Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh DiềuHọc TậpLớp 10

Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21 Cánh diều: Thực hiện pháp luật

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải KTPL 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật

Bạn đang xem: Kinh tế Pháp luật 10 Bài 21 Cánh diều: Thực hiện pháp luật

Mở đầu trang 128 KTPL 10: Em hãy quan sát các ảnh dưới đây và cho biết, người tham gia giao thông trong mỗi ảnh có hành vi như thế nào? Có phù hợp với pháp luật hay không?

Pháp luật 10 Bài 21: Thực hiện pháp luật - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Ảnh 1: Người tham gia giao thông chấp hành đúng luật lệ giao thông, dừng đỗ đèn đỏ đúng vạch kẻ quy định => Phù hợp với pháp luật

Ảnh 2: Người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật lệ giao thông, không đội mũ bảo hiểm và còn dàn hàng 2 khi tham gia giao thông => Không phù hợp với pháp luật

1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Câu hỏi trang 129 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin, tình huống và trả lời câu hỏi

Thông tin. Công ty H luôn nghiêm chỉnh chấp hành chính sách và pháp luật của Nhà nước. Công ty đã nhận hàng trăm thanh niên nam nữ vào làm việc, giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Hằng năm, công ty luôn kê khai đúng số lượng sản phẩm, doanh thu, đông thời nộp thuế đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, góp phần vào việc tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tình huống. Q thường xuyên chơi điện tử ăn tiền. Nhiều lần, Q rủ P vào quán điện tử cùng chơi nhưng luôn bị P từ chối. Một lần, P nói với Q: Cậu biết không, chơi game ăn tiền là đánh bạc trái phép và vi phạm pháp luật đây.

Công ty H và bạn M đã có hành vi, biểu hiện như thế nào? Hành vi, biểu hiện đó có đúng pháp luật không? Vì sao?

Trả lời:

– Công ty H luôn chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật của Nhà nước. Công ty H giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân địa phương. Hằng năm, công ty luôn kê khai đúng số lượng sản phẩm, doanh thu, đồng thời nộp thuế đầy đủ và đúng hạn.

=> Hành vi đó là hành vi đúng với pháp luật vì công ty H đã thực hiện mọi hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, không làm những điều trái với các quy định của pháp luật.

– Bạn M đã có biểu hiện chơi game ăn tiền và lôi kéo bạn bè vào quán điện tử chơi game ăn tiền => Biểu hiện đó không đúng với pháp luật vì chơi game ăn tiền là hành vi không phù hợp với quy định của pháp luật, bạn M đã làm những việc mà pháp luật cấm: đánh bạc trái phép.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Câu hỏi trang 130 KTPL 10: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi.

Tình huống 1. Trước khi đi vào sản xuất, trong Công ty M có ý kiến cho rằng, việc xử lí nước thải theo quy chuân kĩ thuật môi trường rất tốn kém, tăng chi phí sản xuất, vì thế nên xả nước trực tiếp ra dòng sông bên cạnh, không phải qua xử lí. Sau khi cân nhắc, công ty đã quyết định xây dựng hệ thống xử lí nước thải bảo đảm quy trình kĩ thuật môi trường, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

Tình huống 2. Do mâu thuẫn cá nhân từ mấy tháng nay, ông K đã lợi dụng mạng xã hội, sử dụng tài khoản cá nhân để nói xấu, xúc phạm ông Q. Nhận thấy hành vi của ông K là trái pháp luật, làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình, ông Q đã yêu cầu ông K xin lỗi, cải chính công khai trên mạng xã hội và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Tình huống 3. Mỗi buổi sớm chị Dung phải đưa bé Hoa đi học trước khi đến công ty, nên chị luôn bị vội. Hôm trước bé Hoa ngủ dậy muộn hơn nên chị Dung rất lo bị muộn giờ đi làm. Chị Dung nghĩ, chỉ có cách vượt mây ngã tư khi có đèn đỏ là có thể đến công ty đúng giờ. Nhưng tối suy nghĩ lại, chị Dung thấy làm như vậy vừa vi phạm pháp luật, vừa mất an toàn cho mình và mọi người. Chị dừng lại mỗi khi có đèn đỏ mà thấy yên tâm, dù hôm đó chị có bị muộn giờ làm việc.

Thông tin 1. Căn cứ vào quyền hạn của mình, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện V kí quyết định cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở cho học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đảo tạo.

Thông tin 2. Toà án tỉnh K ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ 2 năm đối với Nguyên Văn H về hành vi trộm cắp tài sản của người khác là một chiếc xe máy trị giá 30 triệu đồng.

a) Ở mỗi thông tin trên, các tổ chức, cá nhân đã thực hiện pháp luật như thế nào?

b) Em hãy tìm ra sự khác nhau về hình thức thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong các thông tin trên.

Trả lời:

Yêu cầu a) Việc thực hiện pháp luật của các cá nhân, tổ chức.

– Thông tin 1: Công ty M đã quyết định xây dựng hệ thống xử lí nước thải bảo đảm quy trình kĩ thuật môi trường, theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

– Thông tin 2: Ông Q yêu cầu ông K xin lỗi, cải chính công khai trên mạng xã hội và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

– Thông tin 3: Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện V kí quyết định cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ cở cho học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Thông tin 4: Chị Hoa dừng đỗ đèn đỏ đúng quy định.

– Thông tin 5: Tòa án tỉnh K ra quyết định tuyên phạt cải tạo không giam giữ 2 năm đối với Nguyễn Văn H về hành vi trộm cắp tài sản.

Yêu cầu b) Sự khác nhau về hình thức thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong các thông tin trên.

– Thông tin 1: Tuân thủ pháp luật.

– Thông tin 2: Sử dụng pháp luật.

– Thông tin 3: Áp dụng pháp luật.

– Thông tin 4: Tuân thủ pháp luật.

– Thông tin 5: Áp dụng pháp luật.

3. Công dân thực hiện pháp luật trong đời sống

Câu hỏi trang 131 KTPL 10: Em hãy thảo luận tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi

Tình huống 1. Sau khi tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh, trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân và sự trợ giúp tài chính của gia đình, anh Nguyên cùng mấy người bạn quyết định mở cửa hàng bán đồ điện tử. Sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan đăng kí kinh doanh của huyện đã cấp cho anh Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Tình huống 2. Ông Q xây nhà lấn chiếm đất mặt đường. Thanh tra xây dựng đã lập biên bản về hành vị vi phạm của ông Q và yêu câu ông tự đỡ bỏ, khôi phục lại nguyên trạng phân đất mà ông đã lắn chiêm trước khi xây. Sau thời gian quy định, ông Q không dỡ bỏ phân nhà lần chiếm, Thanh tra xây dựng đã áp dụng biện pháp cưỡng chế dỡ bỏ phân nhà của ông Q lần chiếm đất mặt đường và xử phạt ông Q về hành vi vi phạm, cùng toàn bộ chi phí dỡ bỏ này.

a) Em hãy phân tích các tình huống trên và cho biết cá nhân, tổ chức ở mỗi tình huống đó đã thực hiện pháp luật như thế nào?

b) Mỗi tình huống trên phù hợp với một hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?

Trả lời:

Yêu cầu a) Phân tích các tình huống

– Tình huống 1: Trên cơ sở quyền tự do kinh doanh của công dân và sự trợ giúp tài chính của gia đình, anh Nguyên cùng bạn mở cửa hàng bán đồ điện tử và được cơ quan đăng kí kinh doanh của huyện phê duyệt hô sơ và cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

– Tình huống 2: Thanh tra xây dựng đã áp dụng pháp luật của Nhà nước trong việc lập biên bản đối với hành vi vi phạm lấn chiếm mặt đường của ông Q và yêu cầu ông tự dỡ bỏ, khôi phục lại nguyên trạng phần đất mà ông đã lấn chiếm. Thanh tra xây dựng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế và xử phạt ông Q về hành vi vi phạm.

Yêu cầu b)

– Tình huống 1: Sử dụng pháp luật vì anh Nguyên đã sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh của mình để cùng bạn mở cửa hàng bán đồ điện tử, làm những điều mà pháp luật cho phép làm.

– Tình huống 2: Áp dụng pháp luật vì trong đó thanh tra xây dựng có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ra quyết định áp dụng pháp luật bằng hình thức xử lí người vi phạm là ông K.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 131 KTPL 10: Mỗi hành vi, việc làm dưới đây thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?

A. Không buôn bán, sử dụng trái phép chất ma tuý.

B. Mở cửa hàng bán hàng may mặc sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

C. Cơ quan y tế ra quyết định phạt tiền đối với cửa hàng ăn uống vì không áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.

D. Nhà máy sản xuất bánh mì áp dụng các biện pháp phòng cháy, chữa cháy.

Trả lời:

A – Tuân theo pháp luật vì trong đó các cá nhân, tổ chức không làm những việc mà pháp luật cấm: Nhà nước ta nghiêm cấm hành vi buôn bán, sử dụng trái phép chất ma túy.

B – Sử dụng pháp luật vì trong đó các các nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền được pháp luật cho phép: Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

C – Áp dụng pháp luật vì trong đó cơ quan y tế có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định xử phạt đối với cửa hàng ăn uống vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm.

D – Thi hành pháp luật vì trong đó nhà máy sản xuất bánh mì đã thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách chủ động làm những việc mà pháp luật quy định phải làm: Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ các biện pháp phòng cháy, chữa cháy.

Luyện tập 2 trang 132 KTPL 10: Xử lí tình huống

a. Tốt nghiệp đại học ngành Dược, sau khi được cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chị Hà mở cửa hàng bán thuốc dược phẩm ở thị trấn.

Theo em, việc chị Hà mở cửa hàng bán thuốc dược phẩm có phải là thực hiện pháp luật không? Nếu có, thì đó là hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?

b. Công ty V chuyên sản xuất bánh kẹo, bị cơ quan thuế kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính vì không nộp thuế đúng thời hạn theo quy định của Luật Thuế.

Theo em, việc cơ quan thuế ra quyết định xứ phạt vi phạm hành chính đối với Công ty V là hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?

c. Công việc kinh doanh của bà X rất thuận lợi vì có khách hàng quen, thường xuyên đến mua hàng. Gần đây, thấy nhu cầu hút thuốc lá điện tử của thanh niên phát triển mạnh, bà X quyết định nhập hàng thuốc lá điện tử về bán, dù cửa hàng của bà không đăng kí kinh doanh thuốc lá. Việc làm này của bà X đã bị cơ quan quản lí thị trường kiểm tra, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính về hành vi kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép kinh doanh được cấp.

Theo em, việc cơ quan quan lí thị trường xử phạt vi phạm hành chính đối với bà M là đúng hay sai? Thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?

Trả lời:

Tình huống a. Theo em, việc chị Hà mở cửa hàng bán thuốc dược phẩm là thực hiện pháp luật.  Hành vi đó thuộc hình thức sử dụng pháp luật vì trong đó chị Hà đã sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những điều mà pháp luật cho phép làm: Chị Hà đã thực hiện quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Tình huống b. Theo em, việc cơ quan thuế ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty V là hình thức áp dụng pháp luật vì trong đó, cơ quan thuế có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định xử phạt đối với hành vi nộp thuế không đúng thời hạn của Công ty V.

Tình huống c. Theo em, hành vi của bà X là hành vi vi phạm pháp luật.

Luyện tập 3 trang 132 KTPL 10: Nếu chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật của người khác, em sẽ xử sự như thế nào?

Trả lời:

– Nếu chứng kiến hành vi vi phạm pháp luật của người khác em sẽ ngăn chặn hành vi vi phạm đó ngay lập tức và sẽ nói với người đó rằng đó là hành vi vi phạm pháp luật và khuyên nhủ người đó dừng ngay hành vi của mình lại và hứa sẽ không thực hiện nữa.

– Đối với những hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm, gây hệ quả cho người khác, em sẽ trực tiếp đi báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền để nhanh chóng giải quyết sự việc.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 132 KTPL 10: Mỗi học sinh lập một bảng theo dõi việc thực hiện pháp luật của bản thân: ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng.

Trả lời:

Gợi ý bảng theo dõi việc thực hiện pháp luật của bản thân:

BẢNG THEO DÕI VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT CỦA BẢN THÂN

 

STT

 

Hành vi

Đánh giá

Phương hướng

Tốt

Chưa tốt

1

Đội mũ bảo hiểm trước khi tham gia giao thông

X

 

Tích cực thực hiện đội mũ bảo hiểm trước khi tham gia giao thông và nhắc nhở mọi người xung quanh cùng nhau thực hiện.

2

Nhặt được tiền tại sân trường nhưng không tìm trả lại người đã mất

 

X

Nếu nhặt được của rơi của người khác phải báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền để tìm và trả lại người đã mất.

3

Tự do lựa chọn câu lạc bộ tại trường

X

 

Tích cực phát huy quyền học tập, vui chơi của bản thân trong việc tự do lựa chọn ngành nghề, câu lạc bộ mình yêu thích.

 

 

 

 

Vận dụng 2 trang 132 KTPL 10: Nêu hướng phát huy hành vi thực hiện pháp luật hoặc khắc phục hành vi không thực hiện pháp luật.

Trả lời:

(*) Gợi ý:

– Hướng phát huy hành vi thực hiện pháp luật:

+ Trách nhiệm của công dân: Thực hiện pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân, tất cả mọi người phải tìm hiểu, tích cực tìm hiểu Hiến pháp và pháp luật để thực hiện đúng theo quy định.

+ Trách nhiệm nhà nước: đảm bảo thực hiện pháp luật của công dân được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, từ xây dựng chính sách, pháp luật đến tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, kiểm tra, giám sát, dự báo và quản lý quá trình vận hành, phát triển của hệ thống pháp luật quốc gia.

– Hướng khắc phục hành vi không thực hiện pháp luật:

+ Công dân: Tự giác điều chỉnh các hành vi vi phạm của bản thân.

+ Nhà nước: Xử lí nghiêm minh, công bằng các hành vi vi phạm pháp luật vừa bảo đảm tính răn đe, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 1: Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội

Bài 2: Các chủ thể của nền kinh tế

Bài 3: Thị trường

Bài 4: Cơ chế thị trường

Bài 5: Ngân sách nhà nước

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Cánh Diều

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button