Tụt Mood là gì? Vì sao cụm từ tụt Mood phổ biến trong giới trẻ?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tụt Mood là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Tụt Mood là gì?
Từ Mood trong từ điển tiếng Anh để chỉ tâm trạng kéo dài. Thường thì từ Mood để biểu thị cảm xúc không quá mãnh liệt, chỉ là vui hoặc buồn như in a merry Mood (tâm trạng vui vẻ). Mood có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
Với từ feeling dùng để diễn tả một cảm xúc khi bạn trải nghiệm sẽ có, cảm thấy, cảm tưởng, diễn ra trong thời gian ngắn chẳng hạn như a feeling of pain cảm thấy đau đớn, a feeling pleasure cảm thấy niềm vui thích chân thật.
Bạn đang xem: Tụt Mood là gì? Vì sao cụm từ tụt Mood phổ biến trong giới trẻ?
Vậy “tụt Mood” là từ ghép để diễn tả những hội chứng chán nản, buồn rầu, chẳng còn năng lượng sức lực gì. Nếu ghép “tụt Mood” thì nghe cũng vần hơn, dễ nói hơn so với tụt feeling.
Từ “tụt Mood” ngoài việc diễn tả trạng thái chủ quản của một người thì có thể bày tỏ về một quan điểm nào đó. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng “tụt Mood” như là người nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bị stress hay căng thẳng với công việc, cuộc sống hàng ngày như chạy deadline, ảnh hưởng từ người khác, từ môi trường xung quanh,…
“Tụt Mood” cũng được dùng nhiều trong cuộc sống thường ngày, giữa những cuộc nói chuyện vui với nhau, chẳng hạn như bạn kể chuyện tụt Mood thế, hay có người khác xen vào câu chuyện đang nói cũng khiến “tụt Mood”, hoặc những mẫu nhắn tin cũng khiến người khác “tụt Mood”.
Vì sao cụm từ tụt Mood phổ biến trong giới trẻ?
Chắc hẳn, bạn thấy không ít từ ngữ này xuất hiện trên mạng xã hội. Vậy điều gì khiến cho hai từ tụt Mood được sử dụng phổ biến như vậy? Cùng Coolmate tìm hiểu nguyên nhân ngay thôi nào.
Ý nghĩa thú vị, hài hước
Đầu tiên, không thể không công nhận yếu tố thú vị và sáng tạo của ngữ nghĩa. Bằng cách ghép một từ tiếng việt vào một từ tiếng anh hiện có. Chúng ta sẽ có được một từ lóng mới với ý nghĩa tượng hình cao và thú vị.
Hơn nữa, nếu như bạn thử dịch trong bất cứ trường hợp nào, từ tụt Mood cũng rất có ý nghĩa. Ngoài việc diễn tả trạng thái của một người thì tụt Mood còn có thể bày tỏ về một quan điểm nào đó.
Trào lưu trong giới trẻ
Khi một thuật ngữ tiếng lóng xuất hiện, nó sẽ được chia sẻ nhanh chóng và lan truyền như một trào lưu. Chưa kể với sự phát triển của mạng xã hội ngày nay thì điều này càng dễ xảy ra hơn.
Tuy nhiên, vì từ này chỉ dùng khi nói chuyện với bạn bè hay trong cuộc sống thường ngày. Bạn nên tránh sử dụng trong những cuộc trò chuyện với người lớn hoặc những tình huống trịnh trọng nhé.
Nghĩa của từ Mood là gì khi được dùng trong văn nói?
Nghĩa có từ Mood trên lý thuyết khá rắc rối và kèm theo những quy tắc sử dụng. Nhưng trong văn nói Việt Nam, từ Mood được sử dụng tương đối linh hoạt chủ yếu dựa vào khẩu ngữ.
Dùng độc lập chỉ trạng thái tinh thần sảng khoái: Từ Mood thường được chiêm vào văn nói của cách bạn trẻ như một khẩu ngữ biểu thị trạng thái sẵn sàng để làm việc gì đó. Ví dụ: “có Mood để làm bài tập”.
Dùng chung với một số cụm để diễn đạt một cách hài hước trạng thái cảm xúc mà mình gặp phải. Ví dụ: Tụt Mood (chán), Thăng Mood (phấn khởi), Down Mood (không có tâm trạng), Good Mood (tâm trạng tốt), Tăng Mood (từ trạng thái bình thường chuyển sang trạng thái tốt), Hight Mood (hứng chí, phấn khích), Low Mood (tâm trạng thấp), …
Vì sao Mood lại lên xuống thất thường?
Mood thường dùng để chỉ trạng thái cảm xúc không quá cụ thể, nó bao gồm hai thái cực tích cực (vui) hay tiêu cực (buồn). Ranh giới giữa vui và buồn thường không quá rõ ràng. Mood thay đổi thương do yếu tố bên trong lẫn bên ngoài tác động.
Yếu tố bên trong: Tính cách và trạng thái sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ảnh hưởng đến Mood.
Yếu tố bên ngoài: Môi trường sống, học tập và làm việc, các phương tiện truyền thông giải trí, mạng xã hội.
Hơn nữa, Mood thường được dùng để diễn tả trạng thái xảy ra trong một thời điểm nhất định, có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng Mood lên xuống thất thường có thể do nhiều lý do như: bạn là người nhạy cảm dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên trong, môi trường bên ngoài, lẫn cuộc sống hàng ngày.
Lý do giới trẻ thường hay sử dụng từ Mood?
Ngày nay các bạn trẻ thường sử dụng từ Mood trong các câu nói hằng ngày, đó là bởi vì một vài lý do:
Ý nghĩa thú vị: “Mood” là một từ tiếng Anh có nhiều hàm nghĩa. Giới trẻ sử dụng từ Mood để diễn tả trong nhiều trạng thái.
Trào lưu mạng xã hội: Từ Mood ngày càng được sử dụng phổ biến. Nó trở nên Viral mà những người không biết tiếng Anh cũng có thể hình dung nghĩa. Ngoài ra, sử dụng từ Mood trên mạng xã hội khiến bạn trẻ có cảm giác được hòa nhập vào một bộ phận nào đó.
Thuận miệng: có những từ kết hợp với từ Mood như tụt Mood, bad Mood,… tạo nên sự thuận miệng và thanh điệu thú vị khi nói.
Phân biệt giữa Mood và Feeling
Như đã nói ở trên, Mood là một trạng thái cảm xúc kéo dài hơn so với feeling. Mood được mô tả như là một trạng thái cảm xúc không quá mãnh liệt và không rõ ràng.
Còn Feeling là những cảm xúc diễn ra bất chợt và tồn tại trong một thời gian ngắn ví dụ như feeling of love (cảm giác của tình yêu), feeling of warmth (cảm giác ấm áp) và feeling of security (cảm giác an toàn).
Nguyên nhân dẫn đến tụt Mood trong làm việc
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tụt Mood khi làm việc mệt mỏi, đó có thể là do tác động trực tiếp từ bản thân hoặc chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố của môi trường bên ngoài, từ những người xung quanh. Tuy nhiên, tụt Mood khi làm việc mệt mỏi chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân điển hình dưới đây:
Stress
Áp lực từ công việc, chạy deadline, áp lực từ gánh nặng cơm áo gạo tiền,… có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn chán và muốn chạy trốn khỏi công việc thường ngày.
Stress là việc không thể tránh khỏi của bất kỳ ai, điều này là gia tăng áp lực tâm lý, khiến sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất bị ảnh hưởng. Do đó, bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn và không suy nghĩ quá nhiều, lấy lại phong độ sớm để có thể nhanh chóng chống chọi với khối lượng công việc ngoài kia.
Công việc hiện tại không phải “Dream Job”
Một công việc không liên quan đến sở thích đôi khi có thể khiến bạn nản lòng. Bạn không cảm nhận được giá trị hay tận hưởng được hứng khởi nào khi làm việc và dễ rơi vào tâm trạng tụt Mood trong công việc. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Thiếu động lực trong công việc
Thiếu động lực trong công việc sẽ làm bạn không thấy hạnh phúc với công việc của mình, bạn sẽ không có hào hứng với bất kỳ dự án nào sắp tới. Trạng thấy tụt Mood sẽ dẫn hình thành trong tâm trí của bạn, khiến bạn mất đi động lực trong công việc
Sự tụt Mood trong công việc sẽ được thể hiện rõ nhất khi bạn chỉ muốn đáp ứng ở mức độ tối thiểu, thay vì nghĩ đến những điều mới và tốt hơn trong công việc.
Không hứng thú với công việc và cuộc sống
Sẽ có một thời gian trong cuộc sống, bỗng dưng bạn cảm thấy chán nản cuộc sống hiện tại của mình, bạn thấy không còn động lực để tiếp tục công việc, bạn ghét khi mỗi ngày cứ lặp đi lặp lại công việc nhàm chán hàng ngày,… Tóm lại bạn cảm thấy không còn hứng thú với công việc và cuộc sống.
Mất định hướng
Trong quá trình đi làm đôi khi bạn sẽ bị mất phương hướng trong công việc. Cảm giác mất định hướng có thể làm bạn cảm thấy chán nản, mệt mỏi và không còn muốn tiếp tục hăng say với công việc nữa. Điều này sẽ là nguyên nhân dẫn đến tụt Mood khi làm việc.
Tự ti về bản thân
Việc tự ti về bản thân, cảm thấy bản thân không đủ năng lực trong công việc cũng là nguyên nhân dẫn đến tụt Mood trong công việc. Đôi khi sự chán nản bản thân, đố kỵ với mọi người xung quanh sẽ gây các áp lực đến tinh thần, khiến cho ý chí chiến đấu trong công việc bị sụt giảm.
Do đó, hãy luôn biết được thế mạnh bản thân, chăm chỉ làm việc và học hỏi để không ngừng nâng cao giá trị để luôn giữ được tinh thần trong công việc.
Là người nhạy cảm
Với những người nhạy cảm thì việc tụt Mood là rất dễ gặp. Chỉ cần bị nói nặng lời một câu là họ đã không có tâm trạng để làm việc, chờ mãi mà không thấy tin nhắn của người thương cũng đủ làm họ suy nghĩ đủ thứ,…
Do đó, tâm trạng của những người nhạy cảm rất dễ bị dao động và lúc nào cũng có thể làm ảnh hưởng đến công việc hiện tại.
Ảnh hưởng từ những mối quan hệ
Các mối quan hệ xung quanh bạn sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn với tâm trạng của bạn trong lúc làm việc. Chúng ta thường có xu hướng dễ bị biến đổi cảm xúc vì các mối quan hệ xung quanh mình. Bạn sẽ cảm thấy tụt Mood, buồn, chán nản nếu như bạn cảm thấy không được đồng nghiệp quý trọng như trước.
Làm thế nào để lấy lại Mood khi làm việc mệt mỏi?
Bạn nên đi ra ngoài
Nó có vẻ đơn giản, nhưng việc ra ngoài để hít thở không khí trong lành có là một cách cứu lấy Mood của bạn. Cơ thể chúng ta không được thiết kế để ngồi dưới ánh đèn huỳnh quang cả ngày. Vì thế, khi cảm thấy tụt Mood và mệt mỏi với công việc bạn hãy nghỉ ngơi một lát và đi ra ngoài để tận hưởng không khí trong lành nhé.
Tập thể dục
Có lẽ bạn đã biết, thể dục giúp chúng ta sản xuất ra nhiều endorphin, đây là chất mang lại cảm giác hạnh phúc, yêu thích và phấn chấn. Do đó, sau những giờ làm việc mệt mỏi trong công ty việc tập thể dục có thể giúp bạn lấy lại được tinh thần, trút bỏ được gánh nặng công việc. Ngoài ra, tập thể dục 20 phút/ngày không chỉ giúp ích cho sức khỏe và còn giúp bạn tăng tuổi thọ, giảm stress, cải thiện tâm trạng hiệu quả.
Nghỉ ngơi nhiều hơn
Làm việc quá sức có thể khiến bạn mệt mỏi trong công việc. Vì thế, hãy thường xuyên dành cho bản thân thời gian giải lao giữa giờ bất kể đó là công việc gì đi nữa. Làm việc quá tải khiến cơ thể và trí óc của bạn bị suy nhược, từ đó kéo theo cảm giác chán nản trì trệ. Khi đó, rất khó để bạn làm việc hiệu quả.
Bố trí lại không gian làm việc
Nếu công việc hiện tại đang làm bạn thất chán nản và mệt mỏi, hãy thử dọn dẹp lại bàn làm việc hay bố trí lại đồ đạc trên bàn làm việc. Chỉ cần thay đổi một vài đồ nội thất, một vài vật trang trí là đủ khiến nơi làm việc của bạn trở nên mới mẻ và khác biệt. Giúp bạn ấy lại được tinh thần phấn chấn khi bắt tay vào công việc.
Nhìn nhận lại động lực làm việc ban đầu
Khi bạn cảm thấy tụt Mood trong công việc hãy dành ít thời gian để suy ngẫm và tìm lại lý do tại sao bạn lại muốn làm công việc này? Bạn đã mong đợi những gì từ đó? Bạn đã có được những gì khi làm công việc này?… Lúc đó bạn sẽ có lại được động lực để tiếp tục công việc.
Pha đồ uống, bật bài hát yêu thích
Một tách trà, cà phê hay trà sữa có thể giúp tỉnh táo và xua tan những mệt mỏi trong công việc. Ngoài ra, nghe nhạc cũng là cách hiệu quả giúp bạn xoa hiệu cảm xúc tiêu cực hiện tại. Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, âm nhạc mang lại nhiều lợi ích về mặt tâm lý, gồm cả việc ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Do đó, nghe một bài hát lạc quan, sôi động có thể giúp bạn lấy lại tinh thần nhanh chóng.
Trò chuyện với bạn bè, đồng nghiệp
Công việc áp lực thường làm bạn lười giao tiếp với đồng nghiệp và bạn bè, nhưng đừng để cảm giác tiêu cực đấy xâm chiếm lấy bạn. Nhiều khi chỉ cần dành vài phút để trò chuyện cùng mọi người cũng có thể khiến bạn hứng khởi hơn.
Những cuộc trò chuyện ngắn cùng những người xung quanh sẽ làm tâm trạng bạn vui vẻ, thoải mái, đánh bay cảm xúc tiêu cực nhất thời khi công việc quá mệt mỏi.
Sẽ có rất nhiều giải pháp giúp bạn lấy lại Mood khi làm việc mệt mỏi. Do đó bạn nên tìm những cách phù hợp nhất với bản thân để mang đến hiệu quả tốt nhất. Hy vọng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ được Mood là gì, tụt Mood là gì cũng như nguyên dẫn và cách lấy lại Mood khi làm việc mệt mỏi.
Sau tất cả thì quan trọng nhất vẫn là chính bản thân bạn nên giữ vững vàng và tâm lý mạnh mẽ để có thể vượt qua những khó khăn và chán nản trong công việc.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tụt Mood là gì. Mọi thông tin trong bài viết Tụt Mood là gì? Vì sao cụm từ tụt Mood phổ biến trong giới trẻ? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp