Học TậpKHTN 6 Kết nối tri thứcLớp 6

KHTN 6 Bài 18 Kết nối tri thức: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Mục lục Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 18: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 18 Kết nối tri thức: Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống | Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6

Câu hỏi trang 64 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Mỗi ngôi nhà được xây nên từ nhiều viên gạch. Vậy đã bao giờ em tự hỏi: Những sinh vật xung quanh chúng ta được cấu tạo từ đơn vị cấu trúc nào?

Đáp án:

Những sinh vật xung quanh chúng ta được cấu tạo từ tế bào.

Câu hỏi trang 64 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Tại sao tế bào được coi là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống?

Đáp án:

Tế bào được coi là đơn vị cơ bản của sự sống vì:

– Chúng là thành phần cấu tạo nên cơ thể sinh vật

– Tế bào có thể thực hiện đầy đủ các quá trình sống cơ bản

Câu hỏi trang 64 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Quan sát hình 18.1, nêu nhận xét về hình dạng tế bào.

Tài liệu THCS Bình Chánh

Đáp án:

Tế bào có hình dạng rất đa dạng. Tùy theo từng loại tế bào khác nhau sẽ có hình dạng khác nhau.

Câu hỏi trang 65 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Quan sát kích thước tế bào vi khuẩn, tế bào động vật và thực vật trong hình 18.2 và cho biết tế bào nào phải quan sát bằng kính hiển vi, tế nào nào có thể quan sát bằng mắt thường?

Tài liệu THCS Bình Chánh

Đáp án:

Cả tế bào vi khuẩn, tế bào động vật và thực vật đều chỉ có thể quan sát bằng kính hiển vi mà không thể quan sát bằng mắt thường.

Câu hỏi trang 65 Khoa học tự nhiên 6 – KNTT: Khi thảo luận về kích thước và hình dạng tế bào, bốn bạn học sinh có ý kiến như sau:

Tài liệu THCS Bình Chánh

Đọc ý kiến của các bạn trên và trả lời các câu hỏi sau:

1. Phát biểu của bạn nào đúng?

2. Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng.

Đáp án:

1. Phát biểu của bạn D đúng.

2. Ví dụ chứng minh:

– Ý kiến của bạn A:

+ Ví dụ: Tế bào vảy hành có hình lục giác còn tế bào hồng cầu hình đĩa lõm.

– Ý kiến của bạn B:

+ Ví dụ: Tế bào nấm men có hình cầu, kích thước chiều dài khoảng 6µm, chiều rộng khoảng 5µm. Còn tế bào biểu bì vảy hành có hình lục giác, chiều dài khoảng 200µm, chiều rộng khoảng 70µm.

– Ý kiến của bạn C:

+ Ví dụ: Tế bào vi khuẩn E.coli có chiều dài khoảng 2µm và chiều rộng khoảng 0,25 – 1 µm. Còn tế bào xương ở người có chiều rộng khoảng 5 – 20µm.

 

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 19: Cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào

Bài 20: Sự lớn lên và sinh sản của tế bào

Bài 21: Thực hành: Quan sát và phân biệt một số loại tế bào

Bài 22: Cơ thể sinh vật

Bài 23: Tổ chức cơ thể đa bào

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: KHTN 6 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button