Dấu gạch ngang trang 38 SGK Tiếng Việt 4 Cánh diều

Dấu gạch ngang trang 38 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều>

Nhận xét

Câu 1:

Dấu gạch ngang trong mỗi câu dưới đây được dùng để làm gì? Tìm ý đúng. 

a, Việt – Lào hai nước chúng ta

Tình sâu hơn nước Hồng hà, Cửu Long

HỒ CHÍ MINH

1. Để nối tên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt

b, Sau khi hòa bình được lập lại, hệ thống đường sắt miền Bắc đã được khôi phục và xây dựng mới với những tuyến đường chính là Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn.

2. Để nối tên hai nước có mối quan hệ với nhau.

c, Vụ Đông – Xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi

3. Để nối tên điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường

d, Tuyến xe buýt số 72 ( Từ bến xe Yên Nghĩa đi Xuân Mai) di chuyển theo lộ trình sau: bến xe Yên Nghĩa – Quốc lộ 6 – Cầu Mai Linh – Biên Giang – Chúc Sơn – Phú Nghĩa – Xuân Mai.

4. Để nối tên các điểm dừng trên một tuyến đường

Hướng dẫn giải:

HS đọc bảng sau và ghép ý đúng 

Lời giải:

1 – c                           2 – a

3 – b                           4 – d

Luyện tập

Câu 1:

Tìm và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:

a, Cầu truyền hình đặc biệt ” Hạ Long thần tiên” nhằm tôn vinh giá trị của Vịnh Hạ Long được truyền hình trực tiếp từ 20 giờ đến 22 giờ ngày 29-10-2011 với bốn điểm cầu: Hà Nội – Hạ Long – Huế -Thành phố Hồ Chí Minh.

b, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn tổ chức thêm một số chuyến tàu vào dịp lễ Quốc khánh năm 2022. Sau đây là các tuyến đường có chuyến tàu tăng thêm:

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết.

Hướng dẫn giải:

Em chủ động hoàn thành bài tập. 

Lời giải:

a, Hà Nội – Hạ Long – Huế -Thành phố Hồ Chí Minh.

Để nối tên các tỉnh có mối quan hệ với nhau. 

b, + Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Hà Nội.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Quy Nhơn.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Phan Thiết.

Để nối tên điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường

Câu 2

Cần bổ sung dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong các câu dưới đây? Mỗi dấu gạch ngang đó được dùng để làm gì?

a, Ngày 24-10-2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.

b, Trong kho tàng truyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.

c, Vùng quế Trà My Trà Bồng ( Quảng Nam Quảng Ngãi) là một trong bốn vùng trồng quế có diện tích lớn và lâu đời ở Việt Nam.

Hướng dẫn giải:

Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.

Lời giải:

Cần bổ sung dấu gạch ngang vào những vị trí sau: 

a, Việt Nam – Lào Cam-pu-chia -> Để nối tên hai nước có mối quan hệ với nhau.

b, Kinh – Thượng -> Để nối tên hai nhân vật có mối quan hệ với nhau

c, Trà My – Trà Bồng ( Quảng Nam – Quảng Ngãi) ->  Để nối tên các tỉnh có mối quan hệ với nhau.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt 4 – Cánh diều

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *