Soạn bài Luật thơ ngắn gọn nhất | Soạn văn 12
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Hướng dẫn soạn bài Luật thơ Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn nhất và đủ ý giúp học sinh dễ dàng nắm được nội dung chính bài Luật thơ để chuẩn bị bài và soạn văn 12. Mời các bạn đón xem:
Bạn đang xem: Soạn bài Luật thơ ngắn gọn nhất | Soạn văn 12
Soạn bài Luật thơ – Ngữ văn 12
A. Soạn bài Luật thơ ngắn gọn:
I. Khái quát về luật thơ
– Luật thơ là toàn bộ những qui tắc về số câu, số tiếng, cách hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… trong các thể thơ được khái quát theo những kiểu mẫu nhất định.
– Các thể thơ chính
+ Thơ dân tộc: Lục bát, song thất lục bát, hát nói.
+ Đường luật: Ngũ ngôn, thất ngôn.
+ Hiện đại: Năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi,…
– Sự hình thành luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị quan trọng.
+ Tiếng là đơn vị cấu tạo ý nghĩa và nhạc điệu cho dòng thơ, bài thơ
+ Tiếng gồm ba phần: phụ âm đầu, phần vần và thanh điệu. Vần thơ là phần được lặp lại để liên kết dòng trước với dòng sau.
+ Các tiếng có thanh bằng hay trắc ở những vị trí không đổi tạo chỗ ngừng, sự ngắt nhịp.
=> Số tiếng và các đặc điểm riêng của tiếng về cách hiệp vần, hài thanh, ngắt nhịp,… là các yếu tố cấu thành luật thơ.
II. Một số thể thơ truyền thống
Lục bát |
Song thất lục bát |
Các thể ngũ ngôn Đường luật |
|
Số tiếng |
Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng (dòng lục: 6 tiếng, dòng bát: 8 tiếng) |
Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài. |
5 tiếng – 8 dòng (riêng tứ tuyệt có 4 dòng) |
Vần |
Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục. |
Hiệp vần ở mỗi cặp; cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền. |
1 vần (độc vận), gieo vần cách |
Nhịp |
Nhịp chân dựa vào tiếng có thanh không đối (tức các tiếng 2, 4, 6): 2/2/2 |
Nhịp 3/4 ở hai câu thất và 2/2/2 ở cặp lục bát. |
Nhịp lẻ 2/3 |
Hài thanh |
Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát. |
Cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc. |
Có sự luân phiên B – T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và 4. |
Các thể thất ngôn Đường luật:
* Thất ngôn tứ tuyệt
– Số tiếng: 7 tiếng – 4 dòng
– Vần: Vần chân, độc vận, gieo vần cách
– Nhịp: 4/3
– Hài thanh:
Mô hình hài thanh của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
* Thất ngôn bát cú
– Số tiếng: 7 tiếng – 8 dòng (4 phần: đề, thực, luận, kết)
– Vần: Vần chân, độc vận
– Nhịp: 4/3
– Hài thanh:
Mô hình hài thanh của thể thơ thất ngôn bát cú
III. Các thể thơ hiện đại
– Các thể thơ Việt Nam hiện đại rất đa dạng và phong phú: năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ – văn xuôi,… Chúng vừa tiếp nối luật thơ trong thơ truyền thống, vừa có sự cách tân.
IV. Luyện tập
Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ văn lớp 12 Tập 1):
a) Trong bài Chinh phụ ngâm
– Xét hai câu thơ bảy tiếng:
– Gieo vần lưng, vần trắc (nguyệt- mịt)
– Nhịp 3/4
– Hài thanh: Tiếng thứ 3 mỗi dòng thanh bằng (Thành – Tuyền)
b, Trong bài Cảnh khuya
– Gieo vần chân, vần cách (hoa – nhà)
– Nhịp 4/3
– Hoài thanh: theo mô hình sau
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
|
Dòng 1 |
T |
B |
T |
||||
Dòng 2 |
B |
T |
B |
||||
Dòng 3 |
B |
T |
B |
||||
Dòng 4 |
T |
B |
T |
B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Luật thơ:
Trong luật thơ, tiếng là đơn vị quan trọng. Số tiếng định hình trong dòng thơ, sự phối hợp thanh điệu, sự liên kết bằng vần của tiếng, sự đối lập hay kết dính ở dòng trước với dòng sau, cách ngắt nhịp thơ,… đều trở thành những quy tắc của thơ ca truyền thống, đặc biệt là các thể thơ Đường luật. Thơ hiện đại đã biến đổi nhiều, tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn dựa trên các quy tắc trong thơ truyền thống.
Xem thêm các bài soạn Ngữ văn 12 hay, chi tiết khác:
Trả bài làm văn số 2
Việt bắc (tiếp theo) – Phần 2: Tác phẩm
Phát biểu theo chủ đề
Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn văn 12
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)