Giải vật lí 10 bài 4 trang 21, 22, 23, 24, 25 Kết nối tri thức
Mời các em theo dõi nội dung bài học hôm nay Giải vật lí 10 bài 4 trang 21, 22, 23, 24, 25 Kết nối tri thức
Hãy dùng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí, xác định vị trí của thành phố Hải Phòng so với vị trí của Thủ đô Hà Nội. Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm 12 h. Biết vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km.Hãy xác định các độ dịch chuyển mô tả ở Hình 4.5 trong tọa độ địa lí. Hãy so sánh độ lớn của quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ba chuyển động ở Hình 4.6. Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau.
Bạn đang xem: Giải vật lí 10 bài 4 trang 21, 22, 23, 24, 25 Kết nối tri thức
Câu hỏi tr 22 CH 1
Hãy dùng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí, xác định vị trí của thành phố Hải Phòng so với vị trí của Thủ đô Hà Nội. |
Hướng dẫn giải:
Sử dụng bản đồ Việt Nam và hệ tọa độ địa lí để xác định.
Lời giải:
Vị trí của thành phố Hải Phòng cách trung tâm thủ đô Hà Nội 89,67 km về phía Đông – Nam.
Câu hỏi tr 22 CH 2
Xác định vị trí của vật A trên trục Ox vẽ ở Hình 4.3 tại thời điểm h. Biết vật chuyển động thẳng, mỗi giờ đi được 40 km. |
Hướng dẫn giải:
Thời gian đi của vật = Thời điểm đến – Thời điểm gốc
Lời giải:
Thời gian vật di chuyển là: 11 – 8 = 3 (h)
1 giờ vật di chuyển được 40 km
=> 3 giờ vật di chuyển được: 3 . 40 = 120 (km)
Câu hỏi tr 23 CH
Hãy xác định các độ dịch chuyển mô tả ở Hình 4.5 trong tọa độ địa lí. |
Hướng dẫn giải:
Quan sát hình 4.5
Lời giải:
Độ dịch chuyển mô tả trên Hình 4.5 là:
+ d1 = 200 m (Bắc)
+ d2 = 200 m (Đông Bắc)
+ d3 = 300 m (Đông)
+ d4 = 100 m (Tây).
Câu hỏi tr 23 HĐ
1. Hãy so sánh độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của ba chuyển động ở Hình 4.6. 2. Theo em, khi nào độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau. |
Hướng dẫn giải:
1.
+ Quan sát hình
+ Độ dịch chuyển là khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối.
2.
Vận dụng khả năng tư duy sau khi trả lời hoạt động 1 mục III trang 23 sách giáo khoa Vật lí 10.
Lời giải:
1.
Quãng đường đi được từ ngắn đến dài: 2 – 1 – 3
Độ dịch chuyển, ta thấy điểm đầu và điểm cuối của ba chuyển động đều như nhau nên độ dịch chuyển của ba chuyển động bằng nhau.
2.
Độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
Câu hỏi tr 24
Bạn A đi xe đạp từ nhà qua trạm xăng, tới siêu thị mua đồ rồi quay về nhà cất đồ, sau đó đi xe đến trường (Hình 4.7).
1. Chọn hệ tọa độ có gốc là vị trí nhà bạn A, trục Ox trùng với đường đi từ nhà bạn A tới trường a) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A đi từ trạm xăng tới siêu thị b) Tính quãng đường đi được và độ dịch chuyển của bạn A trong cả chuyến đi trên. 2. Vẽ bảng 4.1 vào vở và ghi kết quả tính được ở câu 1 vào các ô thích hợp Bảng 4.1
3. Hãy dựa vào kết quả trên để kiểm tra dự đoán của em trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là đúng hay sai |
Hướng dẫn giải:
1.
+ Quãng đường đi được bằng tổng tất cả các chặng
+ Độ dịch chuyển bằng khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối.
2.
Lấy kết quả câu 1 trên ghi vào bảng
3.
Dựa vào bảng kết quả để kiểm tra
Lời giải:
1.
a) Quãng đường bạn A đi từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)
Độ dịch chuyển của bạn A từ trạm xăng đến siêu thị là: 800 – 400 = 400 (m)
b) Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi:
+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến siêu thị là: 800 m
+ Quãng đường bạn A quay về nhà cất đồ là: 800 m
+ Quãng đường bạn A đi từ nhà đến trường là: 1200 m
=> Quãng đường đi được của bạn A trong cả chuyến đi là: 800 + 800 + 1200 = 2800 (m)
Điểm đầu xuất phát của bạn A là nhà, điểm cuối của bạn A là trường
=> Độ dịch chuyển của bạn A là 1200 m.
2.
Chuyển động |
Quãng đường đi được s (m) |
Độ dịch chuyển d (m) |
Từ trạm xăng đến siêu thị |
sTS = 400 |
dTS = 400 |
Cả chuyến đi |
s = 2800 |
d = 1200 |
3.
Dự đoán trong câu hỏi 2 cuối trang 23 là độ dịch chuyển và quãng đường đi được bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều
Từ bảng kết quả ta thấy dự đoán trên là đúng.
Câu hỏi tr 25
1. Một người lái xe ô tô đi thẳng 6 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô. 2. Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đến bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ dịch chuyển của người đó. |
Hướng dẫn giải:
1.
Quãng đường đi được bằng tổng tất cả các chặng
2.
Độ dịch chuyển bằng khoảng cách vị trí điểm đầu và điểm cuối
Lời giải:
1.
Quãng đường đi được của ô tô là: 6 + 4 + 3 = 13 (km)
Độ dịch chuyển: AD
Ta có: BH = CD = 3 km; HD = BC = 4 km; AH = AB – BH = 6 – 3 = 3 km
=> \(AD = \sqrt {A{H^2} + H{D^2}} = \sqrt {{3^2} + {4^2}} = 5(km)\) (theo hướng Tây – Nam)
2.
Người bơi ngang từ bờ bên này sang bên kia theo dự định là OA = 50 m.
Thực tế, do nước sông chảy mạnh nên vị trí của người đó ở vị trí B, ta có AB = 50 m
=> Độ dịch chuyển: \(OB = \sqrt {O{A^2} + A{B^2}} = \sqrt {{50^2} + {50^2}} = 70,7(m)\).
(450 Đông – Nam)
Lý thuyết
>> Xem chi tiết: Lý thuyết độ dịch chuyển và quãng đường đi được – Vật Lí 10
Hy vọng với nội dung trong bài Giải vật lí 10 bài 4 trang 21, 22, 23, 24, 25 Kết nối tri thức
do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn để từ đó hoàn thành tất cả các bài tập trong SGK.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Vật Lí 10 Kết nối tri thức
- Giải Bài 4.16 trang 65 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 1 trang 37 Toán 10 tập 1 SGK Chân trời sáng tạo
- Giải Vận dụng trang 30 Toán 10 tập 1 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Triều cường là gì? Triều cường xảy ra khi nào?
- Thơ Đường luật là gì? Đặc điểm của thơ Đường luật
- Phân tích nhân vật he ra clet hay nhất (5 mẫu)