Học TậpLớp 10Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

Sinh học 10 Bài 21 Chân trời sáng tạo: Công nghệ tế bào | Soạn Sinh 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Sinh học 10 Bài 21: Công nghệ tế bào

Mở đầu trang 98 Sinh học 10: Các phương pháp lai tạo giống vật nuôi và cây trồng truyền thống tạo ra các cá thể con mang những đặc tính di truyền giống bố mẹ và những đặc điểm sai khác so với bố mẹ. Vậy, để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần cơ thể (mô hoặc tế bào) và mang đặc điểm giống hệt cơ thể bố hoặc mẹ thì người ta thường dùng phương pháp nào? Tại sao?

Bạn đang xem: Sinh học 10 Bài 21 Chân trời sáng tạo: Công nghệ tế bào | Soạn Sinh 10

Giải Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào  (ảnh 1)

Trả lời:

Người ta sử dụng nhân giống bằng ứng dụng công nghệ tế bào để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần cơ thể (mô hoặc tế bào) và mang đặc điểm giống hệt cơ thể bố hoặc mẹ. Vì công nghệ tế bào dựa trên tính toàn năng, nguyên lí phân chia và biệt hóa của tế bào nên có thể tạo ra các sản phẩm là các dòng tế bào, mô, cơ quan, cơ thể với số lượng lớn.

Câu hỏi 1 trang 98 Sinh học 10: Quan sát Hình 21.1 và 21.2, cho biết thế nào là công nghệ tế bào.

Giải Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào  (ảnh 1)

Giải Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào  (ảnh 1)

Trả lời:

Công nghệ tế bào là quy trình kĩ thuật ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc nuôi cấy mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh.

Luyện tập trang 98 Sinh học 10: Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết.

Trả lời:

Một số thành tựu của công nghệ tế bào:

– Nhân giống các loài cây ăn quả như chuối, dâu tây, dừa, dứa,…

– Tạo giống mới như giống lúa DR2 có năng suất cao, tạo giống khoai tây sạch bệnh,…

– Sử dụng công nghệ tế bào thực vật để nhân giống bảo tồn một số thực vật quý hiếm như lan kim tuyến, sâm ngọc linh,…

– Nhân bản vô tính cừu Dolly,…

– Nuôi cấy tế bào động vật có vú để sản xuất các dược phẩm được sử dụng trong điều trị các bệnh tim mạch, bệnh thiếu máu, bệnh máu khó đông, bệnh truyền nhiễm, bệnh lùn bẩm sinh,…

Câu hỏi 2 trang 99 Sinh học 10: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là gì?

Trả lời:

Cơ sở của công nghệ tế bào là dựa trên tính toàn năng, khả năng biệt hóa và phản biệt hóa của tế bào.

Câu hỏi 3 trang 99 Sinh học 10: Quan sát Hình 21.2 và 21.3, cho biết nguyên lí để thực hiện công nghệ tế bào là gì.

Giải Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào  (ảnh 1)

Giải Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào  (ảnh 1)

Trả lời:

Nguyên lí để thực hiện công nghệ tế bào: Các tế bào toàn năng có khả năng biệt hóa và phản biệt hóa thành những loại tế bào khác nhau trong cơ thể. Do đó, người ta có thể điều khiển sự biệt hóa bằng thành phần môi trường, trong đó quan trọng nhất là hormone sinh trưởng.

Câu hỏi 4 trang 99 Sinh học 10: Quan sát Hình 21.3 và 21.4, cho biết tính toàn năng của tế bào là gì. Tính toàn năng của tế bào thực vật và động vật giống hay khác nhau?

Giải Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào  (ảnh 1)

Giải Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào  (ảnh 1)

Trả lời:

– Tính toàn năng của tế bào là khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp.

– Tính toàn năng của tế bào động vật và thực vật khác nhau:

+ Tế bào thực vật trưởng thành có thể phân chia và biệt hóa để hình thành cây hoàn chỉnh.

+ Tế bào động vật trưởng thành thường chỉ có thể hình thành những mô nhất định.

Câu hỏi 5 trang 100 Sinh học 10: Hãy cho biết mô sẹo có thể phát triển thành bộ phận nào của cây con?

Trả lời:

Mô sẹo là một nhóm tế bào chưa phân hóa, có thể phát triển tất cả các bộ phận của cây như rễ, thân, lá,.. để tạo thành một cây con hoàn chỉnh.

Câu hỏi 6 trang 100 Sinh học 10: Trình bày tóm tắt quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật.

Trả lời:

Quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật:

– Bước 1: Tách các mẫu mô từ cơ quan của cơ thể thực vật.

– Bước 2: Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo mô sẹo.

– Bước 3: Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con.

– Bước 4: Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho phát triển thành cây trưởng thành.

– Bước 5: Đem cây trưởng thành từ vườn ươm chuyển sang trồng trong môi trường thực địa.

Câu hỏi 7 trang 101 Sinh học 10: Quan sát Hình 21.6 và trình bày quy trình thực hiện nhân bản vô tính vật nuôi.

Giải Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào  (ảnh 1)

Trả lời:

Quy trình thực hiện nhân bản vô tính vật nuôi:

– Bước 1: Tách tế bào tuyến vú của con cừu (A) và nuôi trong phòng thí nghiệm.

– Bước 2: Tách tế bào trứng của con cừu (B), sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.

– Bước 3: Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân tạo nên tế bào lai.

– Bước 4: Nuôi cấy tế bào lai trên môi trường nhân tạo cho phát triển thành phôi.

– Bước 5: Cấy phôi vào tử cung của con cừu cái C để “mang thai hộ”.

– Bước 6: Phôi phát triển thành cơ thể mới tạo ra cừu Dolly có đặc điểm di truyền hầu như giống con cừu A.

Câu hỏi 8 trang 101 Sinh học 10: Quan sát Hình 21.7 và cho biết thế nào là cấy truyền phôi động vật.

Giải Sinh học 10 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Công nghệ tế bào  (ảnh 1)

Trả lời:

Cấy truyền phôi ở động vật là công nghệ tăng sinh sản ở động vật. Trong đó, phôi động vật được tách thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của các con cái khác nhau để tạo ra được nhiều con vật có kiểu gene giống nhau.

Câu hỏi 9 trang 101 Sinh học 10: Trình bày sơ đồ quy trình cấy truyền phôi động vật.

Trả lời:

Quy trình cấy truyền phôi động vật:

– Bước 1: Lấy trứng và tinh trùng của động vật cho thụ tinh nhân tạo và nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo thành phôi.

– Bước 2: Tách phôi tạo được thành nhiều tế bào, kích thích mỗi tế bào đó phát triển thành một phôi hoàn chỉnh.

– Bước 3: Chuyển các phôi hoàn chỉnh vào trong các cá thể con mẹ cho mang thai rồi sinh con.

Luyện tập trang 102 Sinh học 10: Trong thực tế, đã có những thành tựu công nghệ tế bào động vật nào được đưa vào ứng dụng và sản xuất?

Trả lời:

Những thành tựu công nghệ tế bào động vật được đưa vào ứng dụng và sản xuất trong thực tế:

– Tạo ra các động vật chuyển gene ứng dụng trong nghiên cứu và sản xuất sản phẩm phục vụ đời sống. Ví dụ: Tạo chuột chuyển gene được sử dụng làm mô hình trong các nghiên cứu về bệnh ở người,…

– Sử dụng công nghệ tế bào gốc để điều trị các tổn thương da, tổn thương tim, tạo ra nhiều tế bào giúp hoàn thiện liệu pháp chống ung thư,…

– Mở ra những triển vọng và thành công bước đầu trong việc bảo tồn động vật quý hiếm và có khả năng phục hồi các nhóm động vật bị tuyệt chủng.

Vận dụng trang 102 Sinh học 10: Hãy tìm hiểu về một thành tựu của công nghệ tế bào thực vật hoặc động vật. Đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng thành tựu đó trong đời sống.

Trả lời:

– Thành tựu: Sử dụng tế bào gốc để chăm sóc da.

– Đánh gá tính hiệu quả của thành tựu: Điều trị bằng tế bào gốc là một liệu pháp giúp ngăn chặn sự lão hóa hiệu quả nhờ khả năng thay thế các tế bào da cũ trong thời gian ngắn, giúp cải thiện bề mặt da. Các tế bào gốc được sử dụng để nuôi dưỡng, ngăn ngừa những vấn đề lão hóa da mà không gây tác dụng phụ, dị ứng hoặc nhiễm trùng.

Bài tập 1 trang 103 Sinh học 10: Vì sao tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào?

Trả lời:

Tính toàn năng của tế bào là khả năng tế bào có thể phân chia và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau để có thể tạo ra cơ thể hoàn chỉnh trong điều kiện thích hợp. Bởi vậy, tính toàn năng trở thành cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào.

Bài tập 2 trang 103 Sinh học 10: Hãy phân tích các bước thực hiện quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật ở cà rốt và nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật.

Trả lời:

● Quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật ở cà rốt:

– Bước 1: Thu mẫu mô từ củ cà rốt.

– Bước 2: Cho các mẫu mô nuôi cấy trong môi trường thích hợp để tạo mô sẹo.

– Bước 3: Bổ sung hormone kích thích sinh trưởng để kích thích mô sẹo phát triển thành cây con.

– Bước 4: Đem cây con chuyển sang trồng trong vườn ươm cho phát triển thành cây trưởng thành.

– Bước 5: Đem cây trưởng thành từ vườn ươm chuyển sang trồng trong môi trường thực địa.

● Quy trình nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật:

– Bước 1: Tách tế bào tuyến vú của con cừu (A) và nuôi trong phòng thí nghiệm.

– Bước 2: Tách tế bào trứng của con cừu (B), sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.

– Bước 3: Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân tạo nên tế bào lai.

– Bước 4: Nuôi cấy tế bào lai trên môi trường nhân tạo cho phát triển thành phôi.

– Bước 5: Cấy phôi vào tử cung của con cừu cái C để “mang thai hộ”.

– Bước 6: Phôi phát triển thành cơ thể mới tạo ra cừu Dolly có đặc điểm di truyền hầu như giống con cừu A.

Bài tập 3 trang 103 Sinh học 10: Sưu tầm hình ảnh và thông tin trên sách, báo,… về các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật (như nuôi cấy hạt phấn, dung hợp tế bào trần,…) và chia sẻ với bạn.

Trả lời:

● Nuôi cấy hạt phấn:

– Quy trình: Nuôi cấy hạt phấn trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo thành các dòng đơn bội → Chọn lọc các dòng đơn bội có kiểu hình mong muốn → Lưỡng bội hóa các dòng đơn bội thành dòng lưỡng bội rồi nuôi cấy tạo thành cây hoàn chỉnh.

– Ứng dụng: Tạo nhanh các dòng thuần về tất cả các gen.

● Dung hợp tế bào trần:

– Quy trình: Tạo tế bào trần bằng cách dùng enzyme hoặc vi phẫu để phá bỏ thành cellulose → Dung hợp hai khối nhân và tế bào chất thành tế bào lai → Nuôi cấy tế bào lai trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo thành cây lai.

– Ứng dụng: Tạo cây lai mang đặc tính của hai loài khác nhau mà phương pháp lai thông thường không thể tạo ra được.

Bài tập 4 trang 103 Sinh học 10: Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật có những đặc điểm gì giống và khác nhau.

Trả lời:

So sánh

Nhân bản vô tính

Cấy truyền phôi

Giống nhau

– Tạo đàn con có vốn gen ổn định, bảo đảm nhân nhanh giống ban đầu.

Khác

nhau

– Không diễn ra quá trình thụ tinh, con được phát triển từ tế bào lai (nhân của tế bào soma + tế bào chất của tế bào trứng).

– Có diễn ra quá trình thụ tinh, con được phát triển từ hợp tử.

– Con sinh ra hầu như có đặc điểm di truyền của con cho nhân.

– Con sinh ra có đặc điểm di truyền giống hợp tử.

Xem thêm lời giải bài tập Sinh học lớp 10 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Ôn tập chương 4

Bài 22: Khái quát về vi sinh vật

Bài 23: Thực hành: Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Bài 24: Quá trình tổng hợp và phân giải ở vi sinh vật

Bài 25: Sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Sinh học 10 Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button