Câu 2: Tóm tắt giá trị nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Lời giải chi tiết:
Bạn đang xem: Tóm tắt giá trị nghệ thuật tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Truyện Kiều được coi là đỉnh cao nghệ thuật trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du
- Về thể thơ, tác giả sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ truyền thống của Việt Nam, với 3254 câu, điều đó tạo nên một tác phẩm gần gũi với đời sống người dân.
- Về ngôn ngữ: là ngôn ngữ văn học hết sức giàu và đẹp, đạt đến đỉnh cao ngôn ngữ nghệ thuật. Mỗi câu từ, mỗi sự kiện chêm vào đều có chủ đích của chính tác giả và được cân nhắc cẩn trọng. Ngôn ngữ kể chuyện có 3 hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật). Nhân vật trong truyện xuất hiện với cả con người hành động và con người cảm nghĩ, có biểu hiện bên ngoài và thế giới bên trong sâu thẳm.
- Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Khắc hoạ nhân vật qua phương thức tự sự, miêu tả chỉ bằng vài nét chấm phá, mỗi nhân vật trong Truyện Kiều hiện lên như một chân dung sống động. Cách xây dựng nhân vật chính diện (Thúy Kiều, Từ Hải…) thường được xây dựng theo lối lý tưởng hoá, được miêu tả bằng những biện pháp ước lệ, nhưng rất sinh động. Nhân vật phản diện của Nguyễn Du chủ yếu được khắc hoạ theo lối hiện thực hoá, bằng bút pháp tả thực, cụ thể và rất hiện thực (miêu tả qua ngoại hình, ngôn ngữ, hành động… của nhân vật).
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, bên cạnh bức tranh thiên nhiên chân thực sinh động (Cảnh ngày xuân), có những bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc (Kiều ở lầu Ngưng Bích).
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lớp 9
- Nội dung chính bài Những đứa trẻ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Những đứa trẻ
- Câu chuyện đời thường và câu chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki như thế nào qua các chi tiết…
- Tìm trong văn bản một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa, sau đó phân tích và bình luận những hình ảnh đó.
- Xem xét hoàn cảnh của chú bé A-li-ô-sa, ba đứa con đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp và quan hệ giữa hai gia đình để lí giải vì sao tình bạn tuổi thơ trong trắng ấy…
- Thử chia văn bản thành ba phần và đặt tiêu đề cho mỗi phần. Tìm những chi tiết xuất hiện ở cả…
- Nội dung chính bài Cố hương
- Cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật “tôi” khi trên đựờng về quê và lúc rời quê ra đi có gì giống và khác nhau?
- Dàn ý thuyết minh cây dừa hay nhất (12 mẫu)
- Lập dàn ý con trâu ở làng quê Việt Nam (22 mẫu)
- Hình ảnh người mẹ trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (6 mẫu)
- Phân tích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (20 mẫu)
- Cảm nhận, suy nghĩ của em về vầng trăng trong bài thơ Ánh trăng (7 mẫu)
- Cảm nhận 4 khổ thơ cuối bài thơ Ánh trăng (8 mẫu)