Học TậpLớp 9

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân hay nhất (14 bài mẫu)

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân lớp 9 chọn lọc hay nhất gồm dàn ý chi tiết và 14 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân
Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân

Mục lục

Dàn ý Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân chi tiết

I. Mở bài

Bạn đang xem: Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân hay nhất (14 bài mẫu)

– Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân

  • Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc của chị em Thúy Kiều.
  • Đoạn trích là bức tranh mùa xuân đầy rực rỡ, sinh động với không khí náo nhiệt của những ngày lễ hội đầu năm.

– Giới thiệu sáu câu thơ cuối: tâm trạng luyến tiếc, trầm buồn của chị em Thúy Kiều và cảnh xuân trong ánh chiều tà.

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

II. Thân bài

1. Khái quát về đoạn trích Cảnh ngày xuân:

– Đoạn thơ Cảnh ngày xuân là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh mùa xuân đẹp với một không khí lễ hội rộn ràng và tưng bừng.

– Cảnh mùa xuân được Nguyễn Du tả theo trình tự không gian và thời gian.

+ Bức tranh chiều xuân:

  • Nên thơ, đượm buồn với cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về.
  • Bức tranh buổi chiều được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm trạng.
  • Bút pháp: tả cảnh ngụ tình.

⇒ Gợi lên tâm trạng tiếc nuối, luyến tiếc, thơ thẩn của chị em Kiều.

+ Hình ảnh chị em Thúy Kiều ra về sau ngày du xuân

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về.

– Nghệ thuật:

Từ láy: “tà tà” gợi ra hình ảnh trời chiều, sự vận động chậm rãi như muốn níu kéo thêm khoảnh khắc tươi đẹp của lễ hội.

Từ “thơ thẩn” gợi trạng thái vô thức đầy vẻ tiếc nuối.

Không gian lúc chiều tà
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

=> Cảnh vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một nhịp cầu bắc ngang.

  • Cảnh vật dường như nhạt dần, lặng dần, mọi chuyển động đều nhẹ nhàng.
  • Không gian mang dáng dấp nhỏ nhoi, bé hẹp, phảng phất buồn.
  • Cảm giác bâng khuâng khó tả của con người.

– Nghệ thuật:

  • Từ láy “Nao nao”, “tà tà”, “thanh thanh”: mang cảm giác phảng phất buồn của cảnh vật và tâm trạng con người.
  • Từ láy “Thơ thẩn”: sự bần thần, tiếc nuối, lặng buồn.

⇒ Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày du xuân đã tàn.

⇒ Vẻ đẹp tâm hồn của những nam thanh nữ tú tha thiết với niềm vui cuộc sống, nhạy cảm và sâu lắng.

III. Kết bài

Nội dung: Tâm trạng tiếc nuối, quyến luyến, thơ thẩn của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân.
Nghệ thuật: Sử dụng bút pháp cổ điển tả cảnh ngụ tình.

14 bài mẫu Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân hay nhất

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 1

Nguyên tắc của thơ xưa, khi miêu tả cảnh bao giờ cũng gắn với con người và thể hiện tình cảm của đối tượng. Khung cảnh luôn là vật chiếu, khúc xạ những tâm tư, tình cảm của nhân vật “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Không nằm ngoài nguyên tắc chung đó, thơ Nguyễn Du cũng thể hiện tương tự như vậy. Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân không chỉ kể về kết thúc ngày hội du xuân, mà còn thể hiện những xúc cảm, suy nghĩ của nhân vật.

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Trời đã về chiều, mặt trời đã dần ngả về phương tây. Trong văn học cổ hay hiện đại, thời gian buổi chiều luôn là khoảng thời gian gợi nhiều nỗi niềm, tâm trạng. Bởi vậy, cái “dang tay” của ba chị em tưởng lại vui, mà hóa ra lại thấm đẫm tâm trạng bâng khuâng, man mác buồn. Thời gian mùa xuân trôi nhanh cũng như ngày lễ hội đi qua. Sau những cái ồn ào, đông vui, tấp nập của không khí mùa xuân là những khoảng lặng khi ngày hội tàn, để lại trong lòng người biết bao tâm sự.

Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Khung cảnh hiện lên với những nét bé nhỏ, trong trẻo, tác giả dùng hàng loạt các từ “thanh thanh”, “tiểu”, “nho nhỏ” gợi sự nhỏ bé, mảnh mai của cảnh vật. Dường như về chiều mọi vật đều trở nên thanh mảnh và bé nhỏ hơn, ánh nắng cũng nhạt dần, mờ dần. Bức tranh vừa mơ mộng, nên thơ vừa phảng phất hiu quanh, man mác buồn. Trong bốn câu thơ tác giả còn sử dụng hàng loạt các từ giàu giá trị tạo hình và biểu cảm. Đặc biệt là từ láy “nao nao” gợi lên cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui, đồng thời nó cũng như một dự cảm về những điều sắp xảy ra. Cái “nao nao” ấy vừa thể hiện dư âm của cái đã qua – ngày hội tàn, vừa là dự cảm cho những gì sắp tới – gặp nấm mộ Đạm Tiên. Cách tả tình, tả cảnh của Nguyễn Du thật khéo léo và tinh tế, chuyển cảnh mà có cảm tưởng như chưa hề có bất cứ chuyển động nào. Đó là cái thần tình của người nghệ sĩ tài hoa.

Đầu và cuối tác phẩm Nguyễn Du đã dựng lên hai bức tranh thiên nhiên nhưng đồng thời cũng là hai bức tranh tâm trạng. Bức tranh đầu náo nức, vui tươi, tràn ngập sức sống bao nhiêu thì bức tranh cuối lại đạm đạm, hiu hiu, man mác buồn bấy nhiêu. Khung cảnh không chỉ là cảnh mà còn là tình, là tâm trạng của những trái tim nhạy cảm, dễ rung động, đồng thời cảnh ấy còn mang tính chất dự báo về cuộc gặp gỡ định mệnh của Thúy Kiều phía sau. Qua đó càng khẳng định hơn nữa tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du.

Để lột tả vẻ đẹp của bức tranh cũng như tâm trạng của nhân vật, Nguyễn Du tỏ ra là người hết sức khéo léo trong việc sử dụng ngôn từ. Ông sử dụng linh hoạt các từ láy: nao nao, tà tà, thanh thanh,… vừa diễn tả khung cảnh vừa miêu tả tâm trạng nhân vật. Ngoài ra cũng cần kể đến giọng điệu thơ tha thiết, luyến tiếc, phảng phất nỗi buồn. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tài ba.

Bằng ngôn từ tài hoa, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình khéo léo, Nguyễn Du đã vẽ nên bức tranh sau hội thật đẹp mà cũng thật buồn. Bức tranh ấy thấm đẫm tâm trạng của những con người trẻ tuổi sau ngày lễ hội vui tươi. Đồng thời bức tranh ấy cũng làm nền cảnh cho sự xuất hiện của các sự kiện tiếp theo.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 2

Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc và thế giới. Nguyễn Du không những thành công ở phương diện nội dung mà còn đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật biểu hiện. Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến trình độ điêu luyện xưa nay hiếm có. Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thể hiện sâu sắc tài năng nghệ thuật ấy.

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn giang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Cảnh vật được gợi tả nhẹ nhàng mà vô cùng tinh tế. Đất trời buổi chiều thanh thanh thật dễ chịu. Mọi âm thanh náo động của ngày hội xuân đã nhường chỗ cho sự yên ắng lạ thường. Âm thanh đã bị gạt lọc, chỉ còn lại sự im lặng khiến con người ta thêm phần dễ chịu.

Thời gian buổi chiều tà được khéo léo gợi tả qua hai chữ “tà tà” và hình ảnh “bóng ngả về tây”. Nguyễn Du đã sử dụng từ láy “tà tà” vừa gợi ra hình ảnh mặt trời đã xế chiều, lại vừa gợi ra nhịp vận động chậm rãi của thời gian. Con người như muốn níu kéo thêm một chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân trước khi bầu trời chìm hẳn vào bóng đêm. Cụm từ “Bóng ngả về tây” khắc hoạ rõ ràng hơn bước đi chậm rãi của thời gian. Chữ “bóng” ở đây không phải chỉ cái bóng của con người trên mặt đất mà đó chính là mặt trời. Đó là lúc thời gian và không gian thay đổi, chiều muộn, ác tà buông xuống.

Trong cùng một câu thơ, Nguyễn Du đã dùng nhiều biểu tượng để nói về thời gian quả thực là có dụng ý. Bóng chiều lặng lẽ buông xuống trong khi cuộc vui vẫn còn sôi nổi, chị em Thuý Kiều chưa muốn rời gót ra về. Họ vẫn còn muốn lưu lại thêm chút nữa, muốn thời gian ngừng trôi. Thế nên, hình ảnh mặt trời “bóng ngả về tây” khiến họ thấy buồn buồn vô cớ.

Bức tranh vào lúc chiều tà nhẹ nhàng khép lại một ngày du xuân. Sau một ngày đi hội và du xuân, chị em Thúy Kiều “thơ thẩn giang tay ra về”. “Thơ thẩn” là tâm trạng bần thần, lưu luyến, tiếc nuối cảnh vật, tiếc nuối lễ hội đông vui đã không còn, tiếc nuối những phút giây gặp gỡ đầy ấn tượng. Họ tiếc cho ngày vui chóng tàn nên cứ “thơ thẩn” không vội về ngay.

Nguyễn Du đã vận dụng tài tình thủ pháp tả cảnh ngụ tình của thi pháp trung đại. Ông không dùng một từ ngữ miêu tả tâm trạng nào trong đoạn thơ, chỉ miêu tả chân thực, vậy mà có thể làm cho cảnh vật trở nên hư ảo, thấm đượm tâm trạng con người. Cảnh vật không còn cái không khí rộn ràng, sắc thái trong sáng và tinh khôi như ở bốn câu thơ đầu nữa. Khi con người đắm mình trong cảnh xuân đẹp đẽ, hội xuân rộn ràng thì thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Nó bất chấp khát vọng níu kéo thời gian của con người.

Câu thơ ẩn chứa một nỗi niềm sâu xa. Cảnh xuân dù có đẹp thế nào cũng có lúc tàn phai. Hội xuân dẫu có vui thế nào rồi cũng sẽ tan rã. Một ngày chơi xuân ngắn ngủi gợi lên sự hối hả của lòng người mong muốn tận hưởng được hết cái đẹp trước khi nó tàn phai, khô héo.

Cảnh vật lúc về chiều không còn nhộn nhịp, rộn ràng như buổi sớm nữa. Tất cả bỗng trở nên nhỏ nhắn, mềm mại. lắng lại, nhạt dần, hoang vắng, êm ả, yên tĩnh hơn với hình ảnh dòng suối nhỏ:

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Bốn bề thanh thanh, yên ắng. Dòng suối êm ả chảy qua những hòn đá nhỏ “nao nao” mặt nước. “Nao nao” là trạng thái của dòng nước đồng cảm với tâm trạng con người. Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày xuân đang còn mà nhiều linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện (Kiều gặp mộ Đạm Tiên, gặp chàng thư sinh Kim Trọng)

Dịp cầu nho nhỏ xinh xinh bắc ngang dòng suối tạo nên vẻ đẹp thơ mộng. Các từ láy “tà tà”, “thanh thanh”, “nao nao” không chỉ miêu tả cảnh vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người. Cảnh đi vào chiều sâu của sự yên tĩnh, vắng lặng.

Nhà thơ đã không dùng từ chảy để miêu tả dòng nước mà chỉ gợi nên sự chảy ấy bằng từ “nao nao” vô cùng tinh tế. Đây là bức tranh tả cảnh ngụ tình mẫu mực, đặc sắc trong “Truyện Kiều”. Mỗi bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tâm tình đầy xao xuyến. Nước luôn là hình ảnh biểu hiện cho dòng chảy của thời gian. Không có tiếng nước chảy. Dòng nước chuyển lưu âm thầm nhưng vội vã. Hai từ “nao nao” gợi lên tâm trạng buồn buồn của con người. Một nỗi buồn vô cớ. Một nỗi bồn chồn chợt đến từ đâu đó không thể lí giải được. Giống như Nguyễn Du đã từng nói:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Niềm háo hức, say mê của con người sáng nay cũng đã phai nhạt khi thời gian phủ xuống. Cảnh không buồn nhưng thời gian gợi buồn. Sắc xuân vẫn tươi nhưng cảnh vật yên ắng khiến cho lòng người thổn thức, nôn nao. Đó cũng là những cảm giác lo âu của tâm hồn thiếu nữ khi sắp bước vào cuộc đời lớn. Sau cuộc hội xuân năm nay, có thể các nàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình. Có thể các nàng sẽ phải rời xa gia đình dựng xây tổ ấm. Có thể, điều đó khiến các nàng bâng khuâng. Chưa biết điều gì sẽ xảy đến. Có thể đây sẽ là cuộc hội xuân cuối cùng lúc còn xuân trẻ.

Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc được thi nhân nhân vận dụng tinh tế. Mùa xuân đến rồi đi. Hội xuân hợp rồi tan. Ý thơ mở rồi đóng, đóng rồi lại mở một cách tự nhiên, linh hoạt đã dẫn độc giả đến với câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều một cách chân thực, sống động và hợp lí.

Lời thơ bộc lộ cảm xúc nuối tiếc, vương vấn, bịn rịn của hai nàng Kiều khi phải rời khỏi cái náo nhiệt, rộn rã, tươi vui của không khí lễ hội. Với việc thể hiện những nét tâm trạng như thế, nhà thơ đã thể hiện chân thực vẻ đẹp tâm hồn của người con gái vốn sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”. Nay lần đầu được tiếp xúc với bầu không khí tươi vui, náo nhiệt chốn đông người không khỏi tránh được cảm giác hụt hẫng, luyến tiếc khi phải rời xa là điều hiển nhiên.

6 câu thơ cuối đoạn trích Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên lễ hội, mùa xuân tươi đẹp trong sáng, là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đoạn trích đã thể hiện bút pháp tả cảnh giàu chất tạo hình, chuyển từ miêu tả sang tả cảnh ngụ tình trong nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ của Nguyễn Du.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 3

Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn thể hiện được bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt, sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Sáu câu thơ là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về – một bức tranh chiều xuân nên thơ và đượm buồn. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả với những nét dịu dàng, chậm rãi, nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy độc đáo, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay hội xuân để ra về:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn sâu xa. Từ láy “tà tà” với nhịp điệu chậm rãi vừa gợi lên hình ảnh mặt trời đang ngả bóng dần vừa gợi lên sự tiếc nuối rằng chị em Thúy Kiều chưa muốn ra về, muốn níu kéo thêm chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân. Từ “thơ thẩn” được sử dụng rất đắt giá, thể hiện sự luyến tiếc khôn nguôi.

“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”

Cảnh vật không còn rộn ràng, tràn đầy sức sống giống như ở bốn câu thơ đầu tiên của bài thơ nữa mà đã nhuốm tâm trạng của con người. Khi con người đắm chìm trong cảnh xuân đẹp đẽ thì cũng là lúc thời gian lặng lẽ trôi đi. Cảnh xuân dù có đẹp đến mấy rồi cũng sẽ tàn phai. Trời đã xế chiều và cuộc du xuân cũng đã kết thúc, tâm hồn của con người dường như cũng đồng điệu với cảnh vật. Cảnh vật vẫn mang một nét đẹp dịu dàng nhưng chuyển động chậm dần, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất một nỗi buồn. Những từ láy được sử dụng rất hiệu quả: “tà tà”, “nao nao”, “thanh thanh” không chỉ gợi cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của con người. Cảnh và người dường như có sự đồng điệu. Khi mà con người lưu luyến thì khung cảnh cũng theo đó mà nhỏ đi như để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” – dòng suối nhỏ hay như chiếc cầu be bé ở “cuối ghềnh” phía xa xa. Dường như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra:

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Bốn bề trở nên yên ắng, tĩnh lặng. “Nao nao” là trạng thái của dòng nước dường như để đồng cảm với tâm trạng con người với một nỗi buồn khó tả. Dịp cầu nhỏ bé xinh xinh bắc ngang qua dòng suối tạo nên vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Nguyễn Du dùng từ “nao nao” đầy tinh tế. Tả cảnh nhưng cũng để nói lên tâm trạng con người với một nỗi buồn vô cớ chẳng lí giải được. Cũng giống như những câu thơ mà Nguyễn Du từng viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Với sáu câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Miêu tả cảnh hay cũng chính là gợi lên tâm trạng của con người. Cảnh không còn náo nhiệt, sôi động nữa mà trở nên dịu dàng, yên ả cũng giống như tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 4

Mặc dù “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã cách xa chúng ta hơn ba thế kỉ nhưng những câu thơ trong “Truyện Kiều” vẫn cứ réo rắc, ngân nga, lặng lẽ chảy vào trong chiều sâu văn hóa, tâm hồn của mỗi người dân Việt. Ta không khó để có thể bắt gặp những con người yêu Kiều như bói Kiều, vịnh Kiều và ngâm Kiều… Vậy, đâu là điều làm nên sức ảnh hưởng và sức sống lâu bền ấy của tác phẩm? Đó không chỉ nhờ có phương diện nội dung mà còn có cả những đóng góp về yếu tố nghệ thuật độc đáo, đặc sắc. Một trong các thủ pháp nghệ thuật đạt tới đỉnh cao hiếm có trong “Truyện Kiều” là thủ pháp “tả cảnh, tả tình” (hay còn gọi là tả cảnh ngụ tình). Sáu câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một minh chứng tiêu biểu cho sự thành công về mặt nghệ thuật ấy.

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Nếu như ở những câu thơ trước, khung cảnh thiên nhiên và bức tranh lễ hội mùa xuân hiện lên thật sống động, tươi vui, chan chứa sức sống với lòng người rộn rã, náo nức, đông vui vào lúc sáng sớm dưới ánh sáng bình minh ấm áp, thì đến sáu câu thơ cuối, nhịp thơ như chùng xuống, chậm lại nhẹ nhàng trong bức tranh của buổi chiều hoàng hôn, thấm đượm hồn người một chút buồn xao xuyến. Đó là khung cảnh chị em Kiều du xuân trở về:

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Cảnh vẫn mang cái dịu nhẹ, êm đềm của ngày xuân nhưng bóng dương đã “tà tà ngả về tây”. Từ láy “tà tà” rất giàu tính tạo hình, lại vừa giàu tính biểu cảm, vừa có tác dụng diễn tả sự chuyển động về mặt không gian, lại vừa diễn tả sự vận động về mặt thời gian. Ánh nắng xuân ấm áp mươn man đã phải nhường chỗ cho ánh nắng chiều sắp tắt. Cảnh vật trở nên hư ảo, bao phủ một màu sắc của bóng tối. Vì thế tâm hồn con người cũng bắt đầu “chuyển điệu” cùng với cảnh vật. “Thơ thẩn” nghĩa là vẩn vơ, mơ mang, lan man trong suy nghĩ. Chị em Kiều dắt tay nhau trở về trong một trạng thái bịn rịn, lưu luyến ngập ngừng, chậm rãi như đang tiếc nuối trước bước đi quá vội vã của thời gian ngày xuân.

Khung cảnh náo nức, tưng bừng của ngày hội xuân cũng đã kết thúc. Trong lòng người xen lẫn những xúc cảm bâng khuâng xao xuyến. Cảnh vật không gian đã được co gọn lại trong bước chân của người ra về, của dòng nước tiểu khê và chiếc cầu nho nhỏ:

Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Khác với bốn câu thơ mở đầu, cảnh vật thiên nhiên rộng lớn, mênh mông trong sắc cỏ xanh non tít tắp, trong cánh én bay lượn trên vòm trời bao la thì đến đây, cảnh vật lại trở nên nhỏ nhắn, mềm mại, rất vừa vặn trong khung cảnh buổi chiều tà. Trả lại cho thiên nhiên sự vắng lặng, yên ả đến lạ thường. Những từ láy: “nao nao, tà tà, thơ thẩn, thanh thanh” không chỉ có tác dụng miêu tả trạng thái của cảnh vật mà còn biểu lộ tâm trạng của con người: lưu luyến, bịn rịn, bâng khuâng hoàn toàn đối lập với không khí với ngày lễ hội mùa xuân vào buổi sáng sớm.

Nhà thơ thật tinh tế trong việc quan sát cảnh vật và phát hiện ra cái “nao nao” của dòng nước đang chảy. Tác giả như đang nhập vào hồn nhân vật trữ tình trong thơ mà cảm nhận thấm thía cái nỗi buồn bịn rịn. Thông thường, khi miêu tả nước chảy, người ta thường gắn với âm thanh “róc rách”, “rì rầm” nhưng ở đây, Nguyễn Du lại gắn dòng nước với cái “nao nao”. Nghệ thuật lấy “động để tả tĩnh” đã có tác dụng gợi lên một không gian tĩnh mịch, thanh thoát. Từ “nao nao” không chỉ cho thấy cái lưu tốc chảy thực chậm, nhẹ nhàng, dường như không chảy của dòng nước mà còn diễn tả cái tâm trạng buồn buồn vô cớ của con người. Phải chăng lòng người đang mang nỗi tâm tư nên cảnh vật cũng nhuốm màu tâm trạng:

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Cảnh vật thực ra thì không buồn, nhưng thời gian thì lại đượm buồn; sắc xuân vẫn tươi thắm nhưng cảnh vật yên ắng khiến lòng người thổn thức, nao nao. Từ đó, gieo vào lòng người đọc những linh cảm về một điều sắp sửa xảy ra, như là sự dự báo trước cuộc gặp gỡ nấm mồ Đạm Tiên và sự gặp gỡ của hai con người trai tài gái sắc: Thúy Kiều – Kim Trọng.

Tóm lại, với bút pháp tả cảnh ngụ tình, kết hợp với việc sử dụng hệ thống những từ láy, hình ảnh giàu tính tạo hình và biểu cảm, tác giả đã khắc họa bức tranh chiều tà trong ngày hội xuân thấm đượm tâm trạng của con người nhân vật. Qua đó cho thấy được tài năng miêu tả cảnh, tả tình của đại thi hào Nguyễn Du.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 5

Cảnh ngày xuân” là một trong những trích đoạn đặc sắc thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du trong việc miêu tả thiên nhiên. Nếu như ở những câu thơ đầu tiên, tác giả làm nổi bật bức tranh mùa xuân tươi sáng, tràn đầy sức sống vào buổi ban mai thì ở sáu câu thơ cuối, cùng với sự chuyển biến và trôi chảy của thời gian, nhà thơ tập trung miêu tả khung cảnh chiều tà khi lễ hội Thanh minh kết thúc và hai chị em Thúy Kiều ra về. Cảnh vật vì thế cũng nhuốm màu tâm trạng nhờ biện pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc sắc.

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Sáu câu thơ đã miêu tả thành công cảnh chị em Thúy Kiều ra về trên phông nền phảng phất nét đượm buồn của cảnh vật. Khác với bước đi cùng sự trôi chảy nhanh, vội như “con én đưa thoi” ở phần mở đầu đoạn trích, lúc này thời gian trôi đi chậm rãi và nhẹ nhàng: “Tà tà bóng ngả về tây”. Hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống trong ánh dương xế chiều đã được tác giả tái hiện thành công qua từ láy tượng hình “tà tà”, đồng thời gợi lên tâm trạng tiếc nuối, lưu luyến, bâng khuâng qua bước chân có chút tâm tình “thơ thẩn dang tay ra về” của hai chị em Thúy Kiều. Và dường như tâm trạng lặng buồn của con người đã thấm sâu vào cảnh vật. Khung cảnh thiên nhiên không còn hiện lên với sự cao rộng, bao la, bát ngát, khoáng đạt tràn trề sức sống như ở bốn câu thơ đầu tiên mà được miêu tả qua những hình ảnh bé nhỏ, thân thuộc hơn như “ngọn tiểu khê”, “dịp cầu nho nhỏ” bắc ngang cuối ghềnh để phù hợp với dòng tâm trạng của con người. Đặc biệt, tác giả đã vận dụng thành công hệ thống từ láy được trải đều trong các câu thơ như “tà tà”, “thơ thẩn”, “nho nhỏ”, “thanh thanh”, “nao nao” giàu giá trị biểu cảm.

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Dòng nước hiện lên qua dòng chảy “nao nao”, lững lờ lưu luyến trôi chậm bên chân cầu “nho nhỏ” vừa gợi lên sắc thái của cảnh vật, vừa diễn tả thành công tâm trạng của con người và hoàn toàn thống nhất với bước chân “thơ thẩn” bâng khuâng của nhân vật trữ tình. “Nao nao” cũng chính là tính từ mang tính chất dự báo, linh cảm cho cuộc gặp gỡ sắp tới của Thúy Kiều và chàng Kim. Tác giả đã vận dụng thành công bút pháp trong thơ ca trung đại như tả cảnh ngụ tình để tạo nên mối tương giao, thống nhất giữa cảnh và tình:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Người buồn cảnh cũng thẫn thờ
Cảnh buồn người cũng ngẩn ngơ ưu sầu”

Như vậy, ở sáu câu thơ cuối, mối quan hệ hai chiều giữa cảnh và tình thể hiện qua việc khi hội tan, con người bâng khuâng, xao xuyến đầy lưu luyến và cảnh vật cũng vì thế không tránh khỏi màu sắc u buồn và ảm đạm. Để miêu tả thành công điều này, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng tinh tế bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đồng thời lựa chọn những hình ảnh, ngôn từ giàu chất tạo hình, thể hiện khả năng bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 6

Khác với khung cảnh rạo rực, vui tươi vào buổi sớm của tiết thanh minh, buổi chiều Cảnh Ngày Xuân lại được Nguyễn Du khắc họa nhuốm một màu man mác, trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong bài Cảnh ngày xuân vẽ lên một nỗi niềm ưu tư, một nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy dụng ý bậc cao của tác giả:

“Tà tà bóng ngả về Tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Không còn những nô nức, hồ hởi như ở đoạn đầu, đến đây giọng thơ lắng xuống, chậm rãi từng khắc như kéo dài ra một nỗi buồn da diết mênh mang, lênh láng đến xót lòng. Trong cái bức tranh buổi chiều man mác ấy có sự đan xen hài hòa của 3 màu sắc hữu tình: đó là thời gian là cảnh vật và không thể thiếu đó là con người.

Nguyễn Du thật khéo léo, tài tình khi mở ra khung cảnh hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng, thật tự nhiên:

“Tà tà bóng ngả về Tây”

“Tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa. Một chút chậm rãi, một chút chùng chình như muốn níu lại những khoảnh khắc tươi đẹp cuối cùng còn sót lại của cảnh ngày xuân. Cái nhịp sống chậm rãi, vô tình ấy khiến cho buổi chiều hiện về không mang màu sắc thê lương, buồn tủi, đớn đau quen thuộc như trong văn học cổ.

Những ánh nắng xế chiều buông xuống, khoác lên cảnh vật chiếc áo bảng lảng nỗi buồn:

“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”

Tác giả đã vận dụng linh hoạt các cảnh vật: ngọn tiểu khê; dòng nước; dịp cầu, ghềnh nước để tô vẽ nên bức tranh cảnh trời chiều. Đây là những cảnh vật đặc sắc, có thể khắc họa được rõ nét nhất dòng chuyển dịch chậm rãi của thời gian. “Ngọn tiểu khê” đang in những bóng dài lên cung đường; dòng nước quẩn quanh uốn khúc, róc rách; dịp cầu cuối ghềnh bắc ngang,…tất cả như đang ánh lên một nỗi bâng khuâng, nuối tiếc, tiếng nấc rủ rỉ, trơ trọi, vướng mắc đến nao lòng.

Hàng loạt các từ láy được đặc tả như: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” làm dịu lại khung cảnh chiều tà; không đìu hiu; héo hắt mà vẫn thanh tao, lãng mạn. Dù nhỏ bé, cô quạnh, lững lờ nhưng vẫn đẹp, vẫn dịu nhẹ đến nao lòng người. Một nét vẽ với gam màu ấm lững lờ làm nức lòng bao lữ khách thanh minh.

Các cảnh vật được soi chiếu dưới ống kính từ gần đến xa, từ nhỏ bé đến to lớn. Một vài nét khắc họa lại vẽ được trọn vẹn một bức tranh xế chiều tuyệt đẹp đến thế. Thật huyền diệu và uyên bác biết chừng nào.

Một bức tranh muốn đẹp, muốn có hồn, muốn đậm sâu trong lòng độc giả thi không thể không có nhưng dáng dấp nhỏ bé của con người. Nguyễn Du sâu sắc vô cùng khi vận dụng khéo léo quy luật tả cảnh ngụ tình trong thơ văn xưa cổ: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn người có vui đâu bao giờ.” Cảnh vật thời gian như nhuốm màu tâm trạng của lòng người tơ vương:

“Chị em thơ thẩn dang day ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
….
Nhìn xem phong cảnh có bề thanh thanh.”

Nếu như vào tiết trời sáng thanh minh tươi đẹp, dịu mát, căng tràn nhựa sống thì đến đây trời đã về cái cuối chiều, bữa tiệc vui nào cũng đến hồi kết. Con người trở về với cái chốn bình yên, với cái nhịp sống chậm rãi cuối ngày tàn. Những từ láy không chỉ miêu tả tâm trạng mà còn gợi nên lòng người. Hai chữ “thơ thẩn” bộc lộ trạng thái bần thần, nuối tiếc, lạc lõng, bơ vơ của chị em Kiều khi ra về. Hàng loạt các từ láy được đặt liên tiếp cuối mỗi câu thơ: “nao nao; thanh thanh; nho nhỏ” như một điệp khúc láy lại, xoáy sâu vào nỗi vô thức của dòng cảm xúc sâu lắng ấy. Một nỗi buồn da diết, miên man, kéo dài man mác.

Cảnh vật tĩnh lặng nhưng lòng người lại chẳng bình yên. Cụm từ “dang tay” được đặt chen ngang giữa dòng thơ như đang cố níu lại, cố tận hưởng nốt những dư vị ngọt ngào, đẹp đẽ cuối cùng còn sót lại của tiết Thanh minh tháng ba. Và phải chăng “dang tay” như cái ôm sẻ chia, cái ôm đồng cảm với nỗi niềm dạt dào của hai chị em Kiều.

Cảnh và người như giao hòa vào nhau, nâng đỡ nhau, tô điểm nhau làm nên một bức tranh cuối ngày thật đẹp, thật hòa quyện, khe khẽ sầu cay.

Đoạn thơ tuy ngắn nhưng lại được tác giả đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình cổ điển đặc sắc. Tất cả đã vẽ nên một bức tranh ánh chiều chan chứa màu sắc; âm thanh; và cả hồn người lay động. Một bức tranh chân thực nhưng lại ý nghĩa, tâm trạng vô ngần. Bức vẽ cũng như cánh cửa mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau này.

Hội xuân kết thúc cũng là lúc Kiều trở về với cuộc sống như ngày thường? Nhưng liệu rằng Kiều có còn được “bình yên sống trọn một kiếp người” trốn khuê các? Liệu rằng cuộc sống của Kiều có êm đềm, tươi đẹp như sắc tài của nàng. Bức tranh Cảnh ngày xuân đặc biệt là sáu câu thơ cuối đã hé lộ phần nào cuộc đời của người con gái sắc sảo ấy. Những câu thơ như làm dậy lại một nỗi niềm xưa cũ đầy bâng khuâng luyến lưu đầy dư vị.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 7

Cảnh ngày xuân là một đoạn trích hay, trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều đã vô cùng đặc sắc vượt thời gian, dù hàng trăm năm trôi qua thì giá trị nhân văn, nhân đạo và tính nghệ thuật của tác phẩm này vẫn còn sống mãi với thời gian.

Trong đó, 6 câu thơ cuối của đoạn trích “Cảnh ngày xuân” được tác giả Nguyễn Du tái hiện vô cùng rực rỡ, nhiều màu sắc sinh động thể hiện một bức tranh mùa xuân vô cùng tươi đẹp trong ngày lễ hội đầu năm mới. Tác giả Nguyễn Du đã tái hiện lại không khí mùa xuân tươi vui đó với rất nhiều màu sắc khác nhau. Đặc biệt, trong bức tranh mùa xuân đó tác giả còn thể hiện được tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối những ngày vui ngắn ngủi, thể hiện một nỗi buồn man mác của chị em Thúy Kiều khi phải trở về nhà trong cảnh chiều tà.

Chỉ có vẻn vẹn 6 câu thơ nhưng bức tranh mùa xuân được nhà thơ Nguyễn Du sử dụng bằng bút pháp vô cùng tinh tế, lắng động trong tâm hồn người đọc.

“Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”

Một bức tranh xuân vô cùng rạng rỡ, với một màu xanh non tơ ngút ngàn tầm mắt. Khi mùa xuân về thì cảnh vật, cỏ cây hoa lá như đang cố gắng lấy hết nhựa sống sự tinh túy của mình để khoe sắc khoe hương trong mùa xuân tràn đầy sức sống. Ngày lễ hội của tiết thanh minh thường được tổ chức vào đầu năm. Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân cũng được đi chơi, được thỏa sức mà vui đùa hưởng thụ những ngày tươi đẹp của tuổi trẻ trong cuộc đời.

Vào những tháng ba, mọi người thường có phong tục đi tảo mộ người người thân đã quá cố không may qua đời của mình. Họ làm việc này vừa thể hiện tình cảm với người đã khuất, thể hiện sự tiếc nhớ đồng thời cũng là cơ hội để mọi người tụ họp nhau lại cùng trò chuyện, tâm tình, trao duyên, và vui đùa với những trò chơi trong năm mới.

Nếu như trong nửa đầu của trích đoạn “Cảnh ngày xuân” nói lên vẻ đẹp ngây ngất nên thơ trữ tình lãng mạn của mùa xuân, thì ở 6 câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân lại thể hiện nỗi buồn của một ngày vui những đã tàn, bầu trời chuyển sang màu hoàng hôn, nắng tắt dần, những trò chơi tan rã, khu hội chợ đã vãn mọi người cùng nhau ra về thể hiện một nỗi buồn man mác.

“Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Trong hai câu thơ ngày tác giả Nguyễn Du sử dụng từ lấy “Tà tà” thể hiện bóng chiều đang dần buông xuống ở phái Tây của chân trời một cách từ từ chậm chạp. Hai chị em Thúy Kiều dắt tay nhau ra về trong sự tiếc nuối, ngỡ ngàng bởi ngày vui mau chóng qua đi, không biết khi nào còn được dịp tận hưởng một lễ hội Thanh minh vui như hôm nay, ý nghĩa trọn vẹn như hôm nay.

“Bước dần theo ngọn tiểu kê

Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”

Hai chị em Thúy Kiều lặng lẽ đi theo những ngọn cỏ ven đường trở về nhà, tác giả Nguyễn Du tuy không miêu tả cụ thể nhưng người đọc vẫn cảm nhận được từng bước chân chậm rãi nuối tiếc vấn vương không muốn đi nhanh của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân khi rời lễ hội trở về nhà. Bỏ lại đằng sau không khí náo nhiệt, vui vẻ với biết bao nhiêu niềm vui của buổi sáng.

Từ láy “thanh thanh” làm cho câu thơ trở nên nhẹ nhàng, tĩnh lặng, nhưng chính cái sự tĩnh lặng êm ái đó lại làm cho cảnh vật khi chiều tà trở nên thơ mộng và không kém phần thi vị hơn lúc sáng, chỉ có điều trầm buồn hơn mà thôi.

“Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”

Từ láy “nao nao” là cho câu thơ gợi lên một chút buồn nhè nhẹ, từng nhịp chảy của dòng nước theo dòng suối nhỏ đi về nơi đồng bằng xa xôi, khung cảnh thật nên thơ, trữ tình có hoa có suối, cỏ cây.. Mọi cảnh vật đều vô cùng quen thuộc, mộc mạc giản dị nhưng lại có sức gợi tả trong lòng người đọc ghê gớm. Những phong cảnh quen thuộc đó như dự báo một tương lai nào đó sẽ tới với Thúy Kiều

Bức tranh cảnh mùa xuân khi chiều tà hoàn toàn đối ngược lại với bức tranh mùa xuân vui tưới náo nhiệt vào buổi sáng. Nhưng dù thời điểm nào thì Nguyễn Du cũng vô cùng tài tình khi phác họa một bức tranh mùa xuân tươi đẹp mang màu sắc riêng của mình.

Chỉ với 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” nhưng người đọc có thể cảm nhận hết sự vấn vương lưu luyến không nỡ rời xa của hai chị em Thúy Kiều khi phải rời hội trở về nhà báo hiệu những ngày tươi vui đã qua rồi một tương lai mới đang chờ phía trước.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 8

Trong 6 câu thơ cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân” của Nguyễn Du, ông đã sử dụng những từ láy với tính giảm nhẹ để mô tả khung cảnh mùa xuân đến một cách tinh tế, tạo nên một bức tranh mộc mạc, nhưng cũng đầy sắc màu và cảm xúc. Cảnh vật trong đoạn thơ đã toát lên vẻ vương vấn, man mác của tâm trạng con người, khi cuộc du xuân đã hết, mang đến cảm giác mơ hồ, bâng khuâng, lưu luyến và khe khẽ sầu lay.

Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Những từ láy như “lày tà tà”, “thơ thẩn”, “thanh thanh”, “nao nao” và “nho nhỏ” đều có tính giảm nhẹ, vừa gợi tả sắc thái cảnh vật, vừa gợi lên tâm trạng của con người. “Tà tà” diễn tả bóng chiều từ từ nghiêng xuống; “thơ thẩn” lại diễn tả tâm trạng bâng khuâng dịu nhẹ không rõ nguyên nhân; “thanh thanh” vừa có ý nghĩa là sắc xanh nhẹ nhàng, vừa có ý nghĩa là thanh thoát, thanh mảnh; từ “nao nao” trong câu thơ diễn tả thế chảy của dòng nước nhưng đồng thời diễn tả tâm trạng nao nao buồn; và từ “nho nhỏ” gợi dáng nhỏ xinh xắn, vừa vặn với cảnh với tình. Khung cảnh thiên nhiên cũng được mô tả theo cách đặc biệt để phù hợp với tâm trạng con người. “Ngọn tiểu khê” – dòng suối nhỏ, phong-cảnh thanh thoát, và “nho nhỏ” lại nằm ở “cuối ghềnh” ở phía xa xa. Cảnh và người như có sự tương liên để giao hòa trong bầu không khí bâng khuâng, lưu luyến, khe khẽ sầu lay. Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình để mượn cảnh vật mà diễn tả những rung động tinh tế trong tâm hồn những người, thiếu nữ. Cảnh vật và người như hòa quyện vào nhau trong không gian bất tận của mùa xuân, tạo nên một bức tranh đẹp như mơ, lưu lại trong tâm trí người đọc suốt đời.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 9

Truyện Kiều của Nhà văn Nguyễn Du là một tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam, được viết bằng thể thơ lục bát. Tác phẩm đã được dịch sang nhiều thứ tiếng và được đánh giá là một trong những tác phẩm văn học quan trọng nhất của Việt Nam, với nhiều giá trị thẩm mỹ và triết lý nhân sinh.

Bài thơ “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều là một trong những đoạn thơ đẹp nhất và được yêu thích nhất trong tác phẩm. Dù chỉ có sáu câu thơ cuối, tác giả đã đầu tư công phu nhiều bút pháp nghệ thuật độc đáo, vừa cổ điển vừa hiện đại lại đậm chất thi vị. Nhịp thơ như dòng trôi nhẹ nhàng, lững lờ với các thanh trắc đan xen, nối nhau liên tiếp.

Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Khung cảnh của bài thơ “Cảnh ngày xuân” khá đa dạng, nó là sự kết hợp giữa một buổi sáng rực rỡ và một buổi chiều trầm lắng. Tác giả đã sử dụng các từ ngữ một cách khéo léo để tả nên bức tranh cảnh vật hoàng hôn trữ tình, xuyến xao thật nhẹ nhàng và tự nhiên. Từ “tà tà” gợi ra những ánh nắng nhè nhẹ đang lả lướt buông về phía cuối phương trời xa.

Tác giả đã rất khéo léo trong cách miêu tả chiều tà trong bài văn của mình. Cảm giác chậm rãi, đỏng đảnh, vô tình trong cuộc sống được miêu tả rất chân thực, khiến cho buổi chiều trở nên u ám và đầy buồn bã. Tuy nhiên, những từ láy như “nao nao”, “thanh thanh”, “nho nhỏ” đã được sử dụng để làm dịu đi không khí đó, tạo ra một bầu không khí tĩnh lặng và dịu dàng hơn.

Tác giả đã sử dụng các chi tiết của cảnh vật để tô vẽ nên bức tranh cảnh chiều tà. Những ngọn tiểu khê, dòng nước, dịp cầu, ghềnh nước đã được miêu tả rất chi tiết và sống động, tạo ra một bức tranh đẹp mắt và đầy sức sống. Mặc dù cảnh vật được miêu tả rất nhỏ bé, cô quạnh và lững lờ, nhưng nó vẫn rất đẹp và dịu nhẹ đến nao lòng người.

Bức tranh cảnh tượng chiều tà còn là sự giao hòa giữa cảnh vật và con người, khiến cho bức tranh trở nên đa chiều và sâu sắc hơn. Bức tranh cuối ngày với màu sắc, âm thanh, và cả hồn người lay động đã được miêu tả rất tinh tế. Nó đã mở ra những dự cảm bất lành, chông chênh trong cuộc đời Kiều về sau, khiến cho người đọc cảm nhận được sự đau đớn và đồng cảm với nhân vật Kiều.

Tóm lại, bức tranh cảnh chiều tà trong bài văn đã tạo ra một không gian đầy cảm xúc và đa chiều. Nó làm cho người đọc cảm nhận được sự đầy đủ và đầy cảm xúc của cuộc sống, và khám phá ra những điều mới mẻ và sâu sắc về bản thân và thế giới xung quanh.

Nếu bạn yêu thích văn học, Truyện Kiều là một tác phẩm không thể bỏ qua. Bạn có thể khám phá những giá trị thẩm mỹ và triết lý nhân sinh của tác phẩm này. Tác phẩm đã được đánh giá cao về mặt nghệ thuật và về mặt nội dung, mang lại cho người đọc nhiều cảm hứng và suy ngẫm. Bài thơ “Cảnh ngày xuân” là một trong những đoạn thơ được đánh giá cao nhất, đặc biệt là trong việc khắc họa một bức tranh cảnh vật sống động và đầy cảm hứng.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 10

Cảnh ngày xuân” là một trong những trích đoạn đặc sắc thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du trong việc miêu tả thiên nhiên. Nếu như ở những câu thơ đầu tiên, tác giả làm nổi bật bức tranh mùa xuân tươi sáng, tràn đầy sức sống vào buổi ban mai thì ở 6 câu thơ cuối, cùng với sự chuyển biến và trôi chảy của thời gian, nhà thơ tập trung miêu tả khung cảnh chiều tà khi lễ hội Thanh minh kết thúc và hai chị em Thúy Kiều ra về. Cảnh vật vì thế cũng nhuốm màu tâm trạng nhờ biện pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc sắc.

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Sáu câu thơ đã miêu tả thành công cảnh chị em Thúy Kiều ra về trên phông nền phảng phất nét đượm buồn của cảnh vật. Khác với bước đi cùng sự trôi chảy nhanh, vội như “con én đưa thoi” ở phần mở đầu đoạn trích, lúc này thời gian trôi đi chậm rãi và nhẹ nhàng: “Tà tà bóng ngả về tây”. Hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống trong ánh dương xế chiều đã được tác giả tái hiện thành công qua từ láy tượng hình “tà tà”, đồng thời gợi lên tâm trạng tiếc nuối, lưu luyến, bâng khuâng qua bước chân có chút tâm tình “thơ thẩn dang tay ra về” của hai chị em Thúy Kiều. Và dường như tâm trạng lặng buồn của con người đã thấm sâu vào cảnh vật. Khung cảnh thiên nhiên không còn hiện lên với sự cao rộng, bao la, bát ngát, khoáng đạt tràn trề sức sống như ở bốn câu thơ đầu tiên mà được miêu tả qua những hình ảnh bé nhỏ, thân thuộc hơn như “ngọn tiểu khê”, “dịp cầu nho nhỏ” bắc ngang cuối ghềnh để phù hợp với dòng tâm trạng của con người. Đặc biệt, tác giả đã vận dụng thành công hệ thống từ láy được trải đều trong các câu thơ như “tà tà”, “thơ thẩn”, “nho nhỏ”, “thanh thanh”, “nao nao” giàu giá trị biểu cảm.

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Dòng nước hiện lên qua dòng chảy “nao nao”, lững lờ lưu luyến trôi chậm bên chân cầu “nho nhỏ” vừa gợi lên sắc thái của cảnh vật, vừa diễn tả thành công tâm trạng của con người và hoàn toàn thống nhất với bước chân “thơ thẩn” bâng khuâng của nhân vật trữ tình. “Nao nao” cũng chính là tính từ mang tính chất dự báo, linh cảm cho cuộc gặp gỡ sắp tới của Thúy Kiều và chàng Kim. Tác giả đã vận dụng thành công bút pháp trong thơ ca trung đại như tả cảnh ngụ tình để tạo nên mối tương giao, thống nhất giữa cảnh và tình:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Người buồn cảnh cũng thẫn thờ
Cảnh buồn người cũng ngẩn ngơ ưu sầu”

Như vậy, ở 6 câu thơ cuối, mối quan hệ hai chiều giữa cảnh và tình thể hiện qua việc khi hội tan, con người bâng khuâng, xao xuyến đầy lưu luyến và cảnh vật cũng vì thế không tránh khỏi màu sắc u buồn và ảm đạm. Để miêu tả thành công điều này, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng tinh tế bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đồng thời lựa chọn những hình ảnh, ngôn từ giàu chất tạo hình, thể hiện khả năng bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 11

Truyện Kiều của Nguyễn Du không chỉ có giá trị lớn về mặt nội dung mà còn thể hiện được bút pháp nghệ thuật tài tình của tác giả. Đặc biệt, 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” đã cho thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình xuất sắc của đại thi hào Nguyễn Du.

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Sáu câu thơ là cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về – một bức tranh chiều xuân nên thơ và đượm buồn. Bức tranh ấy được tác giả miêu tả với những nét dịu dàng, chậm rãi, nhuốm màu tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến của con người. Với bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đầy độc đáo, Nguyễn Du đã gợi lên tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay hội xuân để ra về:

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”

Câu thơ ẩn chứa một nỗi buồn sâu xa. Từ láy “tà tà” với nhịp điệu chậm rãi vừa gợi lên hình ảnh mặt trời đang ngả bóng dần vừa gợi lên sự tiếc nuối rằng chị em Thúy Kiều chưa muốn ra về, muốn níu kéo thêm chút khoảnh khắc tươi đẹp của ngày xuân. Từ “thơ thẩn” được sử dụng rất đắt giá, thể hiện sự luyến tiếc khôn nguôi.

“Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh”

Cảnh vật không còn rộn ràng, tràn đầy sức sống giống như ở bốn câu thơ đầu tiên của bài thơ nữa mà đã nhuốm tâm trạng của con người. Khi con người đắm chìm trong cảnh xuân đẹp đẽ thì cũng là lúc thời gian lặng lẽ trôi đi. Cảnh xuân dù có đẹp đến mấy rồi cũng sẽ tàn phai. Trời đã xế chiều và cuộc du xuân cũng đã kết thúc, tâm hồn của con người dường như cũng đồng điệu với cảnh vật. Cảnh vật vẫn mang một nét đẹp dịu dàng nhưng chuyển động chậm dần, mang dáng dấp nhỏ bé, phảng phất một nỗi buồn. Những từ láy được sử dụng rất hiệu quả: “tà tà”, “nao nao”, “thanh thanh” không chỉ gợi cảnh mà còn bộc lộ tâm trạng tiếc nuối của con người. Cảnh và người dường như có sự đồng điệu. Khi mà con người lưu luyến thì khung cảnh cũng theo đó mà nhỏ đi như để phù hợp với tâm trạng con người: “ngọn tiểu khê” – dòng suối nhỏ hay như chiếc cầu be bé ở “cuối ghềnh” phía xa xa. Dường như có một linh cảm điều gì đó sắp xảy ra:

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Bốn bề trở nên yên ắng, tĩnh lặng. “Nao nao” là trạng thái của dòng nước dường như để đồng cảm với tâm trạng con người với một nỗi buồn khó tả. Dịp cầu nhỏ bé xinh xinh bắc ngang qua dòng suối tạo nên vẻ đẹp bình yên và thơ mộng. Nguyễn Du dùng từ “nao nao” đầy tinh tế. Tả cảnh nhưng cũng để nói lên tâm trạng con người với một nỗi buồn vô cớ chẳng lí giải được. Cũng giống như những câu thơ mà Nguyễn Du từng viết:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Với 6 câu thơ cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được bút pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo. Miêu tả cảnh hay cũng chính là gợi lên tâm trạng của con người. Cảnh không còn náo nhiệt, sôi động nữa mà trở nên dịu dàng, yên ả cũng giống như tâm trạng luyến tiếc, bâng khuâng của chị em Thúy Kiều khi phải chia tay với hội xuân

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 12

Khi nhắc đến Nguyễn Du, chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm kinh điển – Truyện Kiều. “Cảnh ngày xuân” là một đoạn trích nổi bật được trích trong tác phẩm. Trong đó sau câu thơ cuối đoạn trích là một trong những câu thơ nổi bật nhất không chỉ về nội dung mà còn về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo.

Nếu khung cảnh buổi sáng vào tiết thanh minh rạo rực và tràn đầy sức sống thì buổi chiều trong Cảnh ngày xuân lại được Nguyễn Du khắc họa với một nỗi buồn rất trầm lắng. Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích càng khắc họa rõ hơn về điều này:

Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dang tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Phải công nhận rằng, Nguyễn Du rất có tài trong việc tả cảnh một cách lãng mạn và rất tự nhiên:

Tà tà bóng ngả về tây

Từ láy “tà tà” đã mở ra một cảnh hoàn hôn nhẹ nhàng mà từ tốn với ánh nắng nhè nhẹ như đang ngả dần về phía Tây. Sự chậm rãi như muốn lưu luyến những hạt nắng cuối cùng trong ngày. Sự chậm rãi cùng bóng tối gần buông tạo ra cho con người ta một cảm giác buồn buồn khó có thể diễn tả nổi. Nỗi buồn vào những buổi chiều ấy còn đước miêu tả trong nhiều câu thơ, câu ca dao, tục ngữ như:

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Sau buổi đi hội và du xuân thì bức tranh buổi chiều đến cũng là lúc “Chị em thơ thẩn dang tay ra về”. Sự luyến tiếc của hai chị em Thúy Kiều được thể hiện qua hành động “thơ thẩn”. Thơ thẩn là hành động thể hiện sự nuối tiếc, lưu luyến chưa muốn rời xa, chưa muốn bữa tiệc vui tàn một cách nhanh chóng mà hụt hẫng đến vậy. Câu thơ mang ẩn ý muốn nói với chúng ta rằng bữa tiệc vui nào rồi cũng đến lúc tàn, dù vậy nhưng những kỉ niệm về nó sẽ không bao giờ phai nhòa mà luôn tồn tại trong tim chúng ta. Hãy hưởng thụ mọi niềm vui khi còn có thể.

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Bốn câu thơ này là bức tranh về cảnh vật đặc sắc đã được tác giả miêu tả một cách tài tình. Các cảnh vật đã tạo nên bức tranh buổi chiều là: ngọn tiểu khê, dòng nước uốn quanh, nhịp cầu, ghềnh nước. Cách miêu tả cảnh vật cùng việc kết hợp nó với những từ láy đã tạo nên bức tranh sống động mà đượm buồn. Các từ láy “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ” đã làm dịu đi những nét đượm buồn trong cảnh sắc vốn dĩ đã ảm đạm đó.

Những cảm xúc vui vẻ, hào hứng đã bị thay thế khi cảnh chiều xuống. Cảnh vật vẫn vậy chỉ là thời gian và lòng người đã thay đổi. Đây chính là những cảm giác lo âu của những thiếu nữ khi sắp bước vào một cuộc đời lớn. Chẳng biết được phía trước sẽ diễn ra điều gì nhưng có thể đây sẽ là cuộc hội xuân cuối cùng được đi cùng nhau của hai chị em.

Sáu câu thơ cuối tuy không dài nhưng cũng không ngắn đã cho thấy được bức tranh đẹp và ý nghĩa nhưng lại chan chưa những tâm trạng vô ngần. Chỉ với đoạn thơ ngắn, ta đã thấy được sự tài tình trong cách viết thơ của Nguyễn Du. Bằng ngòi bút điêu luyện cùng cách kết hợp nhiều bút pháp nghệ thuật, có thể nói đây là một áng thơ bất hủ của Nguyễn Du trong sự nghiệp của ông.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 13

Đại thi hào Nguyễn Du là con người kiệt xuất, là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Sinh thời, ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị. Nổi bật nhất chính là kiệt tác “Truyện Kiều”. Trong tác phẩm, tôi ấn tượng nhất với sáu câu thơ tả cảnh chị em ra về trong tiết thanh minh.

Sáu câu thơ này nằm ở phần gặp gỡ và đính ước (từ câu 51 đến câu 56 trong tác phẩm). Sau đoạn đặc tả tài sắc của chị em Thúy Kiều, tác giả miêu tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh minh và cảnh du xuân của hai chị em. Nếu như ở những câu thơ trước, hình ảnh tiết thanh minh rực rỡ, tươi sáng, người xe nhộn nhịp nô nức thì sáu câu thơ cuối tả cảnh chị em du xuân trở về, khung cảnh lại ảm đạm, đìu hiu đến kì lạ.

Tà tà bóng ngả về tây

Chị em thơ thẩn dan tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê

Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh

Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang

Khác với đoạn thơ trên, đoạn này không còn cái không khí vui tươi, hồ hởi nô nức nữa, âm điệu của đoạn này dường như trầm buồn bởi hội đã tan, cảnh sắc mùa xuân đã thay đổi. Sáng tiết trời trong trẻo, tươi sáng, chiều “Tà tà bóng ngả về tây”, bầu trời nắng đã nhạt, khe nước nhỏ với nhịp cầu bắc ngang, chị em Thúy Kiều dan tay ra về, bước chân thơ thẩn đầy tâm trạng có gì như tiếc nuối, nhìn dòng nước uốn quanh thấy nao nao lòng. Từ láy “nao nao” được đặt lên đầu câu càng nhấn mạnh tâm trạng của nàng Kiều trong buổi chiều tà. Gây ấn tượng với bạn đọc bằng một loạt các từ láy: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, không gian của buổi chiều tà như vốn xa rộng nay càng lúc càng co lại như nỗi niềm tâm trạng của nhân vật Thúy Kiều.

Mô típ nỗi buồn, sự xao xuyến trước cảnh hoàng hôn đã chẳng còn lạ trong thơ văn trung đại. Nguyễn Du cũng giống như những nhà thơ xưa, có một điểm tựa chung trong quan điểm thẩm mỹ: cảnh hoàng hôn đẹp nhưng buồn. Cảnh vật lúc này đã nhuốm màu tâm trạng. Cảm giác bâng khuâng, xoa xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà linh cảm điều gì sắp tới đã xuất hiện. Đây cũng là một lối viết thường thấy trong tác phẩm của Nguyễn Du, đặc biệt là truyện Kiều. Đó chính là những dự cảm, bất an của người phụ nữ, biểu hiện ở thuyết thiên mệnh. Khi miêu tả Thúy Kiều, “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”, khác hẳn với Thúy Vân là “nhường, kém”. Điều này báo hiệu số phận cô Kiều với nhiều long đong, trắc trở. Và quả thật, sau khi theo Mã Giám Sinh, Thúy Kiều trải qua mười năm lăm lưu lạc xa xứ, thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Trở lại tâm trạng của Thúy Kiều vào buổi hoàng hôn trong ngày thanh minh, cô gái bất giác buồn trước cảnh vật vì niềm vui của buổi sáng rồi cũng nhanh chóng tàn đi. Quả thật, những biến cố trớ trêu sắp đổ sập lên gia đình cô không lâu sau đó

Trong khung cảnh chiều tà, có gì đó vui buồn lẫn lộn và đúng như thế, buồn vì gặp mộ Đạm Tiên, ngay sau đó “Sè sè nấm đất bên đàng/ Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”. Nỗi niềm tâm trạng sẽ còn kéo dài đến khi Thúy Kiều thấy ngôi mộ cô đơn của cô gái lầu xanh Đạm Tiên và câu chuyện vô cùng bi thương của cô. Cũng trong ngày thanh minh, Kiều gặp chàng thư sinh Kim Trọng “Phong tư tài mạo tốt vời”. Giai nhân kì ngộ, gặp gỡ, yêu mãnh liệt rồi tan vỡ. Có thể nói rằng, buổi chiều tà của ngày thanh minh là mở đầu cho chuỗi tâm trạng cô đơn, trống vắng của nàng Kiều và kéo dài suốt tác phẩm.

Với bút pháp cổ điển nhưng đầy sáng tạo, dường như mỗi bức tranh thiên nhiên trong Truyện Kiều đều nhuốm màu tâm trạng. Trong bức tranh thiên nhiên, Cảnh mùa xuân, tâm trạng con người cũng biến màu theo cảnh vật sáng – chiều, đầu hội – cuối hội và những linh cảm về tương lai. Đó là tài nghệ tả cảnh ngụ tình của thi hào Nguyễn Du mà thi sĩ cùng thời khó có thể sánh bằng.

Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân- Mẫu 14

“Cảnh ngày xuân” là một trong những trích đoạn đặc sắc thể hiện rõ tài năng nghệ thuật của tác giả Nguyễn Du trong việc miêu tả thiên nhiên. Nếu như ở những câu thơ đầu tiên, tác giả làm nổi bật bức tranh mùa xuân tươi sáng, tràn đầy sức sống vào buổi ban mai thì ở sáu câu thơ cuối, cùng với sự chuyển biến và trôi chảy của thời gian, nhà thơ tập trung miêu tả khung cảnh chiều tà khi lễ hội Thanh minh kết thúc và hai chị em Thúy Kiều ra về. Cảnh vật vì thế cũng nhuốm màu tâm trạng nhờ biện pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc sắc.

“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Sáu câu thơ đã miêu tả thành công cảnh chị em Thúy Kiều ra về trên phông nền phảng phất nét đượm buồn của cảnh vật. Khác với bước đi cùng sự trôi chảy nhanh, vội như “con én đưa thoi” ở phần mở đầu đoạn trích, lúc này thời gian trôi đi chậm rãi và nhẹ nhàng: “Tà tà bóng ngả về tây”. Hình ảnh mặt trời đang từ từ lặn xuống trong ánh dương xế chiều đã được tác giả tái hiện thành công qua từ láy tượng hình “tà tà”, đồng thời gợi lên tâm trạng tiếc nuối, lưu luyến, bâng khuâng qua bước chân có chút tâm tình “thơ thẩn dang tay ra về” của hai chị em Thúy Kiều. Và dường như tâm trạng lặng buồn của con người đã thấm sâu vào cảnh vật. Khung cảnh thiên nhiên không còn hiện lên với sự cao rộng, bao la, bát ngát, khoáng đạt tràn trề sức sống như ở bốn câu thơ đầu tiên mà được miêu tả qua những hình ảnh bé nhỏ, thân thuộc hơn như “ngọn tiểu khê”, “dịp cầu nho nhỏ” bắc ngang cuối ghềnh để phù hợp với dòng tâm trạng của con người. Đặc biệt, tác giả đã vận dụng thành công hệ thống từ láy được trải đều trong các câu thơ như “tà tà”, “thơ thẩn”, “nho nhỏ”, “thanh thanh”, “nao nao” giàu giá trị biểu cảm.

“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

Dòng nước hiện lên qua dòng chảy “nao nao”, lững lờ lưu luyến trôi chậm bên chân cầu “nho nhỏ” vừa gợi lên sắc thái của cảnh vật, vừa diễn tả thành công tâm trạng của con người và hoàn toàn thống nhất với bước chân “thơ thẩn” bâng khuâng của nhân vật trữ tình. “Nao nao” cũng chính là tính từ mang tính chất dự báo, linh cảm cho cuộc gặp gỡ sắp tới của Thúy Kiều và chàng Kim. Tác giả đã vận dụng thành công bút pháp trong thơ ca trung đại như tả cảnh ngụ tình để tạo nên mối tương giao, thống nhất giữa cảnh và tình:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ
Người buồn cảnh cũng thẫn thờ
Cảnh buồn người cũng ngẩn ngơ ưu sầu”

Như vậy, ở sáu câu thơ cuối, mối quan hệ hai chiều giữa cảnh và tình thể hiện qua việc khi hội tan, con người bâng khuâng, xao xuyến đầy lưu luyến và cảnh vật cũng vì thế không tránh khỏi màu sắc u buồn và ảm đạm. Để miêu tả thành công điều này, tác giả Nguyễn Du đã sử dụng tinh tế bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, đồng thời lựa chọn những hình ảnh, ngôn từ giàu chất tạo hình, thể hiện khả năng bậc thầy trong nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.

Trên đây là nội dung bài học Cảm nhận 6 câu thơ cuối bài Cảnh ngày xuân hay nhất (14 bài mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (6 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button