Học TậpLớp 7Toán 7 Chân trời sáng tạo

Giải Thực hành trang 52 Toán 7 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Thực hành trang 52 SGK Toán 7

Toán lớp 7 Thực hành trang 52 là lời giải bài Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương SGK Toán 7 sách Chân trời sáng tạo hướng dẫn chi tiết lời giải giúp cho các em học sinh tham khảo, ôn tập, củng cố kỹ năng giải Toán 7. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Giải Thực hành Toán 7 SGK trang 52

Thực hành (SGK trang 52): Một khối bê tông, được đặt trên mặt đất, có kích thước như Hình 3.

Bạn đang xem: Giải Thực hành trang 52 Toán 7 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

a) Người ta muốn sơn tất cả các mặt của khối bê tông trừ mặt tiếp giáp với mặt đất. Hỏi chi phí để sơn là bao nhiêu? Biết rằng để sơn mỗi mét vuông tốn 25 nghìn đồng.

b) Tính thể tích của khối bê tông.

Thực hành trang 52 Toán 7 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo

Hướng dn gii

Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật:

Sxq = 2(a + b) . c

Thể tích hình hộp chữ nhật là:

V = a.b.c

Trong đó a là chiều dài, b là chiều rộng, c là chiều cao (cùng đơn vị đo)

Thể tích hình hộp lập phương: V = a3 (a là độ dài một cạnh)

Diện tích xung quanh hình lập phương Sxq = 4a2

Li gii chi tiết

a) Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bằng diện tích xung quanh cộng với diện tích 2 mặt đáy.

Stp = 2 . (a + b) . h + 2 . a . b.

(với a, b, h lần lượt là chiều dài, chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật).

Khối bê tông ở Hình 3 tạo bởi hai hình hộp chữ nhật ghép lại với nhau.

Hình hộp chữ nhật bên dưới có đáy là hình vuông có cạnh bằng:

5 + 5 = 6 + 4 = 10 (m).

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật bên dưới là:

2 . (10 + 10) . 3 + 2 . 10 . 10 = 320 (m2).

Diện tích toàn phần của hộp chữ nhật bên trên là:

2 . (5 + 4) . 5 + 2 . 5 . 4 = 130 (m2).

Tổng diện tích các mặt tiếp xúc bằng tổng diện tích mặt tiếp xúc với mặt đất và diện tích tiếp xúc giữa hai khối và bằng:

102 + 2 . 4 . 5 = 140 (m2).

Diện tích các mặt cần sơn của khối bê tông bằng tổng diện tích toàn phần của hai khối bê tông trừ đi diện tích các mặt tiếp xúc và bằng:

320 + 130 – 140 = 310 (m2).

Chi phí để sơn khối bê tông như Hình 3 là:

310 . 25 = 7 750 (nghìn đồng) = 7 750 000 (đồng).

Vậy chi phí để sơn khối bê tông như Hình 3 là 7 750 000 đồng.

b) Thể tích của khối bê tông phía dưới là:

10 . 10 . 3 = 300 (m3).

Thể tích của khối bê tông phía trên là:

4 . 5 . 5 = 100 (m3).

Thể tích của khối bê tông là:

300 + 100 = 400 (m3).

Vậy thể tích của khối bê tông là 400 m3.

—–> Câu hỏi cùng bài:

  • Hoạt động (SGK trang 51): Làm thế nào để tính được tổng diện tích các mặt …
  • Vận dụng (SGK trang 52): Để tính thể tích một hòn đá, bạn Na đã thực hiện như sau: …
  • Bài 1 (SGK trang 53): Hùng làm một con xúc xắc hình lập phương có kích thước …
  • Bài 2 (SGK trang 53): Hãy vẽ và gấp tấm bìa như Hình 6a thành một hình hộp chữ nhật …

—-> Bài liên quan: Giải Toán 7 Bài 2 Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương

—–> Bài học tiếp theo: Bài 3 Hình lăng trụ đứng tam giác – Hình lăng trụ đứng tứ giác

—————————————-

Trên đây là lời giải chi tiết Thực hành Toán lớp 7 trang 52 Diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương cho các em học sinh tham khảo, nắm được cách giải các dạng toán của Chương 3: Các hình khối trong thực tiễn. Qua đó giúp các em học sinh ôn tập chuẩn bị cho các bài thi giữa và cuối học kì lớp 7. Chúc các em học tốt.

Ngoài ra Giaitoan mời thầy cô và học sinh tham khảo thêm một số tài liệu liên quan: Luyện tập Toán 7, Đề thi giữa học kì 1 Toán 7, Đề thi học kì 1 Toán 7, ….

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Toán 7 Chân trời sáng tạo

5/5 - (28 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button