Học Tập

Quy nạp là gì? Đoạn văn quy nạp là gì?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Quy nạp là gì? Đoạn văn quy nạp là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Quy nạp là gì?

Quy nạp là phương pháp đi từ tri thức về cái riêng đến tri thức về cái chung, từ tri thức ít chung đến tri thức chung hơn.

Ví dụ: Nghiên cứu đặc điểm của từng cá thể lạc đà, từ đó rút ra kết luận về đặc điểm chung của loài lạc đà nói chung.

Bạn đang xem: Quy nạp là gì? Đoạn văn quy nạp là gì?

Quy nạp là gì?
Quy nạp là gì?

Đặc điểm của quy nạp

– Quy nạp là quá trình rút ra nguyên lý chung từ sự quan sát một loạt những sự vật riêng lẻ. Điều kiện khách quan của quy nạp là tính lặp lại của một loại hiện tượng nào đó.

Có hai loại quy nạp: Quy nạp hoàn toàn, Quy nạp không hoàn toàn.

+ Phương pháp quy nạp hoàn toàn có tiền để bao chứa toàn bộ đối tượng của sự vật được nói đến, từ đó mà có thể rút ra kết luận chung có tính phổ biến về đối tượng.

+ Phương pháp quy nạp không hoàn toàn trước hết là phương pháp quy nạp giản đơn. Phương pháp này thông qua quan sát nghiên cứu mà tìm ra một thuộc tính nào đó ven có trong sự vật, thuộc tính đó được lặp đi lặp lại nhiều lần và không có gì thay đổi. Từ đó rút ra kết luận các đối tượng thuộc loại này đều có thuộc tính như vậy. Kết luận của phương pháp quy nạp giản đơn có tính chất hoặc nhiên, nó có thể là đúng mà cũng có thể là sai. Phương pháp quy nạp khoa học khắc phục được những hạn chế của quy nạp giản đơn.

– Phương pháp quy nạp giúp cho việc khái quát kinh nghiệm thực tiễn về những cái riêng để có được tri thức kết luận chung. Quy nạp đóng vai trò lớn lao trong việc khám phá ra quy luật, đề ra các giả thuyết.

– Tuy nhiên, quy nạp cũng có những hạn chế của nó, nhất là đối với loại quy nạp phổ thông theo lối liệt kê giản đơn. Thuộc tính chung được rút ra bằng quy nạp từ một số hiện tượng lại có thể không có ở tất cả các hiện tượng cùng loại nếu nó không liên quan đến bản chất của hiện tượng và do các điều kiện bên ngoài quy định. Quy nạp chưa thể xác định được thuộc tính đó là tất nhiên hay ngẫu nhiên.

– Để khắc phục hạn chế của quy nạp, cần phải có diễn dịch và bổ sung bằng diễn dịch.

Đoạn văn quy nạp là gì?

Đoạn quy nạp là đoạn văn được trình bày cụ thể chi tiết từ nhỏ đến lớn, từ các ý rất chi tiết đến ý khái quát hơn, từ ý luận cứ cụ thể đến luận điểm bao trùm.  Do đó mà nằm ở cuối đoạn văn thường là các câu chủ đề khái quát. Ở vị trí này, câu chủ đề không nhằm mục đích định hướng nội dung triển khai cho toàn đoạn ở các ý tiếp theo mà là đóng vai trò khép lại toàn bộ nội dung của đoạn ấy. Các câu trên được trình bày bằng các phương pháp như giải thích, lập luận, cảm nhận và rút ra quan điểm cá nhân.

Đoạn văn quy nạp là gì?
Đoạn văn quy nạp là gì?

Ví dụ về đoạn văn quy nạp

Ví dụ 1

Con cái từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành phần lớn đều chịu ảnh hưởng và được chăm sóc từ mẹ hơn là cha. Các em được bú mẹ, được ẵm, được dỗ dành, được tắm rửa, được mẹ ru ngủ, được mẹ cho ăn, được chăm sóc khi ốm đau,…Bằng sự nhận thức về thế giới thông qua quá trình tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày. Và do tiếp xúc nhiều nên ảnh hưởng đặc biệt từ đức tính của người mẹ, đã dần dần hình thành bản tính của đứa trẻ theo kiểu “mưa dầm thấm lâu”. Ngoài ra, đứa trẻ thường thích bắt chước người khác thông qua mẹ bởi đó là người mẹ nó gần gũi nhất. Phụ nữ là người quan trọng trong gia đình, là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu của gia đình.

Ví dụ 2

Báo hiếu và lòng biết ơn, kính trọng sâu sắc của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Đạo hiếu được thể hiện bằng tình cảm, hành động cụ thể trong cuộc sống hàng ngày. Đó có thể là sự lễ phép, kính trọng, cũng có thể là tình thương yêu, sự thương cảm sâu sắc, đó chính là tinh thần nỗ lực học tập không ngừng, lao động vất vả để đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ.

Trong cuộc sống, nếu chúng ta biết hiếu thảo, yêu thương, tôn trọng những người thân trong gia đình, những người xung quanh chúng ta thì không những chúng ta có thể tạo được niềm vui, hạnh phúc mà còn góp phần làm cho xã hội văn minh hơn. Thực vậy! Đấng đã sinh ra chúng ta, che chở và nuôi nấng chúng ta, dành cho chúng ta tất cả tình yêu thương. Vì vậy, báo hiếu không chỉ là trách nghiệm mà nó còn là nghĩa vụ của mỗi người con mà còn cả những người cháu trong gia đình.

Chúng ta cần ý thức rõ điều này, sống và làm việc có trách nhiệm, luôn kính yêu, kính trọng cấp trên, không ngừng cố gắng để đền đáp công ơn, tình cảm to lớn của cha mẹ. Ngoài ra, cần lên án những thói quen bất hiếu, vô cảm, thậm chí đánh đập người thân của một số bộ phận người dân trong xã hội hiện đại ngày nay. Đạo hiếu luôn là đạo lý tốt đẹp được truyền từ đời này qua đời khác, chúng ta cần phải luôn đề cao và giữ gìn, phát huy tốt truyền thống đạo lý đó.

Ví dụ 3

Trong cuộc sống, chúng ta có xu hướng thường muốn nghe những lời khen thay vì những lời chê trách tiêu cực từ người khác. Nhưng thực ra có phải lời khen nào cũng tốt và lời chê nào cũng xấu? Thực ra, khen và chê đều là những quan điểm cá nhân, đều là những lời nhận xét, góp ý nhằm giúp đối tượng ngày càng hoàn thiện hơn, miễn là khen, chê phải trung thực, chân thành và đúng mực. Khen là đánh giá tích cực, còn chê là ngược lại với nhận xét, đánh giá một cách tiêu cực. Khen, chê diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề, không phân biệt không gian, thời gian, địa điểm, lứa tuổi,…

Làm việc không tốt thì bị phê bình, làm bài tốt thì được cô giáo khen, hay đơn giản chỉ là một hành động nhỏ như nhặt rác bên ven đường vứt đúng vào nơi quy định cũng là một điều rất đáng quý. Khen và chê đều quan trọng, không nên đặt nhẹ nhưng cần phải đúng mực, cần phải cân bằng giữa chúng.

Nếu khen đúng sẽ là lời khích lệ chúc mừng, nếu khen quá đà thì có thể sẽ là tâng bốc. Nếu chỉ trích không khéo léo sẽ dễ biến thành những lời khiếm nhã, lăng mạ, xúc phạm. Nếu bạn muốn bản thân trở nên hoàn hảo, hãy lắng nghe những nhận xét của người khác. Khen, chê giúp chúng ta nhìn nhận lại bản thân, sống có trách nhiệm hơn, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân, hướng đến một cuộc sống hoàn thiện về nhân cách, tâm hồn con người.

Mối quan hệ giữa quy nạp và diễn dịch

– Mặc dù quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức có chiều hướng đối lập nhau, nhưng chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau, làm tiền đề cho nhau, cái này đòi hỏi cái kia và bổ sung cho cái kia.

Do đó, không nên tách rời quy nạp và diễn dịch, cường điệu phương pháp này mà hạ thấp phương pháp kia và ngược lại. Chúng phải đi đôi với nhau như tổng hợp và phân tích. Ta phải sử dụng mỗi cái đúng chỗ và chỉ như vậy thì mới có thể góp phần nhận thức được đúng đắn sự vật, hiện tượng.

– Nhờ khái quát các tài liệu kinh nghiệm đã được tích lũy, quy nạp chuẩn bị căn cứ để dự kiến về nguyên nhân các hiện tượng nghiên cứu, về sự tồn tại một mối liên hệ tất yếu nhất định.

Còn diễn dịch thì luận chứng về mặt lý thuyết cho những kết luận thu được bằng con đường quy nạp, loại trừ tính không chắc chắn của những kết luận ấy và biến chúng thành những tri thức tin cậy.

Quy nạp giúp ta hiểu được cái chung, còn diễn dịch giúp ta đi từ cái chung để hiểu cái riêng. Quá trình nhận thức là đi từ cái riêng đến cái chung và từ cái chung đến cái riêng. Vì vậy, ta phải vận dụng tổng hợp cả quy nập và diễn dịch trong nhận thức và nghiên cứu khoa học.

Hướng dẫn cách viết đoạn văn quy nạp

Đặc trưng của đoạn văn quy nạp:

– Câu chủ đề đặt ở phần kết đoạn để tổng kết, kết luận các ý ở thân đoạn.

– Thân đoạn là các ý được triển khai, giải thích, làm rõ câu chủ đề.

Hướng dẫn cách viết đoạn văn quy nạp
Hướng dẫn cách viết đoạn văn quy nạp

Cách viết đoạn văn theo cách lập luận quy nạp:

a) Sự chuẩn bị:

-Trước hết cần căn cứ vào đề bài và yêu cầu của đề mà xác định chủ đề của đoạn văn, hoàn chỉnh câu chủ đề.

-Dựa vào chủ đề của đoạn xác định được những ý cụ thể sẽ trình bày ở thân đoạn.

-Sắp xếp các ý tìm được thành bố cục đoạn văn quy nạp.

b) Câu chủ đề nằm ở phần kết đoạn cần bao hàm được toàn bộ nội dung đã trình bày ở thân đoạn.

c) Sau đó, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh theo dàn ý đã chuẩn bị.

* Lưu ý:

– Câu bắt đầu của đoạn cần tránh gây ấn tượng là câu khái quát.

– Các ý ở thân đoạn cần sắp xếp theo trình tự hợp lí để dẫn đến kết đoạn.

– Phân tích dân chứng hướng về ý khái quát (tổng kết, kết luận) đặt cuối đoạn văn.

– Câu kết luận phải có từ mang ý nghĩa tổng kết (VD: như vậy, tóm lại, nói chung là, …) nhưng vẫn đảm bảo được sự liên kết với các câu trên.

***

Trên đây là nội dung bài học Quy nạp là gì? Đoạn văn quy nạp là gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

Rate this post

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button