Học TậpLớp 4

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em (31 bài mẫu)

Mời các em theo dõi 31 mẫu Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em
Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em

Mục lục

Dàn ý Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em chi tiết

1. Mở bài: Giới thiệu vài nét về quê hương em

Bạn đang xem: Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em (31 bài mẫu)

2. Thân bài:

– Quê em trong quá khứ thế nào? Hãy kể vài nét trong quá khứ để so sánh với hiện tại:

  • Những cánh đồng trải dài.
  • Những con đường đất cũ kĩ, xóc nảy, khó di chuyển, đặc biệt là mùa mưa.
  • Những ngôi nhà cấp bốn cũ, lụp xụp, thậm chí có nhiều ngôi nhà tranh vách đất.
  • Các món đồ điện tử như tivi, tủ lạnh, điều hòa… là thứ vô cùng hiếm hoi, khó thấy
  • Người dân sống vất vả, lao động cực khổ, làm việc suốt ngày.
  • Trẻ em ngoài giờ học phải ra đồng phụ việc cha mẹ, ít khi được đi chơi, ít có quần áo mới hay ăn các món quà vặt…

– Quê em hiện tại đã đổi mới thế nào?

  • Quang cảnh quê hương ngày nay.
  • Có điểm gì mới so với xưa?
  • Cơ sở vật chất (có điện, có đường, có trường, có trạm, nhiều công ty, xí nghiệp được mở rộng tạo công ăn việc làm cho người dân).
  • Tinh thần hăng say lao động?
  • Đời sống vật chất.
  • Đời sống tinh thần.

– Cảm nghĩ về những sự đổi mới ở chính quê mình.

3. Kết bài: Mong ước quê hương phát triển như thế nào trong tương lai.

31 bài mẫu Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em hay nhất

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 1

Cuối tuần trước, tiểu khu nơi em sống phát động phong trào dọn dẹp đường làng để chuẩn bị đón năm mới. Đến hôm nay, đã có sự thay đổi ngoạn mục khiến bất kì ai đi qua cũng phải ngỡ ngàng.

Dọc theo hai bên đường, những bụi cỏ dại đã biến mất, ngay cả những khóm lá khô rụng rải rác cũng đã được dọn dẹp sạch sẽ. Thay vào đó là một dọc dài thảm hoa tươi xinh vừa được trồng. Mỗi đoạn lại là các loài hoa khác nhau tùy sự ưa thích của gia chủ. Có khúc thì là các bụi đồng tiền, đi tiếp thì là hoa cúc, tiếp nữa thì có thược dược, loa kèn. Nhờ vậy, mà con đường rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau. Mọi người còn cẩn thận, cắm những thanh gỗ trắng nhỏ để thân hoa tựa vào kẻo ngã nữa. Cùng hoa, là những thân cây cao lớn. Đó là sấu, là bàng, là phượng. Các bác trong tiểu khu đã dành ra hai buổi chiều để chặt và cưa bớt cành lá cho gọn và thoáng đãng. Trước cổng mỗi nhà, là một lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong ánh nắng dìu dặt của mùa xuân. Nhìn tới ngắm lui mãi mà em vẫn không thấy chán.

Sự tươi đẹp, thoáng đãng và xinh tươi của con đường dọc tiểu khu là nhờ sự chung tay của tất cả mọi người. Em mong rằng, tiểu khu em sẽ ngày càng sạch đẹp và văn minh hơn nữa.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 2

Nơi em ở hiện nay là thị xã Châu Đốc, nằm cạnh bên dòng sông Hậu hiền hòa, thơ mộng. Trước đây, Châu Đốc vốn là một thị xã gặp nhiều khó khăn, đời sống người dân chủ yếu là buôn bán nhỏ, làm ruộng, chăn nuôi… Nhưng giờ đây Châu Đốc quê em đã có nhiều đổi mới.

Trước kia, đường xá Châu Đốc thường nhỏ hẹp, thường xảy ra tai nạn giao thông, đến mùa lũ đường xá bị ngập nước, việc đi lại rất khó khăn. Bây giờ, các con đường đã được mở rộng, nâng cao và tráng nhựa, các ngã tư đường đều có lắp đặt đèn báo hiệu giao thông. Về sản xuất, trước đây người dân chỉ làm lúa hai vụ trong năm do nước lũ tràn về. Giờ đây, chính quyền địa phương quan tâm đến việc đắp đê ngăn lũ nên nông dân trồng được ba vụ lúa trong năm. Nhờ vậy, sản lượng lúa thu hoạch tăng cao, không những đảm bảo cung cấp lương thực cho nhân dân mà còn xuất khẩu gạo ra nước ngoài.

Về chăn nuôi, nổi bật nhất là nuôi cá bè, nào là cá tra, cá ba-sa, cá diêu hồng…ngoài việc làm nguồn thực phẩm, cá còn làm khô và chế biến thực phẩm xuất khẩu. Thị xã Châu Đốc thay đổi lớn nhất là phát triển du lịch và giáo dục. Hằng năm, lễ hội chùa Bà Chúa Xứ núi Sam đã thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến tham quan. Bên cạnh đó, giáo dục cũng không ngừng phát triển, nhiều trường học được xây dựng khang trang và người dân rất quan tâm đến việc học tập của con em. Vì vậy, so với những năm trước đây các bạn học sinh đến trường nhiều hơn, không còn tình trạng thất học.

Nhờ có sự quan tâm của chính quyền địa phương về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục nên đời sống của người dân quê em ngày càng ấm no, hạnh phúc. Em nhủ lòng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để sau này góp phần xây dựng thị xã ngày càng giàu đẹp.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 3

Khu phố của em thuộc phạm vi ngoại thành của thành phố. Trước kia nó thuộc vào một xã ven thị nhưng nay đã được chuyển thành phường. Và từ đó làng quê em có thêm nhiều thay đổi mới.

Con đường chính chạy dọc khu phố em đã được trải nhựa. Vỉa hè hai bên được lát gạch mới tinh. Vừa giúp làm đẹp cảnh quan hai bên đường phố vừa xanh sạch đường làng ngõ xóm.

Nhiều cây xanh được trồng hai bên đường đem lại cho đường phố vẻ tươi xanh, mát mẻ. Việc giữ gìn vệ sinh công cộng được đẩy mạnh nên đường phố luôn sạch đẹp. Không chỉ là việc tự ý thức giữ gìn vệ sinh của từng hộ gia đình, mà còn nâng cao ý thức về việc giữ gìn vệ sinh chung của khu phố: đường xá, vỉa hè, công viên cây xanh, hồ điều hòa…

Những người lấn chiếm lòng đường và vỉa hè để buôn bán đều phải lui vào theo quy định chung. Những hàng bán rong đều bị phạt nghiêm khi lấn chiếm lòng đường hay vỉa hè, các cô chú bán hàng rong đều được động viên tập trung buôn bán ở các chợ được quy hoạch sẵn. Chợ này vừa tập trung vừa kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng sản phẩm cho người mua và người bán.

Buổi tối, khi đèn cao áp chiếu xuống hai bên hè phố, cùng với đèn của các nhà cũng đều tỏa sáng thì nhìn khu phố thấy đẹp đẽ lung linh vô cùng.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 4

Quê tôi thuộc một vùng đồng bằng chiêm trũng miền Trung nơi có nắng lắm mưa nhiều lụt lội triền miên, quanh năm đói khổ, thiếu ăn thiếu mặc. Vậy mà giờ đây cuộc sống đã khởi sắc thay da đổi thịt trên nhiều lĩnh vực. Tôi còn nhớ cách đây hai năm lúc tôi còn là một cậu học sinh lớp Một, ngôi trường mà chúng tôi học là một dãy nhà tranh vách đất ọp ẹp, bàn ghế cũ nát. Thế mà giờ đây, cũng tại địa điểm ngôi trường cũ, hai dãy nhà lầu ba tầng được kiến trúc theo chữ L mọc lên khang trang hiện đại. Bàn ghế hai chỗ ngồi bóng loáng còn thơm mùi vẹc-ni thay thế cho kiểu bàn năm chỗ ngồi. Sân trường được tráng xi măng phẳng lì với những hàng cây bạch đàn, phượng vĩ xanh mát. Đường làng được mở rộng, nâng cấp trải nhựa đen bóng. Xe ô tô, Honda nổ máy chạy ầm ầm. Đặc biệt là điện đã về làng. Dường như hai phần ba số hộ đã có tivi, cat set và khoảng một phần hai số hộ có xe gắn máy. Nhà tôi cũng có một chiếc Dream bố vừa mới mua cách nay hai tháng. Tối thứ bảy, chủ nhật nào bố cũng chở mẹ và tôi đi dạo một vòng quanh đường làng. Tôi yêu làng quê mình lắm. Bởi cuộc sống quê hương tôi giờ đây không thua kém gì thành thị mà tôi thấy trên tivi. Những gì mà tôi kể ra đây chỉ là một phần rất nhỏ trong sự đổi mới của quê hương tôi.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 5

Phải công nhận, mấy năm qua, quê em đổi mới nhanh chóng đến không ngờ. Ai xa quê trên dưới năm năm nay quay trở lại chắc chắn sẽ không thể nghĩ được rằng ngôi làng nhỏ yên bình ngày xưa giờ lại đổi thay đến thế.

Đất nước mình đang nhanh chóng thay da đổi thịt. Sự lớn mạnh ấy được góp vào từ những miền quê trong đó có cả ngôi làng nhỏ bé và thân thiết của em.

Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng em vẫn thuần nông nghiệp. Lúc đẹp nhất là lúc nhìn đồng lúa từ bát ngát chuyển sang màu xanh vàng rồi vàng óng báo hiệu một mùa gặt mới. Lúc ấy đường làng ngõ xóm toàn bằng đất cứ mỗi lần mưa là lầy lội khiến lũ học trò bước chân đến lớp là lem lem luốc luốc toàn những bùn với đất. Cuộc sống của cha mẹ ông bà tuy yên bình nhưng lam lũ, vất vả và nghèo.

Nhưng bây giờ, câu chuyện đã rất khác xưa. Mấy năm nay nhờ sự đầu tư của tỉnh, làng em chuyển sang làm nghề thủ công. Mới đầu chỉ có vài người sau đó kéo theo cả làng rồi làng bên cạnh. Cả làng là một xưởng thủ công làm sắt và làm đồ gỗ. Hàng trăm bác nông dân nay thành những người thợ nung sắt hay thành anh thợ mộc. Đồ sắt ở làng em có uy tín trên thị trường, giá cả lại phải chăng nên người mua đông đảo lắm. Hàng làm ra đến đâu được đặt mua ngay đến đấy. Còn đồ gỗ thì tinh xảo vô cùng. Không ngờ chỉ mới được chỉ dạy và tự học mấy năm mà thanh niên làng làm nghề gỗ tinh xảo lắm. Bây giờ về làng không phải đi bằng đường đất. Những cánh đồng lúa cũng đã bị biến thành những xưởng thủ công. Nhà nhà đổ trần san sát cạnh nhau. Trong nhà đồ đạc chẳng thiếu thứ gì. Bây giờ vẻ đẹp của quê em không chỉ là cánh đồng mênh mông bát ngát mà là những đôi bàn tay nghệ thuật, những bộ óc làm ăn kinh tế đầy táo bạo và đẹp ở nếp sống văn hóa phố phường.

Nhìn quê hương đi lên nhanh chóng, tụi em cũng thấy rạo rực vô cùng. Chúng em chỉ mong học hành thật tốt để nhanh chóng trở về ngày càng làm giàu đẹp cho quê hương.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 6

Bây giờ, mời mọi người hãy ghé thăm quê em, cái nôi của ngành sản xuất đồ mỹ nghệ làm từ lá băng buông, dây chuối, tre nứa. Trong mười lăm năm nay, ngành thủ công mỹ nghệ quê em thực sự chuyển mình, phát triển rất mạnh trong đời sống nhân dân.

Khởi nguồn từ một hợp tác xã nhỏ, hợp tác xã Mỹ Nghệ đã làm được chuyện lớn. Nắm vững nguồn nguyên liệu từ cây lá rừng: lát băng buông, tre nứa, tàu lá chuối, bẹ chuối, hợp tác xã Mỹ Nghệ cử xã viên đến các cơ xưởng lớn trong và ngoài nước để nghiên cứu việc sản xuất đồ tiểu thủ công từ các nguyên liệu nói trên. Thế là: nón lát, giỏ lát, làn hoa, đệm…., làm từ các nguyên liệu lá ra đời và ngày càng được phát triển một cách tinh xảo, nghệ thuật. Bạn có biết một bộ ghế sô-pha được thắt từ bẹ chuối phơi khô có giá trị bao nhiêu không? Sô-pha làm bằng bẹ chuối đánh bóng trị giá từ sáu mươi đến hai trăm triệu đồng tiền Việt Nam, một con số không thể ngờ phải không? Không chỉ dừng ở đó, sô-pha mỹ nghệ độc đáo này còn xâm nhập vào thị trường châu Âu, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho hợp tác xã và nâng cao đời sống của xã viên. Tất cả sản phẩm của hợp tác xã đều làm bằng tay và vô cùng sắc sảo. Ngày nay, nếu ai đó ghé đến thăm hợp tác xã, sẽ được chứng kiến cảnh tượng làm việc tích cực của các xã viên. Trong xưởng dài, hàng trăm xã viên im lặng làm việc, họ im lặng làm việc nhưng cảnh tượng ở đây lại rất sôi động: xe bốc chở nguyên liệu đến và sản phẩm mang đi luân chuyển hằng ngày. Ngoài xã viên chính thức làm tại xương, người ta còn có thể thấy người dân còn nhận dây lát, dây chuối, tre nứa đã được qua khâu xử lý nguyên liệu, cần mẫn ngồi đan nón, đan giỏ, thắt ghế… đó là hình ảnh thường thấy ở quê em. Có khá nhiều gia đình xã viên giàu lên nhờ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Mọi người trong huyện đều đăng kí nhận nguyên liệu của hợp tác xã và gia công tại nhà ngoài nghề nghiệp chính của gia đình họ. Hợp tác xã đã đem lại cho người dân quê em một việc làm phụ ổn định, có thu nhập tốt, nâng cao đời sống hằng ngày.

Ngoài việc thêm thu nhập, nhờ nghề tiểu thủ công nghiệp mỹ nghệ, nghề phụ này là một môn học rèn luyện sự khéo léo, tính kiên trì sáng tạo của con người. Nó giáo dục cho người dân tính thẩm mỹ, yêu cái đẹp, yêu lao động và yêu cuộc sống. Em rất thích ngắm nhìn đôi bàn tay của người dân quê em khi họ đan nón, thắt giỏ. Em tự hào quê em là một trong những nơi nổi tiếng sản xuất hàng mỹ nghệ.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 7

Xuân Sơn là xã vùng cao thuộc tỉnh Khánh Hòa. Nạn chặt phá rừng vô tổ chức trước kia làm các cánh rừng lớn trở thành đồi trọc. Mười năm trở lại đây, xã Xuân Sơn phối hợp cùng hạt kiểm lâm huyện, mở rộng chiến dịch trồng rừng, phủ xanh các vùng đồi trọc.

Từ Thành phố Nha Trang theo Quốc lộ 1A, rẽ vào hương lộ hướng Tây Bắc, chúng ta sẽ gặp xã Xuân Sơn. Cảnh quan đầu tiên đập vào mắt mọi người là các cánh rừng keo mới được trồng trên các sườn núi gần quốc lộ. Từ thuở xa xưa, nguyên các cánh rừng ấy là rừng đại ngàn, cây cối cao to. Những năm 1978, 1979, người dân phá rừng khai hoang làm nương rẫy và những người khai thác gỗ trái phép đã biến các cánh rừng đó trở nên xơ xác, trơ sườn núi đá. Rừng khô thì suối cạn, hạn hán xảy ra, lũ rừng xảy ra liên miên đe dọa đời sống của cư dân hai bên sườn núi Xuân Sơn. Ủy ban xã Xuân Sơn đã phát động nhân dân trồng cây gây rừng. Hạt kiểm lâm cung cấp cây giống, người dân được trợ cấp tiền, lương thực để trồng cây gây rừng, tái tạo lại màu xanh cho các vùng đồi trọc. Núi non bạt ngàn, rộng bát ngát mà phải trồng lại từng gốc cây khiến nhiều người dân ngần ngại. Đội lâm sản của xã di tích phong trồng trước mười hecta rừng làm thí điểm. Thấy có kết quả tốt, bà con ồ ạt đăng kí làm theo. Trong mười năm qua, xã Xuân Sơn trồng phủ kín gần hết diện tích đồi trọc, đem lại một khoản thu nhập khá ổn định cho người dân khi bán các đám rừng trồng đến mùa thu gỗ. Rừng mới trồng làm giảm đáng kể nạn phát rẫy bừa bãi.

Hôm nay, về đến xã Xuân Sơn, người ta bắt gặp nhiều hộ giàu lên nhờ trồng rừng, trồng các loại cây lấy gỗ. Xuân Sơn đang thay da đổi thịt từng ngày.

Cùng với việc gìn giữ môi trường, trồng rừng là một kế hoạch rất quan trọng. Ở trường, em tham gia rất tích cực vào các phong trào cổ động cho việc giữ gìn môi trường xanh của Trái Đất. Em sẽ cố gắng trở thành chiến sĩ xuất sắc trong việc tuyên truyền chủ trương trồng cây gây rừng của Đảng và Nhà nước.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 8

Cùng với làn sóng người dân từ các tỉnh đổ về thành phố tìm kiếm việc làm, thành phố gia tăng dân số nhanh chóng, các đường phố, ngõ hẻm của phường em ngập ngụa trong rác bẩn, người người chen chúc ở trong xóm trọ. Đó là hình ảnh của phường hai năm trước đây. Giờ đây, nếu bạn có dịp ghé đến phường mười hai, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, bạn sẽ thấy một cảnh quan sạch đẹp, quang đãng và văn minh hơn nhiều.

Ủy ban Nhân dân và các tổ dân phố chủ động họp dân cảnh báo về tình trạng dơ bẩn, thiếu vệ sinh trong đời sống cộng đồng. Phong trào vệ sinh đường phố bắt đầu. Cứ hai tuần một lần, mồi hộ nhà dân cử một lao động cùng cả khu phố dọn dẹp vệ sinh dưới sự chỉ đạo của tổ trưởng dân phố.

Đoàn thanh niên xung kích dọn sạch các đống rác ở những nền nhà trống, chỗ được xem là bãi rác hoang mà người ta đổ rác vô ý thức. Các tổ an ninh kiểm tra ngặt hộ khẩu, đăng ký tạm vắng, tạm trú và theo dõi chặt chẽ tình hình an ninh trong phường. Đường phố như được khoác một cái áo mới, gọn gàng, sạch đẹp và lịch sự hơn. Đại lộ Quang Trung, con đường chính chạy ngang phường, sạch như ngày Tết. Hàng hoá của các tiệm buôn bày biện gọn gàng, không có hàng rong, hàng quán lấn chiếm lòng lề đường. Tệ nạn hút chích, cướp giật đã giảm đi nhanh chóng. Mọi người dân đều có ý thức trật tự văn minh hơn trước. Chi đoàn thanh niên phường hướng dẫn thanh niên trong phường sinh hoạt theo lịch hàng tuần. Các em vui chơi hè bổ ích hơn như mỗi tháng hè thiếu nhi trong phường được đi dã ngoại một lần. Cán bộ hưu trí sinh hoạt tại câu lạc bộ hưu trí của phường. Phường em đang thực sự có nếp sống tiến bộ hơn.

Sự thay đổi tốt hơn của phường em góp thêm thành tích cho việc xây dựng thành phố ngày càng giàu đẹp, văn minh, lịch sự. Em mong muốn phường em giữ vững được nếp sống mới tốt đẹp này đổ mọi người dân yên tâm sinh sống, làm việc.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 9

Quê hương em là một vùng nông thôn mới, mọi thứ đều mới từ nhà cửa, ruộng đồng và con người. Theo tháng năm, khi đất nước thay đổi và phát triển mạnh mẽ thì ngôi làng nhỏ của em cũng có những chuyển biến đáng chú ý. Sự thay đổi đó của quê hương khiến cho những ngôi nhà, những con người như khoác thêm tấm áo mới.

Quê hương em nằm cạnh dòng sông lam hiền hòa, quanh năm lặng lẽ trôi êm đềm, ôm lấy bãi bờ xanh ngắt của nương ngô dài mênh mông. Có nhiều thứ thay đổi, nhiều thứ mới hơn nhưng dường như dòng sông ấy vẫn vậy, không thay đổi, vẫn chảy theo dòng xiết và vẫn vỗ về vào bãi bồi đầy cát trắng.

Nếu như cách đây vài năm, những con đường đất vẫn đang phổ biến, ngày nắng xe cộ qua lại bụi bay mù trời; ngày mưa trơn trượt khó khăn trong việc đi lại thì hiện nay đã có những con đường bằng bê tông. Những con đường này được mở rộng ra hai bên, không chật hẹp như trước nữa. Đồng nghĩa với việc có nhiều đường mới sạch và đẹp thì cũng xuất hiện nhiều chiếc xe máy hơn là xe đạp. Những chiếc xe ga cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, gương mặt của con người cũng không còn khắc khổ nữa mà đã thanh thản và sung sướng một phần.

Trước đây hiếm lắm mới thấy xuất hiện một ngôi nhà hai tầng, nhưng hiện nay đã bắt đầu lác đác nhiều người xây dựng nhà hai tầng, thậm chí là ba tầng rất đẹp. Sự đổi thay bắt đầu từ những con đường, những mái nhà mới hiện đại hơn. Nhiều gia đình cấp bốn nhưng cũng được xây dựng chắc chắn, kiên cố, thậm chí là đẹp và đầy đủ tiện nghi hơn.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 10

Tết Nguyên Đán vừa rồi, cả gia đình em đã cùng nhau về quê ngoại ăn Tết. Đã năm năm rồi gia đình em chưa về lại quê ngoại, giờ đây, mọi thứ đổi khác quá.

Thay đổi đầu tiên khiến em bất ngờ nhất, là sự xuất hiện của san sát những ngôi nhà khang trang dọc đường đi. Hồi trước, thật dễ dàng để bắt gặp những mảnh đất trống, ngôi nhà cũ bỏ không. Còn giờ đây, nhìn đâu cũng là nhà cửa, quán xá. Những con đường đất có cỏ dại mọc hai bên ngày xưa, cũng được thay bằng các con đường đổ bê tông chắc chắn. Đầu các con ngõ cũng có bảng tên đường, rồi biển số nhà chẳng khác gì thành phố. Đèn đường cũng được mắc và thắp sáng, giúp việc ra đường buổi tối chẳng còn đáng sợ như hồi trước. Dọc đường đi, rải rác là những cây sấu cao lớn được trồng xen kẽ, tạo bóng mát và mĩ quan cho con đường.

Bất ngờ hơn cả, là những hàng ăn, hàng bán áo quần, làm tóc… được mở khá nhiều. Việc mua sắm, làm đẹp không còn phải lên phố như ngày xưa nữa. Bởi giờ đây, các siêu thị, cửa hàng bách hóa cũng mở nhiều ở quê em. Những người trẻ đều chuyển sang làm cho các nhà máy, xưởng sản xuất hoặc đi làm xa quê, thay vì ở nhà trồng lúa như hồi trước. Có lẽ nhờ thế, mà kinh tế có phần ổn định hơn. Nhà nào giờ đây cũng đẹp, cũng có tivi, máy giặt, tủ lạnh… Nhìn sự thay đổi ấy, em vui lắm. Bởi ở đây là quê hương của em cơ mà. Nhìn ông bà, cậu mợ, chú thím, anh em của mình có cuộc sống ổn định, thoải mái, em cảm thấy vui như chính mình được thay đổi vậy.

Em tin rằng, sự thay đổi ấy sẽ không phải là cái đích cuối cùng. Mà chỉ là một cột mốc trên hành trình thay da đổi thịt của quê hương mình mà thôi. Rồi mai đây, quê hương em sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 11

Phường nơi em ở tương đối nghèo so với các phường trong quận và tập trung nhiều người lao động ở nơi khác đến. Tuy vậy, trong thời gian qua nhân dân trong Phường đã làm được nhiều việc tốt, đáng kể nhất là việc giữ gìn đường phố sạch đẹp.

Trước kia, ít ai chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh chung. Các ngõ hẻm thường ngập ngụa rác, nước thải. Các nhà trọ nhếch nhác, quần áo phơi ngay lối đi. Mỗi khi có khách đến nhà em, đi qua ngõ, mẹ em lộ vẻ ngại ngùng. Thời gian sau này, thường xuyên xuống thăm các tổ dân phố các vị lãnh đạo trong Phường thống nhất phát động bà con tham gia giữ gìn thành phố sạch đẹp.

Ngày chủ nhật, từng tốp thanh niên xung kích bắc loa kêu gọi mọi nhà làm vệ sinh nhà ở, phần hẻm trước cửa nhà. Ai nấy mang chổi quét sạch rác, nhổ cỏ khơi thông cống rãnh. Lũ muỗi trốn dưới cống bị xịt thuốc tiêu diệt sạch. Không những thế, các tờ giấy quảng cáo dán trên cột điện được lột ra, các số điện thoại in trên tường nhà được cạo đi, quét lại sơn mới. Mọi người vui vẻ lao động trong tiếng trống ếch của đội thiếu nhi. Các anh chị đoàn viên vừa giúp bà con dọn dẹp, vừa cười nói ầm ĩ. Kết thúc buổi sáng, nhà cửa, các ngõ hẻm trong Phường sạch sẽ, quang đãng hẳn ra. Ai nấy tươi cười, lộ vẻ hài lòng.

Từ đó trở về sau, người dân trong phường vẫn tiếp tục phát huy việc giữ gìn đường phổ sạch đẹp. Khu phố nơi em ở đã đổi mới, thay đổi bộ mặt. Bà con đang phấn đấu trở thành : “Khu phố văn hóa”.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 12

Vì hoàn cảnh gia đình em phải theo bố mẹ chuyển về thành phố sống. Vậy là mấy năm liền em vẫn chưa có dịp về thăm quê. Đến hè vừa rồi vì đạt giải Toán thành phố nên bố mẹ em thưởng cho em một chuyến về quê. Ngồi trên xe em vô cùng hồi hộp và tự hỏi sau mấy năm xa cách không biết bây giờ quê của em có gì thay đổi không, những người bạn của em ra sao có ai phải bỏ học không. Vì quê em ngày xưa nghèo lắm, rất nhiều bạn chỉ học hết cấp một đã phải bỏ học đi chăn trâu.

Chiếc xe đưa em từ từ rẽ phải, đường vẫn êm ru, em cứ ngỡ vẫn là con đường của phố huyện nhưng bất chợt em nhìn thấy cây đa cổ thụ ở đầu đường. Ôi con đường của quê mình đây mà. Em sung sướng reo lên:

– Bố ơi, đường về quê không còn ổ gà như trước nữa nhỉ.

Bố gật đầu mỉm cười:

– Con đường này làm từ năm ngoái con ạ.

Bất giác tôi nhớ lại cách đây mấy năm, ngày đó mỗi khi trời mưa, người dân làng tôi rất ngại ra phố huyện vì con đường sẽ vô cùng lầy lội, khó đi, có những đoạn phải dắt xe. Đi ra được đến phố thì người đã lấm lem đầy bùn đất. Thế mà bây giờ con đường ấy đã được thay thế bằng một con đường nhựa đen bóng láng. Tôi thấy người và xe qua lại có vẻ đông hơn trước rất nhiều. Từng đoàn xe đạp xe máy nối đuôi nhau, nhìn ai cũng tươi vui hớn hở.

Càng về gần làng tôi càng ngạc nhiên vì sự thay đổi đến bất ngờ. Những ngôi nhà lá năm xưa giờ được thay thế bằng những ngôi nhà ngói sáng sủa đủ màu sắc, đây đó còn có những ngôi nhà hai, ba tầng như ở thành phố. Trong nhà cũng đầy đủ sa lông, tủ tường và trên tường cũng có những chùm đèn đủ màu sắc. Và đằng trước là những sân xi măng sạch bong phơi đầy lúa. Tôi nhớ trước đây người ta thường phơi lúa bằng sân đất cho nên dù có quét sạch đến mấy thóc vẫn đầy sạn và lúa phơi ở sân đất rất khó khô.

Chiếc xe bon bon đưa tôi về đến tận sân nhà bác trai tôi. Căn nhà lá năm xưa cũng được thay thế bằng ngôi nhà hai tầng đồ sộ.

Nhớ lại cách đây chỉ vài năm, làng tôi vẫn thuần nông nghiệp. Mọi thứ người ta chỉ biết trông vào ruộng lúa, luống rau. Nhìn khắp nơi chỉ thấy những cánh đồng lúa xanh mát thẳng cánh cò bay, mở mắt họ đã ra đồng, cặm cụi làm cho đến khi mặt trời lặn, sương đã vương áo họ mới trở về. Về đến nhà ai nấy lùa vội bát cơm là lên giường ngủ, chẳng biết đến xem phim, nghe ca nhạc là gì. Trẻ con như chúng tôi cũng phải làm, cứ đi học về ăn cơm xong lại theo đàn trâu, đàn bò lên rừng. Tối về chỉ còn xếp sách vở vào cặp là đi ngủ nên chẳng mấy đứa học giỏi. Cuộc sống lúc đó bình yên nhưng nghèo quá.

Nhưng bây giờ, tôi thấy mọi chuyện đã thay đổi, nhà nào cũng có tivi đầu đĩa. Ngay từ đầu xóm người ta đã nghe rộn rã tiếng hát từ những chiếc đài cát sét, từ chiếc đầu đĩa phát ra. Thôn xóm trở nên rộn rã. Và tôi nghe bác tôi kể lại cứ đến mùa bóng đá thì xóm làng càng rộn rã hơn. Trai tráng trong làng tụ tập nhau ngồi xem bóng đá. Họ xem rất vô tư vì không có cá độ như ở thành phố.

Phương tiện đi lại cũng hiện đại hơn trước rất nhiều, trước đây khắp đường làng chỉ thấy toàn xe đạp, vậy mà nay hầu như nhà nào cũng có xe máy để đi lại, có người còn đi xe máy khi ra ngoài đồng làm, họ dựng xe ở trên bờ.

Tôi rất vui khi thấy các bạn của mình đều học lên lớp 6, các bạn ấy cũng rất chú tâm vào chuyện học hành với mơ ước sau này đỗ đại học và được lên thành phố học. Tôi thầm nghĩ: Nếu sau này chúng tôi lại được học đại học cùng nhau thì vui biết mấy…

Quê hương tôi mọi thứ đã đổi thay, trong bóng chiều thướt tha từng đàn trâu no tròn đủng đỉnh về chuồng, đằng xa từng đoàn người gánh lúa về, bước chân thoăn thoắt, tiếng cười nói râm ran.

Phong cảnh ngày càng tươi đẹp hơn xen lẫn những cánh đồng xanh bao la, những vườn cây đầy hoa trái là những ngôi nhà xây đủ màu sắc. Xa xa, từng đàn cò trắng bay trong ánh nắng vàng rực rỡ.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 13

Cuối cùng thì sau hai năm dịch Covid-19 diễn ra căng thẳng, hè vừa rồi em cũng có dịp được về thăm quê nội. Vậy mà quê hương em lại thay đổi nhiều quá.

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa. Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hòa chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng.

Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 – 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật.

Em nghe bà kể rằng: “Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng.

Mẹ em nói: “Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay”. Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 14

Quê hương là gì hả mẹ
Mà cô giáo dạy hãy yêu?
Quê hương là gì hả mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?

(Quê hương -Đỗ Trung Quân)

Quê hương xứ sở luôn là nơi thiêng liêng, lưu giữ những kí ức đẹp nhất thời ấu thơ. Giờ đây, khi đã lớn khôn chứng kiến những sự đổi mới của quê hương thật khiến tôi bồi hồi xúc động, khôn kìm nén nỗi niềm tự hào, hạnh phúc.

Một niềm cảm xúc xốn xang khó tả trong lòng tôi. Những ngày xưa ùa về, hòa lẫn những gì ở hiện tại. Nếu ngày xưa, con đường quê chỉ là những dải đất nâu, mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt còn mùa nắng cát bụi mù mịt thì giờ đây tất cả đã được khoác lên mình tấm áo mới bằng bê tông phẳng lì, trơn nhẵn. Những bước đi thênh thang, những con đường nối dài trên mọi nẻo đường, giao thông của bà con cũng thuận tiện hơn rất nhiều.

Rồi có cả những mái nhà cao tầng mọc lên san sát nhau, trông như một tòa cung điện tráng lệ thay cho những mái tranh, mái nứa siêu vẹo. Điện đã về đến làng từ lâu, trước kia chỉ có đèn dầu, giờ thì đèn điện sáng trưng, mọi hoạt động của sự sống, của cuộc sống sinh hoạt đều được văn minh, tiến bộ hơn nhiều. Trong gia đình, mỗi nhà đều có những thiết bị điện, những dụng cụ tiện ích như ti vi, tủ lạnh, quạt, máy sấy, máy giặt, điều hòa. Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, phần nào giúp hình ảnh đất nước phát triển hơn rất nhiều.

Ngoài ra, cũng có những công trình được xây mới và tu bổ lại. Những nhà máy may, công ty, xí nghiệp liên doanh trong nước và nước ngoài đầu tư, đã đem lại nguồn lao động, cung cấp việc làm cho rất nhiều người dân. Nhờ vậy, người nông dân không chỉ quanh năm gắn bó với ruộng đồng giờ cũng gia nhập vào các công ty để tăng thêm thu nhập.

Dường như, trong luồng ảnh hưởng của nước bạn, trong nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa họ đã thích nghi và trở nên nhanh nhạy, năng động hơn trước nhịp sống thời đại. Những mái đình, mái chùa được tu bổ lại càng đẹp lộng lẫy, đời sống tinh thần của người dân cũng phong phú, sôi nổi hơn vào các dịp tế, lễ, ngày hội hè. Đó là những sắc màu rực rỡ mà tôi đã chứng kiến tại quê hương tôi.

Quê hương ngày càng đổi mới, báo hiệu những chặng đường phát triển mới của dân tộc. Tôi mong rằng, mình sẽ học tập thật tốt để góp sức vào công cuộc đổi mới, làm giàu đẹp văn minh quê hương mình hơn.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 15

Hai năm trước, phường 12 ngập trong rác bẩn và những khu nhà trọ chật ních người. Nhưng giờ đây, nhờ dòng người từ các tỉnh đổ về, phường 12 đã sạch đẹp và văn minh hơn rất nhiều. Thị trấn bắt đầu chiến dịch làm sạch đường phố để góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và xả rác bừa bãi. Cứ hai tuần một lần, người dân trong một khu dân cư nhất định chọn một người để dọn dẹp đường phố. Trưởng thị trấn giám sát chiến dịch. Thanh niên xung kích dọn rác trên các tầng của phường và nó làm cho đường phố đẹp hơn. Tội phạm ma túy, trộm cắp giảm.

Đoàn thanh niên giúp thanh niên trong phường sống một lối sống tốt bằng cách cung cấp cho họ lịch trình hàng tuần và lời khuyên hữu ích về những điều như vui chơi mùa hè. Ngoài ra, các cán bộ hưu trí làm việc tại câu lạc bộ hưu trí của phường, nơi cung cấp cho những người lớn tuổi một nơi để thư giãn và tận hưởng thời gian rảnh rỗi. Bộ não của bạn là một cỗ máy thực sự mạnh mẽ! Nó có thể suy nghĩ rất nhanh và ghi nhớ mọi thứ.

Thành phố đang trở nên tốt hơn bởi vì người dân trong phường của tôi đang làm tốt hơn. Họ đang ngày càng lập được nhiều thành tích và góp phần tạo nên vẻ đẹp, sự văn minh của thành phố. Tôi hy vọng rằng họ có thể tiếp tục duy trì điều này để mọi người được sống trong hòa bình.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 16

Quê tôi ở tỉnh Ninh Hòa, Việt Nam. Ở đó có một làng nghề truyền thống làm đồ thủ công bằng lá băng, dây chuối và tre. Mười lăm năm qua, ngành thủ công mỹ nghệ quê tôi đã thực sự chuyển mình và phát triển rất mạnh, mang lại lợi ích cho nhiều người.

Hợp tác xã mỹ nghệ Ninh Hòa bắt đầu bằng việc cùng nhau tìm nguyên liệu từ nhiều nguồn khác nhau để làm tranh. Họ thấy rằng làm nghệ thuật bằng lá rừng, đá lát, tre, lá chuối và vỏ chuối là một cách sáng tạo rất tinh vi và sáng tạo. Giờ đây, họ có thể bán tác phẩm nghệ thuật của mình ra nước ngoài và cải thiện cuộc sống của các thành viên bằng cách làm như vậy. Tất cả các hợp tác xã trong nhóm này đều được làm thủ công và chúng có chất lượng rất tốt.

Tại hợp tác xã, bạn sẽ thấy những người công nhân làm việc chăm chỉ trong xưởng, biến nguyên liệu thô thành sản phẩm. Cũng có nhiều thành viên không chính thức giúp đỡ bằng cách nhận nguyên liệu và sản phẩm, sau đó đan mũ, giỏ và ghế. Đây là cảnh thường thấy ở Ninh Hòa quê hương tôi, nơi các hợp tác xã mang lại cho người dân công việc ổn định và thu nhập khá.

Thủ công mỹ nghệ là loại hình công việc vừa giúp người lao động có thêm thu nhập, vừa rèn luyện tính sáng tạo, tính kiên trì, kỹ năng lao động. Tôi thích xem bàn tay của người dân quê tôi khi họ làm mũ và giỏ, bởi vì điều đó cho tôi thấy rằng họ rất sáng tạo và có rất nhiều kiên nhẫn. Tôi tự hào khi biết rằng quê hương tôi được biết đến với việc sản xuất các sản phẩm nghệ thuật chất lượng cao.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 17

Xuân Sơn là một xã ở tỉnh Khánh Hòa đã làm việc với hạt kiểm lâm để cố gắng phục hồi rừng của khu vực. Trong mười năm qua, họ đã làm được rất nhiều việc để phủ xanh những ngọn đồi từng cằn cỗi.

Người dân xã Xuân Sơn đã trồng cây góp công tạo rừng từ lâu và đang phát huy hiệu quả. Họ đã có thể khôi phục lại rất nhiều khu rừng đã bị chặt phá trong quá khứ và họ cũng có thể tạo thu nhập ổn định cho người dân. Có rất nhiều cây keo mới gần đường cao tốc, và người dân đã trồng chúng để giúp phục hồi rừng. Ngoài ra còn có các kiểm lâm giúp trồng và giúp quản lý rừng. Nha Trang là một thành phố ở Việt Nam. Quốc lộ 1A chạy qua thành phố đi về hướng Tây Bắc, xã Xuân Sơn nằm gần đường quốc lộ.

Ngày nay, người dân xã Xuân Sơn có thể nói nhiều hộ đã trở nên rất giàu có nhờ trồng rừng, trồng cây lấy gỗ. Làn da Xuân Sơn đang đổi màu từng ngày.

Ở trường, em tham gia các phong trào góp phần bảo vệ môi trường. Một cách để làm điều này là tham gia vào các hoạt động để thúc đẩy việc trồng cây. Em muốn trở thành một chiến sĩ xuất sắc góp phần giữ gìn môi trường thông qua việc tuyên truyền chủ trương trồng cây xanh của Đảng và Nhà nước.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 18

Tôi phải nói rằng thị trấn nơi tôi lớn lên đã thay đổi rất nhiều trong vài năm qua. Những người đã đi một thời gian và trở lại sẽ ngạc nhiên khi thấy nó thay đổi nhiều như thế nào. Đất nước chúng ta đang phát triển đa dạng hơn. Sự tăng trưởng đó là nhờ sự tăng trưởng ở các vùng nông thôn, trong đó có ngôi làng nhỏ và gần gũi của tôi.

Nhiều năm trước, ngôi làng chỉ được sử dụng để làm nông nghiệp. Những cánh đồng sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng, rồi vàng khi mùa thu hoạch đến gần, và những con đường làng sẽ lầy lội và ẩm ướt vì tất cả các trận mưa. Tuy nhiên, cuộc sống của ông bà cha mẹ dân làng tuy yên bình nhưng lại rất bận rộn và nghèo khó.

Tuy nhiên, bây giờ làng đã trở thành xưởng thủ công nên không cần phải đi đến các làng khác để mua hàng. Những cánh đồng lúa trong làng cũng đã bị biến thành xưởng, và những ngôi nhà gần nhau bây giờ có trần nhà bằng gỗ. Trong nhà không thiếu đồ đạc. Vẻ đẹp của làng giờ đây còn được mở rộng bởi bàn tay sáng tạo của dân làng, của những đầu óc kinh tế táo bạo và đẹp đẽ trên những con đường, và sự thịnh hành của nghề thủ công trong văn hóa làng quê. Từ khi tỉnh đầu tư cho làng nghề thủ công mỹ nghệ, nhiều người trong làng đã trở thành thợ thủ công. Lúc đầu có vài người, sau là cả làng, rồi làng bên. Người dân trong làng hiện làm các sản phẩm từ sắt và đồ mộc, được thị trường đánh giá cao. Giá cả các sản phẩm này phải chăng nên có nhiều người mua. Đồ nội thất bằng gỗ trong làng đặc biệt đẹp.

Chúng tôi rất phấn khởi khi thấy đất nước ngày càng thăng hạng, vì chúng tôi biết rằng điều này đồng nghĩa với việc chúng tôi sẽ có cơ hội học hỏi nhiều hơn và giúp quê hương mình phát triển hơn nữa.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 19

Khu phố tôi ở ngoại ô thành phố, xưa kia thuộc một xã gần thị trấn. Nhưng từ đó xã giải tán, làng tôi có nhiều đổi thay mới. Con đường chính trong khu phố của tôi đã được trải nhựa và có vỉa hè ở cả hai bên. Điều này làm cho đường phố trông đẹp hơn và giúp làm sạch nó. Hai bên đường có nhiều cây xanh, giúp đường phố trông sạch sẽ, trong lành. Vệ sinh công cộng rất quan trọng, để đường phố luôn sạch sẽ. Nếu bạn đang buôn bán trên đường phố, bạn cần phải tuân theo các quy tắc. Những người bán hàng rong buôn bán trên hè phố thường bị phạt rất nặng, và tốt hơn hết là họ nên buôn bán ở những khu chợ đã được quy hoạch sẵn, nơi sản phẩm được đảm bảo chất lượng.Về đêm, khi ánh đèn cao áp chiếu xuống hai bên đường, khu phố trông thật lung linh.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 20

Cuối tuần rồi, tiểu khu nơi tôi ở phát động chiến dịch dọn dẹp đường làng ngõ xóm để chúng tôi chuẩn bị đón năm mới. Cho đến nay, sự thay đổi thật tuyệt vời!

Dọc hai bên đường, cỏ dại đã được nhổ bỏ và có một bồn hoa dài xinh tươi mới được trồng. Mỗi đoạn là những bông hoa khác nhau tùy theo sở thích của gia chủ. Một số bộ phận là bụi đồng tiền, tiếp theo là hoa cúc, kế đến là thược dược và hoa loa kèn. Nhờ đó, con đường rực rỡ với nhiều màu sắc khác nhau. Ai cũng cẩn thận, cắm những thanh gỗ nhỏ màu trắng để gốc hoa tựa vào, kẻo lại đổ. Cùng với hoa, là những cây cao. Đó là cá sấu, đại bàng, phượng hoàng. Người dân trong tiểu khu dành hai buổi chiều để cắt, cưa cành lá cho gọn gàng, thông thoáng. Trước mỗi ngôi nhà là lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trong nắng xuân dịu dàng.

Vẻ đẹp của những con đường tiểu khu là nhờ sự chung tay của mọi người. Tôi mong rằng tiểu khu của tôi sẽ ngày càng sạch sẽ và có tổ chức hơn.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 21

Quê hương thiêng liêng, nơi cho ta những tấm lòng và tình yêu thương chân thật, luôn níu giữ những mảnh kí ức riêng tươi đẹp tuổi thơ tôi. Giờ đây, khi đã lớn khôn chứng kiến những sự đổi mới của quê hương thật khiến tôi bồi hồi xúc động, khôn kìm nén nỗi niềm tự hào, hạnh phúc.

Một niềm cảm xúc xốn xang khó tả trong lòng tôi. Những ngày xưa ùa về, hòa lẫn những gì ở hiện tại. Nếu ngày xưa, con đường quê chỉ là những dải đất nâu, mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt còn mùa nắng cát bụi mù mịt thì giờ đây tất cả đã được khoác lên mình tấm áo mới bằng bê tông phẳng lì, trơn nhẵn. Những bước đi thênh thang, những con đường nối dài trên mọi nẻo đường, giao thông của bà con cũng thuận tiện hơn rất nhiều.

Rồi có cả những mái nhà cao tầng mọc lên san sát nhau, trông như một tòa cung điện tráng lệ thay cho những mái tranh, mái nứa siêu vẹo. Điện đã về đến làng từ lâu, trước kia chỉ có đèn dầu, giờ thì đèn điện sáng trưng, mọi hoạt động của sự sống, của cuộc sống sinh hoạt đều được văn minh, tiến bộ hơn nhiều. Trong gia đình, mỗi nhà đều có những thiết bị điện, những dụng cụ tiện ích như ti vi, tủ lạnh, quạt, máy sấy, máy giặt, điều hòa. Chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, phần nào giúp hình ảnh đất nước phát triển hơn rất nhiều.

Ngoài ra, cũng có những công trình được xây mới và tu bổ lại. Những nhà máy may, công ty, xí nghiệp liên doanh trong nước và nước ngoài đầu tư, đã đem lại nguồn lao động, cung cấp việc làm cho rất nhiều người dân. Nhờ vậy, người nông dân không chỉ quanh năm gắn bó với ruộng đồng giờ cũng gia nhập vào các công ty để tăng thêm thu nhập.

Dường như, trong luồng ảnh hưởng của nước bạn, trong nhịp sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa họ đã thích nghi và trở nên nhanh nhạy, năng động hơn trước nhịp sống thời đại. Những mái đình, mái chùa được tu bổ lại càng đẹp lộng lẫy, đời sống tinh thần của người dân cũng phong phú, sôi nổi hơn vào các dịp tế, lễ, ngày hội hè. Đó là những sắc màu rực rỡ mà tôi đã chứng kiến tại quê hương tôi.

Quê hương ngày càng đổi mới, báo hiệu những chặng đường phát triển mới của dân tộc. Tôi mong rằng, mình sẽ học tập thật tốt để góp sức vào công cuộc đổi mới, làm giàu đẹp văn minh quê hương mình hơn.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 22

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa. Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hòa chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng.

Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 – 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật.

Em nghe bà kể rằng: “Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng.

Mẹ em nói: “Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay”. Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 23

Trong những năm gần đây, quê hương em có rất nhiều đổi mới đáng kể, trong đó đáng chú ý nhất có thể kể đến sự xuất hiện của những phương tiện hiện đại giúp cho hoạt động canh tác ở quê em trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.

Người dân quê em sinh sống chủ yếu bằng nghề làm nông, vì vậy mỗi gia đình đều canh tác khoảng hai, ba sào ruộng. Nếu như những năm trước đây, mọi hoạt động gieo trồng, thu hoạch, phơi phóng đều được các cô, các bác làm hoàn toàn thủ công, dựa vào sức người là chúng thì những năm gần đây, sự xuất hiện của các phương tiện hiện đại như: máy cày, máy gieo mạ, máy phụt giúp cho hoạt động canh tác hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngày nay, mọi hoạt động sản xuất của quê em đều có sự hỗ trợ của máy móc, những chiếc máy gieo mạ giúp việc gieo trồng diễn ra nhanh, mạ lên đều, thẳng hàng hơn khi gieo bằng tay, khi cây lúa đã đến mùa thu hoạch, những chiếc máy gặt lại là người bạn đắc lực giúp việc thu hoạch diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm sức lực. Tiện lợi hơn nữa, khi lúa đã được thu hoạch, người dân quê em có thể sử dụng máy phụt lúa ngay trên đồng, sau đó mang theo những hạt thóc đã được tách khỏi thân lúa về nhà để phơi, sấy.

Những loại máy móc hiện đại đã giúp cho hoạt động sản xuất quê em được hiệu quả hơn, năng suất lúa tăng đáng kể, bởi vậy mà đời sống vật chất và tinh thần của người dân quê em cũng được cải thiện rõ rệt.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 24

“Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Nếu em không nhầm thì đây là thì đây là lời của bài hát Quê hương, bài hát mà em thích nghe nhất từ thuở còn bé. Ngày đó, em chỉ nghe vậy thôi chứ cũng không hiểu gì hết, nhưng giờ em đã thay đổi. Mỗi lần nghe bài hát này, em lại thấy thêm yêu cái mảnh đất cằn cỗi, nơi mà mùa nắng thì cháy da cháy thịt, mùa lạnh thì tê tái đến cả thấu xương. Ấy vậy mà, nhờ những chủ trương, chính sách và đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta quê hương em đã thay đổi rất nhiều.

Khi em còn là học sinh cấp một bé tí, nhà em nghèo, mà không phải chỉ mỗi nhà em đâu, hàng xóm xung quanh nhà em cũng nghèo. Chúng em đi học trên con đường cát trắng mà mùa hè, khi dép bị đứt thì không thể nào đi qua nổi. Cát nóng bỏng làm đỏ rộp đôi bàn chân bé xíu của những cô cậu học trò như tụi em, có lúc chúng em rủ nhau bẻ lấy bẹ chuối rồi làm dép đi học. Mùa mưa đến thì đỡ hơn, vì cát hút mưa nên không nóng nữa, nhưng lúc đó đi xe đạp lại rất khó, vì nước làm cát nhũn ra, phải xuống xe đi bộ mới đi qua được.

Trường mẫu giáo với trường cấp một lại chung nên rất bất tiện. Buổi sáng là lớp mẫu giáo học, buổi chiều thì dành cho lớp một với lớp hai. Nhà cửa, phố xá cũng không nhộn nhịp, không có nhiều biển báo như bây giờ. Đa số các ngôi nhà của quê em đều là nhà một tầng, ít có nhà cao tầng như bây giờ. Con đường vào buổi tối thì mù mịt, tối om, lâu lâu mới thấy một ít ánh sáng phát ra từ những nhà ven đường còn thức mà thôi, hoặc ở ngã ba hay ngã tư thì có cái đèn điện của mọi người đóng góp lại treo lên cột điện cho sáng.

Trải qua một thời gian dài thực hiện theo chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Bộ mặt của quê em đã đổi mới hoàn toàn. Trước đây con đường chỉ có màu của cát trắng, màu của sỏi đá, thì bây giờ nó lại được khoác lên mình một màu áo mới, màu của xi măng, cát sỏi, màu của bê tông hắc ín trộn đều với nhau tạo thành một chiếc áo màu xanh rất khác biệt.

Con đường phẳng phiu, đẹp đẽ, sạch sẽ khác hẳn với con đường luôn phủ đầy cát bụi, thỉnh thoảng lại có một ổ gà hay ổ voi bởi sỏi đá bị dồn hết sang một bên. Hơn nữa, ngày nay ở hai bên đường còn được trồng những cây xà cừ, cây bàng to đùng, rợp bóng mát. Những ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát nhau, thay đi cái màu cũ kĩ của những viên ngói, viên gạch được dùng đi dùng lại nhiều lần là những viên gạch mới đỏ chói, những tấm lợp tôn đủ màu sắc làm cho ngôi nhà thật đẹp đẽ và thật kiều diễm.

Khi xây nhà xong người ta còn xây những cái cổng thật cao, thật đẹp nhìn rất đã mắt. Cho tới trường học, trạm y tế, … cũng được trang bị đầy đủ hơn. Bây giờ ở quê em đã có trường mẫu giáo, trường cấp một cấp hai và cấp ba riêng rồi. Ngôi trường mẫu giáo em hằng mong ước mà chỉ có thể nhìn thấy trên ti vi đã xuất hiện. Trong trường có đu quay, có cầu trượt, có cả xích đu, và nhiều trò chơi khác mà trước đây em mơ ước đều đã có đầy đủ.

Thỉnh thoảng em lại cùng đám bạn giấu bác bảo vệ vào đây chơi đùa cho đỡ thèm, những lúc đó, bao nhiêu kí ức về thời xa xưa lại hiện lên thật rõ nét – cái thời chỉ biết nhìn tivi và tưởng tượng mình được như thế dù chỉ một lần cũng mãn nguyện. Trường của chúng em thì đã có bàn ghế đầy đủ, có bảng mới rất đẹp, chúng em không sợ mỗi lần lên bảng viết bài sẽ bị các bạn ở dưới chê cười nữa. Bởi bảng mới có các đường kẻ để khi tụi em viết sẽ được thẳng hàng và đẹp hơn.

Và chúng em cũng có thêm nhiều thầy cô mới nữa. Hồi đó, những thầy cô dạy toán, dạy tiếng Việt sẽ dạy luôn cả thể dục, âm nhạc và mỹ thuật nữa. Bây giờ, mỗi khi đi học hay đi chơi về muộn em cũng không sợ nữa, bởi có nhiều cây cột điện đang phát sáng vào mỗi tối làm cho con đường trở nên lung linh hơn rất nhiều.

Mùa hè chúng em không sợ cái nóng, mùa đông chúng em không sợ cái lạnh nữa. Vì giờ đây, khi hè đến chúng em có những cây quạt điện làm trợ thủ rất đắc lực, còn đông đến thì những chiếc áo khoác đủ màu sắc, những chiếc chăn bông ấm áp mềm mại đã sưởi ấm cho chúng em rất nhiều. Bố mẹ em cùng những người dân ở quê em đã đỡ cực nhọc, vất vả hơn rất nhiều. Trước đây mỗi lần đi làm đồng hay tưới nước cho rau màu thì tất cả đều làm bằng tay, nhưng giờ thì đã có máy móc, đã có các thiết bị tiên tiến nên công sức lao động của mọi người bỏ ra ít hơn nhưng đến vụ thu hoạch lại được nhiều hơn.

Giờ đây quê em như được khoác một màu áo tươi mới hoàn toàn, tất cả mọi thứ từ trong nhà đến ngoài ngõ đều đẹp hơn, sạch sẽ hơn, thoáng mát hơn. Chúng em cũng được tận hưởng những điều tuyệt vời nhất, những điều tốt nhất khi mà đất nước và xã hội.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 25

Tôi sinh ra ở một vùng quê ven biển, cuộc sông của người dân nơi đây gắn với sóng gió của biển khơi. Người dân làng tôi quanh năm, phải mưu sinh trên những con thuyền lênh đênh sóng nước, với biết bao khó khăn, cực nhọc. Nhưng đó là câu chuyện của quá khứ những năm trước, còn ngày hôm nay quê hương tôi đã thay đổi, khung cảnh xóm làng đã có nhiều khởi sắc, đời sống mọi nhà ngày càng ấm no.

Quê tôi ngày nay là một vùng quê nông thôn mới, với đầy đủ cơ sở vật chất và tiêu chí văn hóa để phát triển bền vững. Cách đây vài năm, ở quê tôi có lẽ thứ nhiều nhất là nước biển, gió và cát. Nhưng hôm nay, ngoài những điều kiện tự đó, quê tôi có những hợp tác xã liên kết nghề cá được thành lập. Trên bãi biển, hàng loạt chiếc tàu trọng tải lớn được đóng mới, ngư dân được các cấp địa phương hỗ trợ, vốn để hỗ trợ cho việc khai thác xa bờ. Không những thế các khu công nghiệp, chế biến thủy hải sản ra đời, thu hút một lực lượng lớn lao động nhàn rỗi của địa phương. Chính từ thay đổi tích cực trong phương thức làm ăn nên đời sống của người dân có nhiều thay đổi.

Từ xa nhìn lại, làng chài nghèo quê tôi không còn những ngôi nhà tạm bợ mà thay vào đó là mái nhà kiên cố, được xây dựng vững trãi để chống lại sóng và gió biển khơi. Con đường cát đá ven biển hôm nào, giờ đã là con đường bê tông dài rộng chạy vào trong những con hẻm nhỏ.

Việc học của những đứa trẻ được bố mẹ quan tâm nhiều hơn, ngày nay chúng tôi được tiếp xúc với mạng internet, tôi có cơ hội đọc nhiều sách hơn trong thư viện xanh ngay tại khuôn viên trường học. Điều này, những năm về trước với chúng tôi là thứ gì xa vời lắm, bởi cơ sở vật chất của trường tôi còn nhiều thiếu thốn, nhưng đó đã trở thành hiện thực với học sinh hiện tại. Đời sống tinh thần của người dân quê tôi cũng dần thay đổi, khi mà cơm áo, gạo tiền không còn là nỗi lo mà thay vào đó là cuộc sống đủ đầy thì hoạt động văn hóa, thể thao dần hình thành để đáp ứng nhu cầu giải trí tinh thần của người dân lao động.

Sự đổi thay của quê tôi hôm nay, là thành quả nỗ lực không ngừng nghỉ của những con người hăng say lao động, dám đột phát và thay đổi. Tôi yêu lắm miền quê này, nơi đã nuôi tôi khôn lớn, nơi mà gió biển muối biển ngấm vào tôi với bao những cực nhọc khó khăn của bố mẹ, để nhắc nhở tôi phải biết trân trọng thành quả của ngày hôm nay.

Trên những chuyến tàu đánh bắt xa bờ của người dân, tôi như thấy ngư dân ánh lên niềm vui, hạnh phúc. Hành trình ra khơi của ngày hôm nay không còn là câu chuyện của gánh nặng mưu sinh mà thay vào đó là ước mơ chinh phục đại dương của con người mới. Những khoang tàu đầy ắp cá tôm, và tiếng cười náo nức nơi bến cá vào mỗi buổi sáng mai như tô đậm thêm cho vẻ đẹp của quê hương trên chặng đường đổi mới.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 26

Kì nghỉ hè năm nay, em được bố mẹ cho về quê thăm ông bà nội ở quê. Cũng đã hơn hai năm rồi mới được về thăm ông bà nên em vui lắm. Vì đường sá xa xôi, nên cả nhà em phải đi tàu hỏa gần mười tiếng mới đến nơi. Nằm trên tàu, tâm trí em xứ mải miết đuổi theo những hình ảnh thân thương của quê nội trong lần về quê trước.

Quê nội em nằm ở một làng quê nghèo của tỉnh Quảng Trị. Ngôi làng ấy nằm ở phía sau núi, cách thành phố khá xa, điều kiện cuộc sống còn nhiều thiếu thốn. Em vẫn còn nhớ, để vào đến làng, cả nhà em phải đi bộ gần bốn mươi phút từ đường quốc lộ, do xe ô tô không thể đi vào được. Lối đi ấy là một con đường đất đầy sỏi đá, gập ghềnh. Hai bên thì toàn là cỏ lau, cây cối um tùm.

Nhà bà nội em cũng như bao ngôi nhà khác trong làng, đều là những ngôi nhà cấp bốn có mái ngói đỏ, tường rêu cũ kĩ nhuốm màu thời gian. Mỗi lần em về quê, đều thấy mọi người bận rộn với công việc đồng áng, chăn nuôi từ sáng sớm đến tối mịt, chẳng có ngày nghỉ nào. Những đứa trẻ hàng xóm thì đã phải làm việc giúp bố mẹ từ khi còn nhỏ. Chỉ vài chiếc kẹo nhiều màu thôi cũng làm chúng vui hết một ngày.

Đặc biệt, trạm y tế xã ở nơi này rất lạc hậu và cũ kĩ. Nếu ai bị bệnh dù chỉ hơi nặng cũng đành phải di chuyển thật xa lên bệnh viện trên thành phố để cứu chữa. Dù điều kiện cuộc sống thiếu thốn như vậy, nhưng người dân nơi đây lại rất thân thiện, yêu mến, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Mỗi khi về quê, em luôn được vui sướng mà sống trong tình yêu thương của bà con. Cứ nằm suy nghĩ như vậy mà em chìm vào giấc ngủ lúc nào không hay. Đến khi nghe mẹ gọi dậy em mới choàng tỉnh giấc.

Xuống sân ga,đi taxi đến gần lối đường rẽ vào làng, em chuẩn bị tinh thần để đi bộ một quãng đường dài. Nhưng lạ quá, sao chú lái xe không dừng lại nhỉ, mà sao khung cảnh ở trước này khác thế. Vậy là, em liền hỏi:

-Chú ơi, chú có đi nhầm đường không ạ, cháu nhớ là về thôn Hải Hà thì phải có một con đường đất ở đây chứ ạ?

Nghe em hỏi, chú ấy bật cười:

-Đấy là chuyện của hai năm trước rồi, bây giờ thôn Hải Hà đã là nông thôn mới, khang trang hiện đại lắm nhé.

Chú ấy nói xong, em liền sung sướng mà nhào lên, áp mặt sát vào cửa kính để ngắm nhìn những đổi mới tuyệt vời của quê hương. Dưới xe, là con đường nhựa rộng, bằng phẳng, xe thoải mái di chuyển êm ru. Hai bên đường, là những hàng cây xanh được cắt tỉa gọn gàng, những cây cỏ lau đã được nhổ đi hết. Không khí vô cùng thoáng đãng. Một lát sau, khi đã vào làng em lại càng ngạc nhiên hơn.

Những ngôi nhà trong làng, giờ đây đều đã được sửa chữa hoặc xây mới, vững chãi và tươi sáng hơn nhiều. Những tường vôi trắng, mái ngói đỏ tươi, hàng rào xám cứng cáp bao bọc lấy khu vườn… đủ để em nhận ra được cuộc sống sung túc của nơi đây. Thế nhưng điều em ngạc nhiên nhất là, trên sân, có rất nhiều người đang ngồi nghỉ ngơi, trò chuyện, đánh cờ… Về đến nhà bà, em thấy ông bà nội và các cô, các chú đều đang ở đấy cả.

Nghe mọi người trò chuyện, em mới biết rằng, có một nhà máy may mặc lớn xây ở gần làng, nên mọi người đã đi làm công nhân. Nhờ vậy mà cuộc sống của người dân đỡ vất vả hơn. Ngày cuối tuần sẽ ở nhà nghỉ ngơi chứ không phải tranh thủ đi làm nữa. Vào nhà chú, em ngạc nhiên khi thấy chiếc tivi to giữa phòng khách, và cả chiếc tủ lạnh ở dưới bếp nữa. Càng nhìn em càng vui sướng trước sự phát triển của quê hương.

Chiều đó, em được các bạn hàng xóm chở đi chơi quanh làng trên những chiếc xe đạp mới cóng. Các bạn hớn hở kể cho em nghe những thay đổi của làng. Nào là trường học đã được nâng cấp, có nhiều bàn ghế mới, có cả máy chiếu nữa. Rồi thì trạm y tế xã đã được xây dựng lại, bổ sung thêm nhiều máy móc mới, người bị ốm nặng không cần phải lên thành phố nữa rồi. Cuối cùng, chúng em dừng lại ở cửa hàng tạp hóa, mua những cây kem nhiều màu rồi ngồi nhâm nhi trong vui vẻ. Niềm hạnh phúc cứ thế cứ trào dâng trong em khi người dân quê hương mình có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Kết thúc kì nghỉ, em cùng bố mẹ trở về nhà trong sự tiếc nuối vô cùng. Em mong sao, quê hương em sẽ ngày càng phát triển hơn nữa, để người dân nơi đây có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Hy vọng rằng, lần tới khi em trở lại thăm quê, thì thôn Hải Hà sẽ lại làm em phải ngạc nhiên hơn nhiều nữa về sự đổi thay của mình.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 27

Đã hơn 20 năm trôi qua. Tôi bây giờ đã là cô sinh viên trưởng thành, không còn là cô bé ngốc nghếch, vẫn thường trốn mẹ ngủ trưa để đi đi thả diều với các bạn ngoài đê. Tôi có cơ hội để chứng kiến những đổi mới trên quê hương mình. Và những điều đổi mới ấy khiến tôi cảm thấy vui và hạnh phúc biết bao nhiêu

Còn nhớ trước đây khi tôi còn nhỏ, quê tôi là một vùng nông thôn đặc trưng với những cánh đồng bát ngát trải dài đến tận chân trời. Thấp thoáng bóng trắng của những chú cò miệt mài kiếm ăn. Con đường đất đỏ trải dài, gồ ghề, khúc khuỷu, là nơi những đứa trẻ quê như chúng tôi hằng ngày cắp sách đến trường, là nơi các bác nông dân dắt trâu ra đồng, các bà, các mẹ, gánh gánh hàng rong ra chợ bán.

Con đường ấy chứa đựng những kỉ niệm tuổi thơ, in dấu những nụ cười ngây dại của một thời áo trắng. Những ngôi nhà mái ngói cũ kỹ, chỉ cần mưa to là dột hết vào nhà. Xung quang là mảnh vườn nhỏ trồng những loại rau trái, chăn nuôi gà, vịt để cải thiện đời sống. Những buổi chiều lộng gió, trẻ em rủ nhau lên triền đê chơi thả diều. Những cánh diều vi vu trong gió, như cất lên bản hòa ca, ca ngợi vẻ đẹp bình yên, ấm áp dẫu quê hương còn nhiều điều gian khổ. Những chú bé mục đồng ngồi trên lưng trâu, vừa học bài vừa thổi sáo là một mảnh kí ức không thể quên với những ai nặng lòng với quê hương, xứ sở.

Những dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường. Đường làng được “bê tông hóa”, bằng phẳng, chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt. Cột điện mọc lên thẳng tắp, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn. Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Mọi người có thể dễ dàng mua đồ, chứ không còn phải vất vả để đi lên chợ huyện, chợ tỉnh như trước nữa.

Trường học được trang bị những đồ dùng cần thiết như máy chiếu, máy tính, các phòng thí nghiệm được mở rộng để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Những khu vui chơi mọc lên với những trò như cầu trượt, đu quay, bập bênh, thu hút trẻ em. Buổi tối, mọi người có thể ra đây đi dạo, trò chuyện vui vẻ. Những công trình công cộng được nhà nước xử lí sạch sẽ, đảm bảo an toàn và vệ sinh cho người dân.

Nông nghiệp không còn là hình thức sản xuất duy nhất. Mọi người được làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, nhờ vậy mà gánh nặng cơm áo gạo tiền cũng được giảm bớt. Các máy móc hiện đại được đưa vào sản xuất làm tăng năng suất lao động, nhiều loại hàng hóa được đưa đi xuất khẩu. Chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng. Nhưng dù có phát triển hiện đại thế nào thì vẫn còn những điều vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm.

Ngắm nhìn quê hương đang thay da, đổi thịt từng ngày, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Nhưng cuộc sống hiện đại cũng kéo người dân theo những dòng chảy xô bồ. Vì vậy đổi mới không có nghĩa là đánh mất hoàn toàn tình quê, hồn quê mà ngàn năm nay vẫn in đậm trong tim người dân đất Việt.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 28

Em sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo nơi miền Tây sông nước. Dù quê hương em không được phát triển như những nơi khác. Nhưng đối với em, đây vẫn là bến đỗ tuyệt vời nhất, an toàn và hạnh phúc nhất. Đến bây giờ, tình yêu quê hương trong em lại lớn lên từng ngày khi được thổi hơi bởi niềm tự hào lớn lao về những lần thay da đổi thịt của quê hương mình.

Trước đây, lối đi trong làng em là những con đường đất đỏ nhỏ hẹp. Mỗi khi mưa xuống là lầy lội như thể ruộng lúa. Xe lớn không thể đi vào được, khó khăn vô cùng. Hai bên đường thì toàn những bụi cỏ dại um tùm, lại nhiều muỗi, rắn rết. Nhưng giờ đây, đã được thay thế bằng con đường trải nhựa bằng phẳng, rộng rãi. Hai làn xe ô tô chạy bon bon chẳng sợ va phải nhau. Những bụi cỏ ven đường cũng bị dẹp hết, được thay thế bằng những hàng cây xanh tỏa bóng mát như bàng, sấu.

Đặc biệt, ở những trục đường chính trong làng, còn được lát gạch tạo phần vỉa hè cho mọi người di chuyển an toàn hơn. Dọc mọi con đường, đều được lắp đặt hệ thống đèn đường. Vào đêm tối, mọi người có thể đi lại mà không phải mang theo đèn hay sợ hãi. Những dòng sông, con kênh ngang qua làng, đều được xây những chiếc cầu bê tông chắc chắn để bắc qua, thay cho những cây cầu gỗ, cầu tre gập ghềnh khó đi. Mỗi mùa mưa nước dâng cao, việc qua sông cũng nhờ vậy mà đơn giản, bớt nguy hiểm hơn.

Trong làng, những ngôi nhà mái ngói khang trang, hai tầng, ba tầng cũng theo đó mà đua nhau mọc lên. Đạp xe dọc đường, nhìn vào những dãy nhà ấy, em cảm thấy tự hào đến lạ về sự đổi mới của quê hương mình. Đặc biệt, những công trình phục vụ cộng đồng như trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, công viên… đều được sửa chữa, xây dựng lại. Không chỉ là hình ảnh bên ngoài mà bên trong cũng vậy. Các bộ bàn ghế mới vững chắc, thay cho những chiếc bàn ghế cũ kĩ, lung lay. Các lớp học được lắp đặt thêm quạt mới, máy chiếu, máy vi tính… phục vụ việc học.

Nhà văn hóa cũng được đầu tư hệ thống loa đài mới hiện đại hơn, mỗi lần nghe thông báo, em có thể nghe rõ từng chữ một chứ không phải âm thanh rè rè như ngày xưa nữa. Trạm y tế xã thì được xây thêm hai tầng mới, máy móc, thiết bị tối tân hơn. Người dân có thể yên tâm đến đây thăm khám thay vì lặn lội đường sá xa xôi lên thành phố.

Càng ngắm nhìn những đổi mới của quê hương, em lại càng vui mừng và hạnh phúc. Mỗi ngày em luôn cố gắng học tập chăm chỉ, để mong sao khi lớn lên có thể góp sức mình xây dựng quê hương thêm phát triển.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 29

Quê hương – hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ.Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt, trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.

Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo, ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội.

Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.

Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhựa tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm.

Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tìm kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thân của con người cũng phong phú đa dạng hơn.

Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát “ quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây..”

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 30

Quê em thuộc một vùng đồng bằng chiêm trũng miền Trung nơi có nắng lắm mưa nhiều lụt lội triền miên, quanh năm đói khổ, thiếu ăn thiếu mặc. Vậy mà giờ đây cuộc sống nơi làng quê đã khởi sắc thay da đổi thịt trên nhiều lĩnh vực lắm.

Tôi còn nhớ cách đây hai năm lúc tôi còn là một cậu học sinh lớp hai, ngôi trường mà chúng tôi học là một dãy nhà tranh vách đất ọp ẹp, bàn ghế cũ nát. Thế mà giờ đây, cũng tại địa điểm ngôi trường cũ, hai dãy nhà lầu ba tầng được xây dựng theo chữ L mọc lên khang trang, nổi bật. Bàn ghế hai chỗ ngồi bóng loáng còn thơm mùi vẹc-ni thay thế cho kiểu bàn năm chỗ ngồi. Sân trường được tráng xi măng phẳng lì với những hàng cây bạch đàn, phượng vĩ xanh mát.

Đường làng được mở rộng, nâng cấp trải nhựa đen bóng. Xe ô tô, honda nổ máy chạy ầm ầm. Đặc biệt là điện đã về làng. Dường như hai phần ba số hộ đã có tivi, cat-set và khoảng một phần hai số hộ có xe gắn máy. Nhà tôi cũng có một chiếc Dream bố vừa mới mua cách nay hai tháng. Tối thứ bảy, chủ nhật nào bô cũng chở mẹ và tôi đi dạo một vòng quanh đường làng.

Tôi yêu làng quê mình lắm. Bởi cuộc sống quê hương tôi giờ đây không thua kém gì thành thị mà tôi thấy trên tivi. Những gì mà tôi kể ra đây chỉ là một phần rất nhỏ trong sự đổi mới của quê hương tôi.

Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em- Mẫu 31

Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là nơi đây gắn bó với tuổi thơ êm đềm của em. Giờ đây, ngắm nhìn quê em đang thay da đổi thịt, lòng em lại xốn xang và tự hào.

Em làm sao có thể quên được, con đường làng dẫn em tới trường nhỏ nhắn quen thuộc, chạy ngoằn ngoèo qua các rặng cây tốt um. Nếu trước đây nó là con đường đất đỏ, gồ ghề hay xuất hiện những ổ gà. Mùa nắng, đoạn đường ấy bụi bay mù mịt khi có một làn gió thổi qua, còn mùa mưa, con đường lầy lội hơn, đất níu mãi bước chân người dân quê em.

Vậy mà giờ đây, em không khỏi ngỡ ngàng khi chứng kiến con đường được trải bê tông bằng phẳng. Con đường chạy thẳng tắp tạo nên không ít thuận lợi cho cuộc sống sinh hoạt. Những ngả đường, bờ mương , bờ ruộng được chính quyền lên kế hoạch “ bê tông hóa”. Cánh cò trắng vẫn sải rộng đôi cánh trên triền cỏ, những cánh đồng xanh trải dài tít tắp và có khi tần ngần đáp trên mảnh ruộng. Phải chăng chúng cũng ngạc nhiên trước sự đổi mới của quê em?

Giờ đây, dãy nhà cao tầng đồ sộ mọc lên san sát nhau đan xen những vườn cây xanh tốt trông chẳng khác nào một thiên đường thay thế những mái rạ, nhà cấp bốn xiêu vẹo. Cột điện mọc lên thẳng tắp như hàng ngũ chú lính chì oai nghiêm, mang lại ánh sáng văn minh thế chỗ ngọn đèn dầu lay lắt, chập chờn. Dọc con đường xuất hiện nhiều cửa hàng tiện lợi như nấm tạo nên không khí của cuộc sống hiện đại. Đồ gia dụng cho tới thực phẩm được kiểm duyệt hơn, tiện nghi hơn xưa.

Lũ trẻ chúng em có một khu giải trí riêng, bãi đất trống trải đầy cỏ xanh là nơi chúng em vui đùa thỏa thích với trái bóng tròn. Tiếng cười nói giòn tan, vô tư như ngày nào hòa trong tiếng hót thánh thót của mấy chú chim sẻ. Những công trình công cộng được nhà nước chú tâm hơn. Mạch ống chạy nhầm dưới các con đường để dẫn nước thải tới nơi xử lý, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp.

Ngôi trường huyện được kiến thiết khang trang và trang bị nhiều thiết bị hữu ích cho công cuộc giảng dạy như bàn ghế ngay ngắn, máy chiếu và máy tính. Cuộc sống nông nghiệp phần nào bớt nặng nhọc hơn bởi máy móc được đưa vào sử dụng giúp tăng năng suất lao động, công nghiệp hóa nền nông nghiệp mang lại nguồn lợi lớn cho nông sản. Nhiều hàng hóa của quê em xuất khẩu trên thị trường quốc gia và thế giới như vải thiều, cam, nhãn nhờ quy trình chế biến tiên tiến.

Chất lượng cuộc sống người dân quê em được cải thiện rõ rệt, lượng người thất nghiệp giảm và lượng người lao động qua đào tạo tăng lên nhanh chóng. Điều đó góp phần thúc đẩy trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển bền vững. Nhịp sống của thời đại đã thổi vào quê hương em, tạo nên những nhảy vọt trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần. Nhưng có những điều vẫn vẹn nguyên, đó tình người thắm thiết, tình quê sâu đậm.

Ngắm nhìn quê hương đổi thay, lòng em rạo rực niềm vui sướng, nó mở ra tương lai tươi đẹp, rạng ngời phía trước của người dân quê em. Em thầm hứa cố gắng học tập thật tốt để góp sức mình phát triển quê nhà mãi giàu đẹp.

Trên đây là nội dung bài học Hãy kể về những đổi mới ở xóm làng hoặc phố phường của em (31 bài mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (3 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button