Tổng hợp

Phổ Nghi là ai? Cuộc đời long đong của Phổ Nghi

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Phổ Nghi là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Phổ Nghi là ai?

Phổ Nghi (tiếng Mãn: ᡦᡠᡳ, Möllendorff: Pu I, Abkai: Pu I, tiếng Trung: 溥儀; bính âm: Pǔ Yí; 7 tháng 2, năm 1906 – 17 tháng 10, năm 1967), Tây Tạng tôn vị Văn Thù Hoàng đế (文殊皇帝), là vị vua thứ 12 và là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung.

Phổ Nghi là ai?
Phổ Nghi là ai?

Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934. Năm 1945, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và quản thúc, sau đó có góp mặt trong phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh của Nhật. Từ năm 1949 đến 1959, ông được trả về nước và bị Quốc vụ viện Trung Quốc quản thúc, giam giữ vì tội danh bắt tay với quân xâm lược Nhật. Tháng 12 năm 1959, ông được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi qua đời.

Bạn đang xem: Phổ Nghi là ai? Cuộc đời long đong của Phổ Nghi

Ông có một niên hiệu chính thức khi là Hoàng đế Đại Thanh, gọi là Tuyên Thống, do đó hay được gọi là Tuyên Thống Hoàng đế (宣統皇帝). Và dù sau này ông có thêm hai niên hiệu khác trong thời kỳ Mãn Châu quốc là Đại Đồng cùng Khang Đức, thì ông vẫn được biết đến như Tuyên Thống Đế hơn cả. Do viết chiếu thư nhường vị, ông cũng được biết đến với vị hiệu là Tốn Hoàng đế (遜皇帝) hay Mạt đại Hoàng đế (末代皇帝).

Tuổi thơ của Phổ Nghi

Ái Tân Giác La Phổ Nghi (1906-1967) là vị vua cuối cùng của triều đại Mãn Thanh nói riêng và của chế độ quân chủ trong lịch sử Trung Quốc nói chung. Ông lên ngôi lúc 2 tuổi, thoái vị năm 1912 khi Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và được Phát xít Nhật đưa lên làm Hoàng đế bù nhìn của Đại Mãn Châu Đế quốc ở Đông Bắc Trung Quốc năm 1934.

Năm 1945, ông bị Hồng quân Liên Xô bắt và quản thúc, sau đó có góp mặt trong phiên tòa xét xử các tội phạm chiến tranh của Nhật. Từ năm 1949 đến 1959, ông được trả về nước và bị Quốc vụ viện Trung Quốc quản thúc, giam giữ vì tội danh bắt tay với quân xâm lược Nhật. Tháng 12/1959, ông được thả và sống ở Bắc Kinh như một thường dân cho đến khi qua đời.

Nhiều người có lẽ vẫn ngỡ rằng, Phổ Nghi hẳn đã rất tiếc nuối những ngày tháng được ngồi trên ngai vàng. Tuy nhiên, trong cuốn tự truyện mang tên “Nửa đời trước của ta”, vị Hoàng đế này đã tiết lộ những sự thật khó tin về cuộc sống được coi là trong mơ của của người kế vị vương triều. Trong đó, thông tin về việc những năm tháng thiếu thời sống tại Tử Cấm Thành ông thường xuyên phải chịu cảnh đói bụng, chưa từng biết được cảm giác của một bữa no khiến nhiều người kinh ngạc.

Những ngày tháng đó được Hoàng đế Phổ Nghi kể lại trong cuốn tự truyện bằng lời lẽ đầy chua chát: “Mặc dù ta ngày ngày đều đói bụng, nhưng cũng chẳng có ai quan tâm. Ta nhớ có một hôm đi Trung Nam Hải, Thái hậu Long Dụ cho người cầm tới bánh bao để làm mồi cho cá. Ta nhất thời không kìm chế được, liền đem bánh bao nhét vào miệng mình mà ăn. Thế nhưng cái đói của ta chẳng những không làm cho Long Dụ thái hậu tỉnh ngộ mà còn khiến bà càng thêm quản lý nghiêm khắc”.

“Bụng đói vơ quàng” có lẽ là đúng nhất để nói về câu chuyện trên của Phổ Nghi khi phải lớn lên với một cái bụng luôn trong tình trạng đói. Thậm chí ngay đến mồi cho cá cũng khiến ông không thể kìm lòng mà nuốt xuống.

Không chỉ dừng lại ở đó, vị Hoàng đế này còn tâm sự thêm: “Có một ngày, các vương phủ đưa tới cống phẩm cho Thái hậu, dừng ở Tây Trường, bị ta nhìn thấy. Ta dựa vào một loại bản năng, chạy thẳng tới chỗ chiếc hộp đựng thức ăn trong số đó, mở nắp ra nhìn một cái, trong hộp đựng đầy giò muối, ta vừa cầm lên một miếng liền vội cắn…”.

Cứ ngỡ lớn lên trong Hoàng cung đầy nhung lụa, Phổ Nghi sẽ không phải lo đến cái ăn, cái mặc, tuy nhiên, từ câu chuyện cắn vội miếng giò trong số cống phẩm đến ăn cả mồm cá có thể tưởng tượng thấy những ngày tháng tuổi thơ của Phổ Nghi không hề hạnh phúc như nhiều người tưởng tượng. Sống trong Tử Cấm Thành nhưng Phổ Nghi lúc nào cũng chưa được một bữa no, lúc nào cũng thèm khát đồ ăn.

Tuổi thơ của Phổ Nghi
Tuổi thơ của Phổ Nghi

Tại sao Hoàng đế phải bị đói?

Trên thực tế, Hoàng tộc nhà Thanh vốn có xuất thân là những người sống theo lỗi du mục, kiểu sống này đã chi phối rất nhiều tới tập quán cũng như quan niệm về ăn uống, dưỡng sinh của họ.

Trong suy nghĩ của những người thuộc Mãn tộc, ăn no chẳng bằng đói bụng. Theo đó, họ tin rằng để bụng đói sẽ giúp cơ thể thanh sạch, từ đó khiến cho thân thể ngày càng khỏe mạnh, ít bệnh tật. Quan niệm này được Hoàng tộc nhà Thanh gọi bằng cái tên “Dục nhi chi đạo”, nghĩa là cái đạo nuôi dưỡng con trẻ.

Vì vậy, hoàng thất nhà Thanh từ sớm đã hình thành một quy luật bất thành văn: Trẻ nhỏ không được ăn nhiều, thậm chí còn có khi cố ý bị bỏ đói. “Luật rừng” nói trên đến cuối thời nhà Thanh thì đã đạt đến trình độ cao nhất, mà Phổ Nghi với thuở thiếu thời chẳng có lấy một bữa no chính là minh chứng cho điều này.

Năm xưa, bản thân Phổ Nghi từng có một lần phải ăn hạt dẻ để chống đói, không ngờ lại bị Long Dụ Thái hậu phát hiện. Bà liền hạ lệnh hủy bỏ toàn bộ ngự thiện trong ngày, lấy cháo cho Hoàng đế dùng thay bữa chính, nhưng ngay tới lượng cháo cũng bị khống chế nghiêm khắc, tóm lại không được phép để nhà vua ăn no.

Không chỉ Phổ Nghi, người tiền nhiệm là Quang Tự đế cũng trải qua những năm tháng thiếu thời không lấy gì làm khá hơn. Quang Tự khi còn bé đã được Từ Hi dạy dỗ rất nghiêm, nhất là trên phương diện ăn uống. Từ năm nhà vua lên 10 tuổi, vì bữa chính không được ăn no nên chưa tới giờ cơm đã thấy đói, Quang Tự vì vậy mà thường xuyên tới phòng thái giám tìm bánh bao lót dạ.

Điều này có thể lý giải cho việc Hoàng cung vốn không thiếu sơn hào hải vị, tuy nhiên bản thân Hoàng đế và hoàng thất không thể ăn uống thỏa mái theo sở thích của mình. Các Hoàng tử luôn được quản lý một cách sát sao về ăn uống để bảo vệ sức khỏe.

Thế nhưng trên thực tế, Phổ Nghi cũng như nhiều hậu duệ khác trong Hoàng tộc Mãn Thanh lại không hề có được một cơ thể khỏe mạnh dù đã tuân thủ nguyên tắc nuôi dạy trên. Bằng chứng là sau nhiều năm lớn lên trong hoàng cung, Phổ Nghi khi trưởng thành vẫn luôn phải sống chung với căn bệnh dạ dày, mà nguyên nhân chủ yếu là những bữa ăn không đủ no từ khi còn nhỏ.

Không chỉ vậy, đa số các học giả hiện đại đều cho rằng, hầu hết các vị vua cuối thời nhà Thanh đều sở hữu thân thể yếu ớt vốn là do thói quen tiết chế ăn uống từ thuở thiếu thời. Đây rất có thể cũng là một trong những nguyên nhân trọng yếu khiến họ không chỉ mắc nhiều bệnh tật mà còn bị rút ngắn tuổi thọ.

Tuy nhiên, Hoàng đế Phổ Nghi lại có một tật xấu khó nói, đó là 7 tuổi rồi mà vẫn chưa cai sữa, trước bữa ăn đều cần bà vú cho bú sữa. Nhiều khi cung nữ trong cung dù nhìn không quen mắt nhưng cũng chẳng thể nói gì, chỉ đành lẳng lặng mà dung túng, chiều theo ý vua.

Bên cạnh đó, khi Phổ Nghi còn là một cậu bé, ông hầu như không có người bạn nào để chơi cùng, niềm vui duy nhất của ông khi ấy chính là được chơi đùa cùng người em trai Phổ Kiệt.

Hai anh em họ thường tận dụng những lúc không ai để ý để trốn ra ngoài chơi, đây có lẽ là khoảng thời gian đáng nhớ và đẹp đẽ duy nhất mà vua Phổ Nghi được trải qua trong nửa đầu cuộc đời của mình.

Trở thành Hoàng đế khi còn nhỏ, nhưng Phổ Nghi cũng chẳng được chỉ bảo, dạy dỗ cặn kẽ. Việc này khiến cho Phổ Nghi thiếu hiểu biết, không hiểu sự đời, lại cũng chẳng có người đáng tin cậy bên mình.

Một Phổ Nghi trưởng thành trong môi trường như vậy, đã khiến cho ông không có đủ cả sức khỏe, tinh thần có thể chịu đựng được những khó khăn, sóng gió ập đến với mình và triều đại nhà Thanh.

Cuộc đời long đong của Phổ Nghi

Số phận vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc Phổ Nghi rất long đong. Ông lên ngôi, bị phế, sau đó lại được quân Nhật đưa lên làm hoàng đế, sau bị lưu đày, ngồi tù, rồi được chính phủ Trung Quốc biệt đãi. Ông có 5 vợ nhưng không hề có người nối dõi.

Ông có một cuốn hồi ký nổi tiếng là “Nửa đời trước của tôi” đến nay đã được phát hành tổng cộng gần 2 triệu bản sau 22 lần in bằng tiếng Hoa riêng ở Trung Quốc đại lục, chưa kể nó được in ở Đài Loan, Hong Kong và dịch ra một số thứ tiếng khác.Số phận của tác phẩm này cũng long đong không kém chủ nó. Sau hơn 40 năm ra đời, nó luôn bị cắt xén nội dung và tới lần in mới nhất này thì người đọc mới có cơ hội được đọc nguyên bản với mọi tình tiết mà Phổ Nghi đã kể lại để biết được chính xác những gì đã xảy ra trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động ở Trung Quốc.

Nhà xuất bản Quần chúng của Trung Quốc đã tái bản và phát hành từ cuối tháng 12/2006 cuốn “Nửa đời trước của tôi” của Ái-tân-giác-la Phổ Nghi có bổ sung 160.000 chữ đã bị lược bỏ trong những lần xuất bản trước đây, nhiều bí mật lịch sử sẽ được làm sáng tỏ, trong đó có chuyện Hoàng hậu Uyển Dung thông dâm với người khác và Phổ Nghi vì ghen tức đã quẳng đứa trẻ được sinh ra bởi cuộc tình ngang trái đó vào lò lửa thiêu chết.

Ông Mạnh Hướng Vinh, người chịu trách nhiệm biên tập cuốn sách này cho biết: Hồi tháng 3/2004, nàh xuất bản Quần chúng trong khi chỉnh lý lại những hồ sơ tài liệu về cuốn hồi ký này đã bất ngờ tìm thấy bản thảo viết lần thứ nhất và lần thứ hai của Phổ Nghi, trong đó có khá nhiều đoạn không được công bố trong lần xuất bản đầu tiên năm 1964. Lần tái bản này, họ công bố toàn bộ những nội dung bị lược bỏ đó để bạn đọc được biết những gì Phổ Nghi đã kể lại.

Cuộc đời long đong của Phổ Nghi
Cuộc đời long đong của Phổ Nghi

“Đúng là có chuyện Phổ Nghi quẳng con Uyển Dung sinh ra do ngoại tình vào lò lửa. Đó là tình tiết cho chính tay Phổ Nghi viết ra”, Mạnh Hướng Vinh xác nhận. “Ông ta tức tối thiêu chết đứa bé, trong khi đó lại nói dối Uyển Dung là giao nó cho người anh trai của bà nuôi hộ”.

Về lý do phải lược bỏ những tình tiết ấy khi xuất bản lần đầu, ông Mạnh nói: “Khi đó chuyên gia Thiệu Thuẫn phụ trách việc thẩm định bản thảo cho rằng nên cắt bỏ một số tình tiết khiến độc giả không vui nên đã tự lược bỏ chúng. Nay đã qua hơn 40 năm, có thể giải mật chúng được rồi!”.

Đây là một đoạn Phổ Nghi kể trong cuốn hồi ký đó.

“Tôi chỉ có thể phát tiết nỗi tức giận lên bà ấy”

“Thực ra, chuyện bà ấy (Uyển Dung) hút thuốc phiện là do chủ ý của bố và anh trai, thậm chí trong vấn đề ngoại tình cũng được người anh trai đồng tình, khuyến khích.

Khi tôi hay biết thì đã rất muộn. Lần đi tàu từ Thiên Tân đến Đại Liên, người anh bà ấy vì đánh đổi lợi ích gì đó đã bán em gái mình cho một viên sĩ quan Nhật cùng đi trên tàu.

Năm 1935, khi Uyển Dung đã bụng mang dạ chửa đợi đến ngày lâm bồn thì tôi mới biết chuyện. Tâm trạng của tôi lúc đó rất khó tả. Tôi rất tức giận, nhưng lại không muốn để người Nhật hay biết, nên cách duy nhất là trút giận dữ lên người bà ấy…

Có lẽ cho đến lúc chết Uyển Dung vẫn luôn ngủ mơ và trong giấc mộng ấy, bà mơ thấy con mình vẫn đang sống trên cõi đời này. Bà ấy không biết rằng đứa trẻ vừa sinh ra đã bị quẳng vào lò lửa thiêu chết.

Bà ấy chỉ biết là người anh trai ở ngoài cung đang thay mình nuôi dưỡng con, người anh hàng tháng vẫn được nhận đều đặn từ bà một khoản tiền cấp dưỡng cho con.

Sau “Sự kiện 15/8” thì tôi và bà ấy chia tay nhau. Nghiện ngập nặng, lại thêm sức khoẻ suy yếu vì bệnh tật nên một năm sau thì Uyển Dung qua đời ở Cát Lâm…”.

Cả đời Phổ Nghi có tới 5 vợ. Năm 16 tuổi cưới Hoàng hậu Uyển Dung và Thục phi Văn Tú. Văn Tú ly hôn khi ông lên Đông Bắc theo Nhật. Người vợ thứ ba là “Tường Quý nhân” Đàm Ngọc Linh cưới thời ngụy Mãn Châu. Sau khi Đàm Ngọc Linh bị hại chết, người Nhật lại giới thiệu và cưới cho Phổ Nghi “Phúc Quý nhân” Lý Ngọc Cầm.

Năm 1945 khi bị bắt trên đường trốn sang Nhật, Phổ Nghi không mang theo Lý Ngọc Cầm. Tuy nhiên bà này vẫn bị đưa về Trung Quốc giam giữ rồi ly hôn năm 1957. Năm 1959, Phổ Nghi được chính phủ Trung Quốc sắp xếp cưới bà Lý Thục Hiền – một y tá đã có một lần hôn nhân thất bại.

Có tới 5 vợ, vô số phi tần cung nữ nhưng Phổ Nghi vẫn không có con. Vậy phải chăng ông có vấn đề về khả năng đàn ông? Trong “Nửa đời trước của tôi”, Phổ Nghi đã không giấu giếm khi kể lại: Ông rất ham sắc dục.

Khi ông mới hơn 10 tuổi, các thái giám để tránh phải hầu hạ vua, tối nào cũng đẩy các cung nữ vào giường ngủ để hầu ông, có khi 2 – 3 cô một tối, họ quần cho ông mệt lử mới để cho ông ngủ. “Hôm sau dậy tôi hoa mắt chóng mặt, nhìn mặt trời và mọi thứ đều ra màu vàng ệch”.

Sau này Phổ Nghi hầu như bị liệt dương, phải thường xuyên tiêm các loại thuốc kích thích có tên Trung Quốc là “Tập bảo mạng”, “An lạc căn” vào mới “lâm trận” được. Thời kỳ sống cùng Lý Ngọc Cầm, ước muốn có con của ông rất mạnh mẽ, ông đã dùng mọi thứ thuốc nhưng vẫn không kết quả.

Để đến được với bạn đọc với bản thảo nguyên vẹn lần này. “Nửa đời trước của tôi” đã phải trải qua số phận khá long đong. Bắt đầu được Phổ Nghi viết từ năm 1951, bản thảo cuốn sách được coi như là bản khai báo với chính quyền trên giấy mực. Đến năm 1964 khi được xuất bản chính thức, khi đến được tay người đọc, “Nửa đời trước của tôi” đã có ba dị bản và 9 lần sửa chữa.

Bản in roneo: Vào nửa cuối năm 1957, tại Trại giam tù binh Phủ Thuận của Quân khu Thẩm Dương, cuốn sách “Nửa đời trước của tôi” được in roneo và lưu hành trong trại với tính chất “Bản hối tội” của tù binh Phổ Nghi được hoàn thành sau một năm rưỡi vùi đầu viết ra giấy, dài 200 nghìn chữ.

Bản bìa xám: Tháng 1 năm 1960, nhà xuất bản Quần chúng đem bản roneo nói trên sắp chữ chì rồi in, đóng bìa màu xám nên còn có tên “Bản bìa xám”. Cuốn sách được in và bán hạn chế trong các cơ quan thuộc hệ thống chính pháp và giới sử học.

Bản thảo lần thứ nhất: Tháng 5 năm 1961, sau khi thỏa thuận với Quần chúng, Phổ Nghi đã bắt tay viết lại cuốn sách. Đến tháng 6/1962, thì bản thảo lần đầu hoàn thành, được giao cho các chuyên gia và cơ quan chức năng thẩm định.

Bản thảo lần thứ hai: Theo ý kiến tu sửa của các chuyên gia, Phổ Nghi và biên tập viên Lý Văn Đạt đã tiến hành tu chỉnh lại bản thảo lần đầu, đến tháng 10/1962 thì in thành Bản chữ to.

Chính thức xuất bản lần đầu: Năm 1963, sau khi tổng hợp ý kiến các phía liên quan, Lý Văn Đạt tiến hành tu chỉnh, sửa chữa lại bản thảo lần hai, đến tháng 11/1963, sau thêm nhiều lần góp ý sửa chữa, bản thảo được thông qua và đến tháng 3/1964 thì “Nửa đời trước của tôi” được chính thức xuất bản.

Một số nét chính trong tiểu sử Phổ Nghi:

Sinh năm 1905, tháng 11/1908, Phổ Nghi được đặt lên ngôi Hoàng đế nhà Thanh, lấy niên hiệu là Tuyên Thống. Năm 1912, Dân quốc thành lập, Phổ Nghi bị buộc thoái vị nhưng theo điều kiện ưu đãi thì không phải bỏ đế hiệu, vẫn được ở trong cung cấm.

Ngày 1/7/1917, Phổ Nghi nghe theo lời Trương Huân tuyên bố phục hồi đế chế, khôi phục niên hiệu Tuyên Thống, nhưng chỉ trở lại làm vua được 12 ngày rồi lại phải thoái vị do Trương Huân thất bại.

Năm 1924, Phùng Ngọc Tường gây chính biến ở Bắc Kinh. Phổ Nghi bị đuổi khỏi Tử Cấm Thành, sau khi lang thang ở một số nơi, Phổ Nghi chạy vào Công sứ quán Nhật.

Tháng 2/1925, người Nhật bí mật đưa Phổ Nghi tới tô giới Nhật ở Thiên Tân để ông ta khôi phục hoạt động. Năm 1931, quân Nhật đưa ông trốn lên Đông Bắc. Tháng 3/1932, ông trở thành người đứng đầu “Mãn Châu quốc”, tháng 3/1934 đổi thành Hoàng đế “Mãn Châu quốc”, cải hiệu thành Khang Đức.

Sau khi Nhật đầu hàng, ngày 17/8/1945, Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt giữ trên đường chạy trốn sang Nhật, bị đưa về giam 5 năm trong trại tù binh ở Siberia.

Tháng 8/1950, Phổ Nghi và các tội phạm chiến tranh “Mãn Châu quốc” khác được phía Liên Xô trao cho Trung Quốc, đến tháng 12/1959 thì được tòa án tối cao tuyên bố đặc xá.

Sau khi ra tù, Phổ Nghi được bổ nhiệm làm Ủy viên Ủy ban Văn sử, Hội nghị Chính trị Hiệp thương toàn Trung Quốc (Chính Hiệp); năm 1964 là Ủy viên Chính Hiệp. Ông qua đời ngày 17/10/1967 tại Bắc Kinh vì bệnh.

Một số nét chính trong tiểu sử Phổ Nghi
Một số nét chính trong tiểu sử Phổ Nghi

Phổ Nghi là hoàng đế duy nhất có thê thiếp kiện đòi ly hôn

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, hoàng đế là đấng tối cao và mọi người phải tuân theo mệnh lệnh của ”thiên tử”. Thần thiếp là người gắn bó bên hoàng đế và càng không dám có bất kỳ lời trái ý nào. Nhưng Phổ Nghi lại là một ngoại lệ.

Tổng cộng trong đời, Phổ Nghi đã kết hôn 4 lần trong đời và lấy với 5 người phụ nữ. Cuộc hôn nhân đầu tiên được thực hiện bởi triều đình nhà Thanh với quan niệm tứ đại thê thiếp.

Sau khi Phổ Nghi đến tuổi kết hôn, hoàng gia Mãn Thanh đã chọn một số cô gái đang tuổi ăn học vào cung. Ban đầu, Phổ Nghi đem lòng yêu Văn Tú và muốn phong bà làm hoàng hậu. Nhưng quyết định này bị phản đối vì gia đình bà rất nghèo và ngoại hình của bà cũng không kiều diễm như những người còn lại.

Sau đó Uyển Dung được chọn làm hoàng hậu, Văn Tú được phong làm Thục phi và vào cung trước một ngày.

Giữa Uyển Dung và Văn Tú, Phổ Nghi rõ ràng là có thành kiến với hoàng hậu. Điều này cũng dẫn đến sự rạn nứt của mối quan hệ giữa Văn Tú và Phổ Nghi. Không lâu sau, Văn Tú đòi ly hôn, nhưng lý do không chỉ bởi sự xuất hiện của Uyển Dung.

Sau này khi thời thế thay đổi, Phổ Nghi và thê thiếp bị đuổi ra khỏi cung điện. Để thu phục Phổ Nghi, người Nhật hứa sẽ giúp ông thành lập một quốc gia mới ở Đông Bắc. Sau khi Văn Tú biết được điều này, bà đã thuyết phục ông đừng nghe. Tuy nhiên, lúc này Phổ Nghi bỏ ngoài tai mọi lời khuyên ngăn và làm theo ý mình.

Khi Phổ Nghi, Văn Tú và những người khác sống ở Thiên Tân, Văn Tú đã vô tình gặp lại một người quen. Khi người này biết được nỗi bất hạnh của bà liền lập tức khuyên ly hôn.

Văn Tú cũng là người có khí phách và bà kiên quyết chấm dứt mối quan hệ với Phổ Nghi. Do đó, ông trở thành vị hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc có thê thiếp kiện đòi ly hôn (dù lúc đó ông không còn là hoàng đế).

Phổ Nghi là hoàng đế duy nhất có thê thiếp kiện đòi ly hôn
Phổ Nghi là hoàng đế duy nhất có thê thiếp kiện đòi ly hôn

Phổ Nghi là hoàng đế được chôn cất trong nghĩa trang

Ở Trung Quốc cổ đại, cái chết cũng giống như sự sống thứ hai. Vì vậy họ rất chú ý đến chuyện hậu sự. Nhiều hoàng đế bắt đầu xây dựng các lăng mộ hoàng gia ngay từ khi bắt đầu lên ngôi.

Ví dụ, Lăng Tần Thủy Hoàng nổi tiếng được hoàn thành sau 39 năm. Sau khi người Mãn tiến vào vùng đồng bằng Trung tâm, họ cũng xây dựng các lăng mộ phía Đông của triều đại nhà Thanh và lăng mộ phía tây của triều đại nhà Thanh.

Thông thường, hoàng đế sẽ được chôn cất trong lăng mộ sau khi mất. Nhưng Phổ Nghi qua đời vào năm 1967 ở độ tuổi 67, và khi đó ông không còn là hoàng đế nữa.

Vì vậy, theo luật và quy định của quốc gia, thi thể của Phổ Nghi đã được hỏa táng và chôn cất tại Nghĩa trang Cách mạng Bát Bảo Sơn. Sau đó, Lý Thục Hiền, người vợ thứ hai của ông, đã chôn cất tro cốt của Phổ Nghi tại Nghĩa trang Hoàng gia Hoa Long, gần Lăng mộ của triều đại nhà Thanh.

Đây là ghi nhận cuối cùng dành cho vị vua cuối cùng của triều nhà Thanh. Dẫu cuối cùng ông không được chôn cất trong lăng tẩm của hoàng gia, nhưng vẫn được phần nào an ủi vì được nằm cạnh bên cạnh mộ phần của tổ tiên.

Sau nhiều năm dâu bể, cuối cùng ông cũng kết thúc cuộc đời đầy sóng gió của mình.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Phổ Nghi là ai. Mọi thông tin trong bài viết Phổ Nghi là ai? Cuộc đời long đong của Phổ Nghi đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (6 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button