Học Tập

NH3 + HCl → NH4Cl

Mời các em theo dõi nội dung bài học NH3 + HCl → NH4Cl do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

NH3 + HCl → NH4Cl

NH3 + HCl → NH4Cl là phương trình phản ứng hóa học giữa NH3 và dung dịch axit HCl đặc thấy khói trắng xuất hiện, do HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi nên chúng đã hóa hợp với nhau tạo thành tinh thể muối NH4Cl.

>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung câu hỏi liên quan:

Bạn đang xem: NH3 + HCl → NH4Cl

1. Phương trình phản ứng NH3 tác dụng HCl đặc 

NH3 + HCl → NH4Cl

2. Điều kiện phản ứng NH3 tác dụng HCl đặc 

Nhiệt độ thường

3. NH3 tác dụng HCl đặc có hiện tượng

Khi đặt hai bình mở nút đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 ở gần nhau thì thấy có “khói” màu trắng.

Do HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi nên chúng đã hóa hợp với nhau tạo thành tinh thể muối amoni clorua, chính tinh thể này đã tạo nên hiện tượng “khói”.

4. Tính chất hóa học của NH3

4.1. Amoniac có tính bazơ yếu

Amoniac do tính bazơ nên dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh còn dung dịch phenolphlatein từ màu chuyển thành hồng.

a) Amoniac phản ứng với nước

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH

b) Amoniac phản ứng với Axit → Muối Amoni

Thí dụ:

NH3 (khí) + HCl (khí) → NH4Cl (khói trắng)

c) Amoniac tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan → bazơ và muối

NH3 + Muối (dung dịch) → Bazơ + Muối mới

Thí dụ

2NH3+ MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

* Chú ý: Với muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+ có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan

Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.

Thí dụ:

ZnSO4+ 2NH3+ 2H2O → Zn(OH)2↓ + (NH4)2SO4

4.2. Amoniac có tính khử mạnh

Nguyên nhân: do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3

a) Amoniac tác dụng với O2

4NH3 + 3O2 \overset{t^{o} }{\rightarrow} 2N2↑ + 6H2O

4NH3 + 5O2 \overset{800^{o}C,Pt }{\rightarrow} 4NO↑ + 6H2O

b) Amoniac tác dụng với Cl2

2NH3 + 3Cl2\overset{t^{o} }{\rightarrow} N2↑ + 6HCl

c) Amoniac tác dụng với oxit của kim loại

Thí dụ:

3CuO + 2NH3\overset{t^{o} }{\rightarrow}Cu + 3H2O + N2

4.3. Khả năng tạo phức

Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Ví dụ:

* Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

* Với AgCl:

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

5. Bài tập vận dụng liên quan 

Câu 1. Thực hiện thí nghiệm cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl đặc sau phản ứng có hiện tượng

A. Thu được dung dịch trong suốt

B. Xuất hiện kết tủa trắng

C. Xuất hiện khói trắng

D. Xuất hiện khí có mùi khai

Xem đáp ánĐáp án C

Thực hiện thí nghiệm cho dung dịch NH3 vào dung dịch HCl đặc sau phản ứng có hiện tượng Xuất hiện khói trắng

Phương trình phản ứng minh họa

NH3 + HCl → NH4Cl

Câu 2. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa dung dịch HCl đặc thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất tạo thành có công thức là?

A. N2

B. NH3

C. NH4Cl

D. HCl

Xem đáp ánĐáp án C

Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa dung dịch HCl đặc thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất tạo thành có công thức là NH4Cl

Phương trình phản ứng minh họa

NH3 + HCl → NH4Cl

Câu 3. Nhận xét nào sau đây nói về muối amoni là đúng:

A. Muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion hiđroxit

B. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước, khi tan điện li hòa toàn thành cation amoni và anion gốc axit.

C. Dung dịch muối amoni tác dụng được với dung dịch kiềm đặc, nóng thoát ra chất khí làm quỳ tím hóa đỏ.

D. Khi nhiệt phân muối amoni luôn luôn có khí amoniac thoát ra.

Xem đáp ánĐáp án B

A sai vì muối amoni là tinh thể ion, phân tử gồm cation amoni và anion gốc axit

C sai vì khí làm quì hóa xanh

D sai vì khi nhiệt phân muối amoni chưa chắc ra khi amoniac.

Phương trình ví dụ minh họa: NH4NO2 → N2 + 2H2O

Câu 4. Khi dẫn khí NH3 vào bình chứa Cl2 thì phản ứng tạo ra khói trắng. Hợp chất tạo thành có công thức là?

A. N2

B. NH3

C. NH4Cl

D. HCl

Xem đáp ánĐáp án C

Phương trình phản ứng minh họa

2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

NH3 khí + HClkhí → NH4Cl(khói trắng)

Câu 5. Cho 11,2 lít hỗn hợp khi X gồm N2 và H2 đi qua xúc tác Fe, nung nống để tổng hợp NH3 thu được 10,08 lít hỗn hợp khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào dung dịch AlCl3 dư, thu được m gam kết tủa. Các thể tích khí đó ở cùng điều kiện. Giá trị của m là

A. 1,3.

B. 2,6.

C. 5,2.

D. 3,9.

Xem đáp ánĐáp án A

nX = 0,5 mol; nNH3 = nX – nY = 0,5 – 0,45 = 0,05 mol

⇒ nAl(OH)3 = 0,05 /3 ⇒ m = 1,3 g

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng về NH3

(a) Amoni tan tốt trong nước

(b) Là chất khí không màu, không mùi, không vị

(c) Là chất khí không màu, có mùi khai

(d) Amoni có tính bazơ yếu

(e) Amoni là chất khí nhẹ hơn không khí

A. (a); (c); (d); (e)

B. (a); (b); (d); (e)

C. (a); (b); (c); (e)

D. (b); (c); (d); (e)

Xem đáp ánĐáp án A

Nhận định đúng về NH3

(a) Amoni tan tốt trong nước

(c) Là chất khí không màu, có mùi khai

(d) Amoni có tính bazơ yếu

(e) Amoni là chất khí nhẹ hơn không khí

Câu 7. Trong các phát biểu dưới đây, chỉ ra phát biểu chưa đúng

A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước

B. Các muối amoni khi tan đều điện li hoàn toàn thành ion

C. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và Axit

D. Có thể dùng muối amoni để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 8. Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng khi chúng ta vào trong phòng thí nghiệm lại quan sát thấy  lọ Axit nitric đặc có màu nâu vàng hoặc nâu là do.

A. Axit nitric oxi hóa bụi bẩn trong không khí tạo hợp chất có màu

B. Axit nitric tự oxi hóa thành hợp chất có màu

C. Axit nitric bị phân hủy 1 ít tạo NO2 tan lại trong HNO3 lỏng

D. Axit nitric hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Xem đáp ánĐáp án D

Axit nitric tinh khiết là chất lỏng không màu nhưng khi chúng ta vào trong phòng thí nghiệm lại quan sát thấy lọ Axit nitric đặccó màu nâu vàng hoặc nâu là do Axit nitric hút nước mạnh tạo dung dịch có màu.

Câu 9. Hòa tan 25,6 gam bột Cu trong 400 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5M và H2SO4 1M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là

A. 2,24 lít.

B. 2,99 lít.

C. 4,48 lít.

D. 11,2 lít.

Xem đáp ánĐáp án C

Câu 10. Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1: 3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là

A. 65%.

B. 60%.

C. 80%.

D. 70%.

Xem đáp ánĐáp án C

Phương trình phản ứng:

N2 + 3H2 ⇔ 2NH3

Ban đầu: 1 mol 3 mol

Phản ứng: a → 3a → 2a

Dư:     1 – a 3 – 3a 2a

=> nhỗn hợp sau phản ứng = 1 – a + 3 – 3a + 2a = 4 – 2a

nhỗn hợp trước phản ứng = 1 + 3 = 4 mol

Bảo toàn khối lượng: mtrước = msau => Mt.nt = Ms.ns

=>Mt/Ms = ns/nt => (4−2a)/4 = 0,6 => a = 0,8

=> H = 0,8/1.100% = 80%

Câu 11. Cho các mệnh đề sau:

1) Các muối nitrat đều tan trong nước và đều là chất điện li mạnh.

2) Ion NO3– có tính oxi hóa trong môi trường axit.

3) Khi nhiệt phân muối nitrat rắn ta đều thu được khí NO2.

4) Hầu hết muối nitrat đều bền nhiệt.

Các mệnh đề đúng là:

A. (1), (2), (3).

B. (2) và (4).

C. (2) và (3).

D. (1) và (2).

Xem đáp ánĐáp án D

Các mệnh đề đúng là: (1) và (2)

(3) sai vì muối nitrat của K, Na, Ba, Ca nhiệt phân không thu được khí NO2

(4) sai vì các muối nitrat hầu hết kém bền nhiệt

Câu 12. Phân biệt ba dung dịch axit NaCl; NaNO3 và Na3PO4 bằng :

A. Quỳ tím

B. NaOH

C. Ba(OH)2

D. AgNO3

Xem đáp ánĐáp án D

Phân biệt ba dung dịch axit NaCl; NaNO3 và Na3PO4 bằng AgNO3

+ NaCl tạo kết tủa trắng

+ Na3PO4 tạo kết tủa vàng

+ NaNO3 không hiện tượng

……………………………………………….

>> Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan 

Trên đây THCS Bình Chánh.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết NH3 + HCl → NH4Cl, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, THCS Bình Chánh mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Học Tập

5/5 - (5 bình chọn)

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button