Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm lớp 7 hay nhất (34 mẫu)

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm bao gồm hướng dẫn viết cùng 34 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm
Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm

Mục lục

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 1

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề trong đời sống cần trình bày ý kiến.

2. Thân bài

  • Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu quan điểm về vấn đề: tán thành hay phản đối.
  • Chứng minh cho quan điểm: Lí lẽ, dẫn chứng.
  • Đánh giá vấn đề và liên hệ bản thân.

3. Kết bài

Khẳng định lại ý kiến về vấn đề trong đời sống đã trình bày.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 2

1. Mở bài

Dẫn dắt và nêu vấn đề cần nghị luận.

2. Thân bài

  • Nêu quan điểm về vấn đề cần nghị luận
  • Nêu biểu hiện, thực trạng của vấn đề
  • Phân tích, chứng minh vấn đề
  • Đánh giá vấn đề: đúng, sai
  • Liên hệ với bản thân.

3. Kết bài

Suy nghĩ về vấn đề nghị luận.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 3

1. Mở bài

Dẫn dắt, giới thiệu về câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ quan trọng trong câu tục ngữ, danh ngôn.
  • Ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

b. Bàn luận về vấn đề

  • Quan điểm của người viết: tán thành/phán đối câu tục ngữ/danh ngôn.
  • Lí lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ cho ý kiến về câu tục ngữ, danh ngôn.

c. Mở rộng và liên hệ bản thân

  • Mở rộng: Nhìn nhận ở chiều hướng ngược lại.
  • Liên hệ bản thân: Học được gì từ câu tục ngữ hay danh ngôn?

3. Kết bài

Khẳng định lại giá trị và ý nghĩa của câu tục ngữ hoặc danh ngôn.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 4

– Mở bài:

+ Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận

+ Thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.

– Thân bài:

+ Giải thích vấn đề cần bàn luận;

+ Đưa ra hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết;

+ Sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí.

– Kết bài:

+ Khẳng định lại ý kiến

+ Đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 5

1. Mở bài

Nêu vấn đề nghị luận và bày tỏ ý kiến phản đối với cách nhìn nhận vấn đề.

2. Thân bài

  • Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.
  • Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).
  • Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của việc thể hiện ý kiến phản đối.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 6

1. Mở bài

Nêu vấn đề đời sống cần bàn và ý kiến đáng quan tâm về vấn đề đó.

2. Thân bài

– Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.

– Thể hiện thái độ tán thành các ý kiến vừa nêu bằng các ý:

  • Ý 1: Khía cạnh thứ nhất cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
  • Ý 2: Khía cạnh thứ hai cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)
  • Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành (lí lẽ, bằng chứng)

3. Kết bài

Khẳng định tính xác đáng của ý kiến được người viết tán thành và sự cần thiết của việc tán thành ý kiến đó.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 7

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận.

Nêu được ý kiến tán thành hay phản đối vấn đề cần bàn luận.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

  • Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
  • Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến của bản thân.
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 8

a. Mở bài

Giới thiệu về vấn đề nghị luận: sự vô cảm trong đời sống.

b. Thân bài

*Giải thích:

– Vô cảm là gì? Vô là không, cảm là cảm xúc. Vô cảm chính là không có cảm xúc, không bày tỏ thái độ, tình cảm trước bất cứ vấn đề nào trong cuộc sống.

– Biểu hiện của sự vô cảm:

+ Không quan tâm, giúp đỡ, yêu thương, chia sẻ với người khác.

+ Có thái độ dửng dưng, không quan tâm trước mọi vấn đề.

+ Chỉ sống với cảm xúc, suy nghĩ của bản thân mình.

*Thực trạng của sự vô cảm trong xã hội.

– Ngày một nhiều, đặc biệt ở bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên.

– Sống ỷ lại, hưởng thụ, không quan tâm, không có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

*Nguyên nhân của sự vô cảm

+ Do lối sống ích kỷ, thiếu tình thương.

+ Mất lòng tin từ sự bất công xã hội.

+ Ảnh hưởng của phim, trò chơi bạo lực.

+ Do phụ huynh quá nuông chiều.

*Tác hại của sự vô cảm

+ Làm cho con người suy giảm nhân cách.

+ xã hội không có tình người, thiếu sự đoàn kết, thân ái.

+ Con người thiếu niềm vui và hạnh phúc.

*Liên hệ, vận dụng

– Lên án các hành động vô cảm.

– Biết chia sẻ, yêu thương với mọi người.

+ Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn.

c.Kết bài

– Khẳng định lại vấn đề.

– Nêu cảm nghĩ về sự vô cảm trong xã hội.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 9

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: vấn đề ô nhiễm môi trường.

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề

Ô nhiễm môi trường là hiện trạng môi trường xuất hiện những chất độc, chất hại dẫn đến thay đổi nhanh chóng và gây tác hại xấu đến cuộc sống con người.

b. Thực trạng

Hàng ngày có hàng tấn rác thải được đổ ra biển, các chất độc hại ngày càng tích lũy và ảnh hưởng xấu tới môi sinh và các sinh vật biển. Bên cạnh đó, môi trường nước ngọt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải công nghiệp, khí thải xe cộ và mùi rác thải sinh hoạt của con người.

Diện tích rừng bị chặt phá ngày càng tăng.

c. Nguyên nhân

Chủ quan: Do ý thức kém của con người.

Khách quan: Do hiện tượng cực đoan của xã hội; do sự quản lí của nhà nước hoạt động của các doanh nghiệp trong việc xử lí.

d. Hậu quả

Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.

Mất đi các nguồn lợi từ biển: các hải sản, du lịch biển.

Mất cân bằng đa dạng sinh học của môi trường sống.

e. Giải pháp

Mỗi người cần có ý thức bảo vệ môi trường sống quanh mình, thay đổi từ những thói quen nhỏ nhất để khiến cho môi trường được cải thiện tốt hơn.

Nhà nước cần tăng cường sự quản lí cũng như xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp vi phạm làm ô nhiễm môi trường.

Tiến hành áp dụng công nghệ khoa học để giải quyết hiện trạng ô nhiễm nước thải …hiện nay.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hiện tượng ô nhiễm môi trường; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 10

1. Mở bài: Dẫn dắt và giới thiệu về vẻ đẹp của những con người vượt qua số phận của chính mình

2. Thân bài:

+ Giới thiệu khái quát một số tấm gương vượt qua số phận tiêu biểu -> vẻ đẹp chung của họ

+ Giải thích khái niệm ý chí, nghị lực và sức mạnh của phẩm chất tinh thần

+ Lí giải vì sao ý chí, nghị lực có thẻ trở thành sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng như không thể vượt qua

+ Chứng minh: Nêu lên và phân tích các ví dụ trong cuộc sống và trong văn học về những con người đã vượt qua số phận, đã chiến thắng nhờ có ý chí mạnh mẽ

+ Bình luận

3. Kết luận: khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 11

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Thói vô trách nhiệm của các cá nhân trong xã hội hiện nay.

II. Thân bài:

1. Giải thích khái niệm?

– Vô trách nhiệm là thái độ không nhiệt tình, không quan tâm, làm không triệt để tới bất cứ một vấn đề gì đó thuộc phạm vi quản lí của bản thân.

– Thói vô trách nhiệm được ví với một loại axit vô hình, loại axit này không nhìn thấy được bằng mắt thường và như vậy, vô hình chung nó gây ra tổn thất khá nặng nề, ăn mòn cả xã hội mà chúng ta không hề hay biết.

2. Biểu hiện của thói vô trách nhiệm

– Không quan tâm, thờ ơ với mọi người xung quanh

– Có lối sống buông thả, tới đâu hay tới đó

– Luôn thờ ơ với công việc, không có ý thức khi làm việc

– Thờ ơ với bạn bè, gia đình, người thân

– Luôn cho rằng mình đúng, luôn chối bỏ những điều mình làm sai, không chịu nhận lỗi sửa sai

3. Tác hại, hậu quả của thói vô trách nhiệm

– Tạo ra những sản phẩm không hoàn thiện, tạo ra những nhân cách không hoàn hảo.

– Chất lượng công việc không cao.

– Làm cho đạo đức của con người dần đi xuống

– Mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng xa cách

– Kìm hãm sự phát triển của đất nước

4. Bài học nhận thức và hành động

– Làm việc có kế hoạch và hoàn thành theo đúng chỉ tiêu và thời gian.

– Lưu tâm tới tất cả những gì thuộc trách nhiệm sở hữu của bản thân.

III. Kết bài

– Bản thân mỗi người cần nhận thức rõ về tác hại của thói vô trách nhiệm để không mắc phải

– Không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc và trong cuộc sống.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 12

I Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề xã hội cần bàn luận: Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

– Rút ra vấn đề nghị luận từ các đoạn trích.

– Ý chí: là nghị lực vươn lên trong cuộc sống, khi gặp khó khăn cũng không lùi bước, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành mục tiêu.

– Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong cuộc sống.

2. Bàn luận về sức mạnh ý chí của con người:

– Biểu hiện của người có sức mạnh ý chí:

  • Người có sức mạnh ý chí là người luôn lạc quan trong cuộc sống, khi gặp khó khăn họ sẽ tìm cách để vượt qua những khó khăn, thử thách chứ không chịu đầu hàng.
  • Người có sức mạnh ý chí sẽ không ngừng học hỏi, luôn nỗ lực để hoàn thiện bản thân.

– Dẫn chứng về người có sức mạnh ý chí:

  • Trong tác phẩm văn học: nhân vật Hê-ra-clét và nhân vật Đăm Săn.
  • Trong đời sống: thầy Nguyễn Ngọc Ký.

– Ý nghĩa của sức mạnh ý chí:

  • Sức mạnh ý chí có vai trò quan trọng trong việc khẳng định bản thân và sự thành công của mỗi người.
  • Sức mạnh ý chí giúp con người sống có mục tiêu, hành động rõ ràng và luôn luôn biết cố gắng để đạt được mục tiêu.

3. Phê phán:

– Phê phán những người hèn nhát, dám nghĩ nhưng không dám làm.

– Phê phán những người không có ý chí, nghị lực, thấy khó khăn đã vội nản chí.

4. Bài học:

– Cần phải trau dồi, rèn luyện bản thân để không bị gục ngã khi gặp khó khăn, thất bại.

– Cần có thái độ sống tích cực, biết vươn lên để khẳng định mình.

III. Kết bài:

– Khẳng định và đánh giá khái quát lại vấn đề đã bàn luận: Vai trò quan trọng của sức mạnh ý chí đối với mỗi con người.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 13

  1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề trong đời sống mà em đang quan tâm.

– Trình bày ý kiến, quan điểm chung của em về vấn đề đó.

2. Thân bài

a. Giải thích vấn đề nghị luận

– Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.

– Nếu bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

– Nêu quan điểm tán thành/phản đối của mình về vấn đề.

– Trình bày lí lẽ, dẫn chứng, sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí để làm sáng tỏ ý kiến của mình về vấn đề.

c. Phản đề

– Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

– Khẳng định lại ý kiến.

– Đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 14

1. Mở bài

Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện ý kiến về vấn đề đó.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Giải thích từ ngữ, khái niệm quan trọng.
  • Nêu bài viết bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ, danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu.

b. Bàn luận

  • Quan điểm tán thành/phản đối của người viết về vấn đề.
  • Trình bày lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ ý kiến.

c. Lật lại vấn đề

Nhìn nhận vấn đề ở chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, bổ sung ý để vấn đề thêm toàn vẹn.

3. Kết bài

  • Khẳng định lại ý kiến.
  • Đề xuất giải pháp, bài học nhận thức và phương thức hành động.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 15

a) Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu về vấn đề cần bàn luận.

Gợi ý:

  • Mở bài trực tiếp: giới thiệu trực tiếp vào vấn đề
  • Mở bài gián tiếp: thông qua một câu chuyện, một tình huống để dẫn dắt vào vấn đề cần bàn luận, trao đổi

b) Thân bài:

– Giải thích vấn đề:

  • Đối với một vấn đề cụ thể: tập trung giải thích từ khóa quan trọng hoặc phân tích khái niệm gọi tên của vấn đề dó
  • Đối với câu tục ngữ, danh ngôn: giải thích từ khóa trọng tâm, giải nghĩa từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, sau đó giải thích ý nghĩa chung của toàn câu

– Bàn luận về vấn đề:

  • Nêu thái độ, quan điểm của người viết đối với vấn đề: tán thành/ không tán thành
  • Đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng xác thực để làm rõ lý do người viết tán thành/ không thán thành với vấn đề (bài viết cần có tối thiểu 2 lí lẽ)
  • Các lí lẽ phải xoay quanh, bám sát về vấn đề cần bàn luận, như: Lý do tán thành với vấn đề; Ý nghĩa, vai trò của vấn đề; Nguyên nhân dẫn đến vấn đề; Hiện trạng của vấn đề…

– Lật lại vấn đề: Mỗi vấn đề, hiện tượng trong cuộc sống đều có tính tương đối, nên cần phải:

  • Nhìn nhận khách quan từ nhiều hướng, để thấy được những mặt trái của vấn đề đó
  • Bổ sung thêm những điều mà vấn đề còn thiếu sót, chưa được hoàn thiện

c) Kết bài:

  • Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề đã bàn luận
  • Đề ra những phương hướng thực hiện, giải quyết vấn đề trong cuộc sống thực tiễn
  • Liên hệ bản thân (người viết đã làm gì và chưa làm được gì)

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 16

1. Mở bài

Câu tục ngữ và danh ngôn thường chứa đựng những tri thức sâu sắc, là nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả và những người tìm kiếm sự hiểu biết về cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu và bàn luận về ý nghĩa của một câu tục ngữ/danh ngôn và nhìn nhận vấn đề đó từ nhiều góc độ khác nhau.

2. Thân bài

a. Giải thích

Trước khi bàn luận về ý nghĩa của câu tục ngữ/danh ngôn, chúng ta cần giải thích một số từ ngữ và khái niệm quan trọng liên quan. Điều này giúp độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề được đề cập.

b. Bàn luận

Sau khi đã làm sáng tỏ các khái niệm, chúng ta sẽ thảo luận về quan điểm tán thành hoặc phản đối về ý nghĩa của câu tục ngữ/danh ngôn đó. Việc này sẽ được minh họa thông qua việc trình bày những lí lẽ chặt chẽ, đồng thời cung cấp các dẫn chứng cụ thể để hỗ trợ quan điểm.

c. Lật lại vấn đề

Tính chất độc đáo của bài viết nằm ở khả năng nhìn nhận vấn đề từ nhiều hướng khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét các ý kiến trái chiều, đánh giá ngoại lệ, và bổ sung ý để tạo ra một cái nhìn toàn diện về vấn đề đang được thảo luận.

3. Kết bài

Trong phần kết bài, chúng ta sẽ đặt lại ý kiến chính đã được bàn luận, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của nó. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp, bài học nhận thức, hoặc phương thức hành động để đối mặt với vấn đề và áp dụng những bài học từ câu tục ngữ/danh ngôn đã được thảo luận.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 17

a) Mở bài:

  • Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận
  • Nêu ý kiến chung, khái quát nhất của người viết về vấn đề cần bàn luận

b) Thân bài

– Giải thích vấn đề:

  • Giải thích những từ ngữ, khái niệm quan trọng
  • Nếu bài viết bàn về một câu tục ngữ, câu danh ngôn thì cần giải thích ý nghĩa của cả câu

– Bàn luận về vấn đề:

  • Khẳng định ý kiến tán thành hoặc phản đối của người viết về vấn đề
  • Trình bày các lí lẽ (có bằng chứng cụ thể) để làm sáng tỏ ý kiến của người viết

– Lật lại vấn đề:

  • Nhìn nhận vấn đề ở những chiều hướng ngược lại, trao đổi với ý kiến trái chiều, đánh giá những ngoại lệ, bổ sung ý cho vấn đề thêm toàn vẹn

c) Kết bài:

  • Khẳng định lại ý kiến của người viết
  • Đề xuất giải pháp, nêu bài học nhận thức và phương hướng hành động

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 18

1. Mở bài:

Trong xã hội ngày nay, vấn đề đời sống không ngừng xuất hiện và thu hút sự chú ý của nhiều người. Trong số những vấn đề đó, một trong những điểm nổi bật cần được đặt ra để thảo luận là tình trạng quá tải thông tin. Ý kiến này không chỉ là một quan điểm cá nhân mà còn là vấn đề đáng quan tâm, ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống hiện đại.

2. Thân bài:

– Trình bày thực chất của ý kiến: Tình trạng quá tải thông tin hiện đang trở thành một vấn đề ngày càng trầm trọng. Con người ngày nay, đặc biệt là trong thời đại công nghệ, liên tục phải đối mặt với một lượng lớn thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, từ truyền hình, radio, internet đến mạng xã hội. Điều này dẫn đến tình trạng quá tải thông tin, làm ảnh hưởng đến tư duy, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của mọi người.

– Thể hiện thái độ tán thành:

+ Ý 1: Khía cạnh đầu tiên cần tán thành là vấn đề về sức khỏe. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng quá tải thông tin có thể dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi và thậm chí là các vấn đề tâm thần. Việc giảm thiểu lượng thông tin đồng nghĩa với việc bảo vệ sức khỏe tốt hơn cho mọi người.

+ Ý 2: Khía cạnh thứ hai là ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với lượng thông tin lớn, con người dễ mất tập trung, không thể tận hưởng những khoảnh khắc đơn giản và giản dị. Việc giảm bớt thông tin không quan trọng có thể tạo ra không gian để trải nghiệm cuộc sống thực sự.

+ Ý 3: Khía cạnh thứ ba cần tán thành là ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc. Môi trường làm việc ngập tràn thông tin không chỉ làm giảm hiệu suất mà còn ảnh hưởng đến sự sáng tạo và sự đổi mới. Việc chọn lọc thông tin giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung và năng suất cao hơn.

3. Kết bài:

Tóm lại, ý kiến về tình trạng quá tải thông tin không chỉ là một quan điểm cá nhân mà còn là một vấn đề đáng quan tâm cần được xem xét và thảo luận. Việc giảm thiểu thông tin không quan trọng không chỉ hỗ trợ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn làm tăng hiệu suất làm việc và khả năng sáng tạo. Do đó, việc tán thành ý kiến này không chỉ là hợp lý mà còn là cần thiết để xây dựng một môi trường sống và làm việc tích cực và bền vững.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 19

1. Mở bài:

Trong cuộc sống, câu tục ngữ và danh ngôn thường được truyền đạt từ thế hệ này sang thế hệ khác, mang đầy ý nghĩa và triết lý. Trong vấn đề này, chúng ta sẽ đàm phán về một câu tục ngữ phổ biến: “Không có gì là mãi mãi.” Ý kiến có thể được tán thành hoặc phản đối, tùy thuộc vào cách mỗi người hiểu và đánh giá về sự thoáng qua và đổi mới trong cuộc sống.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

Để hiểu rõ về ý kiến, trước hết, chúng ta cần giải thích từ ngữ và khái niệm chính. “Không có gì là mãi mãi” ám chỉ sự thay đổi liên tục trong cuộc sống, sự vụng trộm của thời gian đối với mọi thứ. Câu tục ngữ này thường được hiểu là một cảnh báo về sự không ổn định và biến động.

b. Bàn luận:

– Quan điểm tán thành: Nhiều người chấp nhận ý kiến này, cho rằng cuộc sống không ngừng thay đổi và phát triển. Họ thấy đây là cơ hội để họ học hỏi, phát triển bản thân và tạo ra những trải nghiệm mới.

– Quan điểm phản đối: Ngược lại, có những người phản đối, cho rằng nhất quán và ổn định cũng có giá trị trong cuộc sống. Họ coi sự ổn định là nền tảng để xây dựng và phát triển sự nghiệp, mối quan hệ, và cuộc sống gia đình.

c. Lật lại vấn đề:

Nhìn nhận vấn đề từ chiều hướng ngược lại, có thể xem xét những trường hợp ngoại lệ khi có điều gì đó thực sự là mãi mãi. Đồng thời, trao đổi với ý kiến trái chiều, có thể tìm hiểu xem sự thoáng qua có thể mang lại sự tươi mới và sự đổi mới như thế nào.

3. Kết bài:

Tóm lại, câu tục ngữ “Không có gì là mãi mãi” thực sự là một biểu hiện của sự biến động và không ngừng thay đổi trong cuộc sống. Tuy có những quan điểm khác nhau, nhưng điều quan trọng là chúng ta cần nhìn nhận sự thực tế và học cách thích ứng với những thay đổi không tránh khỏi. Đồng thời, trong việc xây dựng kế hoạch và mục tiêu, chúng ta cũng cần tôn trọng và giữ gìn những giá trị ổn định trong cuộc sống.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 20

1. Mở bài

Trong thời đại hiện nay, nhiều người tin rằng công nghệ ngày càng phát triển đem lại lợi ích lớn cho cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, tôi không thể không phản đối quan điểm này, vì tôi tin rằng sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ có thể mang đến những hậu quả tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống.

2. Thân bài

a. Ý 1: Trình bày thực chất của ý kiến, quan điểm đã nêu để bàn luận.

Quan điểm rằng công nghệ mang lại lợi ích lớn thường được biểu hiện qua tốc độ tiện ích, tính tiết kiệm thời gian và sự thuận tiện trong giao tiếp. Tuy nhiên, tôi cho rằng việc này đã dẫn đến sự cô lập và mất mát mối quan hệ xã hội. Các mối liên kết trực tuyến thường thay thế những mối quan hệ trực tiếp, và điều này có thể gây hậu quả tiêu cực cho sức khỏe tâm thần và tinh thần.

b. Ý 2: Phản đối các khía cạnh của ý kiến, quan niệm (lí lẽ, bằng chứng).

Mặc dù công nghệ đã giúp chúng ta tiết kiệm thời gian trong nhiều hoạt động hàng ngày, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra nhiều vấn đề mới. Sự phụ thuộc quá mức vào công nghệ có thể khiến chúng ta trở nên nề nếp và mất khả năng giải quyết vấn đề trực tiếp. Hơn nữa, vấn đề về quyền riêng tư trực tuyến ngày càng trở nên nghiêm trọng, làm mất lòng tin của người tiêu dùng.

c. Ý 3: Nhận xét những tác động tiêu cực của ý kiến, quan niệm đối với đời sống (lí lẽ, bằng chứng).

Mặc dù công nghệ có những tác động tích cực, như cải thiện hiệu suất làm việc và giáo dục, nhưng sự phụ thuộc quá mức có thể gây nên sự mất cân bằng trong cuộc sống. Việc bảo vệ thời gian cho bản thân, gia đình và mối quan hệ xã hội trực tiếp trở nên quan trọng hơn để duy trì một cuộc sống lành mạnh và cân đối.

3. Kết bài

Trong khi nhiều người hưởng lợi từ sự tiến bộ của công nghệ, việc phản đối quan điểm này giúp chúng ta nhìn nhận khía cạnh tiêu cực và cảnh báo về những vấn đề tiềm ẩn. Thể hiện ý kiến phản đối không chỉ là việc bảo vệ giá trị truyền thống mà còn là đề xuất để xem xét và cân nhắc lại cách tiếp cận với công nghệ trong cuộc sống hàng ngày.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 21

1. Mở bài

     Nêu vấn đề xã hội cần nghị luận: Tầm quan trọng của động cơ học tập

2. Thân bài

a. Thế nào là động cơ học tập?

Từ khái niệm động cơ để làm rõ khái niệm về động cơ học tập.

+ Theo J. Piaget, “Động cơ là tất cả các yếu tố thúc đẩy cá thể hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu và định hướng cho hoạt động đó”.

+ Theo Phan Trọng Ngọ, “Động cơ học tập là cái mà việc học của họ phải đạt được để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nói ngắn gọn, học viên học cái gì thì đó là động cơ học tập của học viên”.

b. Động cơ học tập được hình thành như thế nào?

– Được hình thành dần dần trong quá trình học tạp của học sinh.

– Có thể chia làm hai loại: động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức).

c. Tầm quan trọng của động cơ học tập

     Động cơ học tập đúng đắn sẽ kích thích tinh thần học hỏi của học sinh. Từ đó nâng cao hiệu quả và kết quả của việc học.

d. Cần làm gì để kích thích động cơ học tập của học sinh

– Mỗi học sinh cần ý thức được tầm quan trọng của việc học, cần có mục tiêu rõ ràng (Đặt câu hỏi “Học để làm gì?”), có phương pháp học tập đúng đắn.

– Việc hỗ trợ của phụ huynh và giáo viên cũng rất cần thiết. Cha mẹ cần giải thích rõ cho con hiểu về lợi ích của việc học và tác hại nếu như con người không có tri thức để tạo một động cơ học tập tích cực cho con.

– Giáo viên hãy tăng hứng thú trong mỗi giờ học bằng lối giảng truyền cảm, đôi khi pha chút thú vị, thường xuyên thay đổi phương pháp dạy để học sinh tìm kiếm được những điều mới lạ trong những trang sách.

3. Kết bài

Khẳng định tầm quan trọng của động cơ học tập.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 22

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề nói không với tệ nạn xã hội bằng hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp.

Em hãy vẽ tranh cổ động về phòng, chống tệ nạn xã hội và chia sẻ nội dung

2. Thân bài

a. Giải thích

Tệ nạn xã hội là những thói hư tật xấu ảnh hưởng đến tiền bạc, sức khỏe thậm chí là cả mạng sống của người đó và còn có nhiều nguy cơ gây hại cho những người xung quanh. Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,… diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.

b. Phân tích

Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động và diễn biến phức tạp ở khắp các tỉnh thành với những biến tướng và những dạng khác nhau rất khó kiểm soát.

Nguyên nhân của việc gia tăng tệ nạn xã hội đầu tiên là do ý thức của con người còn kém, do chịu sự tác động, khiêu khích từ yếu tố bên ngoài,…

Tệ nạn xã hội gây tốn kém về của cải vật chất, tha hóa về đạo đức; thiệt hại về sức khỏe: sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người và khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó. Nó còn gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.

c. Bình luận

Để hạn chế sự gia tăng của các tệ nạn xã hội, bản thân mỗi người cũng như địa phương, cơ quan nhà nước cùng chung tay ngăn chặn những hành vi vi phạm tệ nạn xã hội góp phần giúp xã hội văn minh hơn.

Mỗi bạn trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cần có những nhận thức được tác hại to lớn của tệ nạn xã hội đối với đời sống, tránh xa những tệ nạn xã hội và hướng đến những điều tốt đẹp nhất để trở thành công dân có ích.

d. Phản đề

Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người có lối sống thanh cao, tốt đẹp theo chuẩn mực đạo đức của xã hội,… Những người này xứng đáng là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: Hãy nói không với tệ nạn xã hội; đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 23

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tác hại của rượu.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Rượu vô cùng phổ biến ở nước ta, việc uống rượu trở thành 1 “văn hóa” không thể thiếu. Người già uống rượu, người trưởng thành uống rượu, đến cả người trẻ cũng uống rượu.

Mỗi năm nước ta tiêu thụ một lượng lớn rượu bao gồm cả rượu nhập khẩu và rượu sản xuất.

Nhiều năm liền, Việt Nam nằm trong top các nước tiêu thụ rượu lớn nhất thế giới.

Chính vì sự tiêu thụ rượu khủng dẫn đến nhiều loại rượu giả làm từ cồn xuất hiện gây tổn hại sức khỏe khủng khiếp cho con người.

Hằng năm, tỉ lệ người tử vong do lái xe mà sử dụng rượu bia vô cùng nhiều. Bên cạnh đó, rượu cũng là nguyên nhân gây ra những cuộc cãi vã.

b. Nguyên nhân

Do người dân nhận thức chưa cao, coi uống rượu là một nét văn hóa, không chỉ những dịp lễ tết mà còn trong các cuộc gặp gỡ, cuộc họp cũng lấy li rượu làm “lí do”.

Có nhiều nơi ở vùng cao, người ta uống rượu hàng ngày, trong những bữa ăn và cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người nếu không có rượu.

Do tính hiếu thắng, muốn thể hiện bản thân mình của một số bộ phận người dân, muốn chứng tỏ bản thân mình hơn người bằng cách uống rượu.

Do nhà nước chưa có những biện pháp mạnh tay để xử lí những trường hợp uống rượu say gây ra hậu quả.

c. Hậu quả

Hằng năm, có nhiều vụ va chạm, tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng do rượu gây ra.

Việc uống rượu dẫn đến nhiều cuộc xô xát, cãi vã thậm chí là bạo lực vẫn đang xảy ra.

Bên cạnh đó, việc uống rượu còn gây tốn kém, mỗi loại rượu có một mức giá khác nhau từ vài chục nghìn, vài trăm nghìn đến vài triệu, thậm chí là trăm triệu đồng.

d. Biện pháp khắc phục

Trước hết, mỗi cá nhân cần biết tự điều khiển, kiềm chế bản thân để không uống quá nhiều rượu và tập thói quen “cai rượu”.

Người lớn cần có biện pháp dạy dỗ lớp trẻ về tác hại của rượu và khuyên nhủ con em mình tránh xa rượu bia.

Nhà nước cần có biện pháp cứng rắn để xử lí các trường hợp uống rượu say gây rối trật tự hoặc gây ra những hậu quả khác.

3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: tác hại của rượu đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 24

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tệ nạn xã hội. (Một trong những vấn đề nóng bỏng nhận được sự quan tâm của toàn dư luận nhiều năm nay chính là vấn đề tệ nạn xã hội).

2. Thân bài

a. Thực trạng

Tệ nạn xã hội bao gồm: cờ bạc, ma túy, mại dâm, mê tín dị đoan,… diễn ra phức tạp ở hầu hết các địa phương và rộng rãi trên cả nước.

Số người rơi vào tệ nạn xã hội ngày càng tăng, lứa tuổi chủ yếu là các bạn thanh niên đang trong độ tuổi lao động.

b. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức của con người còn kém, hiểu biết hạn hẹp không biết hết được tác hại của những tệ nạn; do tính hiếu thắng muốn chứng minh bản thân mình là một “dân chơi” của một số bộ phận giới trẻ,…

Khách quan: do bị người khác tiêm nhiễm vào đầu và làm quan trọng hóa, thần tượng hóa những tệ nạn khiến nó trở nên tốt đẹp, do môi trường xung quanh nhiều người mắc vào tệ nạn và do không được dạy dỗ chi tiết về những tệ nạn đó,…

c. Hậu quả

Tốn kém về của cải vật chất (tốn kém tiền để mua ma túy, mại dâm,…), dẫn đến tha hóa về đạo đức vì những hành vi: trộm cắp, cướp giật, thậm chí là giết người.

Gây thiệt hại về sức khỏe: người sử dụng chất gây nghiện sức khỏe nhanh giảm sút thậm chí là chết người.

Khiến con người lệ thuộc vào tệ nạn đó (ma túy).

Gây mất trật tự và làm giảm lối sống văn hóa tại địa phương nơi có tệ nạn xã hội.

d. Giải pháp

Bản thân mỗi người cần nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội, tránh xa những tệ nạn đó và giữ cho bản thân mình một lối sống trong sạch.

Địa phương cần tuyên truyền, dạy dỗ người dân về những tai hại của tệ nạn đồng thời đưa ra các giải pháp để làm giảm tệ nạn cũng như ngăn chặn chúng và xử lí nghiêm những hành vi tệ nạn xã hội.

3. Kết bài

Khái quát lại tác hại của tệ nạn xã hội đồng thời rút ra bài học, liên hệ bản thân.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 25

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tệ nạn cờ bạc.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách viết mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân mình.

2. Thân bài

a. Khái niệm

Cờ bạc là những may rủi trong tiền bạc, là một cách kiếm tiền ăn may, nhưng không phải kiếm tiền bằng chính công sức, mồ hôi và nước mắt mà chỉ là bằng vận may của mình.

Cờ bạc còn được xem là một trò chơi kích thích, gây nghiện, những ai dính vào tệ nạn này đều bị sức hút của nó mê hoặc.

b. Thực trạng

Cờ bạc được diễn ra dưới nhiều hình thức như: đánh lô, đánh đề, tổ tôm, cá độ đá banh…

Tệ nạn cờ bạc hiện nay diễn ra rất nhiều nơi, nhiều khu vực rất khó kiểm soát. Từ việc chơi những canh bạc nhỏ sẽ dẫn đến những canh bạc lớn.

Những người tham gia thường ở trong những độ tuổi từ thanh thiếu niên đến trung niên, và đặc biệt thường là những người đàn ông, con trai.

Hiện nay, với sự phát triển của Internet, hình thức đánh cờ bạc ngày càng tinh vi hơn, đó là đánh bài bạc qua mạng.

c. Nguyên nhân

Chủ quan: do ý thức của con người chưa cao, chưa hiểu về tác hại của cờ bạc, thậm chí có những người hiểu về tác hại của nó nhưng vẫn tham gia vì để muốn chứng minh bản thân mình hoặc muốn “gỡ lại những gì đã mất”.

Khách quan: do bị người khác lôi kéo, dụ dỗ,…

d. Hậu quả

Gây thiệt hại nặng nề về tiền của khiến nhiều người rơi vào cảnh nợ nần, bần cùng.

Chia rẽ tình cảm gia đình: gia đình phản đối đánh bạc sẽ gây ra xung đột, cãi vã.

Ảnh hưởng đến nhân cách, suy nghĩ, hành động của người tham gia đánh bạc,…

e. Giải pháp

Mỗi cá nhân tự ý thức được tác hại to lớn của cờ bạc và tránh xa chúng.

Gia đình và nhà trường cần xây dựng tư tưởng cho con em mình ngay từ nhỏ.

Nhà nước cần đặt ra nhiều quy định nghiêm khắc hơn.

3. Kết bài

Khẳng định lại tác hại của tệ nạn cờ bạc và rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 26

1. Mở bài:

– Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều nề nếp, thói quen tốt còn không ít thói quen xấu và tệ nạn có hại cho con người, xã hội.

– Những thói xấu có sức quyến rũ ghê gớm như cờ bạc, thuốc lá hoặc ma túy, sách xấu, băng đĩa có nội dung độc hại…

– Nếu không tự chủ được mình, dần dần con người sẽ bị nó ràng buộc, chi phối, dần dần biến chất, tha hóa.

– Chúng ta hãy kiên quyết nói “Không!” với các tệ nạn xã hội.

2. Thân bài:

a) Tại sao phải nói “không!”

* Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu, những tệ nạn xã hội gây ra tác hại ghê gớm đối với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt: Tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống…

– Tệ nạn xã hội là mối nguy trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.

* Sự ràng buộc, chi phối ghê gớm của thói hư tật xấu:

– Do bạn bè xấu rủ rê hoặc tò mò thử cho biết. Sau một vài lần không có thì bồn chồn, khó chịu. Dần dần dẫn tới nghiện ngập. Không có thuốc cơ thể sẽ bị hành hạ, mọi suy nghĩ và hành động đều bị cơn nghiện chi phối. Để thỏa mãn, người ta có thể làm mọi thứ, kể cả giết người, trộm cắp…Một khi đã nhiễm thì rất khó từ bỏ, nó sẽ hành hạ và làm cho con người điêu đứng.

– Thói hư tật xấu là bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ.

b) Tác hại của cờ bạc, ma túy, sách xấu sẽ dẫn đến thoái hóa đạo đức, nhân cách con người.

* Cờ bạc:

– Đó cũng là một loại ma túy, ai đã sa chân thì không thể bỏ.

– Trò đỏ đen, may rủi kích thích máu cay cú, hiếu thắng.

– Mất nhiều thời gian, sức khỏe, tiền bạc và sự nghiệp.

– Ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và hạnh phúc gia đình, an ninh trật tự xã hội.

– Hành vi cờ bạc bị luật pháp cấm và tùy theo mức độ vi phạm mà có mức xử lí khác nhau.

* Thuốc lá:

– Là sát thủ giấu mặt với sức khỏe con người.

– Khói thuốc có thể gây ra nhiều bệnh: Ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch…

– Khói thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mà còn ảnh hưởng tới những người xung quanh.

– Tiêu tốn tiền bạc, làm giảm thu nhập gia đình, ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.

– Trên thế giới, nhiều nước đã cấm quảng cáo thuốc lá, cấm hút thuốc ở công sở và chỗ đông người.

* Ma túy:

– Thuốc phiện, hêrôin là chất kích thích gây nghiện rất nhanh. Người dùng thuốc sẽ rơi vào trạng thái ảo giác, hoang tưởng. Nghiện ma túy nghĩa là tự mang án tử hình.

– Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng.

– Đối với người nghiện ma túy thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ.

– Nghiện ma túy cũng đồng nghĩa với việc mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc, gia đình, sự nghiệp…

* Văn hóa phẩm độc hại:

– Khi tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, có những ham muốn phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, bản năng, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích.
– Nếu làm theo những điều bậy bạ sẽ dẫn đến sự thay đổi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng đến uy tín bản thân và gia đình, có thể sẽ dẫn tới vi phạm pháp luật.

3. Kết bài:

* Chúng ta cần:

– Tránh xa những thói hư tật xấu và tệ nạn xã hội

– Khi đã lỡ mắc thì phải có quyết tâm từ bỏ và làm lại cuộc đời

– Xây dựng cho mình và tuyên truyền cho mọi người lối sống lành mạnh.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 27

A. Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề: Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật hiện nay đã kéo theo những tác hại tiêu cực nhất định mà trong số đó, mối nguy hại của tệ nạn xã hội đang trở thành vấn đề vô cùng nóng bỏng.

– Nêu vấn đề: Mỗi người chúng ta cần phải hiểu được sự nguy hiểm của tệ nạn xã hội và chủ động phòng tránh, “nói không với tệ nạn xã hội”.

B. Thân bài:

Luận điểm 1: Khái niệm

– Tệ nạn xã hội là hệ thống các hiện tượng xã hội có tính tiêu cực, được biểu hiện thông qua các hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật, phá vỡ thuần phong mỹ tục, chuẩn mực xã hội gây những hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân, gia đình và xã hội.

– Các tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay: cờ bạc, ma túy và mại dâm.

Luận điểm 2: Tại sao phải nói không với các tệ nạn xã hội

* Thực trạng tệ nạn xã hội hiện nay

– Xã hội ngày càng phát triển kéo theo sự băng hoại về đọa đức và sự phát triển mạnh mẽ của các tệ nạn xã hội.

– Tệ nạn cờ bạc:

+ Là hiện tượng xã hội trái pháp luật biểu hiện qua việc các cá nhân, tạp thể tổ chức chơi bài tú-lơ-khơ, xóc đĩa, chọi gà, cua cá… ăn tiền.

+ Tệ nạn cờ bạc phổ biến trong mọi lứa tuổi, mọi giai cấp bởi cách thức dễ dàng thực hiện cùng với thú vui, lòng tham không đáy của con người.

– Tệ nạn ma túy:

+ Là khái niệm dung để chỉ tình trạng những cá nhân, tập thể, tổ chức sử dụng, kinh doanh trái phép chất gây nghiên, phổ biến là ma túy.

+ Tệ nạn ma túy tồn tại theo đường dây, từ người phân phối đến con nghiện trải qua rất nhiều “tay”, nhiều “mối”, vì vậy tệ nạn ma túy như một thế giới ngầm, rất khó có thể trị triệt để tận gốc tệ nạn. Những con nghiện của tệ nạn này thường là những thanh thiếu niên bị dụ dỗ, lôi kéo, sa ngã vào con đường nghiện ngập.

– Tệ nạn mại dâm: là một hiện tượng xã hội tiêu cực, được biểu hiện qua việc các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục bằng tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi ích khác.

* Hậu quả của tệ nạn xã hội

– Tệ nạn cờ bạc gây thiệt hại lớn về kinh tế, số tiền mà những người thua cờ bạc tính bằng tiền chục triệu, trăm triệu, thậm chí có người thua đến tiền tỷ, chục tỷ, trở thành con nợ, hoặc tự tử trốn nợ, hoặc bị chủ nợ đòi giết. Không chỉ vậy, cờ bạc còn gây mất kỉ cương, trật tự xã hội, an toàn xã hội. (lấy dẫn chứng)

– Tệ nạn ma túy là loại tệ nạn nặng nhất, đặc biệt gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con nghiện khi có nguy cơ mắc những căn bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS, giang mai, lậu, sùi mào gà… Theo một thống kê năm 2016, mỗi ngày có tới 552 người chết vì ma túy trên toàn cầu. Riêng Việt Nam, tệ nạn ma túy đang ngày một biến tướng với những hình thức tinh vi, giảo hoạt.

– Tệ nạn mại dâm gây băng hoại giá trị con người, băng hoại đạo đức, mất trật tự xã hội và là mầm mống lây nhiễm các căn bệnh hiểm nghèo qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS

– Tóm lại, tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả nghiêm trọng về cả vật chất, sức khỏe và tinh thần cho xã hội, là phần đen tối, vết nhơ ngăn chặn sự phát triển của thế giới nói chung và đất nước ta nói riêng.

Luận điểm 3: Làm thế nào để ngăn chặn tệ nạn xã hội

– Nhận thức đúng những tác hại nghiêm trọng mà tệ nạn xã hội gây ra.

– Rèn luyện đạo đức, nhân cách của bản thân.

– Tích cực tham gia tuyên truyền ngăn chặn tệ nạn xã hội

….

C.Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề: Tệ nạn xã hội tiềm ẩn mối nguy hại khôn lường cho sự phát triển của đất nước vfa văn minh của xã hội.

– Liên hệ bản thân: Thế hệ trẻ phải có trách nhiệm trong việc đẩy lùi tệ nạn xã hội, xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 28

Mở bài:

Giới thiệu tệ nạn xã hội cần nghị luận.

Thân bài:

– Giải thích: Thế nào là tệ nạn xã hội?

– Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn.

– Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:

+ Đối với cá nhân.

+ Đối với gia đình.

+ Đối với xã hội.

(Hoặc có thể lập luận phần này theo cách: Nêu những tác hại về vật chất, sau đó nói đến những tác hại, ảnh hưởng về đạo đức, về tinh thần…).

– Làm thế nào để tránh xa các tệ nạn xã hội?

+ Vai trò của cá nhân.

+ Vai trò của gia đình.

+ Vai trò của toàn xã hội.

Kết bài:

Lời kêu gọi (thông điệp) vì một xã hội không có tệ nạn xã hội.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 29

1. Mở bài:

– Một thực tế đáng buồn đang diễn ra hiện nay: Nhiều loại tệ nạn xã hội xuất hiện, tác động không nhỏ tới đời sống của mọi người dân.

– Trong tệ nạn ấy, tệ nạn (ma túy, cờ bạc…) là một trong những tệ nạn nguy hiểm.

2. Thân bài:

– Có rất nhiều hình thức được gọi là tệ nạn xã hội: Ma túy, cờ bạc, nghiện hút, nghiện rượu, mại dâm,… Chơi game quá mức cũng được coi là tệ nạn xã hội.

– Những biểu hiện cụ thể của tệ nạn xã hội:

+ Diễn ra ở nhiều nơi (dẫn chứng): Từ thành phố đến những làng quê vốn được coi là yên bình, từ miền ngược đến miền xuôi…

+ Có nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi (dẫn chứng).

+ Xảy ra liên tục ở nhiều thời gian, nhiều thời điểm khác nhau.

– Những tác hại mà tệ nạn xã hội gây ra:

+ Về vật chất.

+ Về thời gian.

+ Về sức khỏe.

+ Về đạo đức, lối sống, nhân cách con người.

(Không chỉ ảnh hưởng tới cá nhân người mắc tệ nạn mà còn ảnh hưởng xấu tới gia đình, xã hội… Dẫn chứng, phân tích).

– Làm thế nào để tránh xa tệ nạn xã hội?

+ Cá nhân: Trang bị những hiểu biết về tệ nạn xã hội để tránh xa nó, sống có bản lĩnh, suy nghĩ và làm việc lành mạnh…

+ Gia đình: Vai trò giáo dục, quản lí thời gian, tiền bạc, vai trò nêu gương của người lớn…

– Xã hội: Ngăn chặn tệ nạn, tạo công ăn việc làm, sân chơi lành mạnh, thực thi pháp luật nghiêm minh…

3. Kết bài:

– Tránh xa các tệ nạn xã hội vừa là cách để bảo vệ bản thân, vừa là cách để tự khẳng định nhân cách, đạo đức của mỗi con người.

– Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, văn minh, phát triển.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 30

Mở bài:

– Giới thiệu về vấn đề cần bàn luận: câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

– Ý kiến chung của người viết về vấn đề cần bàn luận: lòng kiên trì có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người

Thân bài:

– Giải thích vấn đề cần bàn luận: từ ngữ / hình ảnh / câu:

+ Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

+ Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

=> Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

– Khẳng định ý kiến tán thành hay phản đối: Tán thành với tính đúng đắn của câu tục ngữ. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống

– Trình bày các ý kiến kèm lí lẽ, bằng chứng:

+ Ý kiến 1: Biểu hiện của người có lòng kiên trì

Lí lẽ: Biết đặt ra mục tiêu cho bản thân mình, luôn nỗ lực, cố gắng hết sức để thực hiện mục tiêu, công việc mình đề ra bằng ý thức tự giác nhất. Luôn hướng về phía trước, khi gặp vấp ngã, thất bại biết đứng lên, rút ra bài học và đi tiếp con đường mình đã chọn. Người có lòng kiên trì luôn sống với ước mơ, nhiệt huyết của mình, biết tận dụng thời gian và tiết kiệm thời gian của bản thân cũng như của người khác.

Bằng chứng: Luôn cố gắng tự hoàn thành các bài tập, công việc được giao. Không bỏ cuộc dù cho khó khăn đến đâu. Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

+ Ý kiến 2: Ý nghĩa của lòng kiên trì

Lí lẽ: Lòng kiên trì, nhẫn nại, tích cực theo đuổi mục tiêu đề ra sẽ giúp con người có được thành công, đạt được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Kiên trì là đức tính tốt đẹp của con người, nó khiến bản thân mỗi người sống có lí tưởng, trở nên tốt đẹp hơn. Nếu xã hội con người ai sống cũng có lòng kiên trì thì xã hội này sẽ ngày càng phát triển tốt hơn.

Bằng chứng: Vincent Van Gogh từng nói rằng “Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại sự gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được”. Chính trong sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà con người có thể khám ả ra những sức mạnh nội lực của bản thân bởi nhiều khi chúng ở sâu đến nỗi chính ta cũng không nhận ra.

+ Ý kiến 3: Phản biện

Lí lẽ: Trong xã hội vẫn còn có nhiều người nóng vội, muốn đạt được thành quả nhanh chóng, lại có người dễ nản chí, bỏ cuộc khi gặp khó khăn,… những người này đáng bị xã hội chỉ trích, phê phán.

Bằng chứng: Những người này dễ thất bại, sẽ không bao giờ có được thành công.

Kết bài:

– Khẳng định lại ý kiến về vấn đề bàn luận: Lòng kiên trì là một đức tính đáng quý và đáng có của con người. chúng ta nên giữ gìn và phát huy đức tính này, tạo dựng cho mình một đức tính cho bản thân mình.

– Bài học rút ra: Là một người học sinh, trước hết chúng ta cần kiên trì, nỗ lực trong học tập, rèn luyện bản thân để trở thành một người tốt; sống có ước mơ, lí tưởng, tích cực trau dồi với lòng kiên trì để trở thành con người mà ta mơ ước; biết đứng dậy sau khi vấp ngã,…

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 31

1. Mở bài:

– Dẫn dắt và nêu vấn đề: Việc vệ sinh trường học là trách nhiệm của những người lao công đã được nhà trường trả lương.

– Đưa ra quan điểm của bản thân về vấn đề: Phản đối cách nhìn nhận đó.

2. Thân bài:

* Chỉ ra và phân tích điểm chưa đúng của vấn đề đó:

– Trường học là môi trường chung, yêu cầu tất cả mọi người cùng có ý thức giữ gìn.

– Việc dọn dẹp, vệ sinh là điều cần làm, giúp học sinh hình thành ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau,…

* Nhận xét những tác động tiêu cực của vấn đề đó với đời sống:

– Ảnh hưởng đến nhận thức của giới trẻ: cứ xả rác ra rồi sẽ có người dọn.

– Gây ra tình trạng ỷ lại, lười biếng.

– Mang đến nhiều tiêu cực trong cộng đồng.

* Đề xuất giải pháp:

– Sự giáo dục và định hướng đúng đắn từ gia đình và trường học.

– Mỗi người trong cộng đồng đều cần chung tay giữ vệ sinh, giúp đỡ lẫn nhau.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại ý kiến, quan điểm của bản thân về vấn đề đã nêu.

– Bài học nhận thức.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 32

1. Mở bài:

– Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề nghị luận: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình thích.

– Đưa ra quan điểm của bản thân: Phản đối vì đây là ý kiến sai lệch, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức của con người.

2. Thân bài:

* Thực chất quan điểm: Có thể bỏ qua một số môn, chỉ nên học những môn mình thích:

– Đa số các kì thi quan trọng đều chỉ tập trung vào ba môn học chính: Toán – Văn – Anh và những tổ hợp môn liên quan.

– Những trường năng khiếu lại quá tập trung phát triển cho học sinh về điểm mạnh mà bỏ quên các môn học khác.

– Chạy theo sự hội nhập, chỉ tập trung vào học ngoại ngữ, coi nhẹ tầm quan trọng của các môn học khác.

* Đưa ra lí lẽ, bằng chứng để phản đối quan điểm đó:

– Việc tiếp cận với đa dạng môn học giúp học sinh khám phá ra điểm mạnh và điểm yếu của bản thân.

– Các môn học đều có sự liên quan, xâu chuỗi, giúp học sinh được phát triển đầy đủ, toàn diện.

* Nhận xét về những tác động tiêu cực của quan điểm ấy với nhận thức và hành động của con người:

– Hình thành tâm lí chỉ tập trung vào môn mình cần thi.

– Không coi trọng những môn học phụ: thể dục, âm nhạc, mĩ thuật,…

– Xuất hiện hiện tượng học lệch, ảnh hưởng đến những cơ hội trong tương lai.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề đã nêu.

– Đề xuất giải pháp phù hợp.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 33

1. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tắt thiết bị điện trong Giờ Trái Đất chỉ là việc làm hình thức.

2. Thân bài:

* Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề: không đồng tình với ý kiến trên.

* Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục người khác:

– Nguyên nhân dẫn đến suy nghĩ này:

+ Do nhận thức không đúng đắn, thiếu hiểu biết về ý nghĩa của hoạt động này.

– Mục đích của giờ Trái Đất:

+ Đề cao việc tiết kiệm điện năng, từ đó làm giảm lượng khí đi-ô-xít.

+ Nâng cao ý thức của mọi người về việc bảo vệ môi trường.

– Lợi ích của giờ trái đất:

+ Nếu một người cùng tắt đèn trong 1 tiếng/1 ngày thì có thể tiết kiệm được một số tiền khổng lồ và dùng nó để xây đập thủy điện. Việc làm này có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện trên toàn thế giới trong vòng 8 tháng 10 ngày.

– Đề xuất một số giải pháp:

+ Có nhận thức đúng đắn, nâng cao hiểu biết về giờ Trái Đất.

+ Tích cực hưởng ứng giờ Trái Đất bằng cách tắt điện trong vòng 1 tiếng đồng hồ.

+ Trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng năng lượng một cách hợp lí, tắt các thiết bị điện không cần thiết hoặc không phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, làm việc.

3. Kết bài:

– Khẳng định vấn đề cần bàn luận.

Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm- Mẫu 34

1. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sách giáo khoa bố mẹ đã bỏ tiền mua, nếu muốn, mình có thể viết, vẽ vào đó.

2. Thân bài:

Nêu ý kiến của bản thân về vấn đề: không đồng tình với ý kiến trên.

* Đưa ra các bằng chứng để chứng minh cho ý kiến của mình và thuyết phục người khác:

– Giải thích sách giáo khoa là gì?

+ Sách giáo khoa là một loại sách tổng hợp những kiến thức được dạy và học tại nhà trường.

– Biểu hiện của việc phá hoại sách:

+ Một số bạn có thói quen vẽ bậy, viết bậy vào sách giáo khoa.

– Nguyên nhân:

+ Không biết trân trọng, giữ gìn.

+ Cảm thấy buồn chán với việc học.

– Hậu quả:

+ Sách sẽ trở nên lem luốc, không còn đẹp như ban đầu.

+ Không thể để lại cho những thế hệ sau, dẫn đến tình trạng lãng phí không đáng có.

+ Khiến sách giáo khoa mất đi ý nghĩa truyền đạt kiến thức cao quý vốn có.

-Đề xuất giải pháp:

+ Có ý thức giữ gìn sách.

+ Không vẽ lung tung, bừa bãi, giữ cho sách luôn phẳng phiu, sạch đẹp.

3. Kết bài:

– Khẳng định vấn đề cần bàn luận.

*****

Trên đây là hơn 34 mẫu Dàn ý nghị luận về một vấn đề trong đời sống mà em quan tâm lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *