Học TậpLớp 9

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón lớp 9 hay nhất (20 Mẫu)

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón bao gồm 20 bài mẫu hay nhất được thầy cô trường THCS Bình Chánh chọn lọc từ các bài văn đạt điểm cao trên toàn quốc. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích cho các em lớp 9 có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón
Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón

Mục lục

Dàn ý thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón

Dàn ý thuyết minh về cái quạt lớp 9

1. Mở bài

Bạn đang xem: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón lớp 9 hay nhất (20 Mẫu)

Giới thiệu và dẫn dắt vào hình ảnh cái quạt điện.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc của quạt điện

Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala đã phát minh ra chiếc quạt máy đầu tiên.

Đến cuối thế kỷ XIX, khi Edison và Tesla phát hiện nguồn năng lượng điện, quạt chạy bằng cơ đã được cải tiến thành quạt chạy bằng điện.

Đến năm 1882 thì Philip Diehl giới thiệu quạt trần. Ông được xem là cha đẻ của quạt hiện đại.

b. Thuyết minh chi tiết

Cấu tạo cơ bản của quạt điện gồm 4 phần: động cơ điện, cánh quạt, vỏ quạt và bộ điều khiển.

– Động cơ điện là phần cốt lõi quyết định chất lượng của chiếc quạt. Quạt chạy có êm ái, bền bỉ hay không phụ thuộc vào chất lượng của động cơ. Khi động cơ hoạt động, trục xoay của nó sẽ làm quay cánh quạt.

– Cánh quạt có thể có từ 3 – 5 cánh, đôi khi có dạng lồng sóc, cung cấp luồng không khí làm mát.

– Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu nhựa để bảo vệ thân quạt. Vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. T

– Bộ điều khiển là các nút bấm để tắt, mở hoặc thay đổi tốc độ quay của quạt.

c. Công dụng của quạt điện

Quạt điện là thiết bị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực. Ngoài chức năng cơ bản để chống nóng, nhiều người thường sử dụng quạt điện để thổi khô quần áo, tóc tai…

Quạt điện còn được dùng bật để xua đuổi côn trùng không cho chúng cắn người,…

d. Lưu ý khi sử dụng quạt điện và bảo quản quạt điện

Không nên ngồi trước quạt máy quá lâu. Nhiệt độ cơ thể bị giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, khiến ta dễ bị cảm gió, khô da.

Nên để quạt ở chế độ xoay, luồng gió sẽ phát tán đi nhiều hướng nên không làm giảm quá nhiều nhiệt độ bề mặt da người. Từ đó tránh được việc bị đau lưng, mệt mỏi.

Khoảng cách hợp lý để đặt quạt là phải cách xa trên 2m.

Không nên để quạt quay ở tốc độ tối đa trong một thời gian dài. Định kỳ sáu tháng, ta châm dầu nhớt vào trục xoay và các bạc đạn.

Thường xuyên lau chùi quạt sạch sẽ, rửa cánh quạt khi nó đóng bụi quá nhiều. Nếu phát hiện những bất thường khi quạt hoạt động như có tiếng kêu lọc cọc, cánh quạt bị lỏng, vỏ quạt bị nứt… thì ta phải nhanh chóng đem đi sửa chữa.

3. Kết bài

Khái quát lại về hình ảnh cái quạt điện.

Dàn ý thuyết minh về cái bút lớp 9

1. Mở bài

Giới thiệu những nét cơ bản, khái quát về cây bút máy.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc và sự ra đời của bút máy

– Những chiếc bút máy đầu tiên có lẽ ra đời ở đất nước Ai Cập cổ đại, chúng được làm từ những cây sậy rỗng ruột và một đầu có bọc đồng.

– Những chiếc bút bằng thép đầu tiên ra đời ở Anh vào khoảng năm 1780 nhưng không thật sự nhận được sự yêu thích của mọi người.

– Năm 1880, chiếc bút máy đầu tiên chính thức xuất hiện ở Mĩ

– Ngày nay, bút máy được sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới với nhiều mẫu mã đa dạng và phong phú hơn.

b. Những đặc điểm nổi bật của bút máy

– Mỗi chiếc bút máy thường có độ dài khoảng 15 xăng-ti-mét

– Cấu tạo ba phần là vỏ bút, ruột bút và ngòi dẫn.

+ Vỏ bút

  • Bộ phận bên ngoài cùng của chiếc bút, để bảo vệ ruột bút.
  • Được chia làm hai phần là phần dưới dùng để bảo vệ cho ruột và phần nắp bút để bảo vệ ngòi bút khi không cần sử dụng nữa. Nắp bút thường được làm thêm một chiếc khuy cài để người sử dụng có thể cài vào sách hay túi áo.
  • Vỏ của chiếc bút máy có thể được làm bằng nhựa hay kim loại và
  • Ngày nay, để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người sử dụng chúng thường được vẽ, trang trí thêm những hình ảnh ngộ nghĩnh với nhiều màu sắc khác nhau.

+ Ruột bút được cấu tạo bởi hai bộ phận là ống mực dự trữ và ống dẫn mực.

+ Ngòi bút:

  • Được làm bằng kim loại
  • Có nhiều hình dáng khác nhau như ngòi tròn (còn gọi là ngòi thường) để viết chữ bình thường ngay cả khi thay đổi hướng hướng bút và loại ngòi dùng để viết nét thanh nét đậm

c. Công dụng, nhược điểm của bút máy và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng

– Công dụng:

  • Dùng để viết chữ hằng ngày và đặc biệt có vai trò to lớn đối với người luyện viết chữ đẹp.
  • Món quà giàu ý nghĩa đối với những người thân yêu.

– Nhược điểm: nếu không biết cách sử dụng sẽ khiến mực dây vào người và những vật dụng xung quanh, ngòi bút nếu bị va chạm mạnh sẽ bị gai, không thể sử dụng được tiếp,…

– Những lưu ý khi sử dụng bút máy:

  • Khi mua cần lựa chọn loại ngòi bút phù hợp với mục đích sử dụng của mình và cần kiểm tra nó thật kĩ càng bằng cách ấn nhẹ ngòi bút xuống giấy để có thể kiểm tra độ êm tay của ngòi.
  • Khi sử dụng cần bơm mực đầy ống mực bằng cách bóp mạnh rồi sau đó cầm phần đầu bút vào bình mực và buông tay từ từ, tránh để mực dây ra người và những vật dụng xung quanh.
  • Khi sử dụng cần tránh để ngòi bút bị gai ra bằng cách tránh không để bút bị rơi hay đặt mạnh tay xuống bàn và khi sử dụng xong thì cần nắp ngay ngòi bút lại.
  • Không nên nắp ngòi bút quá mạnh hay quá chặt
  • Sau một thời gian sử dụng cần phải lau chùi, vệ sinh bút bằng nước ấm sau đó mới bơm mực và sử dụng tiếp.

3. Kết bài

Khái quát lại những đặc điểm cơ bản, giá trị, ý nghĩa của cây bút máy và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Dàn ý thuyết minh về cái nón lớp 9

1. Mở bài

Giới thiệu vài nét về chiếc nón lá Việt Nam.

2. Thân bài

a. Cấu tạo

Các cấu tạo chung như hình dáng, màu sắc, vật liệu làm nón lá,…

Làm (chằm) nón:

+ Sườn nón sẽ được làm bằng các nan tre. Các nan tre sẽ được uốn thành vòng tròn. Đường kính vòng tròn lớn nhất khoảng 40 – 50 cm. Các vòng tròn sẽ nhỏ dần, từ ngoài vào trong đến trung tâm chiếc nón.

+ Chằm nón: đặt lá lên sườn nón rồi dùng dây cước và kim khâu để chằm nón tạo thành hình chóp.

+ Xử lý lá: lá cắt về phơi khô, xén tỉa theo kích thước phù hợp.

+ Trang trí: sau cùng là công đoạn trang trí, người làm sẽ quét một lớp dầu bóng để chống nắng, mưa cũng như làm đẹp.

Các địa điểm làm nón lá nổi tiếng: các địa điểm làm nón lá nổi tiếng tại nước ta: Huế, Quảng Bình, Hà Tây (làng Chuông),…

b. Công dụng

– Chiếc nón lá có ý nghĩa giá trị vật chất và giá trị tinh thần đối với con người.

Trong cuộc sống nông thôn: Người ta dùng nón khi nào? công dụng gì? Những hình ảnh đẹp gắn liền với chiếc nón lá.

Sự gắn bó giữa chiếc nón lá và người dân ngày xưa: Trong câu thơ, ca dao: nêu các ví dụ. Câu hát giao duyên: nêu các ví dụ

– Trong cuộc sống hiện đại: Trong sinh hoạt hàng ngày và trong các lĩnh vực khác (Nghệ thuật, du lịch).

c. Bảo quản

Chiếc nón lá phủ lên 2 mặt 1 lớp nhựa thông pha với dầu hỏa. Cóp nón khâu thêm 1 mảnh vải nhỏ để bảo vệ khỏi va quệt trầy xước khi sử dụng.

3. Kết bài

Đưa ra nhận định về vai trò, cũng như cảm nghĩ về chiếc nón lá trong đời sống con người Việt Nam.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 1

Việt Nam là đất nước giàu truyền thống văn hóa dân tộc với nhiều nét văn hóa đặc trưng khác nhau. Một trong những hình ảnh gắn liền với người phụ nữ truyền thống rất đẹp, rất Việt Nam mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là hình ảnh chiếc nón lá.

Nón lá đã xuất hiện từ rất lâu đời. Từ thuở xa xưa, nón đã được dùng để che nắng mưa cho người nông dân. Chiếc nón có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm. Nón lá gần với đời sống nông nghiệp, một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre lúc nghỉ ngơi dùng nón quạt cho mát mẻ ráo mồ hôi. Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại nón khác nhau như: Nón dấu, nón gò găng hay nón ngựa, nón rơm, nón quai thao, nón cời, nón Gõ, nón lá Sen, nón thúng, nón khua, nón chảo, nón cạp, nón bài thơ,… Mỗi loại nón lại có một tác dụng, công dụng khác nhau.

Để làm ra một chiếc nón phải trải qua nhiều quy trình khác nhau đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của người thợ. Với cây mác sắc, người thợ nghề chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành một cách công phu; sau đó uốn thành vòng thật tròn trịa và bóng bẩy. Để có được lá đẹp, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Người ta chặt những bé lá còn búp, cành bé lá có hình nan quạt nhiều lá đơn chưa xoè ra hẳn phơi khô, cột lại thành từng bó nhỏ gánh bán cho những vùng quê có người chằm nón. Bé lá non lúc khô có màu trắng xanh, người mua phải phơi lá vào sương đêm cho lá bớt độ giòn vì khô, mở lá từ đầu tới cuồng lá, cắt bỏ phần cuối cùng, dùng lưỡi cày cũ hay một miếng gan, đặt trên nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ độn giống như củ hành tây, người ta đè và kéo lá nón thẳng như một tờ giấy dài màu trắng, có nổi lên những đường gân lá nhỏ, lựa những lá đẹp để làm phần ngoài của nón. Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa nức miệng nón và làm quai, người ta phết phía ngoài lớp mỏng sơn dầu trong suốt nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong là ta đã có được một chiếc nón thành phẩm.

Họ hàng nón lá từ lâu đã đi vào thi ca bình dân Việt Nam. Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu nữ. Buổi tan trường, các con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè oi ả bởi những dáng mảnh mai với áo dài trắng, nón trắng và tóc thề. Nghề nón là thuộc thị trấn Gò Găng, gần đây nón Gò Găng còn được xuất khẩu sang các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia dưới dạng cải biên cho hợp với xứ người.

Chiếc nón là một phần quan trọng không thể thiếu trong bản sắc văn hóa Việt Nam, đã góp phần không nhỏ làm nên hình ảnh dịu dàng, duyên dáng của người phụ nữ Việt. Nhiều năm tháng qua đi nhưng hình ảnh chiếc nón lá thân thuộc, gần gũi vẫn còn đó và là niềm tự hào của bao thế hệ con người Việt Nam.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 2

“Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay

Nón bài thơ e lệ nép trong tay.”

Biết bao nét đẹp truyền thống từ ngàn đời xưa đã được lưu truyền và trở thành một dấu ấn quen thuộc trên mảnh đất chữ S thân thương này. Bên cạnh tà áo dài thướt tha của người phụ nữ Việt Nam, chiếc nón lá cũng là một sự hiện thân cho những phẩm chất cao quý và nét đẹp của con người Việt, đất nước Việt.

Nón lá là một di sản văn hóa và cũng là một vật dụng thân thiết của biết bao người Việt Nam. Dù ở bất kỳ nơi đâu, bất kì khoảng thời gian nào, ta đều có thể bắt gặp hình ảnh chiếc nón lá trong cuộc sống thường nhật. Chiếc nón ấy dùng để che nắng, che mưa cho người nông dân. Chiếc nón ấy theo mẹ, theo bà trên con đường đi chợ, theo cha, theo ông trên những con đò gập ghềnh hay những nương rẫy … Hầu như chỉ cần đem chiếc nón đến bất cứ nơi đâu, mọi người sẽ đều nhận ra và thốt lên rằng: “À, họ là người Việt Nam”.

Chiếc nón có lịch sử lâu đời đã khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm trước. Do đất nước ta phải chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nắng lắm mưa nhiều mà ông cha ta đã lấy lá kết vào nhau để làm nên vật dụng đội lên đầu che nắng che mưa. Đó là sự ra đời của một chiếc nón sơ khai. Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát triển, bàn tay của con người cũng tinh xảo và khéo léo hơn, nên chiếc nón ngày nay đã được chế tạo kỳ công và điêu luyện hơn. Dù là vậy, nhưng chiếc nón là vẫn giữ nguyên được bản sắc và linh hồn dân tộc.

Có rất nhiều loại nón khác nhau như nón dấu, nón gò găng hay nón ngựa, nón rơm, nón quai thao, nón cời, nón Gõ, nón lá Sen, nón thúng, nón khua, nón chảo, nón cạp, nón bài thơ,… Điểm chung của các loại nón chính là sự tỉ mỉ và tính nghệ thuật được thể hiện trên mỗi chiếc nón.

Muốn làm ra một chiếc nón thì cần phải qua nhiều công đoạn lớn nhỏ khác nhau như: chọn lá, phơi lá, rẽ lá, là lá, vức vòng, dán nón, khâu nón, cạp nón, lồng nhôi… Và khâu nào cũng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ của mỗi người thợ.

Để có được một màu sắc đẹp cho nón, họ thường chọn lá nón non vẫn giữ được màu xanh nhẹ, ủi lá nhiều lần cho phẳng và láng. Sau đó phải đem phơi vài ngày để lá chuyển từ màu xanh sang trắng mới có thể sử dụng được. Khi xây và lợp lá, người ta phải khéo léo sao cho khi chêm lá không bị chồng lên nhau nhiều lớp để nón có thể thanh và mỏng. Quá trình phơi lá sẽ kéo dài từ hai đến bốn tiếng. Về khâu làm vành nón, đây là một bước then chốt để tạo sự chắc chắn và bền bỉ cho nón. Người thợ cần phải lựa chọn nan tre có độ mềm và dẻo dai. Khi chuốt tre thì cần phải chuốt tỉ mỉ để đến khi nào có thể uốn cong mà không sợ gãy. Sau đó người dùng sẽ uốn theo những đường kính từ nhỏ đến lớn tạo thành khung cho nón lá sao cho tạo thành một hình chóp vừa vặn. Sau khi làm xong khung nón, họ sẽ giữ cho khung và lá bám chặt vào nhau, đó là bước chằm nón. Thường thì người làm sẽ chằm bằng sợi nilon mỏng nhưng có độ dai, màu trắng trong suốt. Chằm xong nón tháo khỏi khung, cắt lá thừa ở nơi miệng nón và làm quai. Để tăng thêm tính thẩm mĩ và độ bền khi tiếp xúc với thời tiết, người ta phết phía ngoài một lớp mỏng sơn dầu trong suốt để nước mưa không thấm qua các lỗ kim vào bên trong. Chiếc nón là cuối cùng đã được hoàn thành sau biết bao công đoạn tỉ mỉ và chau chuốt của người thợ đa tài.

Không chỉ là một vật che mưa, che nắng, những chiếc nón còn trở thành vật “trang sức” của biết bao thiếu nữ và tà áo dài thướt tha. Chiếc nón còn được đi vào trong những trang văn, trang thơ, trở thành một cảm hứng bất tận của những người nghệ sĩ. Thật không xa lạ gì với hình ảnh chiếc nón lá xuất hiện trong những bài thơ, bài văn mộc mạc mà thướt tha, trong những lời ca trữ tình, dịu ngọt.

Chiếc nón đã đồng hành với người Việt chúng ta qua bao đời như một hình ảnh biểu trưng tuyệt đẹp tồn tại mãi trong cuộc sống bình dị của nhân dân. Chiếc nón đậm đà bản sắc dân tộc ấy đã góp phần khẳng định sự trường tồn của những di sản văn hóa và lịch sử hào hùng, thân thương của đất nước Việt Nam oai hùng.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 3

Từ lâu, chiếc nón lá đã trở thành vật dụng quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh thiếu nữ mặc tà áo dài thướt tha bên chiếc nón bài thơ đã làm nên bản sắc của đất nước. Có thể nói, chiếc nón lá là một phần hồn, một phần người, một phần trầm tích của nền văn hóa xứ sở.

Chiếc nón xuất hiện vào thế kỉ XIII, thời nhà Trần. Khi ấy, nón có bốn loại: nón tam giang cho các ông già bà cả, nón lá cho nhà giàu, quyền quý, nón tu lờ cho nhà sư, nón chéo vành cho lính. Thời xưa, nón thúng rộng vành nặng, đến đầu thế kỉ XX được cải tiến như bây giờ, nhẹ nhàng và thanh thoát. Đó là nón chóp nhọn đầu, loại nón được dùng phổ biến nhất.

Nón làm từ ba loại vật liệu: tre để làm vành, lá để lợp, sợi móc để khâu. Lá làm nón là lá gồi, lá cọ được lấy từ vùng trung du hoặc núi cao. Để lá có độ bền phải qua một quá trình sơ chế: phơi khô trong nắng nhẹ, sấy bằng hơi đốt diêm sinh sao cho lá có màu trắng, chọn những lá bánh tẻ có độ bền cao rồi dùng bàn là là cho phẳng. Thân tre chẻ nhỏ, chuốt tròn rồi uốn thành 16 vành với kích thước khác nhau.

Sợi móc bằng nilong bán nhiều trong các cửa hàng tạp hóa. Khung nón gồm 5 thanh tre dẹt, mỗi thanh dài khoảng 25cm có từ 15 đến 16 khấc với khoảng cách đều nhau. Để khớp các vành, một đầu các thanh tre chụm vào nhau để tạo chóp nhọn còn đầu kia gắn vào vành to nhất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ vật liệu và công cụ như kim, dao, kéo… người thợ bắt đầu dựng khung, khớp vàng vào khung và lợp lá nón. Là được lợp hai lớp, ở giữa có thể thêm một lớp mo tre. Khi lợp phải chú ý lợp sao cho đều, cho kín. Lợp xong bắt đầu khâu để khớp vàng nón với lá nón. Đường khâu bắt đầy từ vàng nhỏ nhất dần đến các vành to hơn. Khâu nón là việc đòi hỏi phải cẩn thận và tỉ mỉ nhất, mũi kim phải nhỏ, đường chỉ phải đều.

Trong các vật dụng đội đầu thì chiếc nón là có giá cả vừa phải và dùng để che mưa che nắng là tốt hơn cả. Với hình chóp nhọn, trời mưa nhanh róc nước còn trời nắng thì thoáng mát. Nón gắn bó với người nông dân hết cả cuộc đời. Nghề làm nón còn tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân lúc nông nhàn. Những làng nghề nổi tiếng đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước châu Âu, châu Á đem lại lợi nhuận không nhỏ.

Người phụ nữ Việt Nam mặc áo dài, đội trên đầu chiếc nón lá toát lên vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng, dịu dàng. Chiếc nón còn sử dụng làm đạo cụ trong các điệu múa truyền thống như múa nón.

Cuộc sống hiện đại ngày nay có nhiều vật dụng có thể thay thế chiếc nón như mũ, ô song không thể phủ nhận vai trò của chiếc nón trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Người Việt Nam có quyền tự hào về chiếc nón lá bởi nó là bản sắc dân tộc, là nét đẹp riêng của nền văn hóa Việt. Mỗi công dân chúng ta phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ bản sắc dân tộc đến những vật dụng như nón lá không bị lãng quên theo thời gian.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 4

Từ bao đời nay, chiếc nón lá là đồ vật quen thuộc của các bà, các mẹ, các chỉ không chỉ có công dụng như một thứ để che chắn nắng hàng ngày mà còn là một món phụ kiện làm tăng thêm nét duyên dáng, nữ tính cho người phụ nữ.

Nói về nón lá, chúng ta đều biết nón lá đã xuất hiện từ rất sớm trong dòng lịch sử của dân tộc, bằng chứng là hình ảnh chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịch từ những năm 2000-3000 trước công nguyên. Và đến ngày nay, nón lá vẫn là một sản phẩm thủ công được duy trì tại những làng nghề nổi tiếng như Dạ Lê (Hương Thủy), Đồng Di (Phú Vang), Phủ Cam (Huế). Những nơi này đã trở thành điểm du lịch hút khách cũng chính bởi sản phẩm thủ công tinh tế mà chúng sản sinh ra – nón lá. Nón lá được làm từ lá dừa hoặc lá cọ. Lá dừa phải là lá khô, được xử lí đặc biệt tuy thế người ta vẫn chuộng lá có hơn vì chỉ lá cọ mới tạo nên chiếc nón lá hoàn mĩ nhất. Lá cọ được chọn phải là non vừa với gân lá xanh và màu lá trắng. Sau khi được hơ trên bếp than và phơi sương khoảng 4 tiếng, nón lá sẽ có màu trắng xanh và hiện rõ vân lá màu xanh nhẹ. Tiếp đến công đoạn chằm nón, người thợ phải chằm bằng sợi cước dẻo thật đều tay, sau đó cố định nón bằng nan tre đã uốn khéo thành vòng tròn, cuối cùng cố định chóp nón. Việc còn lại, chỉ cần quét vài lớp dầu bên ngoài lớp lá để nón thêm bóng đẹp và cài thêm dải lụa làm quai đeo để nón thêm duyên dáng là ta đã có một chiếc nón lá thành phẩm hoàn mĩ. Và để giữ gìn sự hoàn mĩ ấy, ta chỉ nên dùng nón khi trời nắng, tránh nước và khi không dùng đến thì để ở những nơi râm mát.

Như đã nói, nón lá vừa có tác dụng che mưa che nắng vừa có tác dụng thẩm mỹ, tô điểm cho vẻ yêu kiều của người phụ nữ. Hình ảnh người nông dân cày sâu cuốc bẫm trên những cánh đồng rộng lớn với chiếc nón lá che ở trên đầu từ lâu đã không còn xa lạ. Hay hình ảnh những người lao động, những dì bán nước cùng ngồi tại gốc đa đầu làng, tay phe phẩy chiếc nón để làm dịu mát những ngày hè oi ả cũng đã vô cùng quen thuộc ở nông thôn xưa. Nay, đất nước hiện đại hơn, chiếc nón ít xuất hiện trong cuộc sống đô thị đời thường nhưng lại đi vào những điệu múa truyền thống, những vở kịch, những câu hát dân ca. T ta còn dùng nón lá để là vật làm duyên cho những chiếc áo dài thướt tha duyên dáng và những bộ áo tứ thân, áo bà ba mềm mại chịu dàng. Không chỉ có vậy, nón lá còn trở thành quà tặng mang đậm truyền thống văn hóa dành cho khách du lịch nước ngoài, trở thành món đồ lưu niệm lưu giữ những nét đẹp của đất nước và con người Việt Nam. Thậm chí trong những lần lãnh đạo các nước đặt chân, chiếc nón lá cũng trở thành món quà đầy ý nghĩa thê hiện lòng hiếu khách của người dân Việt Nam.

Bởi những công dụng thiết thực cùng những ý nghĩa vô vùng sâu sắc của chiếc nón lá, ta cần duy trì nghề làm nón và những làng nghề làm nón lâu đời. Bằng cách ấy, ta không chỉ bảo tồn được một vật dụng đẹp đẽ hữu ích mà còn lưu giữ được nét đẹp văn hóa nước nhà.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 5

Cùng với chiếc áo bà ba, chiếc “nón lá” đã theo chân người phụ nữ miệt vườn, cùng với chiếc xuồng ba lá bồng bềnh theo con nước lớn, nước ròng, dầm mưa dãi nắng sớm chiều… Từ lâu chiếc nón lá đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong trang phục của người phụ nữ miền Nam nói riêng và phụ nữ Việt Nam nữ chung.

Ngày nay chiếc nón lá là hình ảnh quen thuộc và gần gũi với mọi người, nhưng có ai biết đâu để có chiếc nón lá đội đầu che mưa, che nắng và để làm duyên, ngày xưa tổ tiên chúng ta đã đổ bao tâm sức đề nghĩ ra và làm nên chiếc nón lá này. Nón lá có dạng hình chóp. Nón lá có nhiều loại khác nhau. Nón Gò Găng (sản xuất ở Bình Định làm bằng lá dứa, thường dùng khi đội đầu cưỡi ngựa), nón quai thao (người miền Bắc Việt Nam thường dùng khi lễ hội), nón bài thơ (ở Huế là thứ nón lá trắng và mỏng có lộng hình hoặc một vài bài thơ), nón dấu (nón có chóp nhọn của chú lính thời xưa)… Nón làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như lá cọ, lá dừa, lá buông,… nhưng chủ yếu làm bằng lá nón. Lá nón nguyên liệu được sử dụng là lá không quá non cũng không quá già – lá thường đang còn búp vừa đủ một tháng tuổi và phát triển hết chiều dài, chiều ngang, chưa chuyển sang màu xanh đậm, các bẹ lá ôm khít với nhau, chưa bung ra, có độ mềm với chiều dài khoảng 40 – 50 cm.

Để làm ra được một chiếc nón lá vừa đẹp, vừa bền là cả một nghệ thuật và công phu của những nghệ nhân, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn của quy trình sản xuất.

Trong khâu kỹ thuật, thợ làm nón lá có kinh nghiệm chọn lá dù cô cũng còn giữ được màu xanh nhẹ, 16 vành nức thường mảnh được vuốt tròn trĩnh, tỉ mỉ và công phu. Lá được ủi nhiều lần, cẩn thận cho thật phẳng và láng. Hình dáng của chiếc nón lá phụ thuộc rất nhiều vào khung chằm. Khung chằm ( còn được gọi là khuôn nón ) phải được đặt riêng với yêu cầu cụ thể để dáng của chiếc nón lá sau này cân đối, đẹp mắt, vừa ý. Người thợ làm khung nón giữ kỹ thuật tạo dáng, khoảng cách giữa các vành và độ tròn của vành… như một thứ gia bảo cha truyền con nối, theo một thẩm mĩ dân gian “hay mắt” mà thật ra là cả một tỉ lệ thích hợp đã được nhiều đời và nhiều vùng kiểm nghiệm “thuận mắt ta ra mắt người”.

Khi xây và lợp lá phải thật khéo, nhất là khâu sử dụng lá chêm, tránh việc chồng nhau nhiều lớp để sao cho nón thanh và mỏng, mũi chỉ chằm phải để kẽ lá ôm khích lấy nhau.

Khi nói chằm hoàn tất người thợ đính cái xoài bằng chỉ màu rất đẹp vào chóp nón sau đó mới phủ dầu nhiều lần, phơi đủ nắng để thành nón bóng láng và giữ được bền.

Từ khi có mặt với chức năng là “cái nón”, thì chiếc nón đã theo chân người nông dân ra đồng, theo người phụ nữ đi sớm về trưa, được và dùng để quạt cho cháu vào giấc ngủ, được các bà mẹ vỗ về đội vào đầu và nắm tay dìu con đến trường. Nón cũng được các bà mẹ sụt sùi nước mắt đặt nhẹ lên đầu người con gái thương yêu trước khi lên xe hoa về nhà chồng. Chiếc nón lá còn có mặt trong sách vở, thi ca, qua câu hò tiếng hát của người bình dân để ca ngợi tình yêu trai gái… và chiếc nón thực sự trở thành một phần trong cuộc sống vô cùng đẹp và lãng mạn của đời mình.

Từ lâu chúng ta đã biết đến chiếc nón lá như một đồ vật rất quen thuộc bởi nó đã gắn bó và trở thành một phần trong cuộc sống của người dân Việt Nam. Nón lá gần với đời sống tạo nhiều nét bình dị, duyên dáng và thực tiễn trong đời sống nông dân “một nắng hai sương” trên cánh đồng, bờ tre làng. Cùng với chiếc áo dài thì chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng, một hình ảnh truyền thống của văn hóa Việt Nam.

Chiếc nón lá đã tự nhiên đi vào huyền thoại là một nét đẹp văn hóa, mang cái tâm hồn dân tộc gợi cảm ứng cho thơ ca. Chiếc nón lá chỉ từ 45 – 50 nghìn đồng mà nó tô lên nét đẹp, vẻ duyên dáng của người Việt Nam.

Do hiện đại có rất nhiều công ty sản xuất ra biết bao nhiêu là ô, mũ,… xinh xắn và lộng lẫy, nhưng trên khắp các nẻo đường nông thôn đến thành thị, hình ảnh chiếc nón lá vẫn xuất hiện chứng tỏ sự tồn tại của nó cùng thời gian cả về giá trị sử dụng lẫn nét đẹp văn hóa thuần phong mĩ tục của dân tộc Việt Nam.

Những đồ dùng muốn bền và đẹp thì cần bảo quản tốt, chiếc nón lá cũng vậy, sau khi đã sử dụng, người phụ nữ Việt Nam đều mắc lên và bao lại cẩn thận. Cũng vì thế mà sử dụng sẽ lâu hơn.

Dẫu chiếc nón lá làm ra không dành riêng cho phái nữ, nhưng nói đến cái nón lá xưa nay người mình có thói quen liên tưởng đến người phụ nữ “nón nghiêng che” đầy ấn tượng!

So với chiếc nón lá các vùng miền khác thì nón Huế đi vào thơ ca, nhạc họa nhiều nhất. Hình ảnh cô gái Huế với chiếc nón lá bài thơ, khi che trên đầu, khi cầm trên tay, khi nghiêng nghiêng e thẹn đã tạo nên một vẻ đẹp rất Huế. Đã từ lâu rồi, khi nhắc đến nón bài thơ, người ta đều nghĩ ngay đến Huế.

Chiếc nón lá Việt Nam là một vật dụng không thể thiếu và là người bạn thân thiết đối với con người. Tuy nó mang giá trị vật chất không cao nhưng về giá trị tinh thần thì không chiếc nón nào so sánh được.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 6

Cuộc sống con người ngày càng hiện đại, tân tiến với nhiều những phát minh ra đời phục vụ cho cuộc sống. Tuy nhiên, một trong những vật tưởng chừng nhỏ bé, đơn giản nhưng góp một phần rất lớn vào việc làm cho cuộc sống con người thêm hiện đại hơn mà chúng ta phải kể đến chính là chiếc quạt điện.

Theo lịch sử ghi lại, một trong những người tạo ra quạt điện đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Sau này, khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới thì từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Sau đó, tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân và cho đến năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

Cấu tạo cơ bản của quạt điện gồm 4 phần chính bao gồm: động cơ điện, cánh quạt, vỏ quạt và bộ điều khiển. Động cơ điện là phần cốt lõi quyết định chất lượng của chiếc quạt. Quạt chạy có êm ái, bền bỉ hay không phụ thuộc vào chất lượng của động cơ. Khi động cơ hoạt động, trục xoay của nó sẽ làm quay cánh quạt. Cánh quạt có thể có từ 3 – 5 cánh, đôi khi có dạng lồng sóc, cung cấp luồng không khí làm mát. Vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu nhựa để bảo vệ thân quạt. Vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Thành phần cuối cùng là bộ điều khiển. Đó là các nút bấm để tắt, mở hoặc thay đổi tốc độ quay của quạt. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại quạt khác nhau: từ loại nhỏ xíu gắn trong máy tính, cho đến những chiếc quạt công nghiệp có đường kính cả mét.

Quạt điện là thiết bị được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực. Nó dễ dùng, giá cả lại rẻ nên được ưa chuộng và có mặt ở hầu như tất cả các gia đình. Ngoài chức năng cơ bản để chống nóng, nhiều người thường sử dụng quạt điện để thổi khô quần áo,… Tuy nhiên, cũng có vài lưu ý mà khi dùng quạt máy con người cần để tâm đó là không nên ngồi trước quạt máy quá lâu. Nhiệt độ cơ thể bị giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, khiến ta dễ bị cảm gió, khô da. Ta nên để quạt ở chế độ xoay, luồng gió sẽ phát tán đi nhiều hướng nên không làm giảm quá nhiều nhiệt độ bề mặt da người. Từ đó tránh được việc bị đau lưng, mệt mỏi và điều quan trọng nhất là không nên để các em nhỏ lại gần quạt điện đến tránh tình trạng cho tay vào cánh quạt khi quạt đang hoạt động và dẫn đến việc đứt tay.

Quạt điện tiện lợi với cuộc sống là thế, mang lại ý nghĩa to lớn là thế nên con người chúng ta cần phải biết bảo quản và sử dụng đúng cách để chúng phát huy tối đa tác dụng cũng như giảm thiểu được những rủi ro không đáng có.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 7

Mùa hè oi ả đã về rồi, nữ hoàng của nắng nóng bao trùm khắp mọi nơi. Tất cả mọi người chỉ muốn ở trong nhà với ly nước mát, và ngồi quạt mà thôi. Dù rằng bây giờ đa số mọi nhà đều đã sử dụng điều hoà, máy lạnh, nhưng những hôm không oi bức lắm, hoặc trước kia, quạt điện vẫn là thứ không thể thiếu trong gia đình của mỗi người.

Nguồn gốc của quạt điện được tạo ra theo cơ chế hoạt động giống như quạt kéo ở vùng Trung Đông vào đầu thế kỷ 19 – một hệ thống bao gồm một cái khung vải bạt kết nối với một sợi dây dẫn tạo ra luồng gió. Sau cuộc cách mạng công nghiệp vào cuối thế kỉ 19, các nhà máy thủy lực thay trục giữa của quạt bằng bộ phận máy móc động và từ đó quạt điện bắt đầu được phát triển dần. Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala phát minh ra một loại quạt. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, có quy tắc hoạt động như máy bơm không khí. Khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla, hai nhà bác học phát hiện ra nguồn năng lượng điện một chiều và xoay chiều cho toàn thế giới vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay, nó cũng là phiên bản gần nhất của chiếc quạt hiện đại. Vào khoảng cuối thập niên 1890 đến đầu những năm 1920, quạt điện được sử dụng nhiều nhưng không an toàn, vì thế sau nhiều cuộc cải cách để khiến cho chiếc quạt phù hợp và an toàn hơn, chiếc quạt điên được sử dụng rộng rãi.

Quạt được tạo thành từ 4 bộ phận kết nối với nhau một cách chắc chắn: vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển. Vỏ quạt với nhiều hình thức mẫu mã thiết kế khá đa dạng, vỏ quạt cũng bao gồm cả lồng quạt để che chắn, không cho tay người va vào cánh quạt. Cánh quạt được tạo ra từ kim loại, kết cấu 3 cánh hoặc 4 cánh, thậm chí là 5 cánh như một số quạt cải tiến ngày nay, nó được mô phỏng theo cánh quạt của chiếc cối xay gió khổng lồ, chất liệu chủ yếu của nó là chất liệu bền như nhựa, sắt, inox, …. Bảng điều khiển là nơi chứa các công tắc điều chỉnh mức độ quay cánh nhanh, mạnh tuỳ vào người sử dụng mong muốn và bộ chuyển hướng của quạt, những chiếc cánh phụ này giúp cho gió có thể ra xa và rộng hơn, phù hợp với nơi đông người. Cơ chế quay của nó được dựa trên các nguyên lí cơ bản mà người ta đã nghiên cứu khá đơn giản. Để thay đổi tốc độ của quạt người ta quấn trên đó một số vòng dây chung với cuộn chạy, khi dòng điện tăng lên hoặc giảm đi do thay đổi điện trở của cuộn dây sẽ tạo ra một từ trường mạnh hơn hay yếu hơn sẽ làm quạt chạy nhanh hơn hoặc chậm hơn. Do nhu cầu sử dụng của quạt điện thời hiện đại càng cao nên quạt được cải tiến với nhiều chức năng hơn ngày trước. Quạt điện không còn chỉ sử dụng khi tạo gió, mà còn có nhiều chức năng khác như phun sương, dùng làm đèn ngủ, sưởi ấm, dùng trong ngày hè lại có thể dùng trong mùa đông.vv.

Quạt máy ngày nay được phân ra làm nhiều loại: quạt trần, quạt tích điện, quạt thông gió, Quạt treo tường, quạt cũng có nhiều mức cao, thấp, các công ty quạt sản xuất đã chế tạo quạt tuỳ thuộc vào từng nhu cầu cụ thể, thỉnh thoảng ta nên tháo quạt ra vệ sinh, lau chùi thì quạt càng thêm mới, chạy càng bền.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 8

Trong các đồ dùng sinh hoạt của con người, có lẽ chúng tôi thuộc vào loại thông dụng nhất. Chúng tôi phải làm việc căng thẳng vào những ngày hè oi bức, nóng nực. Chắc các bạn biết tôi là ai rồi chứ. Tôi là quạt đấy mà. Tôi rất vui khi được gặp gỡ giao lưu với các bạn để giới thiệu về họ hàng của chúng tôi.

Có lẽ từ rất lâu rồi họ nhà quạt đã xuất hiện trên sự sống đất từ khi con người xuất hiện hay con người có cảm giác mà cũng có thể từ khi họ có hiểu biết. Tôi được nghe rất nhiều câu chuyện về họ nhà quạt, có truyện kể rằng từ rất xa xưa quạt có thể tạo nên sức thần kỳ và còn được dùng cho các vua chúa cung đình. Kể từ đó chúng tôi ra đời trong niềm vui sướng của các bạn đấy. Thật là thú vị!

Họ quạt chúng tôi rất đông gồm hai dòng họ lớn là họ quạt điện và họ quạt thủ công. Tuy họ quạt điện có bề thế, chỗ đứng hơn trên thị trường nhưng quạt thủ công lại có bề dày lịch sử và có ý nghĩa văn hóa. Chúng tôi luôn giúp đỡ nhau để phục vụ cuộc sống tốt đẹp hơn cho các bạn. Tôi luôn tự hào vì mỗi anh em họ quạt lại mang những nét riêng biệt với nhiều lợi ích sử dụng.

Dòng họ quạt điện gồm quạt trần, quạt cây, quạt treo và cả quạt bàn nữa. Họ được chế tạo bởi những công nghệ hiện đại gồm hai bộ phận chính là động cơ điện và cánh quạt.

Cánh của chúng tôi được lắp với trục động cơ điện, làm bằng nhựa hoặc kim loại. Cánh của họ quạt điện khiến đằng quạt giấy phải trầm trồ thán phục bởi kiểu dáng mới lạ để tạo ra gió khi quay. Các bạn có biết lưới bảo vệ là người bạn tốt nhất của chúng tôi không, anh ấy luôn bảo vệ che chở cho đôi cánh của họ quạt đấy. Các bạn phải chăm sóc giữ gìn tốt vì lưới bảo vệ còn giữ an toàn cho người sử dụng.

Bộ phận chính thứ hai của họ quạt máy là động cơ điện chứa các thiết bị quan trọng để chúng tôi có thể hoạt động được. Phần động cơ điện của chúng tôi cũng chẳng khác nào bộ não của con người.

Ngoài ra họ quạt điện còn có vỏ bọc bên ngoài thường làm bằng nhựa để cách điện, chống điện ở bên trong rò rỉ ra ngoài gây nguy hiểm khi sử dụng. Trên thân của chúng tôi còn có bộ phận điều chỉnh tốc độ, thay đổi hướng gió và hẹn giờ. Ở quạt bàn và quạt cây thường có quai xách gần với lưới bảo vệ để tiện vận chuyển còn ở quạt trần và quạt treo tường còn có móc treo gắn tường, ở cạnh chúng tôi các bạn sẽ luôn được an toàn, ở một số anh em trong họ quạt điện còn có chân hình bánh tròn để dễ xê dịch.

Nhưng các bạn ạ, chúng tôi sẽ luôn phục vụ tốt các bạn nếu các bạn biết giữ gìn những anh quạt điện. Các bạn nhớ phải lau chùi thường xuyên cho thân hình chúng tôi được sạch sẽ. Có thể chúng tôi mới được mọi người để ý. Các bạn đừng quên lau dầu để chúng tôi hoạt động hiệu quả nhé.

Mặc dù quạt máy rất hiện đại và hữu ích nhưng không phải vậy mà xem thường quạt thủ công. Tuy được kết cấu đơn giản, vật liệu thô sơ chỉ bằng giấy hoặc nan tre chẻ mỏng nhưng cũng được nhiều người tin dùng. Từ xa xưa khi công nghệ chưa phát triển quạt thủ công đã gắn liền với người nông dân trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Các bạn cũng đã trông thấy trong các dịp lễ hội thường thấy chúng tôi xuất hiện trên tay các cụ già và những người dâng hương. Họ quạt giấy chúng tôi chỉ mặc một lớp áo mỏng bằng giấy hoặc nan tre và cũng có thể làm bằng vải lụa. Bộ xương mềm mại dẻo dai nhưng cũng rất rắn chắc của chúng tôi làm bằng tre.

Với đời sống hiện đại khi khoa học kỹ thuật phát triển quạt thủ công ít được dùng trong khi có rất nhiều loại quạt điện. Nhưng trong những lúc mất điện thì quạt thủ công lại đóng vai trò hết sức quan trọng. Họ hàng quạt thủ công chúng tôi còn được vẻ vang hãnh diện hơn khi sau những câu quan họ mượt mà đằm thắm.

Không chỉ vậy chúng tôi còn được dùng để trang trí trong những căn nhà hoặc lễ hội. Tôi rất buồn vì họ quạt thủ công có tuổi thọ không cao. Nhưng chính vì vậy mà mọi người lại càng phải giữ gìn cẩn thận hơn. Tôi nghe nói ngày nay còn phát minh ra cả máy điều hòa nữa chứ nhưng không phải vậy mà chúng tôi thất nghiệp đâu vì con người luôn cần đến chúng tôi mà, phải không các bạn?

Chúng tôi hy vọng sẽ dốc hết sức mình phục vụ con người để không phụ lòng tin tưởng của các bạn. Nếu các bạn đối xử tốt với chúng tôi thì tôi tin chắc cuộc sống của các bạn sẽ thêm vui tươi, sảng khoái hơn bao giờ hết.

Họ quạt chúng tôi rất tự hào với chính mình bởi chúng tôi đã là một phần trong cuộc sống của các bạn. Được các bạn tin dùng và sử dụng họ quạt đã rất vui rồi. Tôi mong trong tương lai sẽ còn nhiều người biết đến chúng tôi hơn nữa. Thôi chào các bạn nhé, ông chủ đi làm về rồi, tôi phải làm việc đây.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 9

Tính đến thời điểm này, con người đã phát minh ra hàng trăm thứ có ích cho cuộc sống của mình. Trong đó, không thể không nhắc đến cái quạt máy hay cái quạt điện. Đây là một trong những vật dụng quen thuộc giúp cho đời sống của con người được nâng cao hơn, cải thiện hơn rất nhiều.

Vào năm 1832, Omar-Rajeen Jumala đã phát minh ra chiếc quạt điện đầu tiên. Ban đầu chúng được chạy bằng cơ học. Cho đến khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn điện trên trái đất, hai nhà khoa học này đã cải tiến chiếc quạt chạy bằng cơ học sang quạt chạy bằng điện mà chúng ta vẫn thấy hiện nay.

Về cơ bản chiếc quạt điện được cấu tạo với 4 bộ phận là vỏ quạt, cánh quạt, động cơ và bảng điều khiển có bộ chuyển hướng. Chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về từng bộ phận của quạt nhé. Phần vỏ quạt thường được làm bằng chất liệu như inox, sắt, nhựa,… Cánh quạt thì thường được làm bằng kim loại, nhựa,… Số cánh quạt ở mỗi loại quạt là khác nhau. Có loại 3 cánh, có loại 4 cánh, 5 cánh. Phía bên ngoài của cánh quạt là một chiếc lồng quạt bằng kim loại để bảo vệ cánh quạt cũng như bảo vệ người sử dụng. Lồng quạt có nhiều khe hở để gió không bị cản lại. Các khe này tụ lại ở tâm quạt tạo thành một hình tròn. Ở trên hình tròn, các nhà sản xuất thường in số liệu và thông tin về quạt hoặc dán logo của hãng lên đó.

Vì là một đồ dùng hiện đại nên hoạt động cũng như cơ chế quay của quạt khá phức tạp. Khi có dòng điện chạy trong dây dẫn quấn trên lõi sắt từ ghép nhiều miếng lại với nhau tạo ra một lực tác động lên rotor. Do vị trí các cuộn dây đặt lệch nhau và tác dụng làm lệch pha của tụ điện sẽ tạo ra trong lòng stator các lực hút không cùng phương với nhau. Vì hai lực hút lệch nhau về thời gian và phương nên sẽ tạo ra trong lòng stator một từ trường quay làm cho rotor quạt quay. Muốn quạt quay, người dùng chỉ cần dùng điều khiển và nhấn nút chỉnh tốc độ theo đúng nhu cầu là được.

Vì đã được ra đời từ lâu nên càng ngày chiếc quạt máy càng được cải tiến về kĩ thuật. Mẫu mã của những chiếc quạt máy cũng đã trở nên đa dạng hơn rất nhiều. Dường như ngày càng có nhiều hãng quạt lớn ra đời như Thống Nhất, Electronic, Senko,… Về mẫu mã, giá cả của mỗi hãng lại có sự khác nhau. Và sự cạnh tranh của các hãng lại mang đến cho người dùng những chiếc quạt máy rẻ, đẹp, chất lượng. Người mua có thể thoải mái lựa chọn một chiếc quạt máy phù hợp với mình.

Mùa hè là thời điểm chiếc quạt máy chứng tỏ sự hữu ích của mình. Chỉ cần bật công tắc trên bảng điều khiển, lựa chọn cho quạt đứng yên một chỗ hoặc cho quạt quay, điều chỉnh tốc độ của quạt,… vậy là cái nóng của mùa hè sẽ được xua tan. Không chỉ làm mát thông thường, những chiếc quạt điện hiện nay còn có khả năng phun sương làm ẩm không khí trong những căn phòng sử dụng máy điều hoà.

Như vậy, quạt là một vật dụng không thể thiếu trong đời sống của chúng ta hiện nay. Muốn sử dụng quạt lâu dài, chúng ta hãy giữ gìn và bảo vệ chiếc quạt của gia đình mình thật tốt.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 10

Việt Nam là nước thuộc vùng nhiệt đới, nằm gần đường xích đạo nên không ai phủ nhận việc nước Việt Nam chúng ta có nhiều ngày tiết trời oi bức. Lúc ấy, chúng ta sẽ cần đến một vật dụng mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày – quạt máy.

Quạt máy là một thiết bị dẫn động bằng điện được dùng để tạo ra các luồng gió nhằm phục vụ lợi ích cho con người (nhất là giảm sức nóng của cơ thể, hạ nhiệt, giúp con người cảm thấy mát, thoải mái), thông gió, thoát khí, làm mát, hoặc bất kỳ tác động liên quan đến không khí trong môi trường sống.

Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. Các nhà sản xuất thiết kế mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. Nguyên lí hoạt động của quạt điện được tận dụng rất nhiều trong đời thường, chẳng hạn như phong tốc kế (thiết bị đo gió) và tuabin gió thường được thiết kế tương tự như quạt điện.

Một trong những người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832. Ông gọi phát minh của mình là máy quạt ly tâm, hoạt động giống như máy bơm không khí.Và khi Thomas Alva Edison và Nikola Tesla phát hiện ra nguồn năng lượng điện cho toàn thế giới vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, và từ đó các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện.

Giữa năm 1882 đến năm 1886, Tiến sĩ Schuyler Skaats Wheeler đã phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân. Một công ty động cơ điện ở Mỹ Crocker & Curtis đã mua lại sản phẩm này và đưa vào thị trường cho người sử dụng. Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay.

Quạt máy là thiết bị chống nóng chủ yếu trong mùa hè vì nó đơn giản và ít tốn kém về mặt kinh tế. Nhưng nếu sử dụng máy không hợp lý thì có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe ví dụ như việc ngồi trước quạt lâu, nhiệt độ cơ thể sẽ giảm theo sự bốc hơi của mồ hôi, dẫn đến bị cảm, đau bụng.

Thời gian ngồi quạt mỗi lần khoảng 30 – 60 phút là hợp lý. Khi bật quạt, nên ấn chức năng để quạt quay đi các hướng, không nên để cố định một chỗ. Không nên để quạt thổi với tốc độ cao. Khi nhiệt độ môi trường vượt quá 30oC, nhiệt độ không khí đã gần với nhiệt độ cơ thể, nhiệt năng trong cơ thể người được phát tán chủ yếu nhờ vào sự bốc hơi của mồ hôi.

Nếu để quạt thổi quá mạnh, nhiệt độ bề mặt da giảm, lỗ chân lông khép kín, nhiệt độ trong cơ thể không phát tán ra được sẽ làm cho người mệt mỏi, đau nhức lưng. Do vậy, chỉ nên dùng quạt ở tốc độ vừa, tạo ra những luồng gió nhẹ nhàng là được. Đồng thời, chúng ta cũng không nên để quạt thổi quá gần. Không ít người vẫn lầm tưởng khi nóng, càng ngồi gần quạt càng mát, nhưng thực tế nếu ngồi gần quạt quá lâu sẽ càng mệt mỏi.

Vì ở phía quạt thổi tới, mồ hôi trên da sẽ bốc nhanh, nhiệt độ giảm xuống, còn phía bên kia mồ hôi bốc hơi chậm khiến cho sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi ở hai phía của cơ thể có sự chênh lệch. Lúc này các cơ quan trong cơ thể cần phải được điều chỉnh lại để có sự cân bằng. Khi thời gian kéo dài, sẽ sinh ra mệt mỏi, cảm thấy khó chịu toàn thân. Tốt nhất là để quạt cách cơ thể trên 2 mét.

Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều loại quạt: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió,… Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn trong máy tính nhỏ xíu đến quạt công nghiệp to đùng. Môtơ chạy quạt cũng rất nhiều loại khác nhau, điện một pha , điện ba pha, công suất từ nhỏ tới lớn.

Một số ứng dụng tiêu biểu nhất bao gồm điều hòa không khí, hệ thống giảm nhiệt độ, tiện ích của con người (như quạt bàn điện), thông gió (như quạt hút thải khí), sàng lọc (như dùng để tách các hạt ngũ cốc), loại bỏ bụi (như máy hút bụi). Con người thường dùng quạt điện để làm khô quần áo, tóc, khăn tắm,…

Tính năng vượt trội của quạt điện đã làm cả thế giới phải ngả phục, và có một số đại văn hào, nhà văn đương thời đã trích dẫn quạt điện. Họ ca ngợi các mẫu thiết kế của những chiếc quạt đương thời và có cả một sự thay đổi lớn trong tính an toàn, bảo vệ người sử dụng như chiếc lồng quạt của loại thông gió do nhà thiết kế người Thụy Sĩ Carlo Borer phát minh.

Cái gì cũng có cái hạn của nó. Nếu chúng ta cứ sử dụng nó mà không biết cách bảo quản, nó cũng dần hư đi. Vì vậy, chúng ta cần bảo quản chúng thật tốt bằng cách hoạt động đúng công suất, thời gian sử dụng hợp lí và đem đi bảo trì nếu thấy có trục trặc gì để tránh nguy hiểm (chẳng hạn như cánh quạt bị văng ra) hay tốn công và tiền của để đi sắm cái mới.

Nói tóm lại, quạt máy là một vật dụng rất cần thiết cho đời sống của chúng ta. Nếu ta sử dụng đúng cách, nó sẽ đạt hiệu quả cao, hết công suất. Và nhớ, dùng quạt nhiều quá là cũng không tốt lắm đâu nhé!

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 11

Khi cuộc sống chưa phát triển, con người chưa sáng chế ra quạt điện, điều hòa thì quạt giấy là một trong những công cụ vô cùng hữu ích đối với con người. Chúng giúp cho con người xua tan đi được cái nóng nực của những ngày hè oi ả. Đối với dân tộc Việt Nam, chiếc quạt giấy như một biểu tượng đẹp của văn hóa. Chính vì vậy mà đến bây giờ dù quạt điện đã ra đời nhưng những chiếc quạt giấy vẫn được sản xuất và bán ở nhiều nơi.

Từ thế kỉ thứ X chiếc quạt giấy bắt đầu xuất hiện. Ban đầu chúng có bản to và chỉ được dùng cho vua chúa, phục vụ vua chúa. Những chiếc quạt giấy nhỏ hơn thì được những bậc tao nhân mặc khách sử dụng. Phi tần trong cung thì dùng quạt giấy như một thứ đồ trang trí giúp cho mình trở nên duyên dáng hơn, mĩ miều hơn. Hình dáng của những chiếc quạt giấy dẹp và nhẹ nên mọi người dễ dàng cầm và quạt để tạo ra gió. Ban đầu những chiếc quạt giấy còn khá thô sơ nhưng sau nhiều lần cải tiến chúng đã trông đẹp mắt hơn. Càng ngày người ta càng chế tạo ra nhiều chiếc quạt có những hoa văn vô cùng đẹp mắt. Quạt giấy có hai phần chính là cán quạt và tà quạt. Cán quạt được làm bằng dỗ dẹt chuốt mỏng và đều tay. Từng chiếc nan xếp chồng lên nhau một cách khéo léo để chúng có thể kéo ra, thu vào. Ở một đầu, những chiếc nan gắn liền với nhau bởi một chiếc đinh nhỏ. Tà quạt thì làm bằng giấy mỏng và được dán chặt vào nan quạt. Chúng rất bền và chắc chắn. Trên tà quạt có vẽ hình sông nước, bông hoa. Những người học chữ thời xưa thường hay viết câu đối hoặc chữ nho lên trên tà quạt. Đối với nhiều người quạt giấy như là linh hồn vậy. Chúng đơn sơ, mộc mạc, giản dị giống như tâm hồn của con người Việt Nam vậy. Quạt giấy đã phát triển cùng với sự phát triển của các mốc lịch sử Việt Nam.

Giờ đây xã hội đã tiến bộ hơn, con người có quạt điện, điều hòa để làm mát không khí nên nhiều người không còn sử dụng quạt giấy nữa. Thế nhưng những cụ già sống ở quê vẫn có thói quen sử dụng quạt giấy. Những buổi trưa từ đồng về ngồi nghỉ dưới gốc cây, có một chiếc quạt giấy để quạt mát là một điều vô cùng tuyệt vời. Hay như những buổi tối người dân trong xóm ngồi với nhau bên chiếc chõng tre cùng nhau trò chuyện và trên tay cầm chiếc quạt giấy phe phẩy.

Thời xưa, những chiếc quạt giấy to còn được dùng như món đồ trang trí trong cung tẩm của vua chúa. Hay những chiếc quạt giấy gắn bên kiệu của nhà vua để giúp nhà vua không bao giờ bị nóng. Thời nay, quạt giấy được dùng như một món đồ lưu niệm, ở trên đó họ vẽ những phong cảnh nổi tiếng của đất nước. Có những công ty dùng quạt giấy để làm quà lưu niệm cho khách hàng, làm một món đồ quảng cáo. Một số gia đình có sở thích trang trí cho ngôi nhà của mình bằng những chiếc quạt giấy thay cho tranh vẽ bởi mỗi chiếc quạt giấy trên đó có những tuyệt tác của các nghệ sĩ. Trong nghệ thuật, người ta cũng dùng quạt giấy như một thứ công cụ giúp họ biểu diễn. Quạt giấy đi vào trong thơ ca của nhiều nghệ sĩ Việt Nam. Nhà thơ Hồ Xuân Hương có bài thơ về chiếc quạt vô cùng nổi tiếng là bài Vịnh chiếc quạt. Hay như nhà thơ Vương Trọng có bài thơ Gió từ tay mẹ. Và nói đến quạt giấy chắc hẳn mọi người sẽ nhớ ngay đến bài đồng dao Thằng bờm và hình ảnh chiếc quạt mo. Quạt giấy đi vào trong lòng người dân Việt Nam như một lẽ tự nhiên như vậy.

Cách để tạo ra một chiếc quạt giấy vô cùng đơn giản. Chỉ từ thân tre và giấy là người ta có thể làm ra những chiếc quạt giấy. Những cây tre khoảng chừng 5 tuổi là có thể dùng để làm nan quạt bởi chúng không quá non. Người ta chặt từng đốt tre rồi cưa khúc theo kích thước của nan quạt. Trước khi làm thành quạt họ phải ngâm tre trong ao hồ khoảng 6 tháng đến 1 năm để chất protein trong tế bào tre thẩm thấu ra nước. Làm như vậy để cho quạt giấy không bị mọt. Tiếp đến người ta vớt tre lên và luộc với nước vôi loãng khoảng 12 tiếng. Sau cùng với cho vào máy chẻ nan và tuốt nan cho hết xơ. Sau khi đã xếp nan một cách cẩn thận, chốt nhôm được gắn vào và khoan lỗ nhài. Thay vì nhốm nhôm người ta cũng có thể sử dụng chốt nhựa, ốc vít hoặc đinh tán. Để gắn được chúng vào người ta phải dùng mũi khoan nhỏ sắc khoan mở trước sau đó mới dùng mũi khoan to dần tới khi bằng kích thước chốt, gắn chốt và cuối cùng là tán chốt. Phần đuôi quạt người ta dùng máy mài để mài đuôi hình trái xoan hoặc hình tròn. Làm như vậy quạt không chỉ đẹp hơn mà còn an toàn hơn. Phần giấy được cắt theo hình vòng cung bát nguyệt. Trước đó người ta đã in sẵn những hình ảnh hoặc nội dung lên mặt giấy. Cuối cùng người ta đặt giấy lên nan và dính chúng lại với nhau bằng keo dính.

Quạt giấy khá mỏng manh vì vậy muốn quạt được bền lâu thì người dùng phải giữ gìn một cách cẩn thận, không quăng quật sẽ làm quạt bị rách. Dù xã hội hiện đại nhưng hi vọng rằng chiếc quạt giấy vẫn sẽ đồng hành cùng với người dân.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 12

Cuộc sống của con người hiện đại, tân tiến như hiện nay chính là trải qua một quá trình dài con người không ngừng sáng tạo, cải cách những vật dụng, phát minh cũ. Một trong những vật dụng vẫn còn giá trị đến hiện tại được con người sử dụng vô cùng phổ biến mà ta không thể không nhắc đến chính là chiếc quạt giấy.

Quạt giấy có từ rất lâu, từ thời cổ đại. Người ta phát hiện quạt giấy có đầu tiên ở Trung Quốc, đó là cặp quạt nan tre lợp vải dệt hai bên từ thế kỷ 2 TCN. Đến thời nhà Minh, quạt được cải tiến thành chiếc quạt có thể gấp lại được. Trong khoảng 1368 – 1644, Hàng Châu là một trung tâm sản xuất quạt giấy, quạt gấp và cũng từ đây, chiếc quạt trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống và được con người sử dụng rộng rãi trên nhiều lãnh thổ quốc gia. Ngày nay, ở Việt Nam chiếc quạt giấy càng trở nên quen thuộc và phổ biến, hầu hết người dân ai cũng biết đến hoặc sử dụng qua chiếc quạt giấy.

Để làm ra một chiếc quạt giấy, người ta đã biết dùng những những thân tre cao, to, người ta chẻ ra những nan quạt cứng cáp. Mỗi chiếc quạt gồm khoảng 18 – 20 nan tre mỏng 1mm, dày 1cm dài từ 16 – 20 cm xếp lại với nhau. Hai nan ngoài cùng bao giờ cũng to, dày và cứng hơn các nan bên trong để chiếc quạt mở ra mở vào không dễ dàng hơn, không bị gãy. Các nan nhỏ hơn, được phân bố đều, xoay quanh một cái khuy chốt để có thể mở ra đóng vào thuận tiện hơn. Làm xong khung quạt, người ta dùng một lớp giấy bao phủ lên tất cả những nan quạt, rồi người ta dùng keo dán cho chắc tạo thành hình bán nguyệt. Để tăng sự hấp dẫn, họ in những hình phong cảnh quê hương đất nước, hay cảnh vật như cái cầu, bài thơ,… Rồi những giấy làm quạt in đủ màu sắc rất đa dạng và phong phú.

Chiếc quạt giấy tuy có cấu tạo đơn giản nhưng lại có công dụng vô cùng hữu ích đối với con người. Chiếc quạt giấy gần gũi với người dân ta, đi cùng với các triều đại lịch sử. Mùa hè xưa kia các cụ quanh năm gắn bó với ruộng đồng những chiếc quạt giấy chính là vật dụng hữu ích để họ quạt mát những trưa hè oi nóng. Chiếc quạt giấy tiện lợi hơn rất nhiều, nó giúp các bác nông dân có thể mang đi làm đồng, hay các bà, các cụ bỏ vào túi để mang đi chùa, các bà bán hàng rong quạt mát. Trong xa xưa chiếc quạt giấy cỡ to hơn có thể dùng để trang trí cung tẩm, làm đồ vật theo kiệu các vua chúa. Quạt còn là một đạo cụ để các nghệ sĩ múa hát. Nhờ có những chiếc quạt mà những bài múa trở nên hấp dẫn hơn.

Tuy xã hội ngày càng phát triển tiên tiến nhưng chúng ta chưa bao giờ phủ nhận vai trò to lớn của quạt giấy đối với đời sống tinh thần. Hình ảnh chiếc quạt giấy đã, đang và sẽ luôn mang lại nhiều dấu ấn, kỉ niệm với nhiều thế hệ con người, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn của bao thế hệ.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 13

Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều vật dụng tuy nhỏ bé nhưng giữ vai trò quan trọng, một trong số đó chính là cái kéo.

Chiếc kéo được phát minh vào khoảng năm 1500 TCN ở Ai Cập cổ đại. Tổ tiên của chúng xuất hiện đầu tiên ở đồng bằng Lưỡng Hà khoảng 3,000 đến 4,000 năm trước. Trải qua hàng nghìn năm tồn tại, chiếc kéo đã có nhiều cải tiến và trở nên đa dạng, phong phú như hiện nay. Chúng có nhiều công dụng và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau vô cùng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới. Với mỗi đặc điểm, công dụng của mình chúng lại có chiều dài, chất liệu và kích cỡ khác nhau.

Kéo thường được làm bằng kim loại cứng: sắt, đồng, gang,… có cấu tạo gồm 2 phần: lưỡi kéo và tay cầm. Phần lưỡi kéo được làm bằng hai miếng kim loại được mài sắc nhọn khớp vào nhau cùng xoay quanh một trục cố định; mỗi đầu của một bên lưỡi được mài sắc nhọn để cắt vật thể và người ta lắp hai đầu nhọn đó hướng vào trong để cắt. Thân kéo là nơi con người cho tay vào để tiến hành sử dụng kéo; nó được bọc bằng một lớp nhựa dẻo nơi tay cầm hoặc đồng chất kim loại với lưỡi kéo nhưng không sắc nhọn mà được đúc trơn.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại kéo khác nhau, mang chức năng và công dụng khác nhau nhưng người ta chia thành ba loại kéo chính. Kéo kẹp mang hình chữ U, nằm ngang, sử dụng bằng một tay, tự mở ra và đóng vào. Kéo Chốt đuôi có chốt ở đuôi, lưỡi kéo và đuôi được liên kết thành khớp nối. Kéo khớp là loại kéo thông dụng nhất, được dùng phổ biến trong cuộc sống và sinh hoạt của con người.

Từ những đặc điểm trên của chiếc kéo, nó mang đến cho con người nhiều công dụng và lợi ích. Trong y học, người ta dùng kéo để làm giải phẫu cứu sống bệnh nhân. Trong xây dựng, người ta dùng kéo để cắt vật liệu có độ cứng cao. Trong cuộc sống, con người dùng kéo để cắt nhỏ các vật dụng cần thiết… chỉ với giá thành bỏ ra rất rẻ, chúng ta có thể sở hữu một chiếc kéo với công dụng đa năng phục vụ cho cuộc sống của mình được tiện lợi hơn.

Chiếc kéo tuy nhỏ bé nhưng hàng nghìn năm nay nó luôn giữ vị trí quan trọng trong cuộc sống con người. Mai sau dù thế giới có phát triển đến trình độ nào đi nữa thì chiếc kéo vẫn luôn là bạn đồng hành của con người.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 14

Hằng ngày chúng ta sử dụng nhiều vật dụng khác nhau trong đó cái “kéo” là một trong những đồ vật hữu ích nhất. Nhưng ngoài việc sử dụng ra ta ít ai có thể biết được nguồn gốc của cái kéo? Kéo có bao nhiêu loại? … Cái kéo được phát minh và xuất hiện vào thời gian nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi.

Dường như sự phát triển của cái kéo bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao trong một lúc. Những di vật thuộc thế kỉ hai – ba trước công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã chứng minh rằng cái kéo đã xuất hiện từ rất lâu đời. Và từ đấy một người Romans làm giảm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào vào năm 100 sau công nguyên. Rồi một lần nữa ông Robert Hinchliffe sống ở quãng trường Cheney ở London đã cho ra đời nhưng cài kéo với nhiều cải cách mới. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc mà người ta sáng tạo ra nhiều loại kéo phù hợp với công dụng của nó như: Kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…

Sự phát triển tiếp của kéo là kéo chốt đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo này trong thực tế khá rắc rối vì để cắt cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó lại phải dùng tay để tách chúng ra.

Riêng dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước công nguyên. Chỉ còn rất ít di vật còn sót lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện.Từ thết kỉ 17 trở đi nhưng loại kéo chuyên dụng hơn, phát triển và cải cách nhiều hơn: Kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn khi cần.

So với kéo khớp kéo kẹp có cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn vì có thể sử dụng được một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà lưỡi kéo có thể tự mở ra. Do đồng thau mau chóng giảm sự đàn hồi nên kéo kẹp bằng sắt được bắt đầu sản xuất ở Trung Âu vào khoảng năm 500 trước công nguyên.

Kéo được cấu tạo bởi hai thanh kim loại mài sắc. Phần tay cầm được bọc bằng một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng có độ bén khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé hay cả nhưng thứ lớn hơn nữa miễn sao không quá dày là được. Kéo được áp dụng một nguyên tắc vật lý khá đơn giản đó chính là đòn bẩy giúp ta sử dụng được nhẹ nhàng mà không cần tốn lực nhiều. Có nhiều loại kéo đa dạng: Kéo cắt vải, kéo cắt tóc, kéo cắt giấy, kéo hớt tóc, kéo cắt sắt, kéo dùng trong nhà bếp… và 1 phần quang trọng của ngành y tế chính là kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong những ca mổ không có kéo phẫu thuật thì sẽ gặp nhiều bất lợi và hậu quả khôn lường.

Không có gì đặc biệt hay phức tạp nhưng kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó khi sử dụng bằng dao hay lực của tay mà ta không thể làm tốt được. Cái kéo là một vật vô tri vô giác nhưng cũng có thể tạo ra nhiều điều tốt đẹp thì con người cũng có thể! Hãy tạo ra một đất nước với vô vàn điều tốt đẹp như những cái kéo nhỏ bé.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 15

Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã chứng minh cho điều đó. Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo. Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống.

Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: Kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…

Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.

Kéo kẹp: So với kéo khớp, kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu.

Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: Kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.

Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: Kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa…; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất va.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 16

Trong cuộc sống chúng ta, mỗi một vật dụng được phát minh ra đều mang một ý nghĩa, một công dụng nhất định. Có những thứ lớn lao được vinh danh và được cả thế giới biết đến, ngưỡng mộ; nhưng cũng có những vật dụng nhỏ bé tuy ai ai cũng biết nhưng lại không mấy người quan tâm đến nguồn gốc của nó. Một trong những vật dụng đó chính là chiếc kéo. Chiếc kéo thông dụng và có mặt ở khắp mọi nơi, trải qua hàng nghìn năm nó vẫn luôn thân thuộc và gắn bó với cuộc sống con người.

Theo sử sách ghi lại, kéo được phát minh từ năm 1500 TCN tại Ai Cập Cổ Đại, cây kéo đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng Lưỡng Hà vào khoảng 3000 đến 4000 năm trước. Và sau đó được sử dụng ở Châu Âu cho đến thế kỉ XVI rồi được người La Mã cải tiến thành chiếc kéo hiện đại như bây giờ. Chúng có nhiều công dụng và được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau phổ biến trên toàn thế giới.

Kéo được làm bằng kim loại cứng: sắt, đồng, gang,… có sức chịu tốt để cắt những vật thể từ mềm đến cứng khác nhau. Nó có cấu tạo gồm hai phần chính, đó là lưỡi kéo và tay cầm. Phần lưỡi kéo được làm bằng hai miếng kim loại được mài sắc nhọn một bên khớp với nhau vào phía trong vào nhau cùng xoay quanh một trục cố định. Phần thân kéo là nơi con người cho tay vào để tiến hành sử dụng; nó được bọc bằng một lớp nhựa dẻo nơi tay cầm hoặc đồng chất kim loại với lưỡi kéo nhưng không sắc nhọn mà được đúc trơn. Người sử dụng chỉ cần cho hai ngón tay vào phần thân kéo và đóng mở kéo, tay còn lại cho vật thể cần cắt vào lưỡi kéo là có thể cắt vật thể đó rất dễ dàng.

Tùy vào tính chất mà người ta phân chia thành nhiều loại kéo khác nhau: kéo kẹp, kéo chốt đuôi, kéo khớp. Kéo kẹp có hình dạng giống chữ U, nằm ngang, tự động mở ra và đóng vào, ngươi sử dụng chỉ cần dùng một tay đặt lên trên rồi dùng lực là có thể cắt. Kéo chốt đuôi có chiếc chốt ở đuôi, lưỡi kéo và đuôi được liên kết thành khớp nối. Kéo khớp là loại kéo thông dụng nhất, được dùng phổ biến trong những hộ gia đình, công ty, văn phòng,…

Ở Việt Nam và trên thế giới, chiếc kéo được sử dụng vô cùng rộng rãi và rất quen thuộc với con người. Bác sĩ sử dụng kéo trong phẫu thuật, người kĩ sư sử dụng kéo để cắt vật liệu, thợ may cắt vải, các em học sinh dùng kéo để cắt giấy thủ công,… chiếc kéo quen thuộc và gắn bó với nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ em đến người lớn không ai là không biết đến chiếc kéo.

Với sự thân thiện và công dụng hữu ích của mình, chiếc kéo luôn chiếm một vị thế quan trọng trong cuộc sống cũng như xã hội qua từng thời kì phát triển. Xã hội đang thay đổi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều vật dụng thông minh hơn được ra đời nhưng chiếc kéo mãi vẫn luôn giữ vị thế quan trọng trong mỗi gia đình và đối với mỗi người.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 17

Với sự thông minh, sáng tạo, cần mẫn của nhân loại, chúng ta đã tạo ra vô vàn công cụ lao động từ xa xưa để phục vụ công việc trong quá trình lao động sản xuất. Một trong những đồ vật được ra đời từ rất lâu rồi đó chính là cây kéo – một công cụ rất quen thuộc ngày nay.

Theo sử sách ghi lại, kéo được phát minh từ năm 1500 TCN tại Ai Cập Cổ Đại, cây kéo đầu tiên xuất hiện tại đồng bằng Lưỡng Hà vào khoảng 3000 đến 4000 năm trước. Và sau đó được sử dụng ở Châu Âu cho đến thế kỉ XVI rồi được người La Mã cải tiến thành chiếc kéo hiện đại như bây giờ, thuận tiện và dễ sử dụng hơn rất nhiều.

Kéo với thiết kế nhỏ gọn với hai phần lưỡi kéo và thân kéo. Lưỡi kéo chính là hai miếng kim loại được mài sắc nhọn khớp vào nhau cùng xoay quanh một trục cố định. Phần thân kéo được bọc bằng một lớp nhựa dẻo nơi tay cầm hoặc đồng chất kim loại với lưỡi kéo nhưng không sắc nhọn mà được đúc trơn khiến con người có thể chạm vào mà không bị thương. Đó là nơi đặt trục cố định lưỡi kéo, có hình tròn như một cái chốt và có tay cầm là hai hình vòng cung tương xứng, nó là nơi con người đặt tay và điều khiển cây kéo theo ý muốn của họ. Và trục xoay lưỡi kéo phụ thuộc vào sự di chuyển của tay con người. Kéo là một vật dụng đơn giản nên sử dụng nó cũng rất dễ dàng. Kéo được chế tạo và sử dụng dựa trên nguyên lí đòn bẩy. Sửa dụng lực hướng vào trong ở hai ngón tay khi cầm lên thân kéo để cắt một vật nào đó. Tuy kéo sắc nhọn nhưng nó cũng có những hạn chế nhất định, kéo không cắt được những vật thô, to và cứng như kim loại, đá,…. Kéo chỉ được dùng để cắt những đồ vật mỏng nhẹ như giấy, lá kim loại, nhựa mỏng, cao su, vải, sợi dây thừng, dây điện,..

Kéo được phát minh và ngày càng cải tiến. Kéo được chế tạo ra nhiều loại khác nhau như kéo kẹp, kéo chốt đuôi và kéo khớp. Kéo chốt đuôi là loại kéo khó sử dụng nhất, nó được cấu tạo nên từ hai phần đó là lưỡi kéo và phần đuôi liên kết với nhau bởi một cái chốt tạo thành khớp nối. Kéo kẹp có hình chữ U, nằm ngang dễ sử dụng bằng một tay, có thể tử mở ra và đóng vào dựa trên sự đàn hồi của kim loại Loại kéo kẹp khá phổ biến ở Châu âu vào những năm thế kỉ XVII. Và cuối cùng đó chính là kéo khớp, tổ tiên của loại kéo hiện đại bây giờ mà người ta hay dùng. Nó ra đời vào khoảng năm 300 trước công nguyên, người ta sử dụng nó như một loại kéo chuyên dụng trong đời sống vậy.

Hiện nay ở Việt Nam, kéo được sử dụng phổ biến và rộng rãi. Nó được sử dụng trong mỗi hộ gia đình, trong công xưởng nhà máy may mặc, trong công ti và những văn phòng. Không những thế kéo còn được các nhà buôn sản xuất với một số lượng lớn những mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú để phục vụ nhu cầu cho con người đồng thời thu lại lợn nhuận kinh tế từ việc chế tạo và sản xuất những cây kéo chất lượng.

Như vậy, kéo là một công cụ không thể thiếu trong đời sống của con người. Nó là một phát minh vĩ đại của nhân loại trong suốt chiều dài lịch sử phát triển của con người. Khi sử dụng chúng, ta cần biết giữ gìn và bảo vệ chúng để những cây kéo không bị sứt cùn và kém bền.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 18

Cái kéo được phát minh ở đâu và bao giờ là chuyện ngày nay vẫn còn gây tranh cãi. Xuất phát điểm cho sự phát triển của cái kéo dường như bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao một lúc. Đó là hai lưỡi dao rời nhau. Trong khi một tay giữ lưỡi dao nằm dưới, tay kia thực hiện động tác cắt. Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã- sông Ranh đã chứng minh cho điều đó. Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.

Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: Kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…

Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.

Kéo kẹp: So với kéo khớp, kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu.

Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: Kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.

Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.

Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: Kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa…; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật…

Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó mà dùng dao hoặc sức bằng tay của chúng ta không thể làm tốt được.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 19

Đời học sinh là sự gắn bó thân thiết với nhiều các dụng cụ, văn phòng phẩm trong đó có những thứ cực kỳ quan trọng, phục vụ chủ yếu trong việc học tập ấy là sách vở, bút thước. Trước khi khi chưa có sự ra đời của nhiều loại bút bi, bút mực như hiện nay, thì hình ảnh các cô cậu học sinh mang bên mình chiếc bút máy và lọ mực tím là một trong những ký ức đẹp đẽ và đáng nhớ nhất tuổi học trò.

Bút máy còn có tên gọi khác là viết máy, hoặc bút bơm mực, là loại bút có cấu tạo đơn giản và ra đời từ rất lâu trước đây, do một nhà thư pháp người Ai Cập tên Al-Muizz Lideenillah, chế tạo ra để phục vụ cho công cuộc luyện chữ của mình, sau đó được biết đến và sử dụng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây. Ở Việt Nam, với nền văn hóa truyền thống lâu đời, quen sử dụng bút lông, thế nên mãi đến khoảng đầu thế kỷ 20, bút máy mới được du nhập vào nước a, và đến gần 50 năm sau người dân ta mới sử dụng bút máy một cách phổ biến trong công việc học tập, văn thư.

Bút máy có cấu tạo khá đơn giản, bao gồm một ruột bút và phần ngòi bút dẫn mực, bên ngoài là phần vỏ bút. Thuở trước bút máy đa phần là loại bút có ruột bút hay còn gọi là bầu chứa mực bằng cao su, khi muốn bơm mực, người ta tháo phần vỏ bên ngoài rồi nhúng ngòi bút vào lọ chứa mực, dùng tay bóp nhẹ ruột bút để hút mực lên. Ngày nay với sự cải tiến của công nghệ, ruột bút máy được cấu tạo có phần tinh vi và tiện lợi hơn khi vận dụng nguyên lý piston trong bơm kim tiêm để giúp công cuộc bơm mực nhanh chóng và dễ dàng hơn. Về phần ngòi bút, có hai phần, phần lưỡi gà được làm từ nhựa, nối liền với phần ruột bút chứa mực ở bên trên có công dụng điều hòa dòng mực chảy xuống và là nơi để giữ ngòi viết. Còn phần ngòi viết được làm từ các kim loại không han gỉ, gồm một miếng kim loại mỏng, được thiết kế uốn cong theo chiều dọc ôm sát lấy phần lưỡi gà. Ở giữa được cắt một đường mỏng nhỏ, kéo dài đến tận chót ngòi viết, từ đó dựa trên nguyên lý mao dẫn đưa mực viết xuống đều và nét chữ được mỏng đẹp. Phần ngòi ngọn ngày xưa đa số được thiết kế thẳng và mài nhẵn để nét chữ trên vở được trơn tru, dễ viết. Ngày nay khi công nghệ phát triển, cũng như trong một số yêu cầu luyện chữ nét thanh nét đậm, người ta còn chế tạo ra cả loại ngòi cong, khiến giới viết chữ ưa chuộng. Một điểm đặc biệt của bút máy ấy là xét về mặt vật lý, ngòi bút dễ bị hư hỏng khi đánh rơi, hoặc viết tì mạnh trong một thời gian dài, thế nhưng ngòi bút lại dễ dàng có thể thay thế và tìm mua ở bất kỳ hiệu sách nào. Về phần vỏ bút, trong quá khứ khi công nghệ chế tạo vật chất dẻo còn chưa phát triển, thì vỏ kim loại là lựa chọn hàng đầu, bởi lẽ nó bảo vệ ruột bút cực kỳ tốt, cũng như tăng độ bền cho bút. uyển sang làm vỏ bút máy bằng nhựa cứng, để làm giảm trọng lượng bút. Tuy nhiên với một số những loại bút đắt tiền và các thương hiệu nổi tiếng người ta vẫn ưa chuộng vỏ kim loại, bởi tính bền, sáng, đẹp và sang trọng mà kim loại mang lại. Phần vỏ bút cấu tạo khá đơn giản, gồm một phần vỏ có thể tháo rời để tiến hành bơm mực, phần nắp bút được thiết kế chắc chắn, khi đóng nắp dù làm rơi rớt, cũng không hề bung ra, giúp bảo vệ ngòi tuyệt đối. Bên cạnh đó trên nắp bút người ta còn thiết kế thêm một mắc cài, để thuận tiện cho việc cài bút vào tài liệu, túi áo, tránh thất lạc.

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại bút máy, cũng như các thương hiệu bút khác nhau, với các mức giá cũng khác nhau tương đối lớn. Một cây bút viết cho học sinh thông thường có giá khoảng vài chục ngàn đồng, nhưng cũng có những cây bút giá lên tới hàng triệu đồng, chủ yếu dùng để làm quà tặng. Tuy ngày nay bút máy không còn phổ biến như xưa, thế nhưng với những người ưa luyện chữ, hoặc trân trọng từng nét chữ của mình thì bút máy là một trong những lựa chọn hàng đầu. Bởi lẽ viết chữ bằng bút máy là một biểu hiện của tính cẩn thận, cầu kỳ và tỉ mỉ cả từ trong khâu bơm mực, bảo quản bút, cho đến việc nắn nót từng con chữ. Bút máy không thích hợp cho những người cẩu thả, thích viết ngoáy, viết nhanh, chỉ phù hợp với những bạn kiên nhẫn, trân trọng từng nét chữ. Chính vì vậy trong bậc giáo dục tiểu học, người ta vẫn thường yêu cầu các em học sinh tập viết bút máy để định hình nét chữ, tránh sự cẩu thả, tùy tiện trong việc học tập, đồng thời rèn luyện cho các em được tính cẩn thận, chu đáo.

Về việc bảo quản và sử dụng bút máy cũng khá cầu kỳ, yêu cầu người sử dụng phải có sự chú tâm. Khi bơm mực phải chú ý cẩn thận tháo rời bút, đồng thời thao tác nhẹ nhàng tránh để mực dây ra quần áo sách vở, bơm đầy một ruột bút là có thể sử dụng vài ngày liền mà không cần phải bơm mực liên tục. Khi viết thì phải dùng lực tay vừa phải, không tì quá mạnh làm rách vở, lem mực và hỏng ngòi bút, đặc biệt nhớ phải đóng nắp bút ngay khi không cần sử dụng tránh việc rơi rớt làm hỏng ngòi. Đặc biệt khâu lựa chọn mực cùng cần kỹ càng cẩn thận, nên chọn loại mực tốt, đều màu, không quá loãng hoặc quá đặc, và tuyệt đối phải là mực sạch, không chứa cặn. Bởi nếu mực chứa cặn sẽ làm tắc ngòi, ảnh hưởng đến chất lượng chữ viết. Trong quá trình sử dụng bút cách một khoảng thời gian ta cũng cần phải vệ sinh lau chùi bút, đồng thời dùng nước ấm để súc rửa ruột bơm mực.

Bút máy là một trong những dụng cụ học tập quen thuộc với học sinh nhiều thế hệ, vừa rèn chữ vừa luyện nết người. Sự biến mất và không phổ biến ngày nay của bút máy cũng khiến chúng ta không khỏi nuối tiếc một thời quá vãng. Tôi thực lòng mong rằng một ngày nào đó bút máy lại có thể lấy lại được vị thế của nó trên con đường tri thức của nhiều bạn trẻ. Hãy nhớ rằng bút máy không phải là một loại bút gây nhiều phiền phức mà nó là một loại bút thanh cao, cần sự chăm chút và nâng niu của người dùng, chỉ có ai thực sự yêu quý mới có thể thấu hiểu và trân trọng.

Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón – Mẫu 20

Trong cuộc sống con người chúng ta không thể nào thiếu học tập mà muốn học tập thật tốt thì cần phải có những vật dụng học tập trong đó quan trọng nhất là bút và sách. Bút rất quan trọng vì không có nó thì viết thế nào được, nếu như ngày xưa các nhà nho xưa thường viết bằng bút lông mực tàu thì từ khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta đã mang theo chiếc bút máy. Vậy chiếc bút máy khác những chiếc bút bình thường ở chỗ nào?

Trước hết là về cấu tạo của chiếc bút máy thì mỗi người chúng ta ai cũng có thể biết rõ. Bút được chia ra làm hai phần chính là vỏ bút và ruột bút.

Vỏ bút lại chia thành phần thân bút và nắp bút. Hai phần ấy gắn được với nhau bằng những ren xoáy. Vỏ bút thường làm bằng nhựa và bằng sắt, bút làm bằng nhựa sẽ nhanh vỡ hơn khi va chạm mạnh còn vỏ bút làm bằng sắt sẽ bền hơn. Mùa sắc của vỏ bút rất đa dạng nào là xanh, đỏ rồi lại tím vàng, nếu như ra cửa hàng thì có thể thoải mái lựa chọn màu mà mình yêu thích. Vỏ bằng sắt thì cũng được mạ những màu sắc rất đẹp. Ngoài ra trên những thân bút ấy còn có cả hoa văn họa tiết rất nhỏ nhưng đẹp. Nắp bút để bào vệ ngòi bút bên trong cũng đỡ để dây mực ra ngoài gây bẩn. Không những thế trên nắp bút còn được thiết kế để kẹp vào sách cho không rơi. Nhìn chung cây bút máy có chiều dài tầm 10 centi mét nhỏ thon gọn và rất tiện lợi khi mang theo bên người.

Phần ruột bút thì gốm có ngòi bút ở phía trên, đó chính là phần để viết. Ngòi bút thường thì có loại to và có loại nhỏ. Sau đó đến phần sắt để cầm vào đó viết, bên trong lớp vỏ sắt đó là một hệ thống nối từ ngòi bút đến ống đựng mực. Theo những bút ngày xưa thì phần ống mực làm bằng nhựa dẻo để rỗng bên trong và khi hút mực vào đó thì chúng ta phải xoắn ống đựng mực đó lại sau đó thả ra thì mực sẽ lên. Tuy nhiên việc đó cũng khá khó cho nên nhiều em học sinh không thể hút được và phải nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ. Khi phát triển hơn thì người ta sáng chế ra một loại ống đựng mực dễ hút mực hơn. Nó được thiết kế đẩy lên và xuống giống như nguyên tắc hút nước của xi lanh hoặc dạng xoay. Khi xoay xuống dưới thì mức sẽ vào khi xoay lên trên thì mực sẽ ra. Chính vì thế mà việc hút mực vào bút trở nên dễ dàng.

Về phân chia các loại bút máy thì có bút nét to và bút nét thanh nét đậm. Các hãng bút trên thị trường thì rất nhiều nhưng nổi tiếng và thông dụng nhất là các hãng như bút kim tinh ngày xưa, bút Trường Sơn, bút Nét Hoa, bút Kim Thành, Bút luyện viết chữ đẹp…

Công dụng của nó mà ai cũng biết là dùng để viết lên những dòng chữ của con người. Với đựng mực nhiều như thế chúng ta có thể viết nhiều lần mà không lo hết mực. Bút đặc biệt có công dụng lớn với những cô cậu học sinh tiểu học vì cấu tạo của bút máy không trơn như bút bi cho nên nó không bị hỏng chữ xấu chữ. Những chiếc bút máy ấy sẽ giúp cho những người mới học chữ viết thật đẹp và ngay ngắn nét thanh nét đậm.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải biết bảo quản bút vì bút có tốt thì viết mới đẹp được. Sau những thời gian viết thì khoảng một thằng bạn nên rửa bút một lần chỉ có thế bút mới không bị đóng cặn mực gây tắc không thể viết được. Chúng ta nên rửa bút bằng nước ấm. Tiếp nữa đó là thường xuyên lau bút cho sạch sẽ duy trì ngòi bút không nên viết ghì mạnh.

Như vậy có thể nói cây bút máy thật sự quan trọng trong công việc học tập của chúng ta, những ai đã lớn vẫn nên viết bút máy vì với cấu trúc của nó sẽ giữ được những nét chữ của chúng ta ngay ngắn và đẹp hơn chứ không như bút bi trơn dễ làm mất nét chữ. Đồng thời trong quá trình sử dụng thì cần bảo quản sạch sẽ để giữ bút được lâu hơn.

*****

Trên đây là hơn 20 mẫu Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: cái quạt, cái bút, cái kéo, cái nón lớp 9 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 9

5/5 - (604 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button