Học TậpKhoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạoLớp 7

Khoa học tự nhiên 7 Bài 34 Chân trời sáng tạo: Sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật | Giải KHTN 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật 

Mở đầu trang 155 KHTN lớp 7: Quá trình sống của loài bướm trong hình bên trải qua nhiều giai đoạn: giai đoạn trứng, giai đoạn sâu, giai đoạn kén, giai đoạn bướm trưởng thành. Đó là những giai đoạn sinh trưởng và phát triển của bướm. Sinh trưởng và phát triển là gì? Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển như thế nào?

Bạn đang xem: Khoa học tự nhiên 7 Bài 34 Chân trời sáng tạo: Sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật | Giải KHTN 7

Trả lời:

– Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

– Khái niệm phát triển: Phát triển là những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.

– Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền đề cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

1. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Câu hỏi thảo luận 1 trang 155 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 34.1, em hãy nhận xét sự thay đổi về kích thước, hình thái và các cơ quan của cây hoa hướng dương.

Trả lời:

Cây hoa hướng dương có sự thay đổi kích thước, hình thái và các cơ quan:

– Kích thước của cây tăng dần.

– Có sự xuất hiện hình thái và các cơ quan của cây theo từng giai đoạn: từ chưa có rễ đến có rễ phân nhánh nhiều, từ thân non nhỏ đến thân dài cứng, từ chưa có lá thật đến có lá thật với sống lượng nhiểu, từ chưa có hoa đến có hoa,…

Câu hỏi thảo luận 2 trang 156 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 34.2 và cho biết dấu hiệu sự sinh trưởng, sự phát triển của gà.

Trả lời:

– Dấu hiệu của sự sinh trưởng ở gà: Sự tăng kích thước, khối lượng của con gà.

– Dấu hiệu của sự phát triển ở gà:

+ Sự phát sinh các cơ quan tạo nên con gà con hoàn chỉnh.

+ Gà trống trưởng thành có khả năng sinh tinh trùng, gà mái trưởng thành có khả năng sinh trứng.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 156 KHTN lớp 7: Hãy cho biết mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.

Trả lời:

Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở sinh vật: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sinh trưởng tạo tiền để cho phát triển. Phát triển sẽ thúc đẩy sinh trưởng.

Luyện tập trang 156 KHTN lớp 7: Nhận biết sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật bằng cách hoàn thành bảng sau đây:

Trả lời:

Biểu hiện

Sinh trưởng

Phát triển

Sau một năm, em học sinh lớp 1 cao thêm 10 cm.

+

Hạt đậu ngâm nước lâu nở to hơn lúc đầu.

Hạt đỗ nảy mầm.

+

Cây bưởi ra hoa.

+

Trứng gà nở thành gà con.

+

2. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Câu hỏi thảo luận 4 trang 156 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 34.3 và cho biết mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có ở đâu trên cơ thể thực vật.

Trả lời:

– Vị trí của mô phân sinh đỉnh: nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ.

– Ví trí của mô phân sinh bên: phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 157 KHTN lớp 7: Mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên có vai trò gì đối với sự sinh trưởng của cây?

Trả lời:

– Vai trò của mô phân sinh đỉnh: làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.

– Vai trò của mô phân sinh bên: có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.

Luyện tập trang 157 KHTN lớp 7: Hãy kể tên một số loại cây có mô phân sinh bên.

Trả lời:

Những loài cây Hai lá mầm sẽ có mô phân sinh bên → Một số loại cây có mô phân sinh bên là: cây bưởi, cây cam, cây xoài, cây chôm chôm, cây nhãn, cây ổi, cây khế, cây phượng vĩ, cây lim,…

Câu hỏi thảo luận 6 trang 157 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 34.4, hãy kể tên các giai đoạn trong vòng đời của cây cam và xác định các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam.

Trả lời:

– Các giai đoạn trong vòng đời của cây cam: Hạt → hạt nảy mầm → cây mầm → cây con → cây trưởng thành → cây trưởng thành ra hoa, tạo quả và hạt.

– Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cam: giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn sinh sản.

Luyện tập trang 157 KHTN lớp 7: Hãy vẽ vòng đời của một cây có hoa mà em biết.

Trả lời:

Học sinh dựa vào vòng đời của cây cam để vẽ vòng đời của một cây có hoa như cây ổi, cây phượng vĩ, cây sấu, cây nhãn,…

3. Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Câu hỏi thảo luận 7 trang 157 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 34.5 và cho biết hình thái của ếch qua các giai đoạn có điểm gì đặc biệt? Hãy xác định giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch.

Trả lời:

– Hình thái của ếch có sự thay đổi rất lớn qua các giai đoạn.

– Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của ếch: trứng, phôi, nòng nọc, nòng nọc 2 chân, nòng nọc 4 chân, ếch con và ếch trưởng thành. Mỗi giai đoạn trong vòng đời của ếch đều có sự xen kẽ giữa sinh trưởng và phát triển.

Luyện tập trang 158 KHTN lớp 7: Em hãy vẽ sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người qua các giai đoạn.

Trả lời:

Sơ đồ quá trình sinh trưởng và phát triển của người:

Vận dụng trang 158 KHTN lớp 7: Em hãy tìm hiểu thêm về vòng đời của một số loài thực vật và động vật ở địa phương và viết một báo cáo ngắn khoảng 500 từ về các vấn đề tìm hiểu được.

Trả lời:

Vòng đời của ếch:

Vòng đời của ếch diễn ra theo các giai đoạn sau: Trứng ếch → Nòng nọc → Nòng nọc có chân → Ếch con → Ếch trưởng thành. Vào mùa sinh sản, ếch cái đẻ ra rất nhiều trứng, ếch đực trên lưng có nhiệm vụ thụ tinh cho trứng ngay lập tức. Khi trứng đã thụ tinh, phôi trong trứng phân chia và bắt đầu có hình dạng của một con nòng nọc. Trong vòng 1 đến 3 tuần, nòng nọc sẽ tự thoát ra ngoài. Nòng nọc lúc này có mang để hô hấp, miệng và đuôi dài. Sau khoảng 4 tuần, mang ếch bắt đầu bị bao phủ bởi lớp da, chúng bắt đầu hít thở bằng hai lỗ mũi, đuôi dần dần ngắn lại. Từ 6 đến 9 tuần sau, nòng nọc cũng bắt đầu mọc hai chi trước và sau, đuôi chúng lúc này ngắn lại hơn, đầu trở nên giống ếch rõ ràng, thân to ra hơn và các chi dần dần cong lại. Đến khoảng tuần thứ 12 trở đi, nòng nọc chỉ còn một chút xíu phần đuôi, nó chính thức trở thành ếch con. Từ tuần thứ 12 đến 16 tùy thuộc vào thức ăn và nguồn nước của chúng, ếch đã hoàn tất quá trình phát triển đầy đủ của nó. 

Bài tập (trang 158)

Bài 1 trang 158 KHTN lớp 7: Sinh trưởng ở sinh vật là

A. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.

B. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng mô.

C. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước tế bào và mô.

D. quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và sự phân hóa tế bào.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng lên kích thước cơ thể do tăng lên về kích thước và số lượng tế bào.

Bài 2 trang 158 KHTN lớp 7: Cho các bộ phận sau:

(1) Đỉnh rễ

(2) Thân

(3) Chồi nách

(4) Chồi đỉnh

(5) Hoa

(6) Lá

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A. (1), (2), (3).

B. (2), (3), (4).

C. (3), (4), (5).

D. (2), (5), (6).

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

Vị trí của mô phân sinh đỉnh là ở đỉnh của thân, cành và rễ; không có ở thân, hoa, lá.

Bài 3 trang 158 KHTN lớp 7: Hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sự sinh trưởng và phát triển trong vòng đời của người.

Trả lời:

– Một số dấu hiệu sinh trưởng trong vòng đời của người: Sự tăng khối lượng cơ thể; sự tăng trưởng chiều cao; sự tăng chiều dài của tóc, lông, móng;…

– Một số dấu hiệu phát triển trong vòng đời của người: Sự phát triển của phôi để hình thành nên thai nhi, sự hình thành trứng của người phụ nữ, sự hình thành tinh trùng của người đàn ông, sự mọc tóc, sự mọc râu,…

Bài 4 trang 158 KHTN lớp 7: Hãy tìm hiểu về vòng đời của mối và cho biết giai đoạn nào của mối gây hại cho đồ dùng, vật dụng, công trình bằng gỗ trong gia đình.

Trả lời:

Giai đoạn trưởng thành là giai đoạn mối gây hại khủng khiếp nhất cho con người. Mối trưởng thành ăn cellulose. Bởi vậy, mối trưởng thành có thể phá hoại: nhà cửa, vật dụng gỗ, tàu thuyền, thậm chí phá hủy nhiều tài liệu trong thư viện rất quý giá…

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở Sinh vật

Bài 36: Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở Thực vật, Động vật

Bài 37: Sinh sản ở Sinh vật

Bài 38: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều hòa, điều khiển sinh sản ở Sinh vật

Bài 39: Chứng minh cơ thể sinh vật là một cơ thể thống nhất

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button