Chandrayaan-3 là gì? Bất ngờ tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ đặt chân đến mặt trăng

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Chandrayaan-3 là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Chandrayaan-3 là gì?

Chandrayaan-3 (dịch tàu Mặt trăng, Về âm thanh nàyphát âm (trợ giúp·thông tin)) là chuyến thăm dò Mặt Trăng thứ ba của Ấn Độ trong khuôn khổ chương trình Chandrayaan của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO). Nó bao gồm một tàu đổ bộ có tên Vikram và một xe tự hành có tên Pragyan, tương tự như chuyến bay vào vũ trụ Chandrayaan-2. Mô-đun động cơ đẩy cấu hình tàu đổ bộ và tàu thăm dò lên quỹ đạo mặt trăng để chuẩn bị cho tàu đổ bộ được cấp điện.

Chandrayaan-3 được phóng đi vào ngày 14 tháng 7 năm 2023. Tàu đổ bộ và xe tự hành đã hạ cánh gần khu vực cực Nam Mặt trăng vào ngày 23 tháng 8 năm 2023 lúc 18:02 IST, khiến Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh thành công tàu vũ trụ gần cực Nam Mặt Trăng và nước thứ tư đến hạ cánh mềm lên Mặt Trăng.

Chandrayaan-3 là gì?
Chandrayaan-3 là gì?

Tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ đặt chân đến mặt trăng

Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ gặt hái thành công sau hành trình dài từ vận chuyển bộ phận tên lửa bằng xe đạp và xe bò kéo tới nhiệm vụ Chandrayaan-3.

Ngày 23/8 là một ngày trọng đại đối với Ấn Độ và khám phá vũ trụ. Tàu vũ trụ Chandrayaan-3 của Tổ chức nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) hạ cánh thành công trên Mặt Trăng, biến Ấn Độ thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc từng tiếp đất nhẹ nhàng tại đây bằng tàu tự động, theo Space News.

Cú hạ cánh trôi chảy cũng biến Chandrayaan-3 thành tàu vũ trụ đầu tiên đáp xuống cực nam của Mặt Trăng. Ấn Độ đạt được thành tựu này không lâu sau khi tàu vũ trụ Luna 25 của Nga bị mất kiểm soát và đâm xuống bề mặt Mặt Trăng. Ở đây thời gian đóng vai trò thiết yếu bởi Chandrayaan-3 hoạt động bằng năng lượng Mặt Trời và được thiết kế để tồn tại qua một ngày Mặt Trăng, tương đương 14 ngày Trái Đất. Trong khung thời gian này, dự kiến tàu sẽ thực hiện hàng loạt thí nghiệm, bao gồm phân tích cấu tạo khoáng chất bề mặt Mặt Trăng bằng quang phổ kế trước khi chìm trong bóng tối vào cuối ngày Mặt Trăng.

Trong khi cả tàu Luna 25 và trạm đổ bộ Vikram trên tàu Chandrayaan-3 đều có thiết bị được thiết kế để nghiên cứu lớp đất mặt, ngoại quyển, nước và khoáng chất, bao gồm helium-3, khác biệt chính giữa hai phương tiện là tàu của Nga được lên lịch hoạt động trong một năm Trái Đất. Luna 25 trang bị máy phát nhiệt đồng vị phóng xạ, cung cấp nhiệt lượng và điện, còn trạm Vikram và robot tự hành Pragyan sẽ không thể sống sót qua đêm Mặt Trăng.

Tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ đặt chân đến mặt trăng
Tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ đặt chân đến mặt trăng

Thành công của nhiệm vụ Chandrayaan-3 đánh dấu bước ngoặt lớn, bởi vì đây là tàu vũ trụ đầu tiên hạ cánh ở cực nam của Mặt Trăng, khu vực chứa băng nước và nhiều khoáng chất quý giá. Thành tựu tiên phong này có ý nghĩa đặc biệt, dữ liệu từ những thí nghiệm sẽ giúp hỗ trợ các nhiệm vụ Mặt Trăng trong tương lai.

Chandrayaan-1 là tàu vũ trụ từng bay quanh quỹ đạo Mặt Trăng năm 2008 là nỗ lực đầu tiên của Ấn Độ nhằm phóng tàu ra ngoài Trái Đất. Đó là nhiệm vụ đầu tiên phát hiện nước trên bề mặt Mặt Trăng, ảnh hưởng lớn tới kế hoạch trong chương trình khám phá vũ trụ của cả Mỹ và Trung Quốc. Cực nam Mặt Trăng cũng là địa điểm hạ cánh cho nhiệm vụ Artemis 3 của Mỹ. Từ lâu giới khoa học suy đoán những miệng hố bị che khuất ở khu vực này có thể chứa lượng lớn băng nước, có thể khai thác cho nhiều mục đích. Phát hiện của tàu Chandrayaan-1 đã góp phần chứng minh giả thuyết.

Từ vận chuyển bộ phận tên lửa bằng xe đạp và xe bò kéo tới nhiệm vụ Chandrayaan-3, câu chuyện về quá trình phát triển của ISRO giống như kịch bản một bộ phim. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từng chia sẻ trên mạng xã hội Twitter hôm 14/7: “Chandrayaan-3 viết nên một chương mới trong cuộc phiêu lưu vào vũ trụ của Ấn Độ. Con tàu bay cao, nâng cánh cho ước mơ và tham vọng của mọi người dân Ấn Độ. Thành tựu trọng đại này là minh chứng cho cống hiến không ngừng nghỉ từ các nhà khoa học của chúng tôi”.

Lịch sử của ISRO có đặc điểm là sự bền bỉ, sáng tạo và hợp tác. Thành lập năm 1969, ISRO duy trì chương trình viễn thám từ năm 1988, cung cấp dữ liệu quan sát Trái Đất giá trị ở nhiều độ phân giải thời gian, không gian và quang phổ, thông qua hàng loạt thiết bị. Camera PAN của họ từng là camera dân sự có độ phân giải cao nhất trước khi vệ tinh Ikonos của công ty DigitalGlobe ở Mỹ phóng vào năm 1999.

ISRO đã phóng 124 tàu vũ trụ, bao gồm 3 tàu tới Mặt Trăng và một tàu tới sao Hỏa, đồng thời hỗ trợ phóng 424 vệ tinh từ các nước khác. Tên lửa PSLV của họ là lựa chọn hàng đầu cho dịch vụ bay chung, từng triển khai 104 vệ tinh trong một lần phóng vào năm 2017, giữ kỷ lục thế giới cho tới khi bị nhiệm vụ Transporter-1 của SpaceX qua mặt vào năm 2021.

Tàu Chandrayaan-3 đáp thành công xuống Mặt trăng
Tàu Chandrayaan-3 đáp thành công xuống Mặt trăng

Năm 2018, ISRO hoàn thiện hệ thống định vị riêng mang tên NavIC, bước vào số ít những quốc gia có khả năng này (Mỹ, Nga, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Nhật Bản). NavIC ra đời do lo ngại hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu do chính phủ nước ngoài kiểm soát có thể không cung cấp dịch vụ trong một số tình huống, chẳng hạn năm 1999, Mỹ từng từ chối yêu cầu dữ liệu GPS của Ấn Độ ở vùng Kargil tại biên giới Ấn Độ – Pakistan.

Các nhiệm vụ Chandrayaan thể hiện sự tiếp nối truyền thống trên. Thành công trong buổi phóng tên lửa đẩy GSLV Mk-III chở tàu Chandrayaan-2 đánh dấu bước chuyển mình, cho thấy ISRO làm chủ công nghệ chở hàng nặng. Dựa trên thành tựu đó, Chandrayaan-3 đã nâng tầm công nghệ, hé lộ tương lai Ấn Độ có thể hoàn toàn phát triển các nhiệm vụ Mặt Trăng trong khả năng của họ.

Ngân sách hàng năm của ISRO trong năm 2023 – 2024 là 1,5 tỷ USD, giảm 8% so với ước tính ngân sách trước đó, bao gồm chi phí khoa học cho những nhiệm vụ như Chandrayaan-3 và nhiệm vụ Aditya L1 nghiên cứu Mặt Trời sắp tới. Để so sánh, NASA sẽ nhận được kinh phí 25,4 tỷ USD trong năm tài khóa 2023, tăng 5,6% so với năm 2022.

Trình độ công nghệ của ISRO thu hút nhiều sự chú ý trên toàn cầu vào năm 2013 với thành công của Nhiệm vụ tàu bay quanh quỹ đạo sao Hỏa (MOM), hay còn gọi là Mangalyaan. Điều khiến MOM nổi bật không chỉ ở thực tế đây là nỗ lực đưa tàu thăm dò tới sao Hỏa thành công đầu tiên mà còn vì nhiệm vụ có chi phí cực thấp, chỉ 74 triệu USD. MOM hoạt động trên quỹ đạo trong 8 năm, quan sát bề mặt sao Hỏa liên tục cho tới khi ngừng hoạt động vào năm 2022. Tương tự, nhiệm vụ Chandrayaan-3 có chi phí khoảng 75 triệu USD, tương đương một lần phóng tên lửa Falcon 9 của SpaceX.

9 năm sau Chandrayaan-1, tàu Chandrayaan-2 phóng vào tháng 7/2019, nhưng không thành công. Con tàu bay tới quỹ đạo Mặt Trăng như dự kiến. Theo lịch trình, trạm đổ bộ và robot tự hành sẽ hạ cánh xuống cực nam nhưng đâm xuống đất do chệch khỏi đường bay định trước. Theo ISRO, nguyên nhân tai nạn là do trục trặc phần mềm.

Về cơ bản, tàu Chandrayaan-3 gần như giống hệt Chandrayaan-2, với vấn đề phần mềm đã được sửa chữa. Nhiệm vụ Chandrayaan-3 chắc chắn sẽ xúc tiến nghiên cứu khoa học, thúc đẩy thí nghiệm đột phá và góp phần tăng cường hiểu biết về Mặt Trăng, bao gồm thành phần, địa chất và tiềm năng tài nguyên. Nó cũng đặt nền móng cho các nhiệm vụ khác như Khám phá vùng cực Mặt Trăng (LUPEX), hợp tác giữa ISRO và Cơ quan khám phá vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Chandrayaan-3 là gì? Mọi thông tin trong bài viết Chandrayaan-3 là gì? Bất ngờ tàu Chandrayaan-3 của Ấn Độ đặt chân đến mặt trăng đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *