Học TậpLớp 4Tiếng Việt lớp 4

Soạn bài: Chú đất nung (tiếp theo) trang 138 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Bài đọc

Chú Đất Nung

(tiếp theo)

Bạn đang xem: Soạn bài: Chú đất nung (tiếp theo) trang 138 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

   Hai người bột trong lọ buồn tênh. Bỗng một đêm, có con chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa và cái lầu đi mất. Chàng kị sĩ sợ quá, thúc ngựa chạy vọt ra, chạy đến miệng cống. Một con chuột già phục sẵn. Nó bảo chàng để ngựa lại, xuống thuyền vào cống tìm công chúa. Gặp công chúa trong cái hang tối, chàng hỏi:

– Kẻ nào đã bắt nàng tới đây?

– Chuột.

– Lầu son của nàng đâu?

– Chuột ăn rồi!

   Chàng kị sĩ hoảng hốt, biết mình bị lừa, vội dìu công chúa chạy trốn.

   Chiếc thuyền mảnh trôi qua cống ra con ngòi. Gặp nước xoáy, thuyền lật, cả hai bị ngấm nước, nhũn cả chân tay.

   Lúc ấy, Đất Nung đang đi dọc bờ con ngòi. Thấy hai người bị nạn, chú liền nhảy xuống, vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

   Hai người bột tỉnh dần, nhận ra bạn cũ thì lạ quá, kêu lên:

– Ôi, chính anh đã cứu chúng tôi đấy ư? Sao trông anh khác thế?

– Có gì đâu, tại tớ nung trong lửa. Bây giờ có thể phơi nắng, phơi mưa hàng đời người.

   Nàng công chúa phục quá, thì thào với chàng kị sĩ:

– Thế mà chúng mình mới chìm xuống nước đã vữa ra.

   Đất Nung đánh một câu cộc tuếch:

– Vì các đằng ấy đựng trong lọ thủy tinh mà.

(Theo NGUYỄN KIÊN)

Chú thích:

Buồn tênh: buồn vì có cảm giác thiếu vắng một cái gì đó.

Hoảng hốt: đột ngột mất tự chủ do bị đe dọa bất ngờ.

Nhũn: quá mềm, gần như bị nhão ra.

Se: không còn thấm nhiều nước, hơi khô đi.

Cộc tuếch: ngắn gọn, không đưa đẩy, màu mè.

Đặt thêm tên khác cho truyện: Có thể đặt thêm cho truyện tên

– Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.

– Có chịu rèn luyện mới trở nên hữu ích.

Bố cục

Có thể chia bài đọc thành 4 đoạn:

Đoạn 1: Từ đầu đến vào cống tìm công chúa

Đoạn 2: Tiếp theo đến chạy trốn

Đoạn 3: Tiếp theo đến với lên bờ phơi nắng cho se bột lại

Đoạn 4: Phần còn lại

Câu 1

Kể lại tai nạn của hai người bột.

Hướng dẫn giải:

Con đọc từ đầu cho đến “…nhũn cả chân tay.”

Lời giải:

Chàng kị sĩ và nàng công chúa đang sống trong lọ thủy tinh thì bị Chuột cạy nắp lọ, tha nàng công chúa vào cống. Chàng kị sĩ đi tìm công chúa cũng bị chuột lừa vào cống. Hai người bột này cùng chạy trốn, thuyền lật đều bị ngấm nước, nhũn hết chân tay.

Câu 2

Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?

Hướng dẫn giải:

Con đọc từ đoạn “lúc ấy…” đến “…cho se bột lại.”

Lời giải:

Khi thấy hai người bột bị nạn, Đất Nung liền nhảy xuống, vớt cả hai lên bờ phơi nắng cho se bột lại.

Câu 3

Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải:

“Vì các đằng ấy ở trong lọ thuỷ tinh mà.”

Theo con ở trong lọ thuỷ tinh thì có khác gì so với ở bên ngoài?

Lời giải:

Câu nói cộc tuếch của Đất Nung ở cuối truyện có nghĩa là cần phải chịu rèn luyện, thử thách khó khăn thì mới cứng rắn, chịu được nắng mưa mới trở thành người hữu ích được.

Câu 4

Đặt thêm tên khác cho truyện.

Hướng dẫn giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải:

Đặt thêm tên khác cho truyện: Có thể đặt thêm cho truyện tên

– Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.

– Có chịu rèn luyện mới trở nên hữu ích.

Nội dung

Muốn làm một người có ích phải biết rèn luyện, không sợ gian khổ, khó khăn. Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa nên đã trở thành người hữu ích, chịu được nắng mưa, cứu sống được hai người bột yếu đuối.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 4

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button