Học TậpLớp 8

Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những văn bản nào? Cho biết điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản này. Khi đọc hiểu văn bản nghị luận cần chú ý những gì?

4. Đọc hiểu văn bản nghị luận

5. Đọc hiểu văn bản thông tin

Câu hỏi: 

Bạn đang xem: Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những văn bản nào? Cho biết điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản này. Khi đọc hiểu văn bản nghị luận cần chú ý những gì?

a) Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những văn bản nào? Cho biết điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản này. Khi đọc hiểu văn bản nghị luận cần chú ý những gì?

b) Các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 8 gồm những loại văn bản nào? Cần lưu ý những gì về yêu cầu đọc hiểu văn bản thông tin?

Lời giải chi tiết:

a.

– Mục Đọc hiểu văn bản nghị luận nêu lên những văn bản:

  • Văn bản nghị luận xã hội: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), đoạn trích Nước Đại Việt ta (trích Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn) và hai bài nghị luận hiện đại: Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc), Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan).
  • Văn bản nghị luận văn học: Vẻ đẹp của bài thơ “Cảnh khuya” (Lê Trí Viễn), Chiều sâu của truyện “Lão Hạc” (Văn Giá), Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng) và “Hoàng tử bé” — một cuốn sách diệu kì (theo taodan.com.vn).

– Điểm giống nhau và khác nhau của các văn bản:

  • Giống nhau: tác giả sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định. Các văn bản có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. 
  • Khác nhau: Vấn đề nghị luận trong văn bản nghị luận xã hội là các hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lí, đều là các vấn đề xã hội. Vấn đề nghị luận trong văn bản nghị luận văn học là vấn đề trong tác phẩm văn học và chúng ta phải dựa vào tác phẩm để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Khi đọc hiểu văn bản nghị luận cần chú ý:

  • Nhận biết được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng (dẫn chứng) tiêu biểu trong văn bản.
  • Phân tích được mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề.
  • Phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.
  • Liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

b.

– Các văn bản thông tin được học trong sách Ngữ văn 8 gồm những văn bản:

  • Văn bản thông tin giải thích một hiện tượng tự nhiên gồm có: Sao băng (theo Hồng Nhung), Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI (theo Lưu Quang Hưng), Lũ lụt là gì? – Nguyên nhân và tác hại (theo Mơ Kiều) và Vì sao chim bồ câu không bị lạc đường? (theo Hoàng Tần, Trần Thuỷ Hoa).
  • Văn bản thông tin giới thiệu một cuốn sách hoặc một bộ phim gồm có các bài giới thiệu về truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng, về bộ phim Người cha và con gái, về cuốn sách khoa học Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ và tập truyện Quê mẹ.

– Những lưu ý về yêu cầu đọc hiểu văn bản thông tin:

  • Nhận biết và phân tích được đặc điểm của kiểu văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách hoặc bộ phim đã xem, chỉ ra được mối quan hệ giữa đặc điểm văn bản với mục đích của nó.
  • Nhận biết và phân tích được cách trình bày thông tin trong văn bản như: trình tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng của đối tượng so sánh và đối chiếu.
  • Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản, vai trò của các chi tiết trong việc thể hiện thông tin cơ bản của văn bản.
  • Đánh giá được hiệu quả biểu đạt của một kiểu phương tiện phi ngôn ngữ trong một văn bản cụ thể.
  • Liên hệ được thông tin trong văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lớp 8

5/5 - (57 bình chọn)



Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button