Học TậpLớp 8

Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote) – Ý nghĩaTiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote) – Ý nghĩaTiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote)

Don Quijote (tiếng Tây Ban Nha: Don Quixote de la Mancha / Don Quijote xứ Mancha) hay đôi khi được phiên âm thành Đôn Ki-hô-tê hoặc Đông Ki-xốt, là tiểu thuyết của văn sĩ Miguel de Cervantes Saavedra (1547-1616).

Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote)
Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote)

Cuốn tiểu thuyết còn có nhan đề dài hơn là El Ingenioso hidalgo Don Quijote de la Mancha (Don Quijote, đại kị sĩ tài hoa xứ Mancha). Được xuất bản thành hai phần vào năm 1605 và 1615, Don Quijote được coi là tác phẩm văn học có tầm ảnh hưởng nhất trong Thời Hoàng kim của Tây Ban Nha nói riêng và trong toàn bộ nền văn học của Tây Ban Nha nói chung. Là tác phẩm thiết lập nên toàn bộ nền văn học phương Tây, nó còn thường được nhắc đến với những mỹ từ như “tiểu thuyết hiện đại đầu tiên” hay được công nhận là tác phẩm hay nhất từng được viết ra theo một số cuộc khảo sát uy tín.

Bạn đang xem: Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote) – Ý nghĩaTiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê

Dịch giả Trương Đắc Vị là người chuyển thể thành công tác phẩm này từ tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Việt vào năm 1979 trong thời gian Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979. Ông cho biết, bản dịch này là bản dịch chính xác nhất của ông về tiểu thuyết trên do ông có tham gia biên tập khi xuất bản. Sau bản dịch năm 1979, Nhà xuất bản Văn học còn cho tái bản 3 lần nữa nhưng có tồn tại những sai sót nhất định.

Nội dung

Nội dung cuốn tiểu thuyết xoay quanh những chuyến phiêu lưu của một lão quý tộc già sống ở xứ Mancha tên là Alonso Quixano, lão đọc nhiều truyện hiệp sĩ đến mức mất trí và quyết định trở thành một kỵ sĩ (caballero andante) để làm sống lại tinh thần hào hiệp và phụng sự cho quốc gia. Lão tự đổi tên mình thành Don Quijote xứ Mancha. Lão cũng nhận một gã nông dân quê mùa, Sancho Panza, làm người tháp tùng, người thường sử dụng sự lanh lợi, tinh ranh trần tục để đối phó với những lời độc thoại hùng tráng của Don Quijote về vấn đề hiệp sĩ, thứ mà lúc đó đã được coi là lỗi thời. Trong phần đầu tiên của cuốn sách, Don Quijote không phân biệt được đâu là thực đâu là ảo, chỉ đắm chìm trong thế giới hiệp sĩ mà mình tưởng tượng ra.

Nhân vật chính

  • Don Quijote (phiên âm: Đôn Ki-hô-tê): là một quý tộc nghèo. Vì ham mê truyện phiêu lưu, hiệp sĩ nên muốn trở thành hiệp sĩ trừ gian diệt bạo, cứu người lương thiện. Lão lên đường đi phiêu lưu, tự phong mình là hiệp sĩ Don Quijote xứ Mancha. Nhiều lần thất bại, lão vẫn tin mình bị lão pháp sư Fréston phù phép. Nhưng cuối cùng lão bị ốm nặng, lão mới thấy cái nhảm nhí, tai hại của truyện hiệp sĩ. Lão viết di chúc rồi qua đời.
  • Sancho Panza (phiên âm: Xan-chô Pan-xa): là một người nông dân. Vì nghe lão hiệp sĩ hứa nếu lão chiếm được một vùng đất, lão sẽ chia cho bác để bác cai trị. Bác thích thú nên đi theo. Trên đường đi, bác cảm thấy chuyện phiêu lưu hiệp sĩ coi vậy mà hay. Vì bác đi theo chỉ để ăn uống, say sưa đánh chén, ngủ thật say. Nhiều lần bác cứu Don Quixote khỏi kết quả của những hành động điên rồ. Bác còn phong cho Don Quixote các chức danh hiệp sĩ.
  • Rocinante (phiên âm: Rô-xi-nan-tê): con ngựa của Don Quijote. Là một con ngựa gầy gò ốm yếu được lão phong là chiến mã. Con ngựa đã theo lão suốt cuộc hành trình, và nó đã chịu khổ rất nhiều vì công việc hiệp sĩ của lão.
  • Dulcinea (phiên âm: Đuyn-xi-nê-a): thực sự chỉ là một mụ đàn bà nông dân trước đây lão thầm yêu, được lão phong là tình nương Dulcinea để lão nhớ nhung. Một lần lão về thăm mụ, nhưng chưa đầy 3 phút lão đã bỏ đi vì mụ không giống như những gì lão tưởng tượng.
  • Fréston: do Don Quijote quá say mê truyện hiệp sĩ nên người quen và người nhà của lão đã đốt sách. Họ bịa chuyện lão pháp sư Fréston đã đánh cắp tất cả sách của lão. Tưởng chừng lão quên chuyện hiệp sĩ, nhưng lão vẫn chứng nào tật nấy, lần này còn cho rằng Fréston chính là kẻ khiến lão gặp nhiều thất bại. Lão tìm đồ cũ trong nhà, kiếm,khiên,áo giáp để ra đi làm một hiệp sĩ cứu người. Lão đi khắp mọi nơi cùng với anh chàng Sancho. Đã trải qua bao nhiêu nguy hiểm, nhưng kết cục chỉ nhận được những thất bại.

Ý nghĩa tác phẩm

Don Quijote là một trong những tác phẩm vĩ đại nhất của thời đại Phục Hưng và được đánh giá là tiểu thuyết đầu tiên của châu Âu. Nhân vật của tác phẩm, qua hình tượng Don Quijote, phản ánh được tính đa diện của con người, bên cạnh tính cách gàn dở là sự tế nhị, thương yêu đồng loại, yêu quý tự do và ghét thói xa hoa ăn bám của bọn quý tộc đương thời và biết trọng đạo lý. Tác phẩm cũng không hoàn toàn được sáng tác với ý nghĩa hài hước, qua tác phẩm, Cervantes chế giễu những tàn dư của lý tưởng hiệp sĩ phiêu lưu thời phong kiến, đả kích một thị hiếu tầm thường đang phổ biến trong công chúng, hiển thị khát khao hướng đến một xã hội hậu phong kiến công bằng và nhân đạo hơn.

Ý nghĩa tác phẩm
Ý nghĩa tác phẩm

Thông tin khác

Trong tiếng Anh, tính từ “quixotic” ngày nay có nghĩa là “anh hùng rơm” hay “lãng mạn” lấy từ tên nhân vật này. Thành ngữ “fighting windmills” (đánh nhau với cối xay gió) cũng bắt nguồn từ một trong những câu chuyện trong tác phẩm này nhằm chỉ những ảo tưởng của con người.

Bài 7 trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 8 (tập một trang 75 – 78) được trích một phần từ tiểu thuyết này, được đặt tên là ”Đánh nhau với cối xay gió”

Tóm tắt tiểu thuyết Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote)

Tại đất nước Tây Ban Nha, xứ Mantra có một nhà quý tộc sa sút tên là Ki-ha-da. Lão đã chừng năm mươi tuổi, gầy gò và cao lênh khênh. Suốt ngày lão say mê đọc tiểu thuyết kiếm hiệp nên nỗi đầu óc mụ mẫm, lú lẫn. Ki-ha-đa mơ ước trở thành hiệp sĩ giang hồ để phò nguy cứu khổ, diệt trừ cái ác, lập lại công bằng cho thiên hạ.

Tại đất nước Tây Ban Nha, xứ Mantra có một nhà quý tộc sa sút tên là Ki-ha-da. Lão đã chừng năm mươi tuổi, gầy gò và cao lênh khênh. Suốt ngày lão say mê đọc tiểu thuyết kiếm hiệp nên nỗi đầu óc mụ mẫm, lú lẫn. Ki-ha-đa mơ ước trở thành hiệp sĩ giang hồ để phò nguy cứu khổ, diệt trừ cái ác, lập lại công bằng cho thiên hạ.

Để thực hiện ước mơ của mình, Ki-ha-đa lục lọi tìm tòi bằng được bộ trang phục kị sĩ cũ kỹ, han rỉ của cụ tổ để lại rồi đem sửa chữa, lau chùi cẩn thận, chuẩn bị lên đường. Để cho đúng với tư cách một nhà quý tộc, Ki-ha-đa tự phong cho mình là hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê xứ Mantra; phong cho con ngựa gầy còm của mình là kị mã Rôxinantê. Học theo các hiệp sĩ trong truyện tranh, Ki-ha-đa cũng tự tìm cho mình một tình nương trong mộng tường, gã nhớ tới cô gái làng Tôbôxô và đạt cho nàng một cái tên thật kêu: Công nương Đuynxinêa làng Tôbôxô.

Một buổi sớm, Đôn Ki-hô-tê nai nịt chỉnh tề, ngồi ngất ngưởng trên lưng con ngựa Rôxinantê ra đi, bắt đầu cuộc đời hiệp sĩ giang hồ. Tới một quán trọ bên đường, gã tưởng tượng đó là một tòa lâu đài, chủ quán là lãnh chúa và trịnh trọng xin ông làm lễ tấn phong cho gã.

Sung sướng vì đã trở thành một hiệp sĩ, gã háo hức rong ruổi khắp nẻo đường để diệt trừ cái ác, làm sáng danh hiệp sĩ xứ Mantra. Gặp một mục đồng bị trói và bị đánh đòn, gã thúc ngựa tới. Được biết em bị chủ đánh vì để lạc mất một con cừu, gã dương oai ra lệnh cho người chủ cởi trói ngay cho em và hứa không bao giờ đánh đập em nữa. Nhưng Đôn Ki-hô-tê đi chưa được bao xa, người trở lại tiếp tục hành hạ đứa trẻ dã man hơn. Một lần khác, gã phải ra tay với lòng căm giận khôn nguôi vì bọn lái buôn không chịu thừa nhận nàng Đuynxinêa đuy Tôbòxô của gã là người đẹp nhất trần gian. Song Đôn Ki-hô-tê bị một trận đòn nhừ tử, may có bác nông dân nhận ra gã và đưa gã trở về làng.

Tóm tắt tiểu thuyết Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote)
Tóm tắt tiểu thuyết Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote)

Không bao lâu, Đôn Ki-hô-tê lại lên đường. Đi trước là hiệp sĩ Đôn Ki- hô-tê ngật ngưỡng trên lưng C011 Rôxinantê, theo sau là bác giám mã Xantrô Panxa – một nông dân cùng làng, với túi thức ăn và bình rượu lớn, cưỡi con lừa thấp tịt. Thấy những chiếc cối xay gió, tưởng đó là bọn khổng lồ độc ác, Đôn Ki-hô-tê hăm hở thúc ngựa xông tới, tay cầm khiên, tay lăm lăm ngọn giáo quyết tiêu diệt bọn khổng lồ Cánh quạt cối xay gió quật cả người và ngựa ngà chổng kềnh ra đất.

Tiếp đó, thầy trò Đôn Ki-hô-tê gặp các tu sĩ và đoàn kỵ binh hộ tống xe ngựa chở một phu nhân, tưởng bọn này bắt cóc nàng công chúa xinh đẹp, Đôn Ki-hô-tê ra lệnh họ phải tha công chúa rồi thúc ngựa tấn công các tu sĩ. Mấy ngày sau, nhìn đàn cừu, Đôn Ki-hô-tê nghĩ đó là một đội quân, gã la hét, thúc ngựa xông thẳng vào đàn cừu. Ngay sau đó, gã bị những người chăn cừu đánh cho một trận nên thân.

Không nản lòng, thầy trò Đôn Ki-hô-tê tiếp tục cuộc hành trình. Bỗng nhiên họ gặp đám tang một nhà quý phái. Đôn Ki-hô-tê cho rằng một hiệp sĩ nào đó bị tử thương và chàng – một hiệp sĩ xứ Mantra phải có trách nhiệm trả thù cho bạn. Gã hùng hổ xông vào tấn công đám tang.

Vào một đêm nọ, tại quán trọ, Đôn Ki-hô-tê thấy mình bước vào cuộc đấu rất vinh quang của đời hiệp sĩ. Gã đâm chém bao tên khổng lồ, máu chảy chan hòa. Chủ quán vô cùng giận dữ vì ông khách trọ mê ngủ này đã chọc thủng những túi rượu nho làm rượu chảy lênh láng khắp nhà…

Một hôm, cha xứ và người thợ cạo láng giềng phải lập mưu để đưa Đôn Ki-hô-tê về nhà. Nhưng rồi gã lại cùng giám mã của mình tiếp tục lên đường. Lần này, Xantrô được cai trị một hòn đảo. Song đó chỉ là trò mà vợ chồng quận công bày ra để tiêu khiển. Đôn Ki-hô-tê còn gây nên bao chuyện buồn cười, ngớ ngẩn khác. Cuối cùng gia đình và bạn bè tìm cách buộc Đôn Ki-hô-tê phải rời bỏ con đường hiệp sĩ giang hồ. Gã vô cùng buồn khổ và ngày càng trở nên ốm yếu. Trên giường bệnh, gã mới nhận ra những việc làm rồ dại của mình. Đôn Ki-hô-tê viết chúc thư chia tài sản rồi qua đời.

***

Trên đây là nội dung bài học Tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê (Don Quixote) – Ý nghĩaTiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (12 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button