Học TậpLớp 4Tiếng Việt lớp 4

Soạn bài: Trăng ơi…từ đâu đến? trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Nội dung

Tình cảm yêu mến, sự gần gũi của tác giả với ánh trăng, sự cảm nhận độc đáo về nguồn gốc của trăng.

Câu 1

Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với những gì?

Bạn đang xem: Soạn bài: Trăng ơi…từ đâu đến? trang 107 SGK Tiếng Việt 4 tập 2

Hướng dẫn giải:

So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật kia có nét tương đồng để tăng sức gợi hình gợi cảm. Một số từ so sánh thường dùng là: như, tựa như, tựa,…

Lời giải:

Trong hai khổ thơ đầu trăng được so sánh với quả chín treo trước nhà và mắt cá chẳng bao giờ chớp mi.

Câu 2

Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?

Hướng dẫn giải:

Con đọc kĩ khổ thơ thứ 1 và thứ 2.

Lời giải:

Tác giả nghĩ như vậy vì tác giả luôn hình dung “trăng hồng như quả chín” và “trăng tròn như mắt cá”.

Câu 3

Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, trăng gắn với một đối tượng cụ thể nào?

Hướng dẫn giải:

Con đọc kĩ khổ thơ 3, 4, 5.

Lời giải:

Trong các khổ thơ tiếp theo trăng luôn gắn với một đối tượng cụ thể. Đó là sân chơi, quả bóng. Lời mẹ hát ru con, là chú bộ đội hành quân trên đường. Dưới con mắt nhìn của trẻ thơ, vầng trăng hiện lên thật thân thương, gần gũi.

Câu 4

Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước như thế nào?

Hướng dẫn giải:

Con suy nghĩ và trả lời.

Lời giải:

Tác giả rất yêu trăng, rất quý mến và tự hào về quê hương đất nước.

Bài đọc

Trăng ơi… từ đâu đến?

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ cánh rừng xa

Trăng hồng như quả chín

Lửng lơ lên trước nhà.

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay biển xanh diệu kì

Trăng tròn như mắt cá

Chẳng bao giờ chớp mi.

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ một sân chơi

Trăng bay như quả bóng

Bạn nào đá lên trời.

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ lời mẹ ru

Thương Cuội không được học

Hú gọi trâu đến giờ!

 

Trăng ơi… từ đâu đến?

Hay từ đường hành quân

Trăng soi chú bộ đội

Và soi vàng góc sân.

 

Trăng từ đâu… từ đâu?

Trăng đi khắp mọi miền

Trăng ơi, có nơi nào

Sáng hơn đất nước em…

TRẦN ĐĂNG KHOA

Diệu kì: như có phép mầu, khiến người ta phải thán phục, ngợi ca.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Tiếng Việt lớp 4

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button