Tính chất hóa học của Mangan
Mời các em theo dõi nội dung bài học Tính chất hóa học của Mangan do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Tính chất hóa học của Mangan
Tính chất hóa học của Mangan được THCS Bình Chánh sưu tầm và đăng tải, tổng hợp các câu hỏi lí thuyết trong chương trình giảng dạy môn Hóa học. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.
I. Định nghĩa
– Mangan là kim loại chiếm khoảng 1000 ppm (0,1%) trong vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ 12 về mức độ phổ biến của các nguyên tố ở đây. Đất chứa 7–9000 ppm mangan với hàm lượng trung bình 440 ppm. Nước biển chỉ chứa 10 ppm mangan và trong khí quyển là 0,01 µg/m3.
Bạn đang xem: Tính chất hóa học của Mangan
– Kí hiệu: Mn
– Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p63d54s2 [Ar] 3d54s2
– Số hiệu nguyên tử: 25
– Khối lượng nguyên tử: 55 g/mol
– Vị trí trong bảng tuần hoàn
+ Ô: 25
+ Nhóm: VIIB
+ Chu kì: 4
– Đồng vị: 52Mn, 53Mn, 54Mn, 55Mn
– Độ âm điện: 1,55
II. Tính chất vật lý & nhận biết
Tính chất vật lí:
– Mangan là kim loại màu trắng xám, giống sắt. Nó là kim loại cứng và rất giòn, khó nóng chảy, nhưng lại bị oxi hóa dễ dàng. Mangan kim loại chỉ có từ tính sau khi đã qua xử lý đặc biệt.
– Mangan có khối lượng riêng là 7,44 g/cm3, nhiệt độ nóng chảy là 1245oC và sôi ở 2080oC.
III. Tính chất hóa học
– Trạng thái oxi hóa phổ biến của nó là +2, +3, +4, +6 và +7. Trạng thái oxi hóa ổn định nhất là mangan +2.
– Mangan có tính khử khá mạnh
a, Tác dụng với phi kim
– Tác dụng trực tiếp được với nhiều phi kim.
Mn (bột) + O2→ MnO2. (tự bốc cháy)
Mn + Cl2 → MnCl2.
b, Tác dụng với axit
– Tác dụng với HCl và H2SO4 loãng:
Mn (bột) + 2HCl (loãng) → MnCl2 + H2
– Tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc:
Mn + 2H2SO4 (đặc) → MnSO4 + SO2 + 2H2O.
3Mn + 8HNO3 (loãng, nóng) → 3Mn(NO3)2 + 2NO + 4H2O.
c, Tác dụng với nước
Mn (bột) + 2H2O (hơi) → Mn(OH)2 + H2.
IV. Trạng thái tự nhiên
– Mangan tự nhiên là bao gồm 1 đồng vị bền 55Mn. 18 đồng vị phóng xạ đã được miêu tả đặc điểm trong đó đồng vị phóng xạ ổn định nhất là 53Mn.
– Mangan chiếm khoảng 0,1% khối lượng trong vỏ Trái Đất, đứng hàng thứ 12 về mức độ phổ biến của các nguyên tố. Mangan có mặt chủ yếu trong pyrolusit (MnO2), braunit, (Mn2+Mn3+6)(SiO12), psilomelan (Ba, H2O)2Mn5O10, và ít hơn trong rhodochrosit (MnCO3).
V. Điều chế
– Quặng mangan được trộn với quặng sắt và cacbon, sau đó khử hoặc trong lò cao hoặc trong lò điện hồ quang.
– Mangan tinh khiết được sản xuất bằng cách cho quặng mangan đã được ngâm chiết với axit sunfuric và tiếp theo là xử lý bằng điện phân dung dịch.
VI. Ứng dụng
– Mangan có vai trò quan trọng trong sản xuất sắt thép vì có tác dụng khử lưu huỳnh, khử oxi, và mang những đặc tính của hợp kim.
– Mangan là thành phần chủ yếu trong việc sản xuất thép không gỉ với chi phí thấp, và có trong hợp kim nhôm. Nó còn được thêm vào dầu hỏa để giảm tiếng nổ lọc xọc cho động cơ. Mangan đioxit được sử dụng trong pin khô, hoặc làm chất xúc tác.
– Kali pemanganat là chất oxi hóa mạnh, dùng làm chất tẩy uế trong hóa học và y khoa.
VII. Các hợp chất quan trọng của Mangan
– Mangan (II) clorua: MnCl2
– Mangan (II) cacbonat: MnCO3
– Mangan (II) sunfat: MnSO4
Tính chất hóa học của Mangan trên đây được THCS Bình Chánh sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về tính chất hóa học, vật lí, nhận biết, điều chế và ứng dụng của tất cả các đơn chất, hợp chất hóa học đã học trong chương trình Hóa học.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Học Tập
- Calmette là ai? Con đường ở Sài Gòn mang tên Calmette
- CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O
- CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
- CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
- Công nghệ 10 Bài 21 Cánh diều: Công nghệ trồng cây không dùng đất | Soạn Công nghệ 10
- Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo Ôn tập chương 4 và chương 5 | Giải Công nghệ lớp 7
- Đơn chất Nhôm Al – Cân bằng phương trình hóa học
- Giải Hóa 10 Bài 12 trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 Chân trời sáng tạo