Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (18 Mẫu)
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu bao gồm dàn ý chi tiết cùng 18 bài mẫu hay nhất do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em lớp 8 có thêm nhiều gợi ý mới lạ để từ đó dễ dàng hoàn thành tốt bài tập của mình.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Bạn đang xem: Viết đoạn văn phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu (18 Mẫu)
Hướng dẫn viết đoạn văn phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu lớp 8
– Hai câu thơ đề:
+ “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo”: Làn nước mùa thu trong veo.
+ “Chiếc thuyền câu bé tẻo teo”: Hình ảnh chiếc thuyền rất nhỏ.
=> Sự nhỏ bé của vạn vật.
– Hai câu thực:
+ “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí”: Chuyển động nhẹ nhàng của sóng.
+ “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”: Chuyển động rất nhẹ và khẽ.
– Hai câu luận:
+ “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt”: Tầng mây lơ lửng, mây xếp thành tầng ở độ cao lưng chừng với chuyển động rất nhẹ.
+ “Ngõ trúc quanh co khách vắng teo: Gợi sự thanh vắng, yên ả.
– Hai câu kết:
+ “Tựa gối, buông cần lâu chẳng được”: Đó là sự thả lỏng, không quá chuyên tâm vào việc trước mắt.
=> Người đi câu không phải để câu cá mà đang lo cho dân, cho nước.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 1
Hai câu thơ kết bài thơ “Thu điếu” đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Hình ảnh con người xuất hiện trong tư thế “tựa gối ôm cần” đầy suy tư, trầm ngâm. Dường như người đi câu không phải là để câu cá mà đang suy nghĩ về một chuyện khác. Chính vì thế mà dù chỉ là âm thanh nhẹ nhàng của “cá đâu đớp động” cũng khiến thi nhân giật mình. Nhà thơ thả hồn vào cảnh vật để nghĩ suy về những việc của dân, của nước. Mặc dù đã cáo quan về quê ở ẩn nhưng Nguyễn Khuyến vẫn không hề quên đi việc nước. Qua đây người đọc có thể thấy được tình yêu quê hương đất nước thiết tha của thi nhân.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 2
Hai câu thơ cuối của bài “Thu điếu” có thể coi là hai câu đặc sắc nhất. Dù hàm súc, cô đọng nhưng hai câu kết đã gói gọn được tư tưởng cốt lõi nhất của tác phẩm. Nhà thơ nói chuyện câu cá nhưng thực chất là để gửi gắm tâm sự giữa cảnh thu. Tư thế “tựa gối, buông cần” là một tâm thế nhàn, tượng trưng cho nhân cách thanh cao của kẻ sĩ. Người câu cá ngồi đợi cá cắn câu mà “lâu chẳng được”. Thời gian chậm rãi trôi qua, bỗng một tiếng cá quẫy nước dưới chân bèo làm con người sực tỉnh. Dùng động để tả tĩnh, Nguyễn Khuyến một lần nữa khắc sâu ấn tượng về sự yên ắng, thanh tĩnh của làng quê. Không gian lặng, lòng người cũng lặng. Nỗi buồn man mác, sự cô đơn và niềm trăn trở thời thế của thi nhân đọng lại ở hai câu thơ cuối. Từ đó, ta thấy được tâm hồn gắn bó với thiên nhiên và tấm lòng yêu nước thầm kín mà sâu sắc.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 3
Mở đầu bài thơ Thu điếu, tác giả miêu tả khung cảnh thiên nhiên gần gũi với làng quê:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”
“Ao” là hình ảnh gần gũi, thân thuộc với người nông dân. Thời tiết chuyển sang mùa thu, ngay cả cái ao cũng mang hơi hướng, âm hưởng mùa thu với làn nước mát lạnh và trong veo. Trong khung cảnh mùa thu với ao nước trong xanh, làn nước mát lạnh ấy là hình ảnh chiếc thuyền câu của người thi sĩ nhỏ bé, lọt thỏm trong không gian rộng lớn trở nên “bé tẻo teo”. Khung cảnh thiên nhiên, bức tranh mùa thu trở nên đẹp đẽ và mang màu sắc riêng biệt không lẫn với bất cứ nơi nào.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 4
Trong hai câu thơ “Sóng biếc theo làn hơi gợn tí/ Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”, Nguyễn Khuyến đã mang đến cho người đọc những cảm nhận về bức tranh thu. Từ trên chiếc thuyền câu nhỏ bé tác giả nhìn ra xung quanh và bắt gặp hình ảnh của “sóng thu, lá thu”. Hình ảnh “sóng” được miêu tả với sắc xanh. Đó không phải là những con sóng cuồn cuộn mà chỉ là những chuyển động rất nhẹ “theo làn hơi gợn tí”. Bức tranh thu còn xuất hiện hình ảnh “lá vàng”. Đây là sắc màu quen thuộc của mùa thu. Nhà thơ Lưu Trọng Lư cũng đã từng viết về mùa thu “Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng rơi”. Vậy qua hai câu thực, Nguyễn Khuyến đã mở ra cho người đọc cảm nhận bức tranh mùa thu dân dã, bình dị với màu sắc hài hòa, âm thanh dịu nhẹ. Đó là mùa thu đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 5
“Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo.”
Đây là hai câu thơ mà em thích nhất trong bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến, hai câu thơ tạo nên khung cảnh heo hút của vùng quê tác giả. Câu thơ này miêu tả một phần của bầu trời, với tầng mây được miêu tả là “lơ lững” và màu trời xanh ngắt. Hình ảnh này tạo nên một cảm giác nhẹ nhàng, thanh bình và tĩnh lặng. Tầng mây lơ lững có thể gợi nhớ đến những cảm giác của không gian mở rộng và tự do, trong khi màu trời xanh ngắt thể hiện sự trong sáng và thanh khiết của bầu trời. Câu thơ này miêu tả một hình ảnh của một ngõ nhỏ, được bao quanh bởi các cây trúc. Từ “quanh co” cho thấy sự uốn khúc và ngoằn ngoèo của con đường. Tuy nhiên, câu thơ tiếp theo nói về “khách vắng teo”, cho thấy không có ai đi qua ngõ này trong lúc này. Hình ảnh này tạo nên một cảm giác của sự cô đơn và yên tĩnh đến cùng cực. Đó cũng chính là cảm giác trong lòng tác giả, khi xung quanh cảnh có nhưng người lại chẳng còn.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 6
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.”
Nguyễn Khuyến đã chọn những chi tiết rất tiêu biểu cho mùa thu xứ Bắc (ao thu, gió thu, trời thu). Ao thu là thứ ao rất riêng chỉ mùa thu mới xuất hiện. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được hai đặc trưng của ao thu là lạnh lẽo và trong veo – ao lạnh nước yên, trong đến tận đáy. Ao là nét thường gặp trong thơ Nguyễn Khuyến, nói đến ao là gợi đến một cái gì rất gần gũi, thân quen, tâm hồn Nguyễn Khuyến là thế: thân mật, bình dị, chân thành với hồn quê. Trời thu trong xanh cũng là hình quen thuộc trong thơ Nguyễn Khuyến. Bầu trời thu xanh ngắt xưa nay vẫn là biểu tượng đẹp của mùa thu. Những án mây không trôi nổi bay khắp bầu trời mà lơ lửng. Xanh ngắt trong thơ Nguyễn Khuyến là xanh trong, tinh khiết đến tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề gợn tạp. Đường nét chuyển động nhẹ nhàng, mảnh mai, tinh tế: hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, mây lơ lửng, đường bao thanh mảnh của rặng trúc, đường gợn của lượn sóng ao thu. Cảnh vật toát lên sự hài hòa, xứng hợp: Ao nhỏ – thuyền bé; gió nhẹ – sóng gợn; trời xanh – nước trong; khách vắng teo – chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 7
Hai câu kết của bài “Thu điếu” đã để lại nhiều suy ngẫm cho người đọc. Người đi câu cá với tư thế “tựa gối” dường như đang cố thu mình lại. Ông hiện lên trong dáng vẻ trầm ngâm, suy tư và hành động “buông cần”. Đó là sự thả lỏng, không quá chuyên tâm vào việc trước mắt. Thi sĩ chỉ là đang mượn việc câu cá để đắm chìm vào dòng suy tư của riêng mình. Đó là trăn trở, suy nghĩ, lo lắng cho dân, cho nước. Ông đi câu nhưng lại hờ hững với tiếng cá đớp động dưới chân bèo. Từ “đâu” đó là đại từ mang màu sắc phiếm chỉ. Tác giả sử dụng thủ pháp lấy động tả tĩnh, có nhắc đến âm thanh nhưng mà không làm cho không gian vui hơn, tươi hơn mà nhấn mạnh sự tĩnh lặng, tâm trạng của con người. Vậy qua hai câu thơ kết, người đọc có thể thấy được nỗi lòng nhiều suy tư của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Mặc dù cáo quan về quê ở ẩn nhưng lòng người thi sĩ ấy vẫn luôn lo lắng cho vận mệnh của dân tộc.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 8
Hai câu thơ đầu bài thơ Thu điếu đã khắc họa hình ảnh mùa thu vùng nông thôn Bắc Bộ bằng hai hình ảnh vừa đối lập, lại vừa cân đối hài hòa. Ao vốn là một không gian hết sức quen thuộc của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với diện tích không quá nhỏ nhưng cũng tương đối rộng rãi. Nổi bật ở đó là hình ảnh chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”. Sự đối lập về kích thước ấy khiến không gian câu thơ càng thêm rộng mở và trống trải. Trên cao, bầu trời mùa thu cao xa, trong veo đem đến cảm giác thoáng đãng, dịu nhẹ vô cùng. Lấy chiếc thuyền câu nhỏ bé làm trung tâm, nhìn xung quanh là trời cao, ao rộng, các chiều kích không gian đều được khai mở toàn phần. Ấy vậy mà trong chiều không gian ấy chẳng có gì ngoài cái thuyền câu nhỏ xíu xiu. Tất cả kết hợp với nhau, tạo nên bầu không khí yên ắng và bức tranh mùa thu tĩnh lặng đến lạ lùng.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 9
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Không khí mùa thu được gợi nên từ sự dịu nhẹ, nguyên sơ nhất của cảnh vật với làn nước trong veo, không một gợn đục. Mùa hè đã đi qua, những cơn mưa lớn với dòng nước đỏ đục đã không còn thay vào đó là cái thanh tĩnh, trong trẻo của làn nước, của cảnh vật. Trong không gian nhỏ hẹp ấy là hình ảnh của chiếc thuyền câu nhưng nó không hề lọt thỏm giữa không gian thiên nhiên mà lại rất hài hòa, cân xứng. Tác giả vẽ ra khung cảnh tưởng như đối lập ao thu – thuyền câu, nhưng kì thực chúng lại hòa quyện với nhau đến kì lạ, bởi vật tác giả chọn là ao thu chứ không phải hồ thu – gợi cảm giác rộng lớn, choáng ngợp. Ao thu ấy khi có thuyền câu bên cạnh trở nên hài hòa, cân xứng và đậm chất khung cảnh làng quê Bắc Bộ Việt Nam. Hai câu thơ đầu gieo vần “eo” nhưng không hề gợi lên cảm giác eo hẹp, nhỏ bé, tù túng mà ngược lại gợi nên cái nhỏ nhắn, thanh thoát của cảnh vật.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 10
“Thu điếu” là bài thơ đặc sắc của Nguyễn Khuyến. Tác phẩm được sáng tác khi ông lui về quê ở ẩn. Ở hai câu đầu, nhà thơ đã làm nổi bật bức tranh mùa thu quen thuộc ở miền quê. Tác giả miêu tả những hình ảnh mang nét đặc trưng của mùa thu ở làng quê Bắc Bộ. Đó là chiếc ao thu lạnh lẽo với làn nước trong veo, gợi lên cảm giác dịu nhẹ. Trên nền bức tranh đó xuất hiện hình ảnh “chiếc thuyền bé tẻo teo”. Cách gieo vần “eo” thật giàu sức biểu cảm, hiến cho người đọc cảm nhận được sự bé nhỏ của vạn vật. Trong bức tranh thu của Nguyễn Khuyến không có những hình ảnh ước lệ, tượng trưng “hoa cúc”, “rừng phong” mà chỉ là những hình ảnh hết sức quen thuộc. Vậy qua hai câu thơ đầu, Nguyễn Khuyến đã mở ra được một không gian tĩnh lặng, nhỏ hẹp. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy được sự bình dị và sự nhỏ bé của con người.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 11
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
Trong bài thơ Thu Điếu, khung cảnh bức tranh tĩnh mà Nguyễn Khuyến vẽ nên như một bức tranh động cho đến hai câu thơ trên, dường như cảnh vật được sống lại. Hình ảnh người câu cá chỉ xuất hiện ở cuối cùng với tư thế tựa gối ôm cần, tràn đầy sự nhàn nhã. Trong tâm trạng đợi chờ đã kéo dài một thời gian dài, bỗng nhiên tác giả tỉnh giấc khi nghe tiếng cá đớp dưới chân bèo. Sự chờ đợi đã được đền đáp sau bao lâu, một chút thành quả đã đạt được. Người câu cá không quan tâm đến những tạp niệm, chỉ tập trung hoàn toàn vào hiện tại, trong một cảnh sắc tuyệt đẹp và mộng mơ của mùa thu. Đọc đến đoạn này, ta có thể liên tưởng đến Lã Vọng câu cá chờ đợi trên bờ sông Vị cách đây hàng ngàn năm. Chỉ có tiếng cá đớp động sau tiếng lá thu rơi vèo, đó chính là âm thanh mùa thu của quê hương. Tiếng này hòa quyện với nhịp sống trên nước, mang ta trở về với mùa thu của quê hương. Người câu cá sống trong tâm trạng cô đơn và buồn bã, nhưng đó lại là một cuộc sống trong sạch và tâm hồn cao thượng.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 12
“Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo”
Hình ảnh “tầng mây lơ lửng” gợi ra cảm giác thanh nhẹ, quen thuộc, vô cùng gần gũi, yên bình và tĩnh lặng. Còn “trời xanh ngắt” lại khắc hoạ sắc xanh của mùa thu. Màu xanh lại được tác giả tiếp tục sử dụng, nhưng không phải là màu xanh dịu nhẹ, mát mẻ nữa mà là sự xanh thuần một màu trên diện rộng. Đó là đặc trưng của mùa thu, không trộn lẫn với bất cứ khoảnh khắc nào trong năm. Hình ảnh làng quê mùa thu còn được gợi lên với “ngõ trúc quanh co”. Đây cũng là hình ảnh quen thuộc của miền Bắc, với những con ngõ nhỏ, quanh co, “khách vắng teo”. Cách giỏ vần “eo” một lần nữa laj gợi sự thanh vắng, yên ả, tĩnh lặng của không gian cảnh vật. Qua cái nhìn của Nguyễn Khuyến, không gian của mùa thu Việt Nam được mở rộng lên cao rồi lại hướng trực tiếp vào chiều sâu. Tất cả hài hoà, tạo nên một không gian tĩnh lặng và thanh vắng tột cùng.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 13
Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Tiêu biểu trong cho phong cách sáng tác của ông phải kể đến tác phẩm “Thu điếu”. Hai câu luận đã miêu tả rõ thêm bức tranh thiên nhiên mùa thu ở làng quê: “Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt/ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”. Ở đây, điểm nhìn có sự di chuyển từ cao, xa xuống gần thấp. Tầng mây lơ lửng, mây xếp thành tầng ở độ cao lưng chừng với chuyển động rất nhẹ. Tác giả gợi lên màu “xanh ngắt”, nhấn mạnh sự trong xanh của bầu trời. Bức tranh thu không chỉ có tầng mây mà còn có “ngõ trúc quanh co”. Hai chữ “quanh co” gợi được dáng vẻ uốn lượn của con ngõ. Dường như lúc này cả không gian như được mở rộng ra. “Khách vắng teo” là chi tiết miêu tả sự vắng vẻ đến vô cùng, khắc sâu sự hiu quạnh của không gian nỗi buồn hiu hắt của cảnh vật. Qua ngòi bút của Nguyễn Khuyến, bức tranh mùa thu đã hiện lên với những nét vẽ đơn sơ nhưng vô cùng tinh tế.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 14
Em đặc biệt ấn tượng với hai câu thơ trong bài thơ Thu điếu, nó đã gợi ra không gian yên bình, nhỏ bé nơi làng quê Việt Nam:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Nguyễn Khuyến đã khắc họa lên bức tranh mùa thu chỉ với hình ảnh “ao thu” và “chiếc thuyền câu” bé tẻo teo. Chúng vừa đối lập lại vừa cân đối hài hoà. Màu sắc “trong veo” thể hiện sự dịu nhẹ, thanh sơ của mùa thu miền Bắc. Còn hình ảnh “chiếc thuyền câu bé tẻo teo” là chiếc thuyền vô cùng nhỏ bé, mỏng manh giữa không gian rộng lớn. Nguyễn Khuyến còn dùng cách gieo vần “eo” giàu sức gợi hình, gợi cảm, tạo cảm giác nhỏ bé, bí bách. Không chỉ thế, tác giả còn nâng tầm mắt ra mặt ao và không gian quanh ao. Không gian hiện lên là đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ, với thời tiết se lạnh, mặt nước trong trẻo, yên bình. Chỉ với hai câu thơ, những rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu và của tiết trời mùa thu hiện lên rõ nét. Nó đã gợi cảm giác yên tĩnh lạ thường nơi trái tim giàu tình cảm của tác giả.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 15
Khi đọc bài thơ Thu điếu, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với hai câu thơ mở đầu: “Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,/Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Tác giả Nguyễn Khuyến đã khắc họa bức tranh thu nơi làng quê Bắc bộ bằng những hình ảnh giản dị, quen thuộc. Ao thu hiện lên với làn nước trong veo, mang dáng vẻ lạnh lẽo của mùa thu. Nổi bật ở đó là chiếc thuyền câu “bé tẻo teo”. Sự đối lập về kích thước giữa ao thu rộng lớn với chiếc thuyền câu bé nhỏ khiến không gian câu thơ càng thêm rộng mở và trống trải. Điểm nhìn của nhân vật trữ tình từ gần mở rộng ra xa. Trên cao, bầu trời xanh ngắt, cao vợi đem lại cảm giác thoáng đãng vô cùng. Tác giả đã lấy chiếc thuyền câu nhỏ bé làm trung tâm, dường như nhân vật trữ tình đang ở đó để quan sát khung cảnh thiên nhiên, từ đó phóng tầm mắt ra xa là trời cao, ao rộng – các chiều kích không gian đều được khai mở toàn phần. Tất cả kết hợp với nhau, tạo nên bức tranh mùa thu tĩnh lặng đến lạ lùng.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 16
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Hai câu đề đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm nhất. Hai câu thơ mở ra cảnh câu cá mùa thu trên một không gian nhỏ hẹp quen thuộc. Đó là chiếc ao thu lạnh lẽo với làn nước trong veo. Từ láy lạnh lẽo kết hợp với tính từ trong veo gợi một không gian tĩnh lặng, bình yên đến tuyệt đối. Vì là tiết trời thu nên không khí chỉ hơi chớm lạnh nhưng lại thêm lạnh lẽo thì có cảm giác cô quạnh, đìu hiu hơn. Nổi bật trên cái ao thu lạnh ấy là một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Ao thu nhỏ nên thuyền câu cũng tương xứng “bé tẻo teo” gợi ra sự hài hoà giữa người và cảnh. Âm “eo” được gieo khá đắt trong từ veo, tẻo, teo. Đây được xem là âm vận rất khó để gieo vần trong bài thơ. Vậy mà dưới đôi tay tài hoa của thi sĩ câu thơ đã trở nên thật linh hoạt, uyển chuyển nhờ cách gieo vần độc đáo này.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 17
Hình ảnh mùa thu hiện lên trong bài thơ với một không gian hẹp ở chốn làng quê của tác giả, trong một cái ao nhỏ với chiếc thuyền câu nhẹ thênh thênh:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Cái tôi trữ tình lặn phía sau ngôn từ. Cảm giác của thi nhân thì hiện lên sắc sảo và tinh tế. Mùa thu đã vào chiều sâu, “ao thu lạnh lẽo” với mặt nước “trong veo” rất muốn nhìn, ao thu như là chiếc gương tròn của làng quê. Làng Bùi của nhà thơ là đồng chiêm trũng rất nhiều ao, ao nhỏ. Ao nhỏ thì thuyền câu cũng nhỏ theo “bé tẻo teo”, vần eo là thử vận hiểm hóc, vậy mà câu thơ trôi chảy tự nhiên như không, như không có chút gì là kĩ xảo cả.
Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu – Mẫu 18
Bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến để lại cho tôi nhiều ấn tượng, đặc biệt là hai câu thơ cuối: “Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,/Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”. Hai câu kết gợi mở về tâm trạng của nhà thơ trước khung cảnh thiên nhiên. Con người xuất hiện với một công việc thật thư thái là câu cá. Hình ảnh “tựa gối buông cần” gợi ra một tâm thế nhàn nhã của nhân vật trữ tình. Có lẽ vì đang chìm đắm trong dòng suy nghĩ miên man của bản thân. Để rồi chỉ một âm thanh nhỏ bé của cá đớp động dưới chân bèo lại làm nhà thơ giật mình sực tỉnh. Như vậy, hai câu cuối đã khắc họa hình ảnh nhân vật trữ tình – hay cũng chính là nhà thơ trong một tâm thế nhàn nhã trước bức tranh thu nơi quê hương. Qua đó, tác giả cũng muốn bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc, cùng với nỗi lo lắng cho cảnh ngộ đất nước ngay cả khi đã cáo quan về ở ẩn.
*****
Trên đây là 18 bài mẫu Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) phân tích hai câu thơ khiến em có ấn tượng nhất trong bài thơ Thu điếu lớp 8 hay do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.
Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tập, lớp 8
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)