Công nghệ 10 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 10

Công nghệ 10 Bài 15 Kết nối tri thức: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ | Soạn Công nghệ 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Công nghệ 10 Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ

Mở đầu trang 75 Công nghệ 10: Sâu hại và bệnh hại khác nhau như thế nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?

Bạn đang xem: Công nghệ 10 Bài 15 Kết nối tri thức: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ | Soạn Công nghệ 10

Lời giải:

* Sâu hại và bệnh hại khác nhau

– Sâu hại: Là các loài côn trùng gây hại

– Bệnh hại: Là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, .. gây hại

* Ảnh hưởng của sâu hại, bệnh hại đối với cây trồng:

– Cây sinh trưởng, phát triển kém

– Năng suất và chất lượng nông sản giảm

– Có thể không cho thu hoạch hoặc cây chết

I. Khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng

Khám phá trang 76 Công nghệ 10: Phân biệt sâu hại và bệnh hại. Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết? 

Lời giải:

* Phân biệt sâu hại và bệnh hại:

– Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ.

– Bệnh hại là các loài nấm, vi khuẩn, vi rút, .. gây hại đến chức năng sinh lí, cấu tạo mô của cây trồng, làm cây phát triển không bình thường.

* Kể tên một số loại sâu hại, bệnh hại mà em biết

– Một số sâu hại thường gặp: châu chấu, sâu cuốn lá, …

– Một số bệnh hại thường gặp: Bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn, bệnh thán thư, …

II. Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng

Khám phá trang 77 Công nghệ 10: Quan sát Hình 15.3, nêu tác hại của sâu, bệnh đối với mỗi loại cây trồng?

Quan sát Hình 15.3 nêu tác hại của sâu bệnh đối với mỗi loại cây trồng?

Lời giải:

Tác hại của sâu, bệnh đối với mỗi loại cây trồng:

– Hình a: cây sinh trưởng, phát triển kém

– Hình b: giảm chất lượng chanh

– Hình c: có thể không cho thu hoạch hoặc cây chết

– Hình d: cây sinh trưởng, phát triển kém

– Hình e: cây chết 

– Hình g: năng suất và chất lượng nông sản giảm

– Hình h: cây sinh trưởng, phát triển kém

– Hình i: năng suất và chất lượng nông sản giảm

Kết nối năng lực trang 77 Công nghệ 10: Sử dụng internet, sách, báo, … để tìm hiểu thêm về tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng?

Lời giải:

Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng:

– Thối rễ, thân, củ.

– Thủng lá

– Gãy cành, rụng quả

– Biến dạng lá, quả

– Thân chảy nhựa

III. Một số biện pháp phòng ngừa sâu, bệnh hại cây trồng

IV. Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Khám phá trang 79 Công nghệ 10: Giải thích tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người của biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại.

Lời giải:

Tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khỏe con người của biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại:

* Biện pháp sinh học:

– Với môi trường: thân thiện với môi trường

– Với hệ sinh thái: an toàn với cây trồng, có tác dụng lâu dài

– Với sức khỏe con người: an toàn với con người

* Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp:

– Với môi trường: bảo vệ môi trường nếu thực hiện đúng cách

– Với hệ sinh thái: bảo vệ đa dạng sinh học

– Với sức khỏe con người: an toàn với sức khỏe con người nếu thực hiện đúng cách

Luyện tập

Luyện tập trang 79 Công nghệ 10: Em hãy giải thích vì sao phòng trừ sâu, bệnh lại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt?

Lời giải:

Phòng trừ sâu, bệnh lại giúp cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt vì:

– Sâu, bệnh hại sẽ khiến cây sinh trưởng, phát triển kém

– Làm cho năng suất và chất lượng nông sản giảm

– Có thể không cho thu hoạch hoặc cây chết

Vận dụng

Vận dụng trang 79 Công nghệ 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả tác hại của một hoặc một số loại sâu, bệnh đối với cây trồng mà em biết?

Lời giải:

Mô tả tác hại của một hoặc một số loại sâu, bệnh đối với cây trồng mà em biết:

Sâu cuốn lá gây hại bằng cách nhả tơ, kết hai mép lá lại theo chiều dọc thành ống để sinh sống và gây hại bên trong. Chúng ăn phần thịt lá, chỉ chừa lại lớp biểu bì khiến lá lúa bị giảm diện tích quang hợp, mất diệp lục tố dẫn đến sinh trưởng kém, nếu gây hại khi lúa đòng trổ sẽ khiến hạt bị lép lửng, mất năng suất.

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 16: Một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Bài 17: Một số bệnh hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ

Bài 18: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Ôn tập chương 5

Bài 19: Quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Công nghệ 10 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button