Học TậpLớp 8

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích lớp 8 (5 Mẫu)

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích bao gồm hướng dẫn viết cùng 5 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 8 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích.

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích.
Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích.

Mục lục

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích – Mẫu 1

Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.

Bạn đang xem: Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích lớp 8 (5 Mẫu)

Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn. Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện những ranh giới giữa các mảng kiến tạo, và hầu hết là ở dưới nước. Ví dụ, một sống núi giữa đại dương, như là sống núi giữa Đại Tây Dương, có núi lửa do các mảng kiến tạo phân kỳ, trong khi vành đai lửa Thái Bình Dương có núi lửa do các mảng kiến tạo hội tụ. Núi lửa cũng có thể hình thành nơi các mảng kiến tạo kéo dài và mỏng đi, ví dụ như ở đới tách giãn Đông Phi hay cánh đồng núi lửa Wells Gray-Clearwater và đới tách giãn Rio Grande tại Bắc Mỹ. Loại hoạt động núi lửa này thuộc “thuyết mảng”. This type of volcanism falls under the umbrella of “plate hypothesis” volcanism. Hoạt động núi lửa không gần ranh giới mảng kiến tạo cũng có xuất hiện, và được giải thích là các chùm manti. Những “điểm nóng”, ví dụ như Hawaii, được cho là hình thành từ nếp trồi với magma dâng lên từ ranh giới lớp lõi – lớp phủ, sâu 3,000 km trong lòng Trái Đất. Núi lửa thường không được tạo ra khi hai mảng kiến tạo trượt lên nhau.

Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực, có thể làm nóng chảy những hạt tro, sau đó tro nóng chảy sẽ dính vào cánh tua bin và thay đổi hình dạng, làm hỏng tua bin. Những vụ phun trào lớn có thể thay đổi nhiệt độ bởi tro và những giọt axit sulfuric che mờ mặt trời và làm tầng khí quyển thấp (tầng đối lưu); tuy nhiên, chúng cũng hấp thụ nhiệt lượng tỏa ra từ Trái Đất, làm ấm lớp khí quyển cao hơn (tầng bình lưu). Trong quá khứ, mùa đông núi lửa đã gây ra những nạn đói trên diện rộng.

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích – Mẫu 2

Ai chúng ta cũng từng nghe qua cụm từ “núi lửa phun trào”. Thế nhưng bạn đã thật sự hiểu về nó. Bạn có biết về các loại núi lửa, cách thức hoạt động và cả những lợi ích, tác hại khi núi lửa phun chào. Nếu chưa thì hãy cùng tôi tìm hiểu về núi lửa để giải đáp những câu thắc mắc trên.

Đầu tiên chúng ta phải hiểu núi lửa là gì? Núi lửa là núi có miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, các chất khoáng nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài. Núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên trên Trái Đất hoặc các hành tinh vẫn còn hoạt động địa chấn khác, với các vỏ thạch quyển di chuyển trên lõi khoáng chất nóng chảy. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng hành tinh sẽ được giải phóng. Hiện nay, trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ là ba nước có nhiều núi lửa còn hoạt động nhất.

Phân theo hình thức hoạt động núi lửa, chúng ta có thể chia núi lửa thành 3 loại lần lượt là: Núi lửa đang hoạt động, núi lửa không hoạt động, núi lửa đã tắt. Núi lửa hoạt động là những ngọn núi lửa không hoạt động và có thể phun trào bất cứ lúc nào. Núi lửa không hoạt động là những ngọn núi lửa duy trì hoạt động tối thiểu. Núi lửa đã tắt là ngọn núi lửa cuối cùng phun trào, có niên đại hơn 25.000 năm.

Vậy nguyên nhân dẫn đến núi lửa phun trảo là gì? Núi lửa phun trào là hiện tượng các magma nằm sâu dưới lòng đất tuôn trào ra ngoài thông qua các vết nứt lục địa. Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng sẽ dãn nở ra, do đó, cần phải có nhiều không gian hơn. Ở một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên cao hơn. Áp suất ở phía dưới nó không lớn nên hình thành một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma được hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên phía trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng về độ cao. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn cộng với áp lực tạo bởi lớp đất đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi gây ra hiện tượng núi lửa phun trào. Trong quá trình núi lửa phun trào, khí ga nóng và các chất thể rắn khác cũng bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống, tràn trên sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón.

Núi lửa phun trào gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như môi trường xung quanh. Những hậu quả này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống con người xung quanh và sâu xa hơn là cả nhân loại trong tương lai như: gây ra các trận động đất, hoàn toàn hệ động thực vật cũng như con người ở khu vực xung quanh, làm suy giảm tài nguyên sinh học, khi lưu huỳnh sinh ra trong quá trình phun trào gây khiên không khí bị ô nhiễm… Tuy nhiên, núi lửa phun trào cũng mang đến một số lợi ích nhất định như: Làm mỏ khoáng sản phong phú, làm đất đai tơi xốp và màu mỡ…

Đến nay, trên thế giới vẫn còn rất nhiều núi lửa còn hoạt động mang đến những tác hại và lợi ích riêng nhưng nhìn chung thì chúng là một phần không thể thiếu của tự nhiên. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn nhiều hơn trong việc tìm hiểu hiện tượng núi lửa.

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích – Mẫu 3

Một hiện tượng tự nhiên được nhiều người biết đến và quan tâm hiện nay là hiện tượng núi lửa, hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.

Đây là một hiện tượng tự nhiên có từ rất lâu đời, và hiện nay không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.

Các núi lửa trên Trái Đất được hình thành do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Bởi vậy mà hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên, nhưng chỉ một phần của nó mà thôi. Để dễ quản lí, người ta chia núi lửa thành từng nhóm dựa theo các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như nếu dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Còn nếu dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.

Đi liền với núi lửa, là hiện tượng núi lửa phun trào. Như chúng ta đã biết về nguyên nhân hình thành của núi lửa. Bản chất của chúng là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Mà ở dưới các mảng kiến tạo là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lu· khổng lồ. Khi áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài một cách mạnh mẽ do bị dồn nén bấy lâu nay.

Với cơ chế hoạt động như vậy, núi lửa đem đến những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống của con người. Dòng dung nham của núi lửa có nhiệt độ cao, nung chín mọi thứ nó đi qua với tốc độ nhanh chóng. Nguy hiểm hơn nữa là tro núi lửa, bởi chúng tạo thành một khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí vì tuy là tro nhưng chúng vẫn giữ nhiệt độ cao do nằm sâu trong núi lửa. Đặc biệt khi tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hê hấp của con người.

Tuy nhiên bên cạnh đó, núi lửa và hoạt động phun trào của nó vẫn đem lại những lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Đặc biệt, chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Đặc biệt, phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.

Bản thân hiện tượng núi lửa vừa có mặt tích cực lẫn tiêu cực. Do đó, chúng ta cần có cái nhìn bao quát về hiện tượng tự nhiên này.

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích – Mẫu 4

Cùng với nhật thực, nguyệt thực cũng là một hiện tượng tự nhiên thú vị, được nhiều người yêu thích và mong chờ.

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng nằm trên cùng một đường thẳng, trong đó Trái Đất nằm ở giữa. Ngoài ra, hiện tượng này còn cần một điều kiện quan trọng không kém đó là nó chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn mà thôi. Lúc này, toàn bộ ánh sáng Mặt Trời sẽ bị bóng của Trái Đất che khuất, khiến Mặt Trăng không nhận được ánh sáng Mặt Trời và không thể phản chiếu lại bất kì ánh sáng nào cả. Đó chính là cách mà nguyệt thực diễn ra.

Mỗi lần xuất hiện, nguyệt thực có thể kéo dài trong vài giờ và có thể nhìn từ bất kì vị trí nào trên Trái Đất. Đặc biệt, con người có thể thoải mái quan sát hiện tượng này bằng mắt thường mà không lo bị ảnh hưởng. Đó là những ưu điểm của hiện tượng này so với nhật thực.

Hiện tượng nguyệt thực được chia thành hai loại dựa vào diện tích Mặt Trăng bị Trái Đất che khỏi tia sáng Mặt Trời. Nếu Mặt Trăng nằm hoàn toàn trong vùng tối của Trái Đất thì khi đó ánh trăng sẽ chuyển sang màu đỏ đồng hoặc cam sẫm, gọi là nguyệt thực toàn phần. Nếu Mặt Trăng chỉ nằm trong vùng tối Trái Đất một phần, phần còn lại vẫn tiếp nhận tia sáng Mặt Trời, thì ta có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen hoặc đỏ sẫm che khuất một phần Mặt Trăng, gọi là nguyệt thực một phần. Trong đó, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện trước hoặc sau khi xảy ra nguyệt thực toàn phần.

Màu sắc của nguyệt thực tạo ra cho mặt trăng đã trở thành điểm nhấn của hiện tượng tự nhiên này. Nó thu hút nhiều người cùng xem và chụp ảnh lưu niệm. Đồng thời, vì màu đỏ đặc trưng mà hiện tượng này còn được nhiều người cho rằng là tín hiệu của một điều gì đó sắp xảy đến.

Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích – Mẫu 5

Cực quang là hiện tượng tự nhiên không hiếm gặp nhưng nó lại không bao giờ diễn ra ở Việt Nam. Vì sao lại vậy? Hiện tượng này có gì đặc biệt? Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về cực quang.

Trái Đất chính là một thanh nam châm khổng lồ, nó có các từ trường với hai đầu hút là cực Bắc và cực Nam địa lí. Tầng khí quyển phải chịu những chùm tia có năng lượng cao từ vũ trụ nên xuất hiện rất nhiều các điện tích tự do. Dưới tác dụng của từ trường Trái Đất, chúng sẽ chuyển động về hai cực Bắc và Nam. Các điện tích này sẽ kết hợp với các phần tử khác trong không khí tạo ra các ánh sáng màu xanh, tím, vàng khác nhau. Đây chính là cực quang.

Khi ngắm nhìn cực quang, ta nhận thấy nó gồm rất nhiều những tia sáng màu sắc đổ dọc xuống, chuyển động liên tục như dải lụa bay dập dờn trên nền trời đêm. Đây là một hình ảnh đẹp, rực rỡ, khó tin, cũng chính là món quà mà mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người.

Bởi vì tác động của từ trường, hiện tượng này chỉ xuất hiện ở các hai cực Bắc và cực Nam trên Trái Đất, tương ứng với các đất nước như: Phần Lan, Thụy Điển, Canada, Na Uy,… Thời gian xem cực quang thường là giữa tháng 9 và tháng 4. Các nước phương Tây thường có đêm ngắn ngày dài, vậy nên ta nên ngắm nhìn bầu trời vào khoảng từ 9h tối đến 3h sáng vì trời đêm lúc này đủ tối để ta thấy những dải tia sáng.

Ngoài Trái Đất, các hành tinh khác như Sao Hỏa, Sao Thổ, Sao Mộc, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương đều có cực quang. Trên những hành tinh này đều có từ trường, chúng được tương tác với các hạt trong gió mặt trời, tạo nên hiện tượng kì thú.

Cực quang là hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp mà ta nên ngắm nhìn một lần trong đời. Các bạn có thể du lịch đến những đất nước trên để trực tiếp thưởng thức khung cảnh này. Hoặc, khi chưa có điều kiện, chúng ta có thể xem các video trên internet để hiểu thêm về cực quang nhé.

*****

Trên đây là 5 bài mẫu Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em yêu thích lớp 8 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 8

5/5 - (10 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button