Học TậpLớp 7

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) (44 mẫu)

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) bao gồm hướng dẫn viết cùng 44 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)
Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Mục lục

Dàn ý Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)

Mở đoạn: Nêu cảm nghĩ chung về bài thơ. Dẫn ra câu, khổ, đoạn thơ hay yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc mang lại cho em nhiều cảm xúc.

Bạn đang xem: Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) (44 mẫu)

Thân đoạn

– Nêu cụ thể cảm xúc của em về bài thơ hoặc một khổ thơ, hình ảnh hay yếu tố nội dung hoặc nghệ thuật đặc sắc khiến em yêu thích và có nhiều cảm xúc đã xác định ở mở đoạn.

Ví dụ, nêu cảm xúc về hai dòng thơ cuối của bài thơ: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”: Hai dòng thơ cuối gợi cho người đọc sự xúc động, sâu lắng bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ già suốt đời vì con đã không còn sức lực nữa; kết hợp với biện pháp ẩn dụ, dùng hình ảnh “quả non xanh” chỉ sự chưa trưởng thành, còn non dại, vụng về của chính mình (người con); hai dòng thơ đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhà thơ trước tuổi già của mẹ: mẹ già rồi mà mình vẫn dại dột, non xanh,…

Kết đoạn: Khái quát lại suy nghĩ của bản thân về yếu tố đã mang lại cảm xúc ấy.

Ví dụ: Hai câu thơ thể hiện cái nhìn tinh tế, nỗi xúc động của nhà thơ và nói hộ được nhiều người tình cảm quý trọng, thương yêu mẹ vô cùng.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 1

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông khiến em cảm thấy rất yêu thích. Người cha đang dắt con đi trên bãi biển. Sau một đêm mưa, ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời đề nghị của con khiến cha nhớ lại chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con. Tóm lại, qua b ài thơ, em có thể cảm nhận tình cha ấm áp vô bờ.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 2

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông gợi cho người đọc nhiều suy tư. Tác phẩm được mở đầu bằng hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh bờ biển hiện lên tràn đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ. Và khi nhận được câu trả lời của người cha, con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi khám phá thế giới rộng lớn đó. Lắng nghe lời con nói, người cha như gặp lại chính mình trong quá khứ. Điều đó khiến cha cảm thấy tự hào, và thật hạnh phúc. Với lời thơ giản dị và chân thành, có thể thấy, Những cánh buồm là một bài thơ hay, ý nghĩa.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 3

Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca, Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ Mẹ và quả. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mẹ và quả, qua đó thể hiện sự tảo tần của người mẹ và tình yêu thương mẹ của người con. Trong đó ấn tượng hơn cả là câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Hai dòng thơ gợi cho người đọc sự xúc động bởi sự vất vả tảo tần của mẹ. Hai câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Thông qua đó em biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để cha mẹ không phải phiền lòng!

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 4

Sau khi đọc xong bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm, tôi đặc biệt ấn tượng với khổ thơ cuối trong đó. Ở khổ thơ cuối, ta có thể thấy được tình cảm của chủ thể trữ tình dành cho mẹ. Đó là sự yêu thương xen lẫn với lo lắng. Sự lo lắng ở đây là chỉ sợ khi mẹ đã già yếu mà “lũ chúng tôi” vẫn chưa lớn khôn, vẫn chưa trở thành nơi để cho mẹ cậy nhờ, trông đợi. Tình mẫu tử luôn là một đề tài hay, nhưng nói cái gì trong đó mới tạo nên ấn tượng? Sự lo lắng khi mẹ già mà mình chưa lớn, chưa thành chỗ dựa cho mẹ là một nội dung cảm động và mới mẻ. Chưa cần nói đến hình thức nghệ thuật của bài thơ này, chỉ với nội dung, bài thơ Mẹ và quả của Nguyễn Khoa Điềm cũng đã đủ để chúng ta đọc và suy ngẫm.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 5

Bài thơ Mây và sóng của Ta-go là một bài thơ giàu hình ảnh ẩn dụ và đề cao tình mẫu tử thiêng liêng. Hẳn nhiều người sau khi đọc xong bài thơ này sẽ ấn tượng với tình mẫu tử của hai mẹ con trong bài thơ, nhưng với tôi, tôi lại ấn tượng bởi cách tác giả tạo lập bài thơ. Đó là cách tác giả sử dụng hình ảnh ẩn dụ như mây, sóng để nói đến những điều kì thú của thiên nhiên, những điều hấp dẫn của thế giới. Đó là cách tác giả tạo nên cấu trúc hai đoạn thơ đầu trong bài. Chúng được sắp xếp theo một trình tự: Những điều hấp dẫn đang mời gọi đứa trẻ; Đứa trẻ rất háo hức nhưng nghĩ đến tình cảm mẹ dành cho mình nên đã từ chối. Việc lặp lại hình thức hai đoạn thơ đầu trong bài cũng là một cách lặp rất… thơ! Người đọc tưởng như đến đoạn ba, cũng sẽ tiếp tục là một sự “cám dỗ” nào đó và em bé sẽ vượt qua. Nhưng không, ở đoạn thơ thứ ba, đó là sự thay đổi, em bé đã chủ động nghĩ ra những trò chơi thú vị và chơi cùng mẹ. Chính ở đoạn thơ này, tình mẫu tử được thể hiện rõ nét nhất, và đó cũng là thông điệp mà cả bài thơ hướng đến. Ai đó đã từng nói: “Nội dung là nội dung của hình thức. Hình thức là hình thức của nội dung”. Cấu trúc trong bài thơ Mây và sóng quả thực đã góp phần thể hiện thành công tư tưởng của chính nó.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 6

Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông là một bài thơ viết về hình ảnh cha con để nói lên những ước mơ, khát vọng. Nhiều người khi đọc bài thơ này hẳn sẽ ấn tượng với hình ảnh cánh buồm, nhưng em lại ấn tượng với hình ảnh ánh nắng in lên vai hai cha con: “Ánh nắng chảy đầy vai”. “Chảy” vốn là một từ được dùng cho chất lỏng, không phải cho ánh sáng. Vậy mà nhà thơ lại sử dụng nó để miêu tả sự chiếu sáng của ánh nắng. Vậy là từ một thứ không cầm nắm được, giờ đây ánh sáng đã được cụ thể hóa. Chính việc sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ này đã làm cho câu thơ gợi cảm hơn, khiến cho người đọc có nhiều liên tưởng hơn. Bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông không chỉ có ý nghĩa về mặt nội dung, mà ở hình thức nghệ thuật của nó cũng thật ý nghĩa vì đã tạo nên những liên tưởng gợi cảm.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 7

Mẹ là đề tài muôn thủa trong thi ca, Hoàng Trung Thông góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ Mẹ và quả. Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh mẹ và quả, qua đó thể hiện sự tảo tần của người mẹ và tình yêu thương mẹ của người con. Trong đó ấn tượng hơn cả là câu thơ: còn những bí và bầu thì lớn xuống/ chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn. Hai dòng thơ gợi cho người đọc sự xúc động bởi sự vất vả tảo tần của mẹ. Hai câu thơ có sự liên tưởng so sánh độc đáo giữa giọt mồ hôi vất vả của mẹ nuôi ta khôn lớn, nó cứ dài ra, nặng thêm như những quả bầu, quả bí. Qua đó em thấy được sự hy sinh thầm lặng của mẹ, và lòng biết ơn vô bờ của người con về công dưỡng dục sinh thành của mẹ hiền. Thông qua đó em biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, sự tảo tần hi sinh thầm lặng vì con cái của cha mẹ. Em tự hứa với bản thân sẽ cố gắng thật nhiều để cha mẹ không phải phiền lòng!

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 8

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, chúng ta thấy được ý nghĩa thiêng liêng của tình cảm gia đình trong cuộc sống. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 9

Với lời thơ giàu chất suy tư, chiêm nghiệm, “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm là một bài thơ để lại nhiều cảm xúc và suy ngẫm. Bài thơ khắc họa hình ảnh người mẹ qua những cảm nhận của nhân vật trữ tình – người con. Với con, mẹ là người phụ nữ tần tảo, lam lũ, cũng là hiện thân của những đắp bồi vun vén cho ngọt ngào đong đầy nơi những mùa quả, cho yêu thương nuôi lớn những đứa con. Mồ hôi mẹ thầm lặng nhỏ xuống, để những mùa quả “lặn” rồi lại “mọc”. Bàn tay mẹ chăm chút, nâng niu, để những đứa con theo năm tháng lớn khôn. Mẹ đã thu hái biết bao mùa bí, mùa bầu ngọt thơm trái chín. Nhưng điều mẹ ước mong lớn nhất là “được hái” thứ quả mẹ chắt chiu vun trồng cả đời – đó là thứ quả của thành công, thứ quả trưởng thành nơi các con. Đối với mẹ, các con chính là thứ quả đặc biệt mà mẹ dành tất cả tình yêu thương để vun xới, đắp bồi. Thấu hiểu được sự mong chờ của mẹ, cũng là lúc con giật mình hoảng sợ một ngày kia mẹ già yếu mà con vẫn còn non dại, chưa kịp trưởng thành. Bài thơ vì vậy không chỉ dừng lại ở ý nghĩa ngợi ca công lao to lớn và tình yêu thương của mẹ, mà còn khiến mỗi chúng ta thêm nhận thức thấm thía về trách nhiệm cần phải trưởng thành để vui lòng mẹ cũng như trách nhiệm đền đáp công ơn sinh thành của mẹ.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 10

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 11

“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 12

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Nhân vật trữ tình trong bài là em bé đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Sau khi nghe câu trả lời, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Như vậy, bài thơ đã mang lại những cảm xúc thật đẹp đẽ cho người đọc.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 13

Bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến nhiều cảm xúc cho người đọc. Bài thơ là lời của người con, nói về công lao chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ thật lớn lao, vĩ đại. Người mẹ trong bài hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, đảm đang. Mẹ đã chăm sóc, vun trồng cho cây bầu, trái bí thật cẩn thận. Để rồi chúng được lớn lên nhờ sự vất vả lặng thầm của người mẹ biết bao năm tháng. Cũng giống như những đứa con được mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương. Hình ảnh “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” đã giúp người đọc hình dung rõ hơn về nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Ở hai dòng thơ cuối, nhà thơ “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh” – đó là sự lo lắng khi bản thân còn chưa trưởng thành khi để mẹ vẫn phải lo lắng. Tác giả cũng sợ rằng không thể báo đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. Như vậy, bài thơ thể hiện được tấm lòng hiếu thảo, cũng như giàu tình yêu thương của người con dành cho mẹ.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 14

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từ chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 15

Trong bài thơ “Những cánh buồm”, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã sống thực sự với những ước mơ và khát vọng sống như “cháy bỏng” trong mỗi thế hệ con người. Bài thơ vừa trầm lắng vừa bay bổng trong nhịp thơ tự do như dàn trải ào ạt những xúc cảm dạt dào của tác giả. Hình ảnh cánh buồm là một phương tiện chắp cánh cho con người bay xa trong chân trời rộng mở bao la như biển cả. Tuy nhiên, ta đừng nên hiểu bài thơ theo một khuôn khổ chật hẹp là Hoàng Trung Thông chỉ ca ngợi những ước mơ khám phá biển khơi thôi, mà bất cứ một hoài bão nào của con người đều đáng trân trọng một khi đó là những mơ ước có ích xây dựng cuộc đời, xã hội ngày một tươi đẹp hơn khiến cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn để xã hội luôn tưng bừng nếp sống vui tươi trong sáng. Tuổi thơ thường khát khao một hoài bão lớn nhưng không nhất thiết là hướng về biển khơi. Có thể đó là những nhà máy, công trường… nhưng tất cả đều vươn xa, rộng lớn như biển cả và ước mơ đó sẽ được nuôi dưỡng, đưa đẩy theo sức căng của từng cánh buồm. Muốn vậy, mỗi con người cần khám phá, hãy cố gắng thực hiện mơ ước của mình như cậu bé trong bài thơ. “Để con đi…” mặc dù cậu bé vẫn còn đang bỡ ngỡ trước bậc thang của ước mơ, hãy còn bước đi trên bãi cát nhưng đã mong muốn được bay theo cánh buồm đến tận khơi xa. Có thể nói, bài thơ không chỉ ấm áp tình cha con mà tác giả còn thể hiện, nói thay những cảm giác đẹp đẽ và tôn vinh ước mơ của mỗi người

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 16

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người cha và đứa con đang bước đi trên cát. Khung cảnh thiên nhiên sau một đêm mưa rả rích hiện ra tràn đầy sức sống. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Hình ảnh của cha và con cũng hiện lên với nét đáng yêu. Chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng và hạnh phúc. Thế giới rộng lớn ngoài kia có muôn vàn điều thú vị, còn con lại mong muốn được khám phá. Lời đề nghị của con khiến cha nhớ lại chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con vậy. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con, sẽ được con thực hiện. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 17

Bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc. Tác phẩm được rút ra từ tập thơ cùng tên, được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm. Giọng thơ trầm lắng giống như tiếng vỗ êm đềm của đại dương cùng với hình ảnh thơ hai cha con được nhà thơ khắc họa vô cùng chân thực. Người cha dắt con bước đi trên biển với chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch – một hình ảnh đáng yêu cho thấy sự gắn bó, yêu thương của cha và con. Khi lắng nghe tiếng chân con bước, lòng cha cảm thấy sung sướng. Khát vọng được khám phá thế giới của con khiến cha cảm thấy bồi hồi, hạnh phúc khi bắt gặp chính mình của trước đây. Lời của con hay cũng chính là tiếng lòng của cha khi còn là một cậu bé cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Và đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Như vậy, bài thơ “Những cánh buồm” đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đó, Hoàng Trung Thông còn muốn ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Từ đó, người đọc cũng cảm nhận được tình cảm gia đình thật thiêng liêng, quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 18

Khi tìm hiểu về thơ của Hoàng Trung Thông, tôi đặc biệt yêu thích bài thơ Những cánh buồm. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa một không gian rộng lớn của biển cả, có bãi cát trải dài cùng ánh mặt trời rực rỡ. Trong nền thiên nhiên đó, con người xuất hiện trở thành trung tâm của bức tranh. Hình ảnh cha và con bước đi trên cát gợi ra tình cảm yêu thương, gắn bó. Người cha bỗng trở nên già dặn hơn qua hình ảnh bóng “dài lênh khênh”. Còn đứa con lại thật dễ thương, bé bỏng qua hình ảnh bóng “tròn chắc nịch”. Hai hình ảnh đối lập gợi ra sự khác biệt giữa hai thế hệ. Những câu thơ tiếp viết về cuộc trò chuyện của con với cha. Đứa trẻ nào cũng có trí tò mò, nên khi nhìn về phía xa, đứa con đã hỏi xem ở đó có gì. Người cha trả lời rằng ở đó có “cây, cửa, nhà” và là nơi cha chưa đi đến. Điều này đã khơi gợi mong muốn được khám phá của đứa con. Vì vậy, đứa con đã đề nghị cha hãy mượn cho mình “cánh buồm trắng” – để có thể khám phá và chinh phục vùng mất đất mới. Lời của con đã khiến cho cha gặp lại bản thân khi còn trẻ cũng đã từng mơ ước như vậy. Có lẽ đứa trẻ nào cũng đã từng mơ ước, khao khát được khám phá thế giới rộng lớn này. Tóm lại, bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã gửi gắm nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 19

“Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã đem đến cho người đọc thật nhiều cảm xúc. Bài thơ đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi trên bãi biển. Sau một đêm mưa, khung cảnh thiên nhiên vô cùng tinh khôi, khiến người đọc cảm thấy say mê, thích thú. Ánh mặt trời xuất hiện đầy rực rỡ, nước biển trong xanh và cát thì mịn màng. Đặc biệt là hình ảnh gợi ra tình cảm cha con ấm áp – chiếc bóng của cha dài lênh khênh, còn bóng con tròn chắc nịch. Khi lắng nghe tiếng bước chân của con, lòng cha cảm thấy trong lòng phơi phới. Ngắm nhìn thế giới rộng lớn ngoài kia, con nói với cha hãy mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi. Lời đề nghị của con khiến cho người cha như tìm thấy chính mình. Khi còn là một cậu bé, cha cũng từng mong ước như con. Và từ đó, chúng ta thấy được mong ước của người cha là đứa con có thể thực hiện ước mơ thay mình. Bài thơ nói về tình cảm cha con ấm áp, cũng như ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ – đó là những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 20

Khi đọc bài thơ Những cánh buồm của Hoàng Trung Thông, tôi đã có thật nhiều cảm xúc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên thật tinh tế với biển cả rộng lớn, bãi cát vàng mịn và ánh mắt trời rực rỡ. Tiếp đến, hình ảnh người và đứa con đang đi dạo trên bãi cát hiện lên thật sinh động. Câu thơ “Bóng cha dài lênh khênh” khiến cho cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu với hình ảnh “bóng con tròn chắc nịch”. Hai hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Thế rồi, khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ tò mò hỏi người cha: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”. Và với câu trả lời của người cha, đứa con khao khát được khám phá, vì vậy đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Đó chính là mong muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Khao khát của con hay cũng chính là khao khát của cha khi con nhỏ. Đứa con sẽ thay người cha thực hiện ước mơ còn dang dở. Bài thơ “Những cánh buồm” đã giúp tôi hiểu được tình cảm phụ tử chân thành, cũng như ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 21

Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, chúng ta như được bước vào một thế giới tuyệt đẹp. Ở đó, khung cảnh xung quanh chính là bãi biển. Sau một đêm mưa, ánh mặt trời xuất hiện trở lại đầy rực rỡ, nước biển trong xanh còn bãi cát thì mịn màng. Hình ảnh trung tâm trong bài là người cha đang dắt con đi dạo trên bãi biển. Bóng của người cha và đứa con gợi ra khoảng cách giữa hai thế hệ. Bóng cha dài lênh khênh, bóng con tròn chắc nịch. Khi nhìn về phía chân trời, con đã thắc mắc ở ngoài đó có những gì. Cha đã giải thích cho con rằng theo cánh buồm trắng ở ngoài nơi xa sẽ có nhà, cửa – cũng chính là tổ quốc thân yêu. Lời đề nghị của đứa con “mượn cánh buồm trắng để con đi” đã khiến cha nhớ lại về mong ước của bản thân khi còn nhỏ. Lời chân thành của đứa con làm người cha bồi hồi cảm động. Trong bài thơ, tôi đặc biệt ấn tượng với hình ảnh những cánh buồm. Đó là một hình ảnh mang tính biểu tượng, những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát muốn đi xa để khám phá của con, hay cũng chính là cha thuở trước. Qua đó, hình ảnh này đã thể hiện niềm tự hào của người cha khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp, được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 22

Đến với bài thơ “Những cánh buồm”, tôi đã cảm nhận được tình cha con vô cùng đẹp đẽ. Mở đầu tác phẩm, Hoàng Trung Thông đã khắc họa hình ảnh người cha đang dắt con đi dạo trên bờ biển. Khung cảnh bãi biển sau đêm mưa hiện lên đầy sức sống với ánh nắng rực rỡ, nước biển trong xanh và bãi cát vàng mịn. Khi ngắm nhìn về phía chân trời xa, đứa trẻ đã hỏi cha bằng một giọng điệu đầy hồn nhiên, ngây thơ: “Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời/Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?. Lắng nghe câu trả lời của cha, người con mong muốn được mượn “cánh buồm trắng” để đi đến nơi xa đó, khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Ước muốn của con khiến cha nhớ lại bản thân khi còn nhỏ. Khi còn là một cậu bé, người cha cũng từng mong ước được khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia. Và giờ, những ước mơ chưa thể thực hiện của người cha nay được gửi gắm trong con. Đứa con sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ đó thay cho người cha. Điều đó càng khiến cha thêm tự hào, tin tưởng và yêu thương đứa con của mình nhiều hơn. Bài thơ nhẹ nhàng nhưng lại gửi gắm giá trị thật to lớn.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 23

“Những cánh buồm” là bài thơ mà tôi cảm thấy yêu thích nhất. Trong những câu thơ mở đầu, Hoàng Trung Thông đã khắc họa một không gian khoáng đãng của biển cả, với ánh mắt trời rực rỡ. Hình ảnh người cha và đứa con bước đi trên cát cho thấy sự gắn bó, gần gũi. Cha bỗng trở nên già dặn hơn, tuổi đời như trải dài trong chiếc bóng dài lênh khênh. Còn đứa con thì lại trở nên thật bé bỏng, đáng yêu trong chiếc bóng tròn chắc nịch. Hình ảnh đối lập của bóng cha và bóng con thật ngộ nghĩnh, dễ thương càng khắc sâu thêm sự khác biệt của hai thế hệ cha – con. Khi nhìn về phía chân trời, đứa trẻ đã hỏi cha răng ở đó có những gì. Câu trả lời của người cha đã khơi gợi trí tò mò của đứa trẻ về một thế giới mà ngay cả người lớn như cha của mình vẫn chưa hề đi đến. Điều đó làm con khao khát được khám phá, vì vậy mà con đã mong muốn cha mượn một cánh buồm “trắng” để con đi. Người con muốn đi khắp nơi, muốn chinh phục thế giới rộng lớn ngoài kia. Và cha đã bắt gặp chính mình trong ước muốn của con. Vậy là, giờ đây, ước mơ chưa thể thực hiện của cha sẽ được gửi gắm nơi con. Bài thơ “Những cánh buồm” được đánh giá là một trong những tác phẩm hay về ngôn từ, âm hưởng và có sức gợi cảm.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 24

Bằng ngòi bút thơ ca thấm đượm sự tài hoa của mình, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã mang đến cho người đọc một tác phẩm vô cùng ý nghĩa về tình cảm gia đình thiêng liêng: “Những cánh buồm”. Mở đầu bài thơ, dường như tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên thật tươi đẹp. Trong khung cảnh này, hình bóng của hai cha con nổi bật với sự tương phản: “dài lênh khênh”, tròn chắc nịch”. Những bước đi chập chững của con trên nền cát mịn màng khiến lòng cha “vui phơi phới”. Trước câu hỏi hồn nhiên của cậu con trai về một vùng đất xa xôi chưa từng đặt chân tới, người cha nhẹ nhàng xoa đầu con rồi mỉm cười giải thích. Cha giống như một người bạn, một người đồng hành cả đời để con tin tưởng bộc bạch niềm khao khát của mình:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé

Để con đi”

Lắng nghe lời đề nghị của con, tâm trạng người cha dường như có một sự dao động. Có phải chăng cha đã nhìn thấy chính bản thân trong quá khứ hiện lên trong giấc mơ của con thơ. Giờ đây có lẽ cha sẽ ở bên giúp đỡ con, để con hoàn thành ước mơ mà hai cha con đều đang ấp ủ. Trong tương lai, cậu con trai sẽ mang theo ước mơ thuở nhỏ của cha cùng cánh buồm trắng của mình đi khám phá những vùng đất mới. Sự đặc sắc trong nội dung của bài thơ chính là điểm làm em cảm thấy ấn tượng nhất. Bài thơ không chỉ đơn thuần đề cao tình cảm gia đình thiêng liêng, cao đẹp, tạo ra trong lòng người đọc sự bình yên của tình cha con mà còn ngợi ca những khát vọng, hoài bão của con người. Trong sâu thẳm, bài thơ khiến cho em cảm thấy xúc động vô cùng bởi trên hành trình của con luôn có cha đồng hành và con cũng sẽ là người tiếp tục thực hiện ước mơ đang còn dang dở của cha. Bằng cách sử dụng ngôn từ giản dị, mộc mạc mà sâu lắng, “Những cánh buồm” đã để lại ấn tượng thật sâu sắc trong lòng em.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 25

Đọc bài “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông, em dường như đứng trước không gian mênh mông, vô tận của đại dương. Ngỡ như nghe được tiếng sóng biển rì rào từ nơi xa thẳm. Đầu tiên, tác giả vẽ lên hình ảnh người cha dắt con đi được lặp đi lặp lại thể hiện tình yêu dạt dào và sự bảo bọc, chở che của cha trên hành trình khám phá và trưởng thành của con. Trong sự nâng niu của cha, người con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương đối với cha mình bằng cách nói ra ước mơ:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé

Để con đi”

Những cánh buồm hiện diện như một cách để con tỏ bày ước mơ. Ước mơ của con, cách con thể hiện ước mơ khiến cho cha vô cùng tự hào. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ khám phá cuộc sống, ước mơ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn của các em nhỏ. Với giọng thơ giản dị, chân chất, “Những cánh buồm” đã ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng em.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 26

Trong những bài thơ viết về tình cha con, em đặc biệt yêu thích tác phẩm Những cánh buồm. Bởi lời thơ và cách thể hiện tình cảm vô cùng mộc mạc, giản dị. Nó giống như cách mà những người cha thể hiện tình cảm với con của mình. Cha như một cây cổ thụ to lớn, yên lặng mà che mưa chắn gió, đem đến bình yên cho con. Người cha trong bài thơ đã dành thời gian để cùng con đi dạo trên bờ biển. Cầm tay con, xoa đầu con, trả lời những câu hỏi của con. Sự kiên nhẫn, ân cần và yêu thương dịu dàng ấy khiến em như được nhìn thấy hình ảnh chính người cha của mình. Tâm hồn em đã đồng điệu với người con ở trong tác phẩm, để cảm nhận tình cha ấm áp vô bờ. Những cảm xúc tuyệt vời ấy, chính bài thơ Những cánh buồm đã đem đến cho em.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 27

Bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông là một tác phẩm thơ hay và ý nghĩa về tình cảm cha con. Trong nền trời xanh và bãi cát vàng trải dài, hình ảnh người cha và người con hiện lên quấn quýt và tràn đầu yêu thương. Hai cha con nắm lấy tay nhau, thảnh thơi đi dạo bên bờ biển với sự vui vẻ và hạnh phúc. Niềm vui ấy, đơn giản chính là khi được ở cạnh người thân yêu nhất của mình. Người cha thì trìu mến, bao dung, yêu chiều mà xoa đầu của con và trả lời từng câu hỏi của đứa trẻ. Còn người con thì hào hứng với mọi thứ xung quanh mình, và hồ hởi kể cho cha những ước mơ của mình. Chính người con ấy, còn mong thực hiện được cả ước mơ của cha mình, không để nó bị lãng quên. Sự yêu thương, gắn kết và kế thừa trong suy, ước mơ ấy đã khiến hai cha con lại càng thêm gần gũi với nhau hơn. Tuy không có những hình ảnh to lớn, những câu từ thể hiện trực tiếp tình cảm cha con. Nhưng bài thơ Những cánh buồm vẫn giúp người đọc cảm nhận được sâu sắc thứ tình cảm lớn lao và thiêng liêng ấy qua từng hành động, lời thoại của nhân vật.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 28

Những cánh buồm là một áng thơ viết về tình cha con mộc mạc mà sâu đậm nhất trong lòng em. Bài thơ không sử dụng nhiều hình ảnh hoa mĩ hay câu chuyện to lớn, nhưng vẫn khiến người đọc thổn thức không thôi về tình cảm cha con ấm áp. Người cha trong bài thơ yêu thương con của mình vô cùng. Tình yêu ấy thể hiện qua hành động dịu dàng mỉm cười xoa tóc con, âu yếm dắt con đi trên bờ cát, và kiên nhẫn trả lời những câu hỏi ngô nghê của con. Và người con cũng yêu thương, quấn quýt cha mình. Cậu bé đặt ra những câu hỏi, nắm tay cha và nói về những ước mơ của mình. Bầu không khí ấm áp ấy khắc họa tình cha con mộc mạc và giản dị, nhưng vô cùng chân thật. Nó như một dòng nước ấm hiền hòa chảy vào trái tim em, gợi lên trong em những tình cảm và kỉ niệm hạnh phúc cùng người cha yêu dấu. Sự đồng điệu trong cảm xúc ấy chính là sứ mệnh của những tác phẩm thơ chân chính. Và bài thơ Những cánh buồm của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã làm được điều đó.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 29

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 30

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp tôi cảm nhận được tình mẫu tử thật đẹp đẽ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện của mình với người trên mây và trong sóng. Giọng điệu hồn nhiên, ngây thơ giúp bài thơ thêm hấp dẫn, thú vị. Thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên lung linh, huyền diệu. Và với sự hiếu kì của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi giúp người đọc thấy được mong muốn, khao khát được khám phá thế giới của trẻ thơ. Nhưng câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng” lại khiến em bé nhớ băn khoăn. Em nghĩ về mẹ vẫn đang ở nhà chờ đợi, nên đã từ chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Và một điều thú vị đã xảy ra, em đã sáng tạo ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những hình ảnh mang tính biểu tượng, giúp ta hiểu hơn về tình cảm mẫu tử sâu sắc. Có thể thấy rằng, “Mây và sóng” là một bài thơ đặc biệt, thú vị và giàu ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 31

Tôi luôn đặc biệt yêu thích những bài thơ viết về tình mẹ, trong đó, tôi ấn tượng nhất với bài thơ Mây và sóng. Bài thơ có một cấu trúc kỳ lạ với những dòng dài như văn xuôi. Nhưng có lẽ chỉ hình dáng ấy mới thể hiện được tình mẫu tử sâu nặng của người con trai trong tác phẩm. Tình yêu đong đầy không thể diễn đạt ngắn lại. Dù có bao nhiêu trò chơi thú vị, bao nhiêu cuộc dạo chơi thú vị, cậu bé vẫn không thể rời xa mẹ. Đứa con bé bỏng ấy, đã mang trong mình tình yêu lớn lao của mẹ. Đứa trẻ đó đã tạo ra những trò chơi đơn giản nhưng thú vị cho chính mình. Vì con được chơi với mẹ, được ôm mẹ, được lăn mãi trong lòng mẹ. Niềm vui giản dị và trực tiếp của đứa trẻ ấy đã thấm vào tim mẹ, đưa tâm hồn mẹ đồng điệu đến với những thế giới kì thú của con. Bài thơ khơi dậy trong tôi tình yêu thương dịu dàng đối với mẹ và thôi thúc tôi phải về với mẹ ngay như đứa trẻ trong Mây và Sóng.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 32

Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp độc giả thêm thấu hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Tác giả đã đưa vào bài thơ một câu chuyện mà người kể là em bé, người nghe là mẹ. Em bé trong câu chuyện kể cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với những người trên mây và trên sóng. Bạn đã được mời đến thế giới đầy màu sắc và thần kì “trong mây” và “trong sóng”. Trẻ được mời đến thế giới diệu kỳ “trên mây” và “trên sóng” bao la, rộng lớn và hấp dẫn. Khi còn nhỏ, em bé đã bị thu hút bởi lời mời gọi: “Nhưng làm thế nào con có thể lên đó?”, “Nhưng làm thế nào con có thể ra khỏi đó?”. Nhưng: “Làm sao được sao con có thể đi đến đó?” Bỏ mẹ mà đi được không?”. Thế rồi với trí sáng tạo của tuổi thơ, con đã sáng tạo ra những trò chơi không kém phần đặc sắc.Trong trò chơi ấy, con sẽ là mây, là sóng nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, bến hiền ôm ấp, che chở. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm những cảm xúc yêu thương chân thành. Có thể khẳng định rằng , “Mây và sóng” là bài thơ mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc đẹp.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 33

Mây và Sóng” là một trong những tác phẩm đặc sắc, ấn tượng của nhà thơ Tago. Đoạn thơ gợi cảm xúc sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Em bé trong bài thơ như được mời vào thế giới của miền cổ tích. Trong mây” và “dưới sóng”. Với sự tò mò của một đứa trẻ, cậu bé đã hỏi lại những người bạn của mình: “Nhưng con đến đó bằng cách nào?”, “Nhưng con đến đó như thế nào?” Nhưng khi đứa con nhớ mẹ luôn chờ đợi ở nhà, đứa con đã từng kiên quyết từ chối: “Sao con bỏ mẹ mà đi được?”, “Sao con bỏ mẹ mà được chứ?” Thế nhưng tất cả những điều đó, cũng không làm phai nhạt đi ý chí của người con, cậu đã tự mình tạo ra những trò chơi để có thể vừa chơi vừa được ở gần mẹ. Bờ hiền ôm ấp che chở con. Những câu thơ giàu chất tự sự và miêu tả nhưng góp phần thể hiện cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go được sử dụng trong thể thơ nhiều dòng, các chi tiết được kể theo trình tự, lặp lại và chuyển hóa, kết hợp với các hình ảnh tượng trưng. Bài thơ là câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, vĩnh cửu.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 34

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử. Với hình thức là một bài thơ, nhưng giàu tính tự sự giúp cho bài thơ giống như một câu chuyện kể. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Sau khi nghe câu trả lời, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Tóm lại, bài thơ đã mang lại những cảm xúc thật đẹp đẽ cho người đọc.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 35

Đến với bài thơ “Mây và sóng”, Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Tác giả đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Đứa trẻ trong bài đã kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đến khi nghe câu trả lời, em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ ở nhà và từ chối đầy kiên quyết: “ Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa trẻ dành cho người mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Để rồi sau đó, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 36

“Mây và sóng” là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Ta-go. Bài thơ đã gợi ra cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử thiêng liêng. Em bé trong bài thơ được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Chẳng có niềm hạnh phúc nào bằng được ở bên cạnh mẹ mặc dù thế giới ngoài kia nhiều hấp dẫn. Để rồi, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Những câu thơ giàu tính tự sự và miêu tả nhưng lại góp phần bộc lộ cảm xúc của nhân vật trong bài thơ. Ta-go đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 37

Ta-go có nhiều tác phẩm hay, trong đó “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình mẫu tử thật thiêng liêng, sâu nặng. Đây là một bài thơ, song tác giả lại sử dụng kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả để tác phẩm trở nên hấp dẫn hơn. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện với người “trong mây” và “trên sóng”. Em bé được mời gọi đến thế giới tuyệt vời ở “trong mây” và “trên sóng” đầy rộng lớn, bao la và hấp dẫn. Là một đứa trẻ, em bé đã bị hấp dẫn bởi lời mời gọi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nghe xong câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”, em bé chợt nhớ đến mẹ vẫn đang đợi mình ở nhà và từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Đối với em, niềm hạnh phúc là được ở bên cạnh mẹ. Với tình yêu thiên nhiên, yêu thế giới và yêu mẹ, em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở vào lòng. Những hình ảnh hiện lên đẹp đẽ, gửi gắm cảm xúc yêu thương chân thành. Có thể khẳng định rằng, “Mây và sóng” là một bài thơ đem đến cho người đọc nhiều cảm xúc đẹp đẽ.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 38

Bài thơ “Mây và sóng” là một tác phẩm đặc sắc của Ta-go. Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng “Mây và sóng” lại giống như một câu chuyện kể. Tác giả đã sử dụng kết hợp cùng với các yếu tố tự sự và miêu tả để giúp tác phẩm của mình trở nên hấp dẫn, sinh động hơn. Nhân vật trữ tình trong bài là em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Và rồi, Ta-go đã khắc họa t hế giới của những người “trên mây” và “trong sóng” hiện lên rất tuyệt vời, giống như niềm mơ ước của trẻ em. Nơi đó có “bình minh vàng”, “ánh trăng bạc”. Ở đó, trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi đã cho thấy khao khát được chinh phục, khám phá thế giới của nhân vật này. Đáp lại là câu trả lời của người “trên mây” và “trong sóng”: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”; “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. Dù còn hồn nhiên, ham chơi nhưng khi nghe vậy, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô động đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Có thể khẳng định rằng, “Mây và sóng” giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 39

“Mây và sóng” là một bài thơ đặc sắc của Ta-go viết về tình mẫu tử. Được viết dưới hình thức của một bài thơ, nhưng khi đọc lên chúng ta lại cảm nhận giống như một câu chuyện được kể lại. Nhân vật trữ tình được tác giả xây dựng là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và hấp dẫn vô cùng. Ở đó trẻ em sẽ được dạo chơi từ lúc thức dậy cho đến lúc hoàng hôn, được khám phá những điều kỳ thú trên bầu trời, hay dưới mặt biển. Chính điều đó đã khơi gợi sự tò mò đối với em bé, khiến em đặt ra câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Những câu hỏi trên giúp chúng ta hiểu được khao khát khám phá của trẻ thơ lớn lao đến nhường nào. Nhưng dù còn hồn nhiên, ham chơi là vậy nhưng khi nghe lời đề nghị của người “trên mây” hay “trong sóng”, em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Khi đọc đến đây, chúng ta cảm nhận được tình yêu thương dành cho người mẹ, cũng như mong muốn luôn ở bên mẹ của em bé thật rõ ràng. Và rồi, chính em bé đã nghĩ ra một trò chơi thật kì diệu có thể thực hiện cùng với mẹ. Những trò chơi thật đặc biệt và thú vị. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Có thể thấy rằng, “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 40

M. Ta-go có khá nhiều bài thơ viết cho trẻ em, trong đó, “Mây và sóng” đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc hơn cả. Nhân vật trữ tình trong bài là một em bé đang kể lại cho mẹ nghe về cuộc trò chuyện của mình với người “trên mây” và “trong sóng”. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và hấp dẫn vô cùng. Bởi vậy mà em đã hỏi họ cách để có thể đến với thế giới ấy: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đó chính là khao khát được khám phá thế giới bên ngoài, điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng thích thú và say mê. Mặc dù lời mời gọi của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng hấp dẫn. Nhưng khi nghe câu trả lời em bé đã kiên quyết từ chối: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Câu hỏi của em bé đã bộc lộ được sự gắn bó, yêu thương dành cho người mẹ. Dù ở bất cứ nơi đâu, hay làm việc gì, em bé cũng đều nhớ đến mẹ, mong muốn được ở bên cạnh mẹ. Chính vì vậy, em đã nghĩ ra một trò chơi có thể chơi cùng mẹ. Với trò chơi này, em bé sẽ luôn được ở bên cạnh mẹ. Đó chính là tình yêu thương của em bé dành cho mẹ. Một tình cảm thật chân thành, đẹp đẽ. Bài thơ được viết theo kiểu thơ tự sự, không bị ràng buộc bởi luật thơ, cách gieo vần. Âm điệu nhịp nhàng, hình ảnh giàu tính biểu tượng, ngôn ngữ cô đọng đã góp phần khiến cho bài thơ giàu cảm xúc hơn. Bài thơ “Mây và sóng” đã giúp người đọc cảm nhận được tình cảm mẫu tử chân thành, giản dị mà đẹp đẽ đến chừng nào.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 41

Nhắc đến nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em vô cùng ấn tượng trước sáng tác “Mẹ và quả” của ông. Đây quả là một tác phẩm hay và sâu sắc khi viết về tình mẫu tử cao đẹp, thiêng liêng, sâu nặng. Trong toàn bộ văn bản, điều khiến em yêu thích nhất chính là khổ cuối cùng: “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái/ Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Ở hai dòng thơ đầu: “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời/ Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái”, tác giả đã đem đến cho em những cảm nhận về sự trân trọng, biết ơn của người con dành cho mẹ. Nhân vật trữ tình coi mình như một loại quả. Thứ quả ấy lớn lên nhờ tình yêu thương, chăm sóc, chở che của mẹ. “Bảy mươi tuổi” chính là cột mốc quan trọng của đời người. Mẹ đã đi quá nửa cuộc đời, đã trở nên già yếu. Đây cũng là lúc mẹ mong chờ được “hái” loại quả mà mình thương yêu nhất. Mẹ muốn nhìn thấy các con khôn lớn, trưởng thành. Đặc biệt, em vô cùng ấn tượng trước tình cảm chân thành, da diết của người con ở hai dòng cuối cùng: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”. Câu thơ ấy khơi gợi sự xúc động, sâu lắng trong lòng người đọc bởi tình cảm và tấm lòng hiếu thảo của nhà thơ. Với biện pháp hoán dụ, lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi”, tác giả muốn diễn tả sự già yếu của mẹ. Tiếp đó là biện pháp ẩn dụ “mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”, đối lập với tuổi cao, sức yếu của mẹ là sự non nớt, chưa trưởng thành của con. Con lo sợ mẹ già rồi mà mình vẫn còn vụng dại, chưa kịp trưởng thành, lớn khôn. Như vậy, bằng các biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, hoán dụ, tác giả đã diễn tả được tình cảm sâu nặng dành cho người mẹ kính yêu. Từ đây, em càng thêm trân trọng, yêu thương mẹ của mình.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 42

Mặc dù đã được đọc và học không ít bài thơ viết về mẹ nhưng em đặc biệt ấn tượng với tác phẩm “Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ đã đem đến cho em những cảm nhận sâu sắc về tình cảm yêu thương, biết ơn của người con dành cho mẹ. Mẹ hiện lên thật giản dị, gần gũi với hình ảnh chăm bón cho “bí” và “bầu”. “Những mùa quả lặn rồi mọc” như sự tuần hoàn, lặp lại không ngừng của thời gian. Quanh năm suốt tháng, mẹ vẫn cần mẫn gieo trồng, chăm bón cho bí và bầu lớn lên. Bởi vậy, “bí” và “bầu cứ dần dần “lớn xuống”, “mang dáng giọt mồ hôi mặn”. Đó chính là công sức của mẹ bỏ ra để ươm mầm những loài cây. Mẹ mang vẻ đẹp của người phụ nữ tần tảo, rất giàu đức hi sinh. Bên cạnh hình ảnh người mẹ, điều khiến em ấn tượng nhất đó chính là tình cảm của nhân vật trữ tình. Chứng kiến sự vất vả của mẹ, người con luôn ghi nhớ, biết ơn “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên”. Nhờ sự chăm chút, nuôi dưỡng ấy mà những đứa con mới có thể trưởng thành, khôn lớn. Cũng giống như quả bí, quả bầu phát triển là nhờ những giọt mồ hôi, nhọc nhằn của mẹ. Để rồi, hoảng hốt, sợ hãi một “ngày bàn tay mẹ mỏi” mà “Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?”. Chủ thể trữ tình lo sợ một ngày mẹ già yếu còn mình thì chưa đủ chín chắn, chưa làm được những điều xứng đáng với chờ mong của mẹ. Như vậy, bằng hình ảnh thơ gần gũi, quen thuộc với đời sống thường nhật, nhịp thơ linh hoạt, cùng biện pháp tu từ độc đáo như: so sánh “Như Mặt Trời, khi như Mặt Trăng”; đối lập “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”; hoán dụ, nói giảm nói tránh “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi”; ẩn dụ “Mình vẫn còn một thứ quả non xanh”, tác giả đã thể hiện một cách đầy tinh tế, sâu sắc tình cảm thương yêu dành cho mẹ của mình. Qua bài thơ, em càng thêm trân trọng những phút giây bên mẹ và cố gắng học tập để mẹ vui lòng.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 43

Với lời thơ mộc mạc, gần gũi, “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho em những rung cảm và niềm xúc động sâu sắc. Bài thơ là lời giãi bày chân thành, dạt dào cảm xúc của người con dành cho mẹ. Hình ảnh mẹ hiện lên thật chân thực, rõ nét. Trong trái tim con, mẹ là người phụ nữ tảo tần, giàu đức hi sinh. Mẹ luôn vun vén bồi đắp cho những cây quả lớn lên. Quanh năm suốt tháng, mồ hôi mẹ cứ vậy mà nhỏ xuống để những mùa quả “lặn” rồi lại “mọc”. Chính điều đó đã khiến cho người con thêm trân trọng, nâng niu, biết ơn sự hi sinh thầm lặng của mẹ. Ở hai câu thơ “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên/ Còn những bí và bầu thì lớn xuống”, tác giả đã sử dụng biện pháp đối lập, tương phản. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang ý nghĩa biểu trưng sâu sắc. Cả con và bầu, bí đều lớn lên từ đôi bàn tay cần mẫn và tình yêu thương của mẹ. Người con muốn bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc dành cho mẹ, người đã vì con mà vất vả, nhọc nhằn. Đến khổ thơ cuối cùng, nhân vật trữ tình “hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi”. Tác giả lấy hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” để chỉ người mẹ đã già yếu, đến cái tuổi “gần đất xa trời”. Hai dòng thơ cuối: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi/ Mình vẫn còn một thứ quả non xanh” đã diễn tả được tâm trạng lo lắng, trăn trở, pha chút ân hận của nhân vật trữ tình. Chủ thể trữ tình lo rằng mẹ già rồi mà mình vẫn còn vụng dại, chưa kịp khôn lớn, trưởng thành. Để thể hiện một cách sâu sắc nội dung, tác giả đã sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ độc đáo như ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói giảm nói tránh và hình ảnh gần gũi, giản dị. Qua tác phẩm, em càng thêm trân trọng những phút giây được ở bên mẹ của mình.

Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm)- Mẫu 44

Sau khi đọc xong bài thơ “Mẹ và quả” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, em cảm thấy vô cùng xúc động. Nội dung của bài thơ nói về tình mẫu tử – một tình cảm thiêng liêng và đẹp đẽ trong cuộc sống. Những câu thơ ngắn gọn nhưng lại giàu cảm xúc. Bài thơ chính là lời của người con, nói về công lao chăm sóc, nuôi dưỡng của mẹ. Hình ảnh người mẹ được hiện lên với vẻ đẹp tần tảo, đảm đang. Mẹ đã chăm sóc, vun trồng cho cây bầu, trái bí thật cẩn thận, để chúng có thể lớn lên đơn hoa kết trái. Cũng giống như những đứa con được mẹ nuôi dưỡng, chăm sóc và yêu thương. Câu thơ “Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn/Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi” đọc lên gợi cho em sự xúc động, nghẹn ngào về nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ. Bài thơ kết lại với hai câu thơ cuối đã bộc lộ sự “hoảng sợ” khi nghĩ mình vẫn còn là “một thứ quả non xanh”. Em có thể hiểu được đó là nỗi niềm lo lắng, băn khoăn khi bản thân còn chưa trưởng thành khi để mẹ vẫn phải lo lắng. Nhân vật người con trong bài thơ cũng sợ rằng không thể báo đáp được công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ. “Mẹ và quả” là một bài thơ thật giản dị, nhưng chan chứa tình cảm.

*****

Trên đây là hơn 44 mẫu Hãy viết đoạn văn nêu lên cảm xúc của em sau khi đọc một trong các tác phẩm: “Những cánh buồm” (Hoàng Trung Thông), “Mây và sóng” (Ta-go), “Mẹ và quả” (Nguyễn Khoa Điềm) lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

Rate this post


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button