Học TậpLớp 4

Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa

Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là câu hỏi số 2 trang 7 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 Cánh diều. Mời các em theo dõi bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn để hoàn thành tốt bài tập của mình nhé.

Đề bài: Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa

Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa
Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa

Lời giải chi tiết – Mẫu 1:

Bạn đang xem: Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa

Những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là:

– Viết về ai: Nhân vật bạn nhỏ

– Tìm ý: Dựa vào những câu thơ miêu tả trong bài để suy nghĩ như núi sông rừng biển bao la, những cách đồng hoa, có mặt trời mới mọc đỏ rực, một chú ngựa tía đang phi xuống đèo…

– Sắp xếp ý: Dựa trên các ý bên trên đã tìm được để sắp xếp các ý sao cho phù hợp.

– Viết đoạn văn: Dựa các ý đã sắp xếp tiến hành viết đoạn văn.

– Hoàn chỉnh đoạn văn: Xem lại các lỗi, và chính tả để hoàn chỉnh đoạn văn.

Lời giải chi tiết – Mẫu 2:

Những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa là:

1. Viết về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa.

2. Tìm ý

– Giới thiệu về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật.

– Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.

– Tả cảnh đẹp mà “Ngựa con vui chơi”

– Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.

3. Sắp xếp ý

Sắp xếp các ý đã tìm được thành một hệ thống ý mạch lạc, logic.

4. Viết đoạn văn

Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bạn nhỏ đáng yêu và rất hiếu thảo với mẹ. Mở đầu bài thơ, con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?”. Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lý sâu xa. Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào “yên một chỗ” Chắc là “Ngựa con” chạy nhảy và “hí” suốt ngày? Ngựa con đi qua những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ. “Ngọn gió của trăm miền” ở bốn phương trời với bao hương vị, ở “trên những cánh đồng hoa”. Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường. Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của Ngựa con. Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ.

5. Hoàn chỉnh đoạn văn.

Học sinh đọc lại đoạn văn và sửa chữa nếu có lỗi.

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa
Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa

Mục lục

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa – Mẫu 1

Qua đoạn thơ, ta thấy người con muốn nói với mẹ: Tuổi con là “tuổi Ngựa” nên có thể chạy rất nhanh và đi rất xa. Nơi con đến có thê rất xa mẹ (“cách núi cách rừng”, “cách sông cách biển”). Nhưng mẹ đừng buồn, vì con vẫn luôn nhớ đường để tìm về với mẹ (“Con tìm về với mẹ -Ngựa con vẫn nhớ đường”). Điều đó cho thấy tình cảm yêu thương và gắn bó sâu nặng của người con đối với mẹ.

Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa – Mẫu 2

Bài thơ “Tuổi ngựa” của Xuân Quỳnh kể về cuộc nói chuyện giữa cậu bé với mẹ của mình. Cậu bé hỏi mẹ tuổi mình là tuổi gì. Mẹ bảo cậu bé tuổi Ngựa, tuổi ấy là tuổi đi, tuổi thích khám phá nhiều vùng đất mới. Cậu bé với suy tư hồn nhiên, trong sáng đã tưởng tượng mình là chú “Ngựa con” phi theo ngọn gió qua mọi miền của đất nước. Cậu bé Ngựa vượt qua miền trung du xanh ngát, băng qua vùng đất đỏ, vùng đại ngàn xem lẫn miền núi đá mấp mô để đem về cho mẹ ngọn gió của trăm miền đất nước. Cậu bé Ngựa còn hòa mình vào những cánh đồng hoa mơ trắng lóa như trang giấy, ôm chọn hương hoa huệ ngọt ngào với gió và nắng trải dài đồng hoa cúc dại. Tất cả những điều đó thật hấp dẫn và lôi cuốn tâm hồn trẻ thơ. Quả thật trí tưởng tượng của cậu bé đưa ta đến một chân trời mới lạ với những điều kì diệu, đẹp đẽ. Điều đó giúp ta có cái nhìn tươi mới về cuộc sống, khiến ta mong ước trở lại thời còn bé thơ, vô lo vô nghĩ, luôn khát khao khám phá và chinh phục cuộc sống. Cuối cùng, cậu bé xoa dịu lòng mẹ bằng lời nhắn nhủ rằng dù là Tuổi ngựa mải dong chơi, đi nhiều vùng đất mới nhưng sẽ không làm mẹ buồn vì dù có “cách núi cách rừng”,”Cách sông cách biển” thì con vẫn nhớ đường tìm về với mẹ yêu. Bài thơ thể hiện trí tưởng tượng vô cùng phong phú, sống động của trẻ thơ và tình yêu, niềm biết ơn và kính trọng với người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng ta nên người.

*****

Trên đây là 2 bài mẫu Dựa theo quy tắc Bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa lớp 4 hay, ngắn gọn do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học TậpLớp 4

5/5 - (38 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button