Học TậpLớp 4Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức

Bài 7: Đọc Những bức chân dung trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống

Khởi động

Đoán xem các nhân vật trong tranh có tên thân mật là gì. 

Bạn đang xem: Bài 7: Đọc Những bức chân dung trang 30 SGK Tiếng Việt lớp 4 Kết nối tri thức với cuộc sống

Hướng dẫn giải:

Em quan sát đặc điểm nổi bật của các nhân vật trong tranh để chọn tên thân mật phù hợp. 

Lời giải:

Bài đọc

NHỮNG BỨC CHÂN DUNG

Màu Nước vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh. Hai bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật.

Hoa Nhỏ cũng đến gặp Màu Nước đề nghị cậu vẽ chân dung cho mình. Khi Màu Nước chuẩn bị vẽ, cô bé nói:

– Bạn nhớ vẽ mắt tôi to hơn nhé!

– Mắt bạn đã to lắm rồi.

– Chỉ chút xíu nữa thôi mà! Tôi muốn mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn.

Hoa Nhỏ thuyết phục tới khi Màu Nước đồng ý:

– Thôi được.

Màu Nước bắt đầu vẽ. Hoa Nhỏ liên tục đứng dậy xem và nài nỉ:

– Bạn vẽ mắt tôi to thêm nữa! Kéo dài lông mi ra…

Cuối cùng, Hoa Nhỏ trong tranh có cặp mắt rất to, lông mi rất dài và cái miệng rất nhỏ. Bức chân dung chỉ hao hao giống cô bé thôi nhưng Hoa Nhỏ rất thích.

Từ hôm đó, Màu Nước vô cùng bận rộn vì các cô bé đến đặt vẽ tranh. Ai cũng muốn được về mắt thật to, lông mi thật dài và miệng thật nhỏ. Màu Nước đã giải thích với các cô bé rằng mỗi người có thể đẹp một cách khác nhau, không phải cứ mắt to, miệng nhỏ… mới là đẹp, nhưng các cô bé vẫn đòi cậu phải vẽ theo ý mình.

Thế là ngoài hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh, tất cả các bức tranh còn lại đều na ná giống nhau. Lúc đầu, cô bé nào cũng vui. Nhưng khi xếp các bức tranh cạnh nhau, thấy thật khó để nhận ra đâu là chân dung của mình, các cô bé mới hiểu rằng Màu Nước nói đúng. Vẻ đẹp của các cô bé rất khác nhau, và bức chân dung đẹp phải là bức chân dung thể hiện được vẽ riêng đó.  

(Theo Ni-cô-lai Nô-xốp)

Câu 1

1. Tìm câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh.

Hướng dẫn giải:

Em đọc câu văn thứ hai trong bài đọc để tìm ra câu trả lời. 

Lời giải:

Câu văn nêu nhận xét về hai bức chân dung của Bông Tuyết và Mắt Xanh: Hai bức chân dung thực sự là hai tác phẩm nghệ thuật, bởi người trong tranh được vẽ rất đẹp và rất giống người thật. 

Câu 2

2. Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có gì khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh. 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ lời thoại của nhân vật Hoa Nhỏ để tìm câu trả lời. 

Lời giải:

Cách vẽ chân dung Hoa Nhỏ có điểm khác với cách vẽ chân dung Bông Tuyết và Mắt Xanh là Màu Nước đã vẽ theo yêu cầu của Hoa Nhỏ: mắt to hơn, lông mi dài hơn và miệng nhỏ hơn. 

Câu 3

3. Đóng vai Màu Nước, thuyết phục các cô bé đồng ý để cậu vẽ chân dung giống người thật. 

Hướng dẫn giải:

Em đóng vai màu nước và thuyết phục các cô bé. 

Lời giải:

Em sẽ gọi Bông Tuyết và Mắt Xanh đến và đem hai tranh của các bạn ra để so sánh cho các bạn thấy và nói:

Các em hãy nhìn tranh của Bông Tuyết và Mắt Xanh xem các em có nhận ra bạn ngay không? Dù Tuyết hay Xanh đều không có mắt to, lông mi dài hay miệng nhỏ nhưng các bạn vẫn đều rất đẹp đúng không nào. Nếu ai cũng theo 1 tiêu chuẩn trên gương mặt thì tất cả mọi người đều giống nhau. Đó đâu phải vẻ đẹp của các em. Vẻ đẹp của các em chính là con người các em cơ!

Câu 4

4. Điều gì khiến các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng? 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ đoạn cuối của bài đọc để tìm ra câu trả lời.

Nhưng khi xếp các bức tranh cạnh nhau, thấy thật khó để nhận ra đâu là chân dung của mình, các cô bé mới hiểu rằng Màu Nước nói đúng

Lời giải:

Các cô bé nhận ra Màu Nước nói đúng là vì khi xếp các bức tranh lại gần nhau ai cũng giống nhau, rất khó để nhận ra bức chân dung của mình. 

Câu 5

5. Tóm tắt mỗi sự việc trong câu chuyện Những bức chân dung bằng 1 – 3 câu. 

Hướng dẫn giải:

Em đọc kĩ bài đọc và tóm tắt lại nội dung mỗi sự việc.

Lời giải:

– Sự việc đầu tiên: Bông Tuyết và Mắt Xanh được Màu Nước vẽ chân dung rất xinh đẹp và chân thực.

– Sự việc tiếp theo: Màu Nước vẽ chân dung cho Hoa Nhỏ và các cô bé khác đều có cặp mắt rất to, lông  mi rất dài và cái miệng rất nhỏ.

– Sự việc cuối cùng: Khi xếp các bức chân dung cạnh nhau các cô bé nhận ra chúng hoàn toàn giống nhau, rất khó phân biệt.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt 4 – Kết nối tri thức

5/5 - (4 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button