4, Cr2O3.
Ví dụ 2: Cho một lá nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch Hg(NO3)2, thấy có một lớp thủy ngân bám trên bề mặt nhôm. Hiện tượng tiếp theo quan sát được là:
A. khí hiđro thoát ra mạnh.
B. khí hiđro thoát ra sau đó dừng lại ngay.
C. lá nhôm bốc cháy.
D. lá nhôm tan ngay trong thủy ngân và không có phản ứng.
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
2Al + 3Hg(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Hg
Al sẽ tạo với Hg hỗn hống. Hỗn hống Al tác dụng với nước
2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2
Phản ứng hóa học: Al(NO3)3 + 4KOH → 2H2O + 3KNO3 + KAlO2 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Al(NO3)3 + 4KOH → 2H2O + 3KNO3 + KAlO2
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch KOH
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa rồi tủa tan trong dung dịch
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Dung dịch AlCl3 và Al2(SO3)3 làm quỳ tím hóa hồng
B. Al(OH)3, Al2O3, Al đều là các chất lưỡng, tính,
C. Nhôm là kim loai nhẹ và có khả năng dẫn điện Iot
D. Từ Al2O3 có thế điều chế được Al.
Đáp án: B
Ví dụ 2: Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và Na2CO3
B. HNO3 và NaHCO3
C. NaAlO2 và KOH
D. NaCl và AgNO3
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
NaAlO2 và KOH không xảy ra phản ứng hóa học
Ví dụ 3: Dùng hóa chất nào sau đây để phân biệt Zn(NO3)2 và Al(NO3)3?
A. Dung dịch NaOH
B. Dung dịch Ba(OH)2
C. Dung dịch NH3
D. Dung dịch nước vôi trong
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
Khi cho NH3 vào 2 dung dịch cả 2 dung dịch đều xuất hiện kết tủa hidroxit, nhưng Zn(OH)2 tạo thành có khả năng tạo phức với NH3 nên kết tủa lại tan, còn với Al(OH)3 không tan trong NH3
Phản ứng hóa học: 2Al(NO3)3 + 4Ba(OH)2 → 3Ba(NO3)2 + 4H2O + Ba(AlO2)2 – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2Al(NO3)3 + 4Ba(OH)2 → 3Ba(NO3)2 + 4H2O + Ba(AlO2)2
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch Ba(OH)2
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa rồi tủa tan trong dung dịch
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Kết luận nào sau đây không đúng với nhôm?
A. Có bán kính nguyên tử lớn hơn Mg.
B. Là nguyên tố họ p
C. Là kim loại mà oxit và hidroxit lưỡng tính.
D. Trạng thái cơ bản nguyên tử có 1e độc thân.
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
Mg thuộc nhóm IIA, Al thuộc nhóm IIIA và cùng thuộc chu kì 3 → bán kính của Mg > Al
Ví dụ 2: Nhôm không bị hoà tan trong dung dịch
A. HCl.
B. HNO3 đặc, nguội.
C. HNO3 loãng
D. H2SO4 loãng.
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Nhôm bị thụ động hóa trong HNO3 đặc nguội
Ví dụ 3: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. quặng boxit.
B. quặng pirit.
C. quặng đolomit.
D. quặng manhetit.
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
Thành phần chính của quặng Boxit là Al2O3
Phản ứng hóa học: 2Al(NO3)3 + 3Cu + 4H2SO4 → Al2(SO4)3 + 2Cu(NO3)2 + 4H2O + NO↑ – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
2Al(NO3)3 + 3Cu + 4H2SO4 → Al2(SO4)3 + 2Cu(NO3)2 + 4H2O + NO↑
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với Cu trong dung dịch H2SO4
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện khí không màu thoát ra khỏi dung dịch
Bạn có biết
Các muối nitrat như KNO3, NaNO3… cũng có phản ứng tương tự
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Cho các thí nghiệm sau:
1. Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2
2. Sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3.
3. Nhỏ từ từ đến dư dd HCl vào dung dịch NaAlO2.
Những thí nghiệm có hiện tượng giống nhau là:
A. 1 và 2
B. 1 và 3
C. 2 và 3
D. Cả 1, 2 và 3
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
Sục khí CO2 vào dung dịch NaAlO2 và sục khí NH3 vào dung dịch AlCl3 đều cho hiện tượng tạo kết tủa keo trắng và không tan khi khí dư
CO2 + NaAlO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓
3NH3 + AlCl3 + 3H2O → 3NH4Cl + Al(OH)3↓
Ví dụ 2: Một dung dịch chứa a mol AlCl3 tác dụng với một dung dịch chứa b mol NaOH. Điều kiện để thu được kết tủa là
A. b > 4a
B. b < 4a
C. a + b = 1mol
D. a – b = 1mol
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Ban đầu 1 mol AlCl3 tác dụng với 3 mol NaOH, thu được kết tủa Al(OH)3
Nếu kết tủa tiếp tục bị hòa tan mà vẫn thu được được kết tủa thì lượng NaOH còn dư sẽ phải nhỏ hơn lượng Al(OH)3 mới bị sinh ra hay: b – 3a < a
Hay b < 4a
Ví dụ 3: Kim loại nhôm khử N+5 của HNO3 thành N+1. Số phân tử HNO3 đã bị khử trong pư sau khi cân bằng là
A. 30
B. 36
C. 6
D. 15
Đáp án: A
Hướng dẫn giải
8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
Phản ứng hóa học: Al(NO3)3 + Na3PO4 → NaNO3 + AlPO4↓ – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Al(NO3)3 + Na3PO4 → NaNO3 + AlPO4↓
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ phòng
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch Na3PO4
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa trắng nhôm photphat
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Tại sao miếng Al (đã cạo sạch màng bảo vệ Al2O3) khử H2O rất chậm và khó, nhưng lại khử H2O dễ dàng trong dung dịch kiềm mạnh
A. Vì Al có tính khử kém hơn kim loại kiềm, kiềm thổ
B. Vì Al là kim loại có thể tác dụng với dung dịch kiềm
C. Vì Al tạo lớp màng bảo vệ Al(OH)3. Lớp màng bị tan trong dung dịch kiềm mạnh
D. Vì Al là kim loại có hiđrôxit lưỡng tính.
Đáp án: C
Hướng dẫn giải
Al phản ứng với nước tạo ra màng bảo vệ là Al(OH)3, nó ngăn không cho Al tiếp xúc với nước.
Trong dung dịch kiềm mạnh (NaOH, KOH…) màng bảo vệ Al(OH)3 sinh ra liền bị phá huỷ, do đó Al khử H2O dễ dàng, giải phóng khí H2.
Ví dụ 2: Cho dd NH3 dư vào dd AlCl3 và ZnCl2 thu được A. Nung A được chất rắn B. Cho luồng H2 đi qua B nung nóng sẽ thu được chất rắn:
A. Zn và Al
B. Zn và Al2O3
C. ZnO và Al2O3
D. Al2O3
Đáp án: D
Hướng dẫn giải
Cho NH3 dư vào thì kết tủa thu được chỉ có Al(OH)3, nung nóng X thì thu được Y sẽ là Al2O3. CO không có phản ứng với Al2O3 nên chất rắn thu được là Al2O3
Ví dụ 3: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt.
A. Chỉ có Cu
B. Cu và Al
C. Fe và Al
D. Chỉ có Al
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Đồng và nhôm được dùng làm vật liệu dẫn nhiệt
Phản ứng hóa học: Al(NO3)3 + K3PO4 → KNO3 + AlPO4↓ – Cân bằng phương trình hóa học
Phản ứng hóa học:
Al(NO3)3 + K3PO4 → KNO3 + AlPO4↓
Điều kiện phản ứng
– Nhiệt độ phòng
Cách thực hiện phản ứng
– Cho Al(NO3)3 tác dụng với dung dịch K3PO4
Hiện tượng nhận biết phản ứng
– Xuất hiện kết tủa trắng nhôm photphat
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Kim loại nào sau đây được dùng nhiều nhất để đóng gói thực phẩm:
A. Zn
B. Fe
C. Sn
D. Al
Đáp án: D
Hướng dẫn giải
Nhôm được sử dụng để đóng gói thực phẩm
Ví dụ 2: Cho hỗn hợp K và Al vào H2O, thấy hỗn hợp tan hết. Chứng tỏ:
A. Nước dư
B. Nước dư và nK > nAl
C. Nước dư và nK < nAl
D. Al tan hoàn toàn trong H2O
Đáp án: B
Ví dụ 3: Chỉ dùng 1 chất để phân biệt 3 kim loại sau: Al, Ba, Mg
A. Dung dịch HCl
B. Nước
C. Dung dịch NaOH
D. Dung dịch H2SO4
Đáp án: B
Hướng dẫn giải
Thấy kim loại tan dần trong nước và tạo khí là Ba:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Cho lần lượt kim loại Al, Mg vào dung dịch Ba(OH)2 nếu kim loại tan và tạo khí là Al, còn lại là Mg
2Al + Ba(OH)2 + 6H2O → Ba[Al(OH)4]2 + 3H2↑
THCS Bình Chánh xin gửi tới các bạn bài Hợp chất Nhôm Nitrat Al(NO3)3 – Cân bằng phương trình hóa học Đây là phần phương trình hóa học của Nhôm Al(NO3)3 và hợp chất nhôm sẽ tổng hợp tất cả các phản ứng hóa học của Nhôm Al(NO3)3 và hợp chất của Nhôm Al(NO3)3 đã học trong chương trình Cấp 2, Cấp 3 giúp bạn dễ dàng cân bằng phương trình hóa học và học tốt môn Hóa hơn. Chúc các bạn học tốt
……………………………………..
Ngoài Hợp chất Nhôm Nitrat Al(NO3)3 – Cân bằng phương trình hóa học. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học kì 1 lớp 8, đề thi học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với tài liệu lớp 8 sẽ giúp các bạn ôn tập tốt hơn. Chúc các bạn học tập tốt
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập