Học TậpLớp 4

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu (40 Mẫu)

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu bao gồm dàn ý chi tiết cùng 40 bài văn mẫu hay nhất được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh sẽ giúp các em học sinh lớp 4 hoàn thành tốt bài văn kể chuyện của mình đạt điểm số cao.

Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu
Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu

Mục lục

Dàn ý kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu

Dàn ý Kể câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về về lòng trung thực

1. Mở bài:

Bạn đang xem: Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu (40 Mẫu)

Các em sẽ dẫn dắt tới câu chuyện “Kể về lòng trung thực” mà em định kể hoặc viết trong bài. Ví dụ: em nghe hoặc đọc nó từ đâu (nghe mẹ hoặc bà kể, nghe thầy cô kể lại, hay là mình tự đọc, tự chứng kiến, và tự mình làm,…)

2. Thân bài

Các em sẽ bắt đầu kể chi tiết câu chuyện. Diễn biến câu chuyện đó ra sao. Có phần nào quan trọng nhất, hoặc phần nào em tâm đắc nhất.

Các em nên kể theo từng đoạn nhỏ để người nghe hoặc người đọc dễ nắm bắt về tấm gương lòng trung thực. Và kết thúc của câu chuyện như thế nào.

3. Kết bài

Các em sẽ nêu lên những suy nghĩ, tình cảm của mình về câu chuyện. Về những bài học, đức tính mà em học được qua câu chuyện đó.

Em cũng cần bày tỏ cảm nghĩ của em về tính trung thực có ý nghĩa như thế nào và là tấm gương để mọi người noi theo.

Dàn ý Kể câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về về lòng nhân hậu

1. Mở bài:

  • Giới thiệu nhân vật có tấm lòng nhân hậu mà em định kể.
  • Em được đọc, được nghe hay được chứng kiến câu chuyện về người đó.

2. Thân bài:

  • Trình bày diễn biến câu chuyện.
  • Câu chuyện xảy ra khi nào, em gặp ở đâu
  • Thứ tự thời gian nhân vật sự việc
  • Ghi theo câu chuyện: ghi từng nhân vật ghi từng sự việc

3. Kết bài:

  • Nêu kết thúc câu chuyện và cảm nghĩ của em về câu chuyện được kể.
  • Nêu bài học rút ra từ câu chuyện đó.

Lưu ý:

Em chọn cách viết nào để có đoạn mở bài hấp dẫn?

Em nên kể chuyện thế nào cho sinh động?

  • Kể câu chuyện bằng lời của mình.
  • Có thể lược bớt các chi tiết không quan trọng, tập trung kể cụ thể sự việc chính, làm nổi bật lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu của nhân vật.
  • Có thể thêm vào sự việc chính lời nói, suy nghĩ, hành động,…của nhân vật.
  • Cũng có thể bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của em về sự việc chính.

Em viết đoạn kết bài thế nào để người đọc ấn tượng?

40 Bài văn mẫu kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu lớp 4 hay nhất

Bài văn kể lại câu chuyện về lòng trung thực

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 1

Một ông vua nọ, đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi, vua muốn tìm một người đủ tài đức để trao lại ngôi vua. Vua quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc và ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”.

Đến vụ mùa, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, chỉ có một cậu bé đến tay không. Cậu bé kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành.

Mọi người chỉ trỏ bàn tán, chỉ có vua là cười và nói: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”.

Cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ của mình.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 2

Một câu chuyện mà em rất thích về đức tính trung thực chính là câu chuyện Ba chiếc rìu của thần sông.

Truyện kể về một người tiều phu có hoàn cảnh gia đình nghèo khó. Hằng ngày, anh phải lên rừng kiếm củi từ sớm đến tối mịt. Vất vả là thế nhưng cuộc sống của anh lại chẳng tốt hơn là bao.

Một hôm, khi anh đang đốn củi ở cạnh bờ sông, thì lưỡi rìu tuột mất, rơi xuống nước. Nước sông khá sâu, anh lại chẳng biết bơi nên loay hoay mãi vẫn chưa tìm được cách lấy lại lưỡi rìu. Bỗng từ dưới sông, một cụ già râu tóc bạc phơ hiện lên, tự giới thiệu là thần sông. Thần giơ lên một lưỡi rìu vàng và hỏi anh có phải do anh đánh rơi không, anh liền lắc đầu. Lần thứ hai thần lại giơ lên một lưỡi rìu bạc và hỏi lại câu hỏi cũ, lần này anh vẫn lắc đầu. lần thứ ba, thần đưa ra một lưỡi rìu bằng sắt cũ kĩ thì anh tiều phu mới gật đầu nhận lấy.

Sự trung thực và ngay thẳng ấy của anh khiến ông tiên rất hài lòng, bèn tặng cho anh cả lưỡi rìu bạc và lưỡi rìu vàng. Nhờ đó, cuộc sống của anh trở nên giàu có và ổn định hơn trước. Qua đó, em rút ra được bài về ý nghĩa của lòng trung thực trong cuộc sống này.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 3

Trong những việc tôi đã đọc về tính trung thực thì câu chuyện những hạt thóc giống để lại cho tôi nhiều ấn tượng nhất.

Thuở xưa có một ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân một thúng thóc về gieo và giao hẹn: ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt.

Ở làng nọ có chú bé tên là Chôm mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không một hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch, mọi người chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chôm lo lắng, đến trước vua quỳ tâu:

– Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được.

Mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy, ôn tồn nói:

– Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kỹ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta.

Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bố:

– Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này.

Chôm được truyền ngôi và trở thành một ông vua đức trí hiền tài.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 4

Một tấm gương sáng về lòng trung thực, mà em luôn kính nể, chính là bác bảo vệ trường em.

Bác ấy có hoàn cảnh gia đình khá khó khăn và thiếu thốn. Vi vậy. ngoài làm bảo vệ, bác còn nhận thêm quét dọn sân trường vào buổi sáng, rồi chăm sóc vườn hoa của cả trường. Tuy vậy, bác ấy vẫn luôn sốn tốt và có lòng trung thực. Bác ấy luôn là tấm gương sáng về phẩm chất tốt đẹp đó cho học sinh trong toàn trường.

Vì nhiều lí do, hôm nào cũng sẽ có những bạn học sinh và thầy cô giáo đánh rơi, để quên trên hành lang, sân thể dục, sân trường những vật dụng cá nhân. Từ áo khoác, sách vở, đến ví, tiền, dây chuyền, túi xách, điện thoại… Là người bảo vệ của trường, bác bảo vệ luôn đi tuần tra khắp trường nên nhặt được rất nhiều món đồ như thế. Bác đã đem về, xếp lên bàn bảo vệ, và đọc loa để tìm người đánh rơi.

Hành động ấy của bác luôn duy trì trong suốt mấy năm nay. Nhờ vậy mà người rơi, mất đồ có thể đến nhận lại được. Em rất khâm phục và tự hào về sự trung thực của bác bảo vệ trường mình.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 5

Hôm ấy, em đi chợ mua rau cho mẹ. Hàng cô Loan là hàng rau lớn nhất chợ Hạnh Thông Tây. Cô Loan bán rau củ cả giá bán lẻ và bán buôn nên rất đông khách hàng.

Em chào cô Loan rồi đưa tờ giấy ghi các món rau để cô lựa rau cho mẹ. Một vài món rau em biết chọn, em tự lựa và để vào túi ni-lông chờ cô tính tiền. Em mua không nhiều, chỉ độ hơn hai mươi ngàn tiền rau. Em đưa cô Loan tờ giấy bạc năm mươi nghìn. Cô Loan đếm tiền trả lại. Ơ hay, cô trả lại cho em những hai trăm mười tám ngàn đồng. Có lẽ tờ giấy bạc hai trăm nghìn có màu hơi giống tờ giấy bạc mười nghìn đồng nên cô Loan nhầm lẫn. Em lễ phép thưa:

– Thưa cô, cô trả lại tiền cho cháu nhầm rồi. Cháu chỉ đưa cho cô năm mươi nghìn mà!

Cô Loan cầm số tiền em đưa lại, rối rít:

– May quá, cô cảm ơn con nghen. Con thật thà đáng khen lắm!

Cô Loan trả lại đúng tiền cho em, em vui vẻ ra về.

Trên đường về nhà, lòng em lâng lâng vui lạ. Em vui sướng vì mình đã thật thà không tham lam số tiền cô Loan trả nhầm. Hôm đó, mẹ rất vui khi nghe em thuật lại chuyện.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 6

“Báo mới, báo mới với những tin hot nhất đây!”. Đó là tiếng rao của một bạn bán báo chừng tuổi em, mà ngày nào đi học qua trung tâm thương mại thị xã em nghe rất quen thuộc.

Em không biết tên bạn ấy cũng như không biết nhà bạn ấy ở đâu. Nhưng tiếng rao của bạn ấy rất hay nên em và Hùng thường hay dừng lại vài phút để xem bạn ấy rao báo, và đưa từng tờ báo vào từng bạn café mời: “Ông bà, chú bác mua táo tiền phong, pháp luật, bóng đá, báo anh ninh thủ đô, báo an ninh thế giới với những tin tức nóng nhất ạ!”… Lời mời vừa nhẹ nhàng vừa tha thiết khiến nhiều khách hàng không có ý định mua báo cũng phải xiêu lòng mà mua cho một tờ báo.

Bỗng có tiếng gọi từ bán kế bên: “Này, cháu bán cho chú tờ an ninh thủ đô với tờ báo pháp luật”. Đó là một ông cụ ăn mặc rất đẹp, khuôn mặt phúc hậu với mái tác bạc trắng cùng làn da hồng. Cậu bé chạy lại liền rút hai tờ báo như ông cụ: “dạ, báo của ông đây ạ!”. Ông cụ cầm hai tờ báo rồi hỏi: “hết bao nhiêu tiền vậy cháu?”

Cậu bé nhanh nhẹn nói: “Của ông hết 20 nghìn đồng ạ!”.

Ông cụ rút tờ 20 nghìn đồng mới tinh đưa cho cậu bé rồi cầm báo bước đi về phía công viên.

Do lúc ông cụ cầm báo đi thì có người gọi tới để mua tờ báo thể thao nên cậu vội vàng đi sang bàn bên bán báo. Lúc bán xong tờ báo bóng đá, cậu bé mới nhìn số tiền ông cụ trả vẫn ở trên tay.

Cậu liều chạy theo và gọi ông cụ: “Ông ơi! Chờ cháu với! ông trả thừa tiền cho cháu tờ 20 nghìn ạ”

Ông cụ dừng lại, nhìn cậu bé với ánh mắt hiền hậu và nói:

Cảm ơn cháu! Cháu rất thật thà và trung thực. Ông cho cháu đấy!

Không, cháu không nhận đâu ạ. Ông mua giúp cháu là cháu cảm ơn rồi ạ.

Nghe vậy ông cụ lại bảo cậu bé bán cho ông thêm 2 tờ báo nữa rồi bước đi tiếp.

Qua câu chuyện, Cậu bé bán báo đã thể hiện tính thật thà trung trực của mình cho dù cuộc sống có khó khăn nghèo khổ đến đâu. Đó là một đức tình vô cùng đáng quý và đáng trân trọng mà chúng em và mọi người cần phải học tập từ bạn bán báo mới.

Em rất cảm phục những người như cậu bé bán báo!

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 7

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của một cậu bé, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông xiết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

– Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì đó từ ông lão khốn khổ kia.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của cậu bé đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chúng ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 8

“5 giờ chiều, sau tiếng chuông tan sở vang lên, mọi người hối hả ra về. Tối nay, tôi chưa có kế hoạch gì nên cứ thủng thẳng mà đi, chẳng vội gì. Tôi rất thích thả bộ một chút, ngắm phố phường tấp nập người xuôi ngược. Nắng đã nhạt, gió vờn nhẹ trên lá cây, chỉ có con đường bận rộn. Tôi đang mơ màng thì chợt có một tiếng chào hàng cất lên sát bên “Chú ơi, chú mua giùm con đi chú”.

Trông sang, một bé gái chừng 10 – 12 tuổi, đầu đội một cái rá bên trong có 2 củ khoai luộc, mặt mũi lem nhem mồ hôi, giọng thảng thốt “Chú mua giùm con với, không về dượng con đánh chết”.

Tôi nhìn đứa bé, mắt nó đỏ hoe, tội nghiệp thật. “Bao nhiêu cháu?” – Tôi hỏi nhỏ.

“Năm ngàn chú ạ, chú mua giùm con nha chú” – cả giọng nói, cả ánh mắt của nó như lóe lên niềm hy vọng. Tôi cầm 2 củ khoai rồi đưa cho nó tờ 50 ngàn đồng và bảo “Chú cho con này, mau về đi”.

Con bé buồn bã nói “Con không có tiền thối và cũng không dám nhận tiền của chú vì về nhà dượng con kiểm tra thấy thừa tiền ra lại cho là những ngày trước con đã giấu tiền đi sẽ đánh con đau lắm”.

“Thì con cất riêng 45 ngàn đi” – tôi bày vẽ cho nó.

“Không được đâu chú ạ, tính con trung thực, có thế nào nói thế đó, còn dượng con thì không tin đâu” – con bé mở tròn đôi mắt nhìn tôi.

Đến lượt tôi bối rối, nước mắt chực trào ra, đưa cho nó 5 ngàn đồng rồi bước đi. Tôi cầu mong và tin rằng “Đứa bé này rồi sẽ có một cuộc đời hạnh phúc bởi lòng trung thực của nó”.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 9

Đời nhà Lí có một vị quan nổi tiếng là người chính trực. Đó là Tô Hiến Thành. Năm 1175 vua Lí Anh Tông mất, di chiếu cho Tô Hiến Thành lập thái tử Long Cán con bà thái hậu họ Đỗ, lên ngôi. Nhưng một bà thái hậu khác lại muốn lập con mình là Long Xưởng lên ngôi vua, bèn tìm cách đút vàng bạc cho vợ Tô Hiến Thành để nhờ ông giúp đỡ. Tô Hiến Thành không nghe nhất định lập Long Cán làm vua theo di chiếu. Phò tá vua Cao Tông (tức Long Cán) được 4 năm thì ông lâm bệnh. Người mà ngày đêm hầu tạ bên giường bệnh là quan tham tri chính sự Vũ Tán Đường. Còn vị quan gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên rất ít đến thăm Tô Hiến Thành. Một hôm, bà thái hậu họ Đỗ và vua Cao Tông tới thăm, hỏi ông:

– Nếu chẳng may ông mất đi thì ai sẽ người thay ông?

Tô Hiến Thành không do dự đáp ngay:

– Đó là gián nghị đại phu Trần Trung Tá

Thái hậu ngạc nhiên nói:

– Vũ Tán Đường hết lòng vì ông, sao không tiến cử

– Nếu thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá- Tô Hiến Thành nói

Qua câu chuyện trên, Tô Hiến Thành đã là một tấm gương sáng trong sử sách về lòng trung thực và trách nhiệm cao cả đối với dân với nước mà thế hệ chúng ta hôm nay cần noi theo.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 10

“Ngày nọ, ông lão ăn xin gõ cửa một lâu đài tráng lệ. Ông nói với người quản gia: “Vì tình yêu của Chúa, xin hãy bố thí cho kẻ nghèo này”. Người quản gia trả lời: “Tôi phải hỏi ý kiến bà chủ đã”. Bà chủ là một quý bà hà tiện, bà nói: “Hãy cho ông lão tội nghiệp một ổ bánh mì. Một thôi nhé. Đưa bánh ngày hôm qua ấy”.

Ông lão trở về gốc cây nơi trú ngụ cả ngày lẫn đêm, ngồi xuống lôi ổ bánh vừa xin được ra ăn. Đột nhiên, răng ông cắn phải vật gì đó rất cứng. Ông lão hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra chiếc nhẫn vàng nạm kim cương mặt ngọc trai.

“Mình thật may mắn!”, ông lão nghĩ thầm. “Mình bán chiếc nhẫn này đi và sẽ có đủ tiền trong một thời gian dài”.

Thế nhưng, lòng trung thực của ông lão ngay lập tức ngăn ý định đó lại: “Không, ta sẽ tìm chủ nhân của chiếc nhẫn và trả lại cho họ”. Bên trong chiếc nhẫn có khắc hai chữ “J. X”. Ông lão liền đi thẳng đến cửa hàng và tìm hỏi cuốn niên giám điện thoại. Cả thị trấn chỉ có mỗi một gia đình có tên bắt đầu bằng chữ “X”: gia đình Sofina.

Quyết tâm sống trung thực, ông lão vội đi tìm nhà Sofina. Và rất bất ngờ vì đó chính là gia đình đã cho ông ổ bánh. Ông nói với người quản gia: “Tôi tìm thấy chiếc nhẫn vàng trong ổ bánh ngài mới cho tôi”. Bà chủ vui mừng khôn xiết: “May quá, tìm được chiếc nhẫn bị mất tuần trước rồi. Ta đã làm rơi nó khi coi thợ nhào bột làm bánh. Chữ ‘J.X’ là tên viết tắt tên của ta, Ysermina Xo Farina”.

Sau một hồi suy nghĩ, bà chủ nhà nói: “Hãy cho ông lão tội nghiệp đó bất kỳ cái gì ông ấy muốn, miễn là đừng đắt quá”. Ông quản gia quay qua hỏi ông lão: “Vì hành vi cao thượng, ông muốn nhận được phần thưởng gì?”. Ông lão ăn xin nói: “Cho tôi một ổ bánh mì! Thế là đủ cho tôi rồi”. Thấy ông không có lòng tham, bà chủ bỗng nảy ra sáng kiến giữ ông lại để trông nom kho trong nhà. Từ đó bà hoàn toàn an tâm không bao giờ còn sợ mất trộm. Còn ông lão thì có việc làm đến suốt đời”.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 11

Trong buổi chào cờ đầu tuần vừa qua, bạn Hoa của lớp 3B đã được tuyên dương trước toàn trường bởi đức tính trung thực của mình thể hiện qua hành động “nhặt được của rơi, trả người đánh mất” của bạn.

Theo như lời của thầy hiệu trưởng kể lại thì ngày thứ Năm của tuần trước, lớp 3B tan học sớm hơn các lớp khác. Và trên đường đi học về, bạn Hoa đã nhặt được một chiếc hộp mà thường được dùng để đựng đồ ở các tiệm vàng bạc, ban đầu bạn chỉ có ý định nhặt chiếc hộp để làm đồ chơi nhưng khi nhặt lên bạn phát hiện ra trong đó có một chiếc dây chuyền. Vì lúc đó đã khá trưa nên bạn mang chiếc hộp đó về nhà và đến buổi chiều bố Hoa đèo Hoa ra cơ quan công an huyện để nhờ các chú công an tìm giúp người đánh mất. Các chú đều khen Hoa thật thà và trung thực, tin tức nhanh chóng được thông báo và chỉ một ngày sau người đánh rơi chiếc hộp đó đã tìm đến cơ quan công an để nhận lại đồ của mình.

Người đánh rơi là một bác đã khá nhiều tuổi, chiếc dây chuyền là món quà mà bác mua để dành tặng cho cô con gái sắp cưới của bác nhưng bác không cẩn thận nên đã để rơi, tìm lại được chiếc dây chuyền bác rất vui và xin các chú công an số điện thoại và địa chỉ của gia đình bạn Hoa để cảm ơn, bác tìm đến nhà và gửi Hoa một ít tiền để cảm ơn bạn nhưng bạn không nhận không phải vì số tiền mà bác đưa ít mà bạn nói đây là việc cần phải làm của mỗi người.

Và cuối cùng bác đã tìm đến tận trường của Hoa học thông báo cho thầy cô để khen thưởng Hoa về việc làm của mình. Trong buổi chào cờ, Hoa đã được thầy hiệu trưởng tặng giấy khen vì đức tính thật thà, trung thực của bạn ấy, thầy còn nhấn mạnh đây chính là một tấm gương sáng để các bạn học sinh trong trường học tập và noi theo.

Việc làm của bạn thực sự là một việc làm rất ý nghĩa, thể hiện đức tính trung thực của cá nhân Hoa nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung. Chúng ta nên học tập sự thật thà đó để trở thành một học sinh tiêu biểu làm đúng theo điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 12

Mỗi tối trước khi đi ngủ, em đều may mắn được bà kể cho nghe những câu chuyện hay. Nào là câu chuyện cổ tích, chuyện cuộc sống hàng ngày xung quanh em. Nhưng có một lần em ấn tượng nhất, đó là khi bà kể chuyện về Những hạt thóc giống. Câu chuyện là một ví dụ tiêu biểu để kể về tính trung thực đáng quý.

Có một ông vua, đã cao tuổi nhưng lại không có con để nhường ngôi. Vua mong muốn tìm một người đủ tài đức để trao lại ngôi vua của mình để cai trị đất nước. Thế là ông Vua đã quyết định giao cho dân mỗi người một đấu thóc. Vua ra lệnh: “Ai nộp được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi báu; ai không có thóc nộp sẽ bị trừng phạt!”.

Thời gian thấm thoát trôi, vụ mùa cũng đến, mọi người thi nhau chở thóc lúa về kinh thành, duy chỉ có một cậu bé đến tay không. Cậu bé kính cẩn quỳ xuống trước mặt vua và tâu xin nhận tội vì thóc mà vua ban cậu gieo không thành.

Mọi người chỉ trỏ bàn tán tại sao cậu bé lại ngu ngốc như thế. Chỉ có vua là cười và nói rằng: “Thóc phát ra đã bị luộc cả rồi, làm sao mà gieo thành mạ được. Những gánh thóc, xe thóc kia đâu phải thu được từ thóc giống của ta!…”.

Cuối cùng, cậu bé đã được nhường lại ngôi vua nhờ lòng trung thực và sự gan dạ đáng quý của mình.

Qua câu chuyện về Những hạt thóc giống, em cảm thấy rất ngưỡng mộ sự trung thực của cậu bé. Cậu sẵn sàng dũng cảm nói ra sự thật, không ngại nguy hiểm, không ngại khó khăn. Cậu dám thừa nhận những lỗi lầm về mình. Bà còn nhắc nhở em rằng, cho đến cùng lòng trung thực sẽ chiến thắng.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 13

Có một nhà buôn nọ không bao lâu trở nên giàu có. Chẳng ai biết họ làm ăn thế nào, đành cho là người ta có hồng phúc. Thực ra là phường mua gian bán lận. Họ chế ra một cái cân, cán rỗng, trong đổ mấy giọt thủy ngân, hai đầu bít đồng, trông bề ngoài y như trăm nghìn cái cân khác.

Thành ra, họ muốn cân giả cũng được, muốn cân non cũng được; cân già thì nghiêng cán cân về đằng quả cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía ấy, cân non thì nghiêng cán cân về đằng đĩa cân, mấy giọt thủy ngân chảy về phía này. Cũng cái cân ấy, khi bán hàng thì khác mà khi mua hàng lại khác, bao giờ phần lợi cũng về họ. Ai kêu ca, họ nói trơn như nước chảy:

– Thì các ông, các bà cứ xem mặt cân! Nó có thiên vị ai đâu! Chúng tôi buôn ngay bán thật, chỉ lấy công làm lãi, chứ hay gì cái thói lừa đảo, buôn năm bán mười! Tội để cho ai! Giàu như thế có bền đâu!

Vợ chồng nhà ấy có hai đứa con trai, mặt mũi kháu khỉnh đáo để. Một hôm, chúng đau bụng rồi lăn đùng ra chết cả hai. Hai vợ chồng rầu rĩ than vắn thở dài, nghĩ bụng chắc mình ăn ở thất đức nên trời báo. Một hôm, họ cùng nằm mơ thấy một ông lão đầu tóc bạc phơ, mặt mũi phương phi, đến mắng:

– Chúng mày buôn bán lừa lọc, quen thói gian tham. Chúng mày che được mắt người trần, chứ không che được mắt Thần, Phật. Chúng mày sớm biết mà sám hối, ăn ở thật thà, lo làm điều hay điều tốt thì Trời sẽ ngoảnh mặt lại, cho chúng mày hai đứa con khác mà nối dõi.

Tỉnh dậy, hai vợ chồng ngồi bàn đi bàn lại, chần chừ hồi lâu rồi quyết bỏ cái cân tai ác ấy bằng cách đem chẻ cân. Khi chẻ ra, họ thấy trong cán cân có mấy giọt máu đỏ tươi.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 14

Bác Hồ đã từng dạy các cháu nhi đồng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Cậu bé đánh giày bên hè phố kia quả thực là cháu ngoan của Bác. Bởi cậu đã rất thật thà.

Hôm nay, cậu lại xách đồ nghề của mình đi làm. Cậu bé chừng sáu, bảy tuổi, chắc sống ngay khu này. Trời lạnh, nhưng cậu chỉ mặc một chiếc áo len đã sờn màu, mỏng dính. Đôi chân đi đôi dép lê màu đen, ố vàng những vết đất. Chắc cơn mưa phùn tối qua làm đường trơn bẩn nên đôi chân cậu cũng vấy bẩn theo. Cậu bước vào một sảnh của quán cà phê. Lần lượt tới từng bàn và hỏi những vị khách ngồi đó có đánh giày không. Một vài vị khách lắc đầu. Bước tới bàn ở góc, cậu bé bị vị khách quát lớn “Đi ra chỗ khác cho người ta làm việc”. Cậu cúi mặt bỏ đi. Rồi ngay sau đó, vị khách lại gọi cậu bé lại. Cởi đôi giày đen của mình cho cậu bé lau lau, chùi chùi.

Khi vị khách đi ra bãi đỗ xe, cậu bé kia chạy nhanh theo và hình như gọi gì đó. Nhưng vị khách đã lên xe và phóng đi. Tới ngã tư đèn đỏ, vị khách đỗ xe dừng đến ngay bên vệ đường. Nhìn qua gương, anh thấy cậu bé đang chạy đuổi theo. Anh liền tấp xe lên vỉa hè. Cậu bé chạy nhanh tới, thở hổn hển và nói:

– Chú ơi! Chú trả tiền nhầm ạ.

Vị khách ngạc nhiên nhìn cậu.

– Chú đánh giày hết hai mươi ngàn đồng, chú đưa nhầm cháu thành năm trăm ngàn đồng rồi ạ. – Vừa nói, cậu bé vừa xòe tờ tiền ra đưa lại cho vị khách.

Vị khách mỉm cười, nhìn xung quanh và nói: “Cháu có thích ăn bánh không?” Cậu nhìn vị khách với đôi mắt ngơ ngác khó hiểu. Vị khách tiếp lời: “Chú sẽ tặng cháu một chiếc bánh thật ngon.”

Cậu bé cầm chiếc bánh mừng rỡ. Có lẽ, đó là khuôn mặt hạnh phúc của một cậu bé nghèo khổ nhưng thật thà. Cậu lại tiếp tục đi quanh phố để chăm chỉ làm công việc của mình.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 15

Hôm ấy là ngày kiểm tra học kì môn Toán. Em đọc đề bài và chỉ làm được một câu duy nhất.

Em cắn bút đọc đi, đọc lại đề bài, không có một tý kiến thức nào lóe lên trong đầu. Em không đổi được đơn vị, không biết toán giải làm mấy bước tính. Cả cái hình vẽ tam giác, tứ giác cũng rối mù, rối tinh lên. Em nhìn xung quanh: các bạn cắm cúi viết, đưa tay nhẩm tính. Chỉ có mình em ngơ ngác, dốt đặc. Em chưa biết tính sao thì một tờ giấy tròn vo lăn nhẹ dưới chân. Em nhặt viên giấy, mở ra xem. Đầu trang giấy là dòng chữ: “Bạn viết nhanh lên. Sắp hết giờ rồi!”, dưới đó là bài giải đề bài đang kiểm tra. Thế này là tốt hay tệ đây? Em tự hỏi mình rồi quyết định gấp tờ giấy vuông lại. Em không thể trả lại tờ giấy được vì thầy giáo xem thi sẽ phạt. Hồi lâu, chuông báo hết giờ vang lên. Em nộp bài làm chỉ có một câu của mình rồi thu xếp ra về. Đóng cặp lại, ngẩng đầu lên, em thấy Hùng đứng trước bàn mình. Hùng hỏi:

– Bạn chép kịp không?

Em chia tờ giấy gấp vuông đưa trả lại cho Hùng nói nhỏ:

– Cảm ơn bạn nhưng mình không chép một câu nào cả. Mình làm được câu tính cộng mà thôi!

Hùng tròn mắt:

– Bạn sẽ không đạt điểm tốt trong kì thi.

Em gật đầu:

– Mình sẽ tự học và phải học chăm chỉ. Còn đến ba kỳ thi nữa cơ mà.

Bài kiểm tra lần ấy em chỉ đạt một điểm và một dấu chấm hỏi. Anh trai em suýt cho em một trận đòn dữ. Em chỉ nói rất nhỏ:

– Em xin hứa sẽ tự học chăm chỉ.

Em bắt đầu học và làm bài tập từ tiết đầu của năm học. Chỗ nào không hiểu em hỏi anh trai em. Ba lần thi sau. Em đều đạt điểm mười.

Chuyện xảy ra từ hồi em học lớp ba. Cái điểm một lần thi ấy làm các bạn thắc mắc. có bạn cười nhạo em. Riêng em,em vui vì mình đã quyết định đúng theo lời cô giáo dạy: “Phải trung thực khi làm bài!”.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 16

Như bao buổi tối khác, hôm đó khi đã học xong bài, em nằm trong vòng tay mẹ để nghe mẹ kể chuyện. Mỗi ngày mẹ đều kể chuyện cho em nghe trước khi đi ngủ. Hôm ấy, mẹ không kể chuyện cổ tích, ngụ ngôn hay truyện cười. Mẹ kể chuyện của mẹ – một người trung thực.

Năm em học lớp 2, để có tiền nuôi em và các chị đi học, ngoài việc đồng áng mẹ còn tranh thủ đi mua sắt vụn nữa. Những buổi trưa, khi chuẩn bị cho 3 chị em bữa ăn sau giờ học, dặn dò từng đứa công việc buổi chiều, mẹ lại đạp xe đi đến từng nhà để mua giấy, nhựa, sắt… tất cả những gì có thể bán được không kể nắng mưa.

Mẹ kể: Có những hôm may mắn, vào gia đình người ta vừa có tiệc, mẹ mua được rất nhiều thứ, mẹ vui lắm vì lại có được thêm tiền cho các con mua thêm sách, vở. Nhưng cũng có những hôm, mẹ đến khi người ta ngủ trưa, có người tỏ ra cáu gắt, mẹ luôn bình tĩnh, nói lời xin lỗi và đi ra. Từ khi có nghề tay trái, mặc dù là buôn bán nhưng mẹ chưa để ai mất lòng.

Mẹ nhắc lại lần mẹ nhớ nhất: Hôm đó, trời cũng nắng chang chang, mẹ đang đi, có tiếng gọi: Sắt vụn, vào đây nhặt ít đồ, mẹ quay xe và vào nhặt những vỏ lon, sách cũ. Người phụ nữ bán đồ cho mẹ đã đi vào nhà, để cho mẹ tự phân loại rồi cân. Đang miệt mài phân loại giấy viết, giấy in, báo thì mẹ phát hiện một chiếc phong bì đã mở, bên ngoài có dòng chữ: Gửi con gái. Mẹ thấy bên trong vẫn có thư và hai tờ 200 nghìn. Mẹ đã biết đó là thư bố gửi cho con gái khi ông đi làm xa cùng với tiền chắc là cũng cho con mua sách vở hoặc nộp tiền học như trách nhiệm của mẹ với các con mình. Mặc dù số tiền đó bằng cả tháng mẹ đi gom sắt vụn nhưng mẹ hiểu tấm lòng của những người cha cũng đoán rằng người con vẫn dành dụm nên mẹ gọi người phụ nữ ra và trao lại cho bà.

Người phụ nữ ra nhận trong sự vui mừng và ngạc nhiên: Con gái tôi học Đại học, mỗi lần viết thư về, bố nó vẫn cho tiền để đóng học. Chắc nó để dành, lần sau về lấy, cảm ơn chị quá! Chị thật tốt bụng, cảm ơn chị rất nhiều.

Mẹ em cũng vui vẻ nói chuyện, kể về chúng tôi rồi trả tiền cho bà mặc dù bà không lấy coi như lời cảm ơn. Trước khi mẹ đi tiếp chặng đường, người phụ nữ ấy vẫn nói với theo: Cảm ơn chị, lần sau chị lại đến nhé, có gì bán được tôi sẽ để phần chị.

Mẹ kể lại câu chuyện về nghề sắt vụn của mình trong niềm vui, mẹ không nói với em bài học nhưng em biết mẹ muốn khuyên rằng: Sống phải giữ cho mình tấm lòng trong sạch, sự trung thực, không tham lam, dối trá. Em cũng đã ghi lại câu chuyện ấy vào sổ nhật lý của mình. Em rất ngưỡng mộ mẹ em.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 17

Em đã được đọc rất nhiều truyện cổ tích, truyện thiếu nhi. Một câu chuyện mà em nhớ mãi đó là chuyện Ba lưỡi rìu. Câu chuyện nói về lòng trung thực của con người.

Con người ấy là anh tiều phu cùng kiệt ở một làng xa xôi nọ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu đốn củi để sống qua ngày. Một hôm, anh chặt củi bên bờ sông. Vừa chặt được vài nhát thì rìu gãy cán, văng lưỡi rìu xuống đáy sông. Anh tiều phu buồn rầu than thở:

– Khổ quá! Mình chỉ có mỗi chiếc rìu này, giờ đã mất, biết sống sao đây? Vừa lúc đó, một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện.

Cụ già bảo:

Thôi, con đừng buồn nữa! Ta sẽ giúp con tìm được chiếc rìu ấy. Nói xong, cụ già nhảy tõm xuống nước. Anh tiều phu chưa hết ngạc nhiên thì cụ già đã ngoi lên mặt nước, tay cầm lưỡi rìu bằng vàng và hỏi:

– Cái này có phải của con không?

Anh tiều phu đáp:

– Không! Thưa cụ, cái rìu vàng này không phải của con.

Cụ già lại lặn xuống nước, sau đó ngồi lên, trong tay cầm lưỡi rìu bằng bạc sáng lóa. Cụ đưa lưỡi rìu lên và nói:

– Cái này chắc là của con rồi!

Anh tiều phu lễ phép thưa:

– Không, cũng không phải của con cụ ạ! Lưỡi rìu của con bằng sắt.

Lần thứ ba, cụ già lại lặn xuống và đem lên một lưỡi rìu bằng sắt cũ kỹ và hỏi:

– Thế còn cái này?

Anh tiều phu kêu lên:

– Cái này mới là rìu của con đấy ạ?

Cụ già tươi cười trao lưỡi rìu cho anh tiều phu. Anh quỳ xuống cảm ơn cụ và đưa hai tay đỡ lấy lưỡi rìu. Cụ già xoa đầu anh và khen:

– Con là người thật thà, trung thực. Con không tham lam những gì không phải của mình. Vì thế ta thưởng cho con chiếc rìu vàng và chiếc rìu bạc kia. Con hãy nhận lấy!

Thế là anh tiều phu cùng kiệt khó nhưng trung thực ấy đã có được hai chiếc rìu quý. Còn cụ già tốt bụng kia chính là ông tiên thường xuống trần gian để thử lòng dạ con người và cứu giúp người cùng kiệt khó.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 18

Mẹ em là người rất yêu thích thơ văn, mẹ luôn dạy em qua những câu chuyện cổ và cả chuyện đời thường. Có một câu chuyện mẹ kể về lòng trung thực mà em vô cùng thích thú. Đó là xưa có một nhà làm nghề buôn bán, âm mưu chế ra một cái cân cán rỗng, trong đổ thuỷ ngân, hai đầu bịt đồng, không ai biết.

Khi cân hàng bán cho khách thì họ dốc cán cân về phía móc; khi cân hàng mua vào thì lại dốc cán cân về đằng quả.

Do làm ăn điên đảo nên nhà ấy giàu bốc lên nhanh chóng. Đã lắm của lại có hai con trai, mặt mũi khôi ngô, học hành tấn tới. Thiên hạ ai cũng khen là nhà có phúc.

Một hôm, hai vợ chồng bàn với nhau về việc để phúc đức cho con sau này, không nên tiếp tục kéo dài việc làm ăn gian dối, đảo điên nữa.

Bàn xong, hai vợ chồng thuận tình sửa cái lễ sám hối, trên thì cúng Trời, Phật, dưới thì cúng tổ tiên. Rồi đem cái cân ra chẻ. Nhưng ghê thay, khi chẻ ra thì thấy trong cán cân có đọng một cục máu đỏ hon hỏn. Hai vợ chồng nhìn nhau hoảng sợ, từ đó ngày đêm lo làm việc thiện, tu nhân tích đức.

Cách vài năm sau, tự nhiên một đứa con trai lăn ra chết, tiếp đó đứa thứ hai cũng chết nốt. Hai vợ chồng vật vã khóc than, cho rằng mình đã thật bụng cải tà quy chính mà Trời, Phật không chứng quả.

Sau đó, hai vợ chồng cùng mơ thấy có ông Bụt đến bảo cho biết rằng:

– Vợ chồng ngươi hãy lo tu tỉnh làm ăn, đừng vội trách Trời không có mắt. Trước thấy chúng bay làm ăn lừa lọc, Trời đã sai hai con quỷ đầu thai làm con để phá tán cho hết những của phi nghĩa đi. May mà vợ chồng đã sớm hối cải, tu nhân tích đức, nên Trời mới sai bắt hai con quỷ ấy về. Đừng thương tiếc chúng nó làm chi nữa. Vợ chồng cứ chí thú làm ăn rồi Trời sẽ cho hai đứa con khác.

Quả nhiên, về sau vợ chồng nhà ấy đã sinh được hai đứa con trai cũng rất Khoẻ mạnh, khôi ngô và học hành giỏi giang. Họ rất biết ơn Trời Phật và sống yên vui với tuổi già. Em hiểu rằng, khi ta biết sống lương thiện, thật thà thì sẽ gặp được may mắn và bình an. Mẹ em cũng thường dặn bảo em như thế.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 19

Tuần trước, trường em phát động phong trào thi đua học tập và làm theo Năm điều Bác Hồ dạy. Em đã làm được một việc tốt là nhặt được của rơi, trả lại cho người đánh mất.

Trưa thứ năm, trên đường đi học về, qua quãng đường vắng, em nhìn thấy một túi xách nhỏ màu đen nằm ngay giữa đường. Em nhặt lên rồi vừa đi chầm chậm, vừa đưa mắt tìm kiếm chủ nhân của nó..

Một lúc lâu sau, vẫn không thấy ai. Em đoán người đánh rơi chiếc túi đã đi xa hoặc không biết là mình đánh rơi. Mà nếu biết, chắc giờ này họ đang loay hoay tìm trên những đoạn đường đã qua. Người ấy là ai nhỉ? Một bác cán bộ hay một chú công nhân, một anh bộ đội? Trong chiếc túi ấy đựng những gì? Thế nào lại chẳng có tài liệu, giấy tờ hay tiền bạc? Bao câu hỏi cứ dồn dập hiện lên trong óc em. Em đưa mắt nhìn quanh lần nữa. Những người chạy xe máy hay xe đạp trên đường không một ai chú ý tới em đang ngơ ngác với chiếc cặp trên vai và chiếc túi lạ trên tay.

Em nghĩ ngợi, phân vân mãi: Trả hay không trả? Nếu mình không trả, có ai biết đâu mà trách? Có tiền, mình sẽ mua truyện tranh này, mua áo quần mới này và mua những đồ chơi mà mình ao ước từ lâu. Tưởng tượng đến lúc ấy, em thích lắm, bước chân như nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn. Bỗng dưng, tiếng thầy Hiệu trưởng trong buổi lễ phát động như văng vẳng đâu đây: “Các em hãy ghi nhớ Năm điều Bác Hồ dạy, cố gắng học tập tốt, tu dưỡng tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi…”.

Không! Không nên tham của người khác! Phải trả lại thôi!

Chủ nhân chiếc túi xách này sẽ mừng biết bao nếu tìm lại được nó. Nhưng biết ai là người đánh rơi mà trả? Tốt nhất là đem nộp cho các chú công an.

Giữa trưa, trụ sở công an phường vắng vẻ, chỉ có một chú trực ban. Thấy em ngập ngừng ở cửa, chú vồn vã hỏi:

– Có chuyện chi đó cháu ?

– Dạ thưa chú, cháu nhặt được cái túi xách này. Cháu đem nộp, nhờ chú trả lại cho người mất ạ!

Đỡ chiếc túi từ tay em, chú tươi cười xoa đầu em rồi bảo:

– Cháu ngoan lắm, không tham của rơi! Chú cháu mình xem trong này có những gì để còn ghi vào biên bản nhé!

Rồi chú lấy ra một xấp giấy tờ chủ quyền nhà, chủ quyền xe và hơn hai triệu tiền mặt. Chú ghi rõ từng thứ vào biên bản rồi yêu cầu em ghi tên và địa chỉ xuống phía dưới.

Sáng thứ hai tuần sau, em được thầy Hiệu trưởng và cô Tổng phụ trách Đội tuyên dương trong tiết chào cờ. Tiếng vỗ tay nồng nhiệt của toàn trường khiến em vô cùng xúc động. Buổi tối, gia đình em tiếp một người khách lạ.

Đó chính là chủ nhân của chiếc túi. Bác cảm ơn em mãi và tặng em một trăm ngàn để mua sách vở hoặc đồ chơi nhưng em nhẹ nhàng từ chối.

Ba mẹ em rất mừng vì em biết làm điều tốt. Lời khen chân thành của mọi người đối với em là phần thưởng quý giá nhất. Nhớ lại chuyện ấy, giờ đây em vẫn thấy vui.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực – Mẫu 20

“Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, cha mẹ anh bệnh nặng nên qua đời sớm, anh phải sống mồ côi cha mẹ từ nhỏ và tài sản của anh chỉ có một chiếc rìu. Hàng ngày anh phải xách rìu vào rừng để đốn củi bán để lấy tiền kiếm sống qua ngày. Cạnh bìa rừng có một con sông nước chảy rất xiết, ai đó lỡ trượt chân rơi xuống sông thì rất khó bơi vào bờ.

Một hôm, như thường ngày chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng xuống sông. Vì dòng sông nước chảy quá xiết nên mặc dù biết bơi nhưng anh chàng vẫn không thể xuống sông để tìm lưỡi rìu. Thất vọng anh chàng tiều phu ngồi khóc than thở.

Bỗng từ đâu đó có một ông cụ tóc trắng bạc phơ, râu dài, đôi mắt rất hiền từ xuất hiện trước mặt chàng, ông cụ nhìn chàng tiêu phu và hỏi:

– Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc và buồn bã như vậy?

Anh chàng tiều phu trả lời ông cụ:

– Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày, giờ đây nó đã bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống qua ngày nữa. Vì vậy cháu buồn lắm cụ ạ!

Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

– Ta tưởng chuyện gì lớn, cháu đừng khóc nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên. Dứt lời, ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy rất xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

– Đây có phải lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu và bảo ông cụ:

– Không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ, lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ.

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:

– Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống sông không?

Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

– Không phải là lưỡi rìu của con cụ ạ.

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt của anh chàng tiều phu đánh rơi. Ông cụ lại hỏi:

-Vậy đây có phải là lưỡi rìu của con không! Thấy đúng là lưỡi rìu của mình rồi, anh chàng tiều phu reo lên sung sướng:

– Vâng cụ, đây đúng là lưỡi rìu của con, con cảm ơn cụ đã tìm hộ con lưỡi rìu để con có cái đốn củi kiếm sống qua ngày. Ông cụ đưa cho anh chàng tiều phu lưỡi rìu bằng sắt của anh và khen:

Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận. Anh chàng tiều phu vui vẻ đỡ lấy hai lưỡi rìu mà ông cụ tặng và cảm tạ. Ông cụ hóa phép và biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được bụt giúp đỡ”.

Bài văn kể lại câu chuyện về lòng nhân hậu

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 1

Em đã được nghe rất nhiều những câu chuyện nổi tiếng về lòng nhân hậu nhưng em ấn tượng nhất là câu chuyện “Người ăn xin”

Câu chuyện mở đầu với cảnh một cậu bé đang đi trên đường thì bất chợt ông lão ăn xin đến ngay trước mặt. Ông lão lọm khọm, đôi mắt đỏ đọc giàn giụa nước, đôi môi xám xịt, quần áo tả tơi thảm hại. Tự nhiên, trong lòng cậu bé dấy lên một tình cảm xót thương vô hạn. Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí, kiệt sức.

Ông lão chìa bàn tay sưng húp, bẩn thỉu trước mặt cậu bé và rên rỉ cầu xin cứu giúp. Cậu bé lúng túng lục tìm hết túi nọ đến túi kia nhưng tiền không có, đồng hồ không có, thậm chí không có cả chiếc khăn tay. Trong khi đó, bàn tay kia vẫn chìa ra, chờ đợi.

Không biết làm cách nào, cậu bé đành nắm chặt lấy bàn tay run rẩy ấy và nghẹn ngào:

– Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

Người ăn xin nhìn cậu bé chằm chằm bằng đôi mắt giàn giụa nước; đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông siết chặt bàn tay cậu bé, ông lão thì thào bằng giọng khản đặc:

– Cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho ông nhiều lắm rồi đấy!

Cậu bé thấy sống mũi cay cay và chợt hiểu ra rằng mình cũng vừa nhận được một chút gì.

Mỗi lần đọc câu chuyện “Người ăn xin” em lại thấy rưng rưng xúc động trước tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót của cậu bé trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 2

Lòng nhân hậu là vô cùng đáng quý trọng cuộc sống mỗi người. Nó không chỉ giúp bản thân ta trở nên lương thiện và giàu có trong tâm hồn mà còn nhận được sự yêu quý, tôn trọng từ người khác. Em từng đọc trên báo một câu chuyện về vị bác sĩ có lòng nhân hậu, hôm nay em sẽ kể lại cho cô và các bạn trong lớp nghe ạ.

Đó là câu chuyện về vị bác sĩ Trần Quốc Khánh, năm nay bác ấy đã 36 tuổi. Bác Khánh sinh ra tại vùng quê nghèo của tỉnh Nghệ An, nhờ tinh thần ham học và chăm chỉ mà bác tốt nghiệp trường đại học Y Hà Nội, chuyên ngành bác sĩ đa khoa. Hiện này, Bác đang công tác tại một bệnh viện của Hà Nội.

Hiểu được sức khỏe rất quan trọng với mỗi người cũng như giúp người dân nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân mình, bác sĩ khách thường xuyên phát trực tiếp trên mạng xã hội Facebook về các vấn đề và những lời khuyên bổ ích về cột sống cho người bệnh. Bác ấy luôn mong chờ những người thợ xe ôm, cô bán cá hay bác nông dân, nếu có cơ hội có thể lắng nghe được mình tư vấn để họ hiểu hơn về bệnh tình của mình ( nếu có).

Vào năm 2017, để ủng hộ và hỗ trợ những người dân nghèo trên quê nội của mình, bác sĩ Khánh đã em chức một đêm nhạc thiện nguyện mang tên “Quỹ đầu tư phẫu thuật cho bệnh nhân nghèo”. Đêm nhạc đã vận động được hơn một tỉ đồng, hỗ trợ chi phí phẫu thuật chữa bệnh cho hơn 10 trường hợp khó khăn.

Ngoài ra, bác sĩ Khánh còn vận động mọi người quyên góp quần áo, sách vở để gửi tặng những người nghèo ở Yên Bái, Hà Tĩnh. Những nghĩa cử cao đẹp đó là nguồn động viên về tinh thần và vật chất lớn lao mà bác sĩ đã dành cho mọi người. Bác bảo rằng :” Tôi còn nhiều kế hoạch sắp tới cho những bệnh nhân quanh mình. Với tôi, sống là cho đi”, có lẽ bằng trái tim nhân hậu của một người lương y, bác sĩ đã dành tất cả sự tận tâm và nhiệt huyết của mình cho tất cả mọi người.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 3

Thành phố Hồ Chí Minh lớn nhất và đông dân nhất nước. Hằng ngày, các con đường lúc nào cũng tấp nập người và xe cộ trông giống như những dòng sông cuồn cuộn tuôn chảy ra biển lớn. Giờ cao điểm, nhiều nơi thường xảy ra ùn tắc giao thông. Vì thế nên việc đi lại khá vất vả, nhất là với người đi bộ. Ngày nào đi học, em cũng chứng kiến cảnh ấy ở ngã tư đường Nguyễn Tri Phương và đường 3 tháng 2 thuộc quận 10.

Trưa thứ sáu tuần trước, em về đến đây thì đèn đỏ bật lên. Mấy người đi bộ vội vã băng qua phần đường dành cho người đi bộ. Có một bà cụ già tay chống gậy, vẻ mặt lo lắng, chưa dám bước qua. Em đến bên cụ, nhẹ nhàng bảo: “Bà ơi, bà nắm lấy tay cháu, cháu sẽ dắt bà !”. Bà cụ mừng rỡ: “Thế thì tốt quá! Cháu giúp bà nhé!”. Em bình tĩnh đưa bà cụ sang đến vỉa hè trước cửa uỷ ban Quận 10. Bà cụ bảo rằng bà đến thăm đứa cháu nội bị ngã xe đạp, sai khớp chân phải nghỉ học ở nhà.

Em đi cùng bà một quãng thì chia tay và không quên dặn bà đi cẩn thận. Bà cười móm mém và xiết chặt tay em: “Bà cảm ơn cháu! Cháu ngoan lắm, biết thương người già yếu! Bà sợ qua đường lắm vì một lần đã bị cậu bé chạy xe đạp vượt đèn đỏ đụng phải. Gớm! Người ta bây giờ chạy xe cứ ào ào, gây ra bao nhiêu tai nạn. Vội gì mà vội khiếp thế cơ chứ? Hôm nay may mà bà gặp được cháu! Thôi, cháu đi nhé!”.

Em nhìn theo mái tóc bạc và cái dáng còng còng, bước đi chậm chạp, run rẩy của bà cụ mà trong lòng trào lên tình cảm xót thương. Ôi, những người bà, người mẹ đáng kính, suốt đời chỉ biết lo cho con, cho cháu! Giúp bà cụ qua đường là một việc rất nhỏ nhưng em cũng thấy vui vui. Đúng như lời ông nội em thường nhắc nhở: “Thương người như thể thương thân, cháu ạ! Đạo lí của dân tộc Việt Nam mình là như thế đấy!”.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 4

Một người có tấm lòng nhân hậu mà em vô cùng yêu quý và ngưỡng mộ là bà Hòa – một đầu bếp đã nghỉ hưu.

Từ lúc còn làm việc ở nhà hàng, bà Hòa đã thường xuyên đi từ thiện, giúp đỡ những người lao động nghèo khó bằng các suất cơm tình nghĩa. Khi đã về hưu, có nhiều thời gian rảnh rỗi, bà đã quyết định cùng các chị em, mở quán cơm 1000đ để chia sẻ gánh nặng với người lao động nghèo. Lúc đầu, quán cơm chỉ có bà và hai người cùng phụ bếp, kinh phí là do chính bà bỏ ra. Nhưng theo thời gian, dần dần, ngày càng nhiều người biết đến căn bếp giàu nghĩa tình hơn. Mọi người cùng đến phụ bếp nấu cơm, nhặt rau. Người thì quyên góp thức ăn, rau củ, tiền bạc để căn bếp được hoạt động tốt hơn. Những bữa cơm 1000đ ngày càng nhiều suất hơn, đủ rau, thịt, trứng. Người lao động quanh phường cũng vì thế mà tiết kiệm được nhiều hơn.

Bà Hòa cùng với quán cơm nghĩa tình ấy, giờ đây đã là một biểu tượng của phường em. Được lên báo đài, tivi. Em rất tự hào khi phường mình có một người tuyệt vời như bà ấy.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 5

Cạnh nhà em là một cặp vợ chồng già sống cùng nhau, còn con cái thì đi làm xa. Họ là hai người em vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ.

Nhà ông bà có một mảnh vườn khá rộng, ở đó trồng rất nhiều cây ăn quả và các loại rau xanh theo mùa. Lúc nào đi ngang qua, em cũng nhìn thấy cả một vùng xanh tốt qua hàng rào dựng từ các thanh tre. Nhiều người thắc mắc, sao chỉ có hai ông bà ở đây, con cháu ở nơi xa mà lại trồng nhiều đến vậy. Nhưng ông bà chỉ mỉm cười.

Với sự chăm sóc tỉ mẩn của ông bà, cây vườn cho trái cho rau xanh tốt mà ngon lắm. Hằng ngày, rau trái thu hoạch được, ông bà chở đến trao tặng cho bếp của trại trẻ mồ côi ở khu phố bên cạnh. Đều đặn tuần đôi chuyến, ông bà giúp đỡ cho các bạn nhỏ trong đó cũng được gần hai năm rồi. Em khâm phục ông bà lắm.

Tấm lòng nhân hậu ấy của ông bà là điều mà ai ai cũng ngưỡng mộ. Chính ông bà là tấm gương sáng để em noi theo và học tập.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 6

Trong những người em từng gặp đến nay, người có lòng nhân hậu nhất là bà em. Bà có lòng thương người vô bờ bến.

Chuyện xảy ra trên đường bà đưa em đi học về. Bà đang chở em đi học về trên quãng đường dốc gồ ghề đầy đất đá. Bỗng bà thắng xe kêu kít. Thì ra có người đang có người nằm bất tỉnh giữa đường, không vật dụng Hay xe cộ bên cạnh. Đoạn đường này vắng vẻ, ít có xe cộ và không có nhà dân xung quanh. Dù có lay cỡ nào, người đàn ông ấy vẫn không tỉnh dậy. Cuối cùng, bà quyết định chở người đó đi bệnh viện xã cách đó mười cây số. Nhìn đoạn đường dốc lắm với cái nắng muốn bể đầu, em thấy thương bà làm sao. Càng thương bà hơn vì người đàn ông phía sau nặng nề. Em ngồi phía trước. Đến bệnh viện, mồ hôi nhễ nhại, bà nói chuyện với bác sĩ trong lúc thở dốc.

Sau đó, gia đình người bị nạn đã đến chăm sóc người đàn ông nọ. Bà cháu em lủi thủi ra về. Trên đường về, bà bảo: “Mai mốt, con lớn lên con cũng hãy nhớ lấy hôm nay mà yêu thương cứu giúp mọi người không cần toan tính con nhé! Con giúp người, người sẽ giúp ta thôi”. Câu nói của bà cứ vang vọng mãi trong đầu óc em. Bà em đúng là có lòng nhân hậu. Em rất sung sướng và hạnh phúc khi có người bà tuyệt vời như thế.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 7

Hiện nay, ở miền Trung đang có lũ lụt rất lớn đã cướp mất của cải và đất hoa màu. Để chia sẻ với những người dân miền Trung, sau đây, em xin kể một câu chuyện nói về điều đó. Câu chuyện như sau:

Một buổi tối, khi hai mẹ con đang xem ti vi thì cái Hoa thốt lên:

– Mẹ ơi, miền Trung khổ thật, mẹ nhỉ!

– Ừ, con có biết rằng bây giờ, miền Trung đang chịu đựng một thiệt thòi rất lớn không?

– Con biết chứ. À, mẹ ơi! Ngày mai, mẹ cho con ăn cơm rang nhé, con không ăn phở nữa đâu. Con dành tiền cho người dân miền Trung cơ!

– Thôi, con thích ăn phở thì cứ ăn đi, còn con thích ủng hộ bao nhiêu thì mẹ cho.

Nhưng cái Hoa vẫn một mực không chịu:

– Con thích tự mình ủng hộ chứ không phải mẹ cho tiền như thế đâu!

Hình như câu nói đó đã làm mẹ nó phải động lòng.

Bỗng mẹ ôm chầm lấy cái Hoa, nói:

– Ôi,con gái của mẹ có trái tim nhân hậu quá! Thôi, được rồi, con muốn thế nào thì mẹ sẽ chiều.

Cái Hoa tươi cười:

– Con cảm ơn mẹ ạ!

Câu chuyện nhỏ ở trên có làm trái tim bạn,suy nghĩ của bạn ngân rung lên không, dẫu là rất khẽ thôi?

Khi xem ti vi, đọc báo, khi nhìn thấy cảnh miền Trung phải chống chọi với lũ, hẳn ai cũng quặn lòng đau xót. Nhưng sao ở chỗ này, chỗ kia vẫn có những đồng tiền bị tiêu xài phung phí. Hãy một lần lắng nghe trái tim ta để chia sẻ thêm một chút nữa, để ta được trong sáng, đẹp đẽ với tuổi thơ, cái tuổi thơ mà ai cũng đáng có được.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 8

Mấy hôm, trời rét căm căm. Các nhà trong xóm đóng cửa kín mít để tránh gió. Trên đường, chỉ có lác đác người qua lại. Trời sáng dần, gió thổi lạnh buốt, mưa rơi rả rích.

Hôm đó, em ra máy nước rửa rau xà lách. Em mặc áo ấm và khoác áo mưa. ở máy bên kia, bà cụ Loan đang hứng nước. Bà chỉ mặc phong phanh. Mưa và gió lạnh tê tái làm bà run lẩy bẩy. Khi hứng nước xong định ra về, bà quỵ xuống. Bà cố tựa vào tường, mắt nhìn em như cầu cứu. Em hoảng hốt vội chạy ra đỡ bà dậy. Nhìn khuôn mặt tái nhợt, em biết bà bị lạnh cóng. Em dìu bà về nhà. Căn nhà tồi tàn, chẳng có nhiều đồ đạc: một cái tủ và một cái giường đơn. Em đỡ cụ lên giường và về gọi bà nội em. Bà em rất thạo về các môn thuốc thông thường. Nghe em nói, bà em tất tả chạy sang nhà bà Loan.

Sau vài phút xem xét, bà em nói:

– Bà cụ bị cảm lạnh. Bây giờ cháu đi nhóm lửa sưởi ấm cho cụ đi.

Bà em chạy về nhà lấy một cái áo len của mình thay vào chỗ áo ướt của cụ Loan. Bà đắp chăn cho cụ và lại về lấy mấy thứ cần thiết sang xoa bóp cho cụ Loan. Sau đó, bà em cho cụ uống thêm mấy viên thuốc cảm.

Mười phút sau, bà cụ Loan hết run. Người cụ ấm dần và bà cụ từ từ mở mắt. Cụ không ngồi dậy được mà chỉ nhìn em và bà nội với đôi mắt biết ơn.

Bà em nói:

– Chiều, bà sẽ khỏi. Bây giờ, bà ngủ đi cho khoẻ.

Bà em kéo chăn đắp kín ngực cho bà cụ và bảo em:

– Cháu ra máy nước mang rau về. Thỉnh thoảng, bà cháu ta sẽ sang xem xét tình hình bà cụ.

Đến chiều, mưa chỉ còn tí tách. Cô Hoa, con gái bà cụ đạp xe đến. Cô rất xúc động khi biết chuyện xảy ra.

Cô nói với bà em:

– Cháu cảm ơn cô nhiều, nếu không có cô và cháu Phương thì không biết mẹ cháu sẽ ra sao!

Cô Hoa ở lại để chăm sóc mẹ.

Em thủ thỉ:

– Bà ơi! Bà tốt với cụ Loan nhỉ?

Bà vuốt tóc em cười hiền hậu:

– Thương người như thể thương thân mà cháu!

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 9

Nhà chị Hương chỉ cách nhà em một khu vườn đẹp. Hàng ngày, em thường sang chơi với chị và được chị cưng chiều lắm. Hôm ấy chị đến rủ em sang nhà bà Tư chơi, thấy việc làm của chị đối với bà Tư, em lại càng yêu thương và quý trọng chị hơn.

Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu đi nhiều so với mây năm trước. Chị Hương bảo:

– Bà có năm người con đều hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”

Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương bà lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng, bóp chân… cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.

Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân chị gọi hai, ba tiếng, không thấy bà trả lời. Chị bảo em: “Mình đẩy cửa vào đi!”. Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: “Bà làm sao thế hở bà? Bà bị bệnh ư? Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt, trở mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: “Hai cháu đến với bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy được”.

– Suốt mấy ngày nay, bà chưa ăn gì, hở bà! Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!

Chị quay sang em, nói vội: “Em ngồi đây bóp chân bóp tay và xoa dầu cho bà, chị ra tìm mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay.

Nhìn theo bóng chị vội vã khuất sau hàng rào râm bụt, em cảm thấy lòng mình dâng lên một tình thương và một sự cảm phục. Đời chị cũng quá ư vất vả và bất hạnh. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn, bóng chiếc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Tư và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Giờ đây nghĩ lại những lời ca tụng của mọi người về đức hạnh của chị, em lại càng hiểu chị hơn. Đang miên man suy nghĩ thì đã thấy chị trên tay cầm tô cháo đang bốc hơi nghi ngút, nhanh nhẹn bước vào. Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:
– Để cháu đỡ bà dậy, bà ăn cháo cho khỏe, bà nhé!

Nhìn chị đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây, mẹ em cũng chăm sóc ngoại em như chị Hương bây giờ. Chao ôi! Chị Hương thật là tuyệt! Chị là tấm gương, là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh cho em và các bạn noi theo.

Trên đường trở về nhà cùng em, chị dặn:

– Những lúc học bài xong, rỗi rãi, cưng ráng qua lại thăm bà, động viên bà nghe cưng. Tội nghiệp bà lắm Trúc Ly ạ.

– Vâng! Em sẽ làm như lời chị dặn.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 10

Em có dịp đọc rất nhiều truyện ngắn khá hay nhân lúc rỗi. Em ấn tượng nhất là truyện Cái chậu nứt. Truyện đề cao tấm lòng nhân hậu của con người, kể cả đối với đồ vật.

Chuyện kể về một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một chậu bị nứt nên về đến nhà nước chỉ còn phân nửa. Chiếc chậu nguyên rất hãnh diện về sự hoàn hảo của mình, chiếc chậu nứt thì áy náy, day dứt vì nhiệm vụ không hoàn thành. Một ngày kia, chiếc chậu nứt gặp ông chủ: “Xin lỗi ông, tôi rất tiếc về khả năng của mình, tôi cảm thấy thật xấu hổ”. Người chủ chau mày, lộ vẻ không hiểu. Chiếc chậu tiếp: “Công sức ông bỏ ra nhiều mà chỉ nhận được một nửa là do lỗi của tôi”. Người chủ nói ngay: “Ngươi không có lỗi gì cả, hãy chú ý đến những luống cải sát rào”. Quả đúng là nhừng luông cải xanh mướt đang mơn mỏn hứng lấy những ánh nắng mai rực rỡ bên bờ rào. Chiếc chậu nứt thấy vui vẻ một lúc nhưng khi về đến nhà vẫn chỉ còn phân nửa nước. Nó nói nhỏ: “Tôi xin lỗi ông chủ”. Người chủ nói: “Ngươi không thấy cải chỉ trổ trên bờ rào, phía của ngươi thôi sao? Ta đã tận dụng vết nứt của ngươi và đã gieo những hạt giống phía bên ngươi. Ngươi đã tưới tắm cho chúng. Ta cắt những lá cải đó để làm thức ăn, mang ra chợ bán. Nếu không có ngươi, gia đình ta không có bữa ăn ngon thế này đâu”.

Câu chuyện giúp ta hiểu rằng làm người bao dung, nhân hậu luôn được đền đáp xứng đáng.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 11

Ngày xưa, không rõ vào thời nào, ở xã Nam Mẫu thuộc tỉnh Bắc Cạn, người ta mở hội cúng Phật để cầu phúc. Bỗng xuất hiện một bà lão ăn xin, thân thể gầy còm như que sậy, lại còn bị lở lói như người bị bệnh hủi. Đi đến đâu bà cũng bị xua đuổi.

May sao, bà gặp được hai mẹ con bà goá vừa đi chợ về. Hai mẹ con thương tình đưa cụ về nhà, lấy cơm cho ăn rồi nghỉ lại. Khuya hôm ấy, hai mẹ con bà goá chợt tỉnh dậy, thấy chỗ của bà lão ăn xin sáng rực lên. Một con giao long to lớn đang cuộn mình, đầu gác lên xà nhà, đuôi thò xuống đất. Hai mẹ con rụng rời kinh hãi, đành nằm im phó mặc cho số phận. Sáng hôm sau tỉnh dậy, họ không thấy giao long đâu. Trên giường vẫn là bà cụ ăn xin. Khi sửa soạn ra đi bà nói “vùng này sắp có lụt lớn, ta cho hai mẹ con chị gói tro này, nhớ rắc xung quang nhà mới tránh được nạn”. Người mẹ liền hỏi: “Thưa cụ, vậy làm thế nào để cứu được mọi người khỏi chết chìm?” Bà cụ nhặt một hạt thóc cắn vỡ làm đôi đưa cho hai mẹ con vỏ trấu và bảo: “Cái này sẽ giúp hai mẹ con nhà chị làm việc thiện”. Nói rồi cụ vụt biến mất.

Tối hôm đó, đám hội đang náo nhiệt bỗng có một cột nước từ dưới đất phun lên rất mạnh nhấn chìm tất cả trong biển nước. Chỉ có ngôi nhà của hai mẹ con là khô ráo. Hai mẹ con liền lấy hai mảnh vỏ trấu đặt xuống nước. Chúng biến thành hai chiếc thuyền để họ cứu người bị nạn. Ngày nay, chỗ đất bị sụt ấy là hồ Ba Bể, còn nền nhà của hai mẹ con thành hòn đảo giữa hồ. Người địa phương gọi là gò Bà Goá.

Qua câu chuyện trên em thấy hai mẹ con bà goá là người có tấm lòng thương người.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 12

Trước đây, em thường nghĩ rằng trong cuộc sống hằng ngày, không phải ai cũng có cơ hội để làm việc tốt. Nhưng rồi một chuyện xảy ra tuần trước đã khiến em hiểu là không phải như vậy. Em đã được chứng kiến một tấm gương người tốt việc tốt với tấm lòng nhân hậu ngay trên đường phố.

Hôm ấy, trên đường đi học về, ngang qua một ngã tư, em đứng chờ ở phần đường dành cho người đi bộ. Vừa đói, vừa mệt, em chỉ mong đèn đỏ bật lên cho dòng xe cộ dừng lại để qua đường. Chăm chú nhìn vào cột đèn tín hiệu, em chẳng để ý gì đến những người xung quanh. Bỗng có tiếng: Bà ơi, khoan đã, chưa sang được đâu bà ạ! Em quay lại thì thấy một bà cụ đang định bước xuống lòng đường. Dòng xe cộ vẫn ào ào lướt tới. May quá, một bàn tay đã kịp kéo bà đứng lại. Đèn đỏ bật lên, em bước nhanh qua.

Ngoái lại, em thấy một bạn thiếu niên đang dắt bà cụ qua đường. Sang đến nơi, bạn ấy chỉ đường cho bà cụ đi xuôi xuống cuối phố. Bà cụ chống gậy dò dẫm từng bước. Còn bạn thiếu niên ấy đã hòa lẫn trong dòng người đông đúc.

Việc làm của bạn ấy đã đánh thức trong em sự quan tâm đến mọi người, dù là những người mình thoáng gặp trên đường. Em chợt hiểu ra rằng ai cũng có cơ hội để làm việc tốt, chỉ cần mình có một trái tim nhân hậu.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 13

Ngay bên cạnh nhà em có một người phụ nữ sống độc thân một mình cô tên là Mai Lan. Cô Mai Lan vốn là con gái của một gia đình giàu có nhưng ba mẹ không may qua đời để cô một mình trên thế gian với một căn biệt thự rộng lớn và nhiều tài sản có giá trị khác.

Cô Mai Lan là người tuy sống trong cảnh giàu có từ nhỏ nhưng lại có trái tim vô cùng nhân hậu. Cô thường yêu thương che chở cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Hiện tại cô đang nhận nuôi 5 người con nuôi, đều là những em bé lang thang cơ nhỡ được cô xin phép chính quyền địa phương mang về nhà mình chăm sóc và nhận làm con nuôi.

Cô Mai Lan còn đứng ra quyên góp tiền xây dựng cho ngôi chùa của làng em trở nên khang trang to đẹp hơn để khách thập phương khi tới vãn cảnh chùa có chốn nghỉ chân, có nơi ăn chốn ở cho những cụ già lang thang cơ nhỡ. Cô Mai Lan đã xây dựng một quỹ tình thương nhằm duy trì hoạt động của quỹ này và kêu gọi mọi người ủng hộ.

Cô Mai Lan đã dành toàn bộ thời gian và tâm huyết của mình vào việc chăm sóc những đứa cô nuôi. Ngoài thời gian làm việc tại công ty thì cô đều dành hết thời gian để chăm sóc các con của mình. Cho chúng ăn uống, rồi tắm giặt. Cô chăm sóc các con của mình vô cùng chu đáo thương yêu chúng như con ruột, toàn tâm toàn ý để nuôi dưỡng chúng tới mức quên đi hạnh phúc của cá nhân mình.

Em nhớ có lần người con trai út của cô bé Hoàng mới 5 tuổi bị sốt cao giữa đêm, rồi lên cơn co giật cô Mai Lan sợ quá một mình bế con chạy giữa đêm khuya tới bệnh viện gần nhất nơi em ở tới mức quên mang giày, làm chân cô bị chảy máu. Tới khi bé Hoàng qua cơn nguy kịch cô mới cảm thấy chân mình có gì ươn ướt hóa ra trong lúc cô Mai Lan chạy đã có mảnh thủy tinh chân cô nhưng cô vì lo lắng cho bé Hoàng mà quên đi cơn đau của mình, không màng gì tới sức khỏe của bản thân.

Rất nhiều người trong khu em ở bảo cô Mai Lan bị ma nhập, hoặc kiếp trước mắc nợ, nên kiếp này mới hóa như vậy, bởi cô còn trẻ mà không chịu lập gia đình rồi sinh những người con ruột thịt của mình sẽ tốt hơn. Nhưng cô không làm thế dù có nhiều người theo đuổi nhưng cô Lan đều không chấp nhận nếu những chàng trai đó không chấp nhận năm đứa con nuôi của cô.

Có nhiều chàng trai yêu cô muốn chăm sóc và ở bên cạnh cô Lan cả đời. Nhưng nhìn năm đứa con thơ thì nhiều người đàn ông không đủ dũng cảm để chấp nhận nó. Nên dần dần cô Lan chỉ sống một mình cùng các con và không có ý định lấy chồng.

Dù ai nói gì về cô Mai Lan, dù nhiều người không hiểu cho rằng cô bị mắc nợ tiền duyên nên kiếp này sống cô quả, nuôi con người khác để trả nợ. Thì trong lòng của em, đối với em cô vẫn luôn là một người có tấm lòng nhân hậu, cao thượng, là tấm gương sáng để chúng em noi theo. Những người như cô Lan trong cuộc sống này thật đáng trân trọng biết bao.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 14

Một trong những vẻ đẹp về nhân cách của con người đó là vẻ đẹp của một trái tim nhân hậu. Và có lẽ, sống trong cuộc đời này, trái tim nhân hậu là điều cần thiết trong mỗi con người. Mình từng nghe một câu chuyện cảm động về trái tim nhân hậu của người mẹ, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe câu chuyện đó.

Đó là Nam, một cậu học sinh năm đó lên 9 tuổi. Cuối kỳ học, cô giáo phát giấy mời phụ huynh lên họp để sơ kết lại tình hình lớp học trong học kỳ vừa qua. Nam rất sợ rằng mẹ sẽ nhận lời mời đó đến lớp họp, cậu ấy sợ không phải vì kết quả học tập yếu bởi cậu luôn là học sinh chăm ngoan, học giỏi của lớp, mà cậu ấy sợ vì lo lắng rằng bạn bè và cô giáo chủ nhiệm sẽ nhìn thấy mẹ, bởi từ trước em nay họ chưa từng nhìn thấy mẹ Nam bao giờ.

Và rồi, rốt cuộc cái ngày ấy cũng đã đến, cậu cùng mẹ đến lớp và lòng cậu thấy xấu hổ vô cùng. Bạn biết không, Nam đã xấu hổ vì vết sẹo rất lớn che gần hết nửa khuôn mặt vốn xinh đẹp và hiền lành của mẹ cậu ý. Chưa bao giờ Nam hỏi tại sao mẹ lại có vết sẹo ấy nhưng trong cậu luôn mặc cảm về nó như một điều gì đó không tốt đẹp đối với cậu và cả mẹ cậu. Song, trái ngược lại với những gì cậu lo lắng và xấu hổ, mọi người trong buổi họp đều cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên và dịu dàng, phúc hậu tỏa ra từ khuôn mặt của người mẹ. Còn Nam, cậu ấy cứ nép vào một góc của lớp để che dấu đi sự xấu hổ của mình, khi đang nép thì cậu nghe được cuộc trò chuyện giữa cô giáo với mẹ:

– Vết sẹo trên mặt khá lớn chị nhỉ, làm sao mà chị bị như vậy ạ? Cô giáo hỏi người mẹ bằng một sự chân thành.

Mẹ Nam trả lời:

– Như thế này cô ạ, năm đó con em còn bé, cu cậu ở trong phòng thì không biết nghịch gì mà lửa bốc lên cao. Vừa hét lên cầu cứu bà con vừa chạy vào thì thấy cái thanh xà trên mái đang rơi xuống, lúc này sợ hãi quá nhưng vì lo cho con nên em lấy người ra đỡ thành xà kẻo nó rơi xuống chỗ con ngồi. Lúc đó, em ngất xỉu luôn vì không biết gì, khi tỉnh lại được mọi người kể có bộ đội cứu hoả em giúp hai mẹ con thoát khỏi đống lửa.

Rồi người mẹ đưa tay lên chạm vào vết sẹo trên má ấy, dịu dàng bảo:

– Vết sẹo này gắn bó với em từ lúc ấy đến giờ cô ạ, không chữa được nó đâu. Nhưng em cũng chẳng bao giờ hối tiếc về những điều mình đã làm hôm đó.

Khi nghe đến đây, Nam xúc động vô cùng, mẹ vị tha và hy sinh vì cậu quá nhiều. Bấy lâu nay, cậu chỉ biết đến cảm giác của mình mà không hề để tâm nhiều đến những điều mà mẹ đã trải qua. Cậu bé ấy đã chạy đến ôm lấy mẹ, nước mắt lưng tròng trong hạnh phúc. Cậu nắm chặt lấy bàn tay của mẹ suốt buổi họp hôm ấy.

Bạn biết không, khi mình nghe câu chuyện này, mình lại càng thương mẹ mình hơn. Và mình càng hiểu được rằng, mọi người mẹ trên đời này đều tuyệt vời như thế. Họ đã dành tất cả sự yêu thương và những điều đẹp đẽ nhất cho con của mình.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 15

Ở hiền thì được gặp hiền

Người ngay thì được Phật tiên độ trì.

Đó là hình ảnh cô bé tốt bụng trong câu chuyện cổ tích nước ngoài em đã được học. Trên truyện thật dễ thương: Miệng nói ra hoa ra ngọc. Chuyện kể rằng:

Ngày xưa, có một cô gái hiền lành tốt bụng. Cha mẹ cô đều mất sớm nên cô phải đi ở cho hai mẹ con nhà giàu nọ. Mẹ con chủ nhà thật là độc ác, chua ngoa. Họ chửi mắng cô gái đi ở tồi tệ, mặc dù cô chăm chỉ làm việc, thật thà, chất phác.

Một hôm, ra bờ suối để múc nước gánh về, cô gái gặp một cụ già rách rưới xin ngụm nước. Cô thấy thương cụ quá nên vội rửa sạch thùng rồi chạy ra ngoài xa múc nước trong, hai tay dâng thùng nước cho bà cụ uống.
Uống xong, cụ già bảo:

– Con tốt bụng lắm. Con thật đáng khen. Ta ban phép lành cho con đây. Từ nay con mở miệng nói thì ra hoa, ra ngọc. Cô gái cúi đầu cảm ơn bà cụ, lúc nhìn lên thì bà cụ đã biến mất. Cô gái vội gánh nước trở về. Đến nhà, mẹ con chủ nhà quát mắng. Cô gái chắp tay van xin:

– Con xin bà tha lỗi cho con!

Vừa nói dứt lời thì hai đóa hoa thơm ngát và hai viên ngọc lấp lánh từ trong miệng cô bay ra.

Mẹ con chủ nhà vô cùng kinh ngạc. Khi nghe cô kể lại sự việc, mụ chủ vội giục con gái ra suối lấy nước. Cô ta mang bình đi. Đến nơi, bỗng một em bé rách rưới, bẩn thỉu đến xin nước uống. Cô ta bĩu môi nói rằng:

– Cái con bé dơ bẩn này! Dễ tao đến đây múc nước cho mày uống à? Muốn uống thì tự xuống suối mà uống!

Em bé lúc đó bỗng biến thành một bà tiên. Người bà tỏa ánh sáng lấp lánh. Bà tiên bảo rằng:

– Mày xấu bụng lắm. Đáng bị trừng phạt. Từ rày, mày mở miệng ra nói thì nhả ra rắn, ra cóc vậy. Nói rồi bà tiên biến mất, cô ả ngoai ngoải về nhà.Thấy con gái về, mụ mẹ săn đón hỏi han từ cổng vào:

– Thế nào hả con? Có gặp bà tiên không?

Cô ta vừa đáp:

– Mẹ ạ!

Bỗng hai con rắn và con cóc từ miệng cô bò ra thật khiếp đảm! Mụ mẹ hoảng hốt la hét:

– Trời ơi! Sao lại thế này? Con ranh ác độc kia. Hại con tao phải không? Vừa nói mụ vừa lấy cây đánh cô bé đi ở. Cô gái sợ quá chạy một mạch vào rừng xanh, oan ức và buồn tủi. Giữa lúc ấy thì hoàng tử đi săn về ngang qua đấy. Nhìn thấy cô gái khóc, hoàng tử dừng lại xuống ngựa, lại gần cô và hỏi:

– Vì sao cô khóc? Cô gái thổn thức trả lời:

– Em bị bà chủ đánh…

Hoàng tử thấy miệng cô gái hoa và ngọc bay ra, rất lấy làm lạ. Biết chuyện, hoàng tử đưa cô gái về cung, xin vua cha cho cưới nàng làm vợ. Còn ả con gái mụ chủ thì ngày càng khiếp sợ về mình. Ả đi lang thang khắp nơi, không ai dám làm bạn và hỏi chuyện với ả. Còn mẹ ả thì sống thui thủi một mình, chẳng bao lâu thì chết.
Qua câu chuyện trên em mới thấm thía một điều: “Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp dữ”. Tấm lòng nhân hậu sẽ giúp cho người có có được hạnh phúc.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 16

Trong cuộc đời dài rộng này, có bao nhiêu điều tuyệt diệu mà ta chưa kịp nhìn, chưa kịp bước. Nhưng dù là câu chuyện gì, ta vẫn có niềm tin vào những điều đẹp, những điều thiện. Tình cờ nghe và biết về câu chuyện về lòng nhân hậu của cậu học trò tên Hiếu trong hành trình cõng bạn mười năm đến trường khiến ta xúc động khôn nguôi.

Đó là câu chuyện về cặp đôi học trò Minh Hiếu – Tất Minh học tập tại trường THPT Triệu Sơn 5, tỉnh Thanh Hóa. Cậu bạn Hiếu đã suốt 10 năm liền cõng bạn Minh, người bạn bị bại liệt đến trường bất kể nắng mưa, bất kể giông bão. Vì Minh Hiếu biết Minh khuyết tật bẩm sinh từ nhỏ và hai người còn là bạn cùng xóm nên Hiếu đã tận tình giúp đỡ Minh hết sức mình. Và rồi sau 12 năm họ vẫn gắn bó, vẫn đồng hành trên con đường đến trường chông gai. Cậu bạn Hiếu đã vượt qua bao nhọc nhằn để hỗ trợ người bạn của mình. Thử hỏi có ai đủ kiên trì, đủ nhẫn nại trong cả thập kỉ như vậy. Bên cạnh một tình bạn ấm êm đó còn là câu chuyện về lòng nhân hậu lớn lao khiến ta cảm phục. Vì người bạn thân gặp khó khăn đi lại nên năm học cuối cấp Hiếu đã tính chọn cùng ngành thi với bạn dù Hiếu muốn trở thành bác sĩ chữa bệnh cho bạn. Cậu bạn này nhân hậu và yêu thương bạn của mình vô cùng. Và dù có nhiều vất vả, khó nhọc rồi hai cậu bạn hiện nay mỗi người một nơi nhưng ta vẫn hiểu tình bạn, sự nhân hậu trong cậu học trò Minh Hiếu.

Trong cuộc đời ta, ta rất khó để giàu trắc ẩn và hi sinh như thế. Sự vượt qua muôn ngàn khó nhọc của Hiếu, vượt qua đủ khó khăn để giúp việc học cho Minh, giúp cuộc sống Minh cũng ấm êm phần nào làm ta cảm phục. LÒng nhân hậu lớn lao cho cậu học trò Minh niềm tin và nghị lực thật lớn lao. Ta càng thêm khâm phục Minh ở tinh thần hăng say cùng lòng thương người lớn lao.

Mỗi câu chuyện đẹp qua đi đều để lại trong ta những bài học, những ý nghĩa sâu sắc. Và quả thực, tấm lòng nhân hậu của Minh Hiếu đã thắp nên trong ta niềm tin về cuộc sống với vô vàn ý nghĩa, giá trị đẹp. Lòng nhân hậu vẫn sẽ sáng mãi khi chusgn ta dùng yêu thương để lan tỏa yêu thương.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 17

Trong những ngày tháng, mà người dân ta đang phải cùng chung sống với đại dịch Covid-19, thì những tấm lòng nhân hậu là thứ vô cùng quý giá, và có ở khắp mọi nơi. Và ngày hôm qua em đã may mắn chứng kiến một tấm lòng nhân hậu như thế.

Hôm qua, em và mẹ cùng đi chợ để mua lương thực dự trữ cho một tuần tới. Lúc vào mua đồ, em có nhìn thấy một chú mua rất nhiều sữa, bánh và mì tôm. Chất đầy thành ngọn núi nhỏ trên hai chiếc xe đẩy. Nhìn thấy cảnh đó, nhiều người xì xào qua lại. Khiến em vô cùng khó hiểu. Sao chú ấy lại mua nhiều đến vậy. Chừng đấy mì tôm, sữa, bánh thì phải ăn đến bao giờ, rồi xếp trong nhà thì sẽ chật lắm. Mãi đến lúc tính tiền xong, ra khỏi siêu thị, em vẫn băn khoăn suy nghĩ ấy.

Trên đường về, em chờ mẹ ghé vào đổ xăng, thì lại tình cờ nhìn thấy chú vừa nãy đang đứng gỡ đồ đã mua xuống khỏi yên xe máy. Em cảm thấy rất lạ. Bởi sau chú không đi về nhà, mà dừng ở đầu ngõ như thế. Nhưng rồi, hành động của chú đã khiến em rất bất ngờ và cảm động. Chú ấy chia mì tôm, sữa bánh thành từng suất rồi phát cho những ngôi nhà trọ nhỏ ở trong con ngõ.

Từ bên trong, những cụ già, cô cậu bé trạc tuổi em vui sướng đi ra nhận đồ và cảm ơn chú rối rít. Lúc này, em hiểu được rằng, chú ấy mua nhiều đồ như vậy, không phải cho bản thân mình, mà là để dành cho những người khó khăn đang sống trọ trong con hẻm nhỏ.

Về đến nhà, em vẫn nhớ mãi về hình ảnh mình vừa thấy. Chú ấy thực sự là một con người có trái tim nhân hậu, ấm áp. Nhờ những con người như chú ấy, mà mọi người không ai bị bỏ lại phía sau, cùng nhau vượt qua đại dịch Covid-19.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 18

Trong cuộc sống, chúng ta vẫn thường được nghe những câu ca dao tục ngữ mà ông cha đã dạy: “Thương người như thể thương thân”. Tấm lòng nhân hậu luôn luôn đáng quý và đáng trân trọng em đã đọc và nghe nhiều trên tivi hay sách báo. Nhưng mới năm trước em đã gặp một người có tấm lòng nhân hậu, một người bạn mới chỉ bằng tuổi của em. Em kể lại cho mọi người cùng nghe nhé.

Hôm ấy là một ngày gần cuối năm học, trời nắng oi bức của mùa hè khiến ai cũng thấy ngột ngạt và khó chịu. Ngày mùa, rơm rạ phơi đầy ngoài đường nên cái nóng bốc lên khiến chúng em đi học về ai cũng vã đầy mồ hôi. Vì nhà gần trường nên chúng em vẫn thường đi bộ đến lớp và trở về nhà sau mỗi ngày học tập. Trên đường trở về nhà, chúng em bắt gặp một bà lão ăn xin, quần áo rách tả tơi, gương mặt mệt mỏi hốc hác. Bà đang tiến đến một nhà ven đường để xin ăn thì đám bạn học sinh cá biệt của trường đi tới, một bạn kêu lên:

– Chúng mày ơi ở đây có một bà già ăn mày nhìn kinh quá đi.

Tất cả mọi ánh mắt dồn về phía bà, một đứa nói:

– Khiếp trông bà ta như quỷ ý, ghê quá, chạy thôi.

Mấy đứa khác cầm gậy đuổi bà rồi ê ê cười hả hê sung sướng. Một đứa láu cá hơn còn đẩy khiến bà suýt ngã. Bọn bạn đang cười ha hả thì bỗng cái Mai – bạn cùng lớp với tôi đi tới và quát to:

– Các bạn làm gì thế, sao các bạn lại có thể đối xử với bà cụ như vậy. Trông bà đã khổ lắm rồi. Các bạn thật quá đáng.

Một vài tiếng xì xào xung quanh, có cả người lớn đi đường nói đám bạn nhỏ vô lễ. Lũ bạn học sinh cá biệt của trường không nói gì bèn lảng đi.

Lúc đó, Mai tiến lại gần bà cụ. Bạn đỡ bà cẩn thận hỏi thăm bà lão ăn xin rồi lại gần nhà dân xin cho bà cốc nước để bà uống đỡ mệt. Mai nói:

– Bà mệt lắm phải không ạ? Sao bà lại đi ăn xin, con cháu bà đâu rồi ạ?

Bà cụ nói:

– Không phải bà đi ăn xin, bà đi cùng con cháu đến viện nhưng bị lạc mấy ngày hôm nay không liên lạc được. Bà mệt và đói quá nên đi xin tạm gì ăn rồi tìm người giúp đỡ cháu ạ.

Ánh mắt Mai trùng xuống thương bà, bạn nói:

– Không sao ạ, cháu sẽ dẫn bà về nhà ăn cơm, tắm rửa sạch sẽ, rồi bố mẹ cháu sẽ đưa bà đến đồn công an nhờ họ giúp ạ.

Bà lão vui mừng khôn xiết. Mai nắm tay bà thật chặt rồi dìu bà lão về nhà, bỏ lại phía sau ánh mắt trầm trồ ngưỡng mộ của mọi người xung quanh. Tôi nhìn theo nghĩ ngợi và cảm mến tấm lòng nhân hậu của bạn ấy vô cùng.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 19

Ông cha vẫn thường nói “Anh em như thể chân tay/ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần”. Tình yêu thương giữa những người anh em ruột thịt bao giờ cũng khăng khít và thiêng liêng. Tôi đã từng nghe câu chuyện về một cô bé nhỏ tuổi, vì yêu thương em nên đi mua phép màu. Câu chuyện có tên: Phép màu có giá bao nhiêu?

Em trai cô bé tên là Andrew, mắc một căn bệnh nặng. Ba mẹ cô bé đã chữa chạy khắp nơi nên bây giờ không còn khả năng chi trả viện phí. Một lần, từ sau cánh cửa, cô nghe thấy ba nói với mẹ: “Chỉ có phép màu mới cứu được Andrew”. Nghe vậy, cô bé chạy ngay về phòng, kéo ra một con heo đất được cất giấu bí mật sau tủ. Cô dốc hết đống tiền lẻ rồi cặm cụi đếm. Em lẻn chạy đến hiệu thuốc gần đó. Người bán thuốc ngạc nhiên hỏi khi cô bé đặt toàn bộ số tiền của mình lên bàn: “Cháu cần mua gì?”.

– Em trai của cháu bị bệnh rất nặng và cháu muốn mua phép màu. – Cô bé nhanh chóng đáp.

– Ở đây không bán phép màu, cháu à. Chú rất tiếc. – Người bán thuốc nở nụ cười buồn và tỏ vẻ cảm thông với cô bé.

Cô bé thoáng buồn những đáp vội: – Cháu có tiền trả mà. Nếu không đủ, cháu sẽ cố tìm thêm ạ. Chỉ cần cho cháu biết phép màu giá bao nhiêu?

Trong cửa hàng lúc này cũng có một vị khách khác, ông ăn mặc thanh lịch. Sau khi nghe câu chuyện, ông cúi xuống hỏi cô bé: “Cháu cần loại phép màu gì?”

– Cháu cũng không biết nữa – Cô bé trả lời, rơm rớm nước mắt. “Nhưng em cháu rất cần phép màu đó. Nó bị bệnh nặng lắm, mẹ cháu nói rằng nó cần được phẫu thuật, và hình như phải có thêm loại phép màu gì đó nữa mới cứu được em cháu. Cháu đã lấy ra toàn bộ số tiền để dành của mình để đi tìm mua phép màu đó.”

– Vậy, cháu có bao nhiêu nào? – Vị khách hỏi.

Cô bé trả lời vừa đủ nghe: “Một đô la mười một xu.”

Người đàn ông mỉm cười thốt lên: “Ồ! Vừa đủ cho cái giá của phép màu”.

Một tay ông cầm tiền của cô bé, tay kia ông nắm tay em và nói: “Dẫn bác về nhà cháu nhé. Bác muốn gặp em trai và cha mẹ cháu. Để xem bác có loại phép màu mà em cháu cần không.”

Người đàn ông thanh lịch đó là Bác sĩ Carlton Armstrong, một phẫu thuật gia tài năng. Ca mổ được hoàn thành mà không mất tiền, và không lâu sau Andrew đã có thể về nhà, khỏe mạnh. Mẹ cô bé mừng rỡ thì thầm: “Mọi chuyện diễn ra kỳ lạ như có một phép màu. Thật không thể tưởng tượng nổi. Thật là vô giá!”

Nghe những lời đó của mẹ, cô bé mỉm cười bởi cô biết chính xác phép màu giá bao nhiêu: một đô la mười một xu. Nhưng cô không hề biết, phép màu ấy là hòa chung giữa tình yêu thương của cô dành cho em trai với lòng nhân từ của vị bác sĩ và với chính sự ngây ngô của cô.

Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng nhân hậu – Mẫu 20

Bà em thường bảo với em rằng: “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”. Nếu mình sống với một trái tim yêu thương và nhân hậu thì sẽ gặp được những điều may mắn, tốt đẹp trong cuộc sống. Bà cũng từng kể cho em một câu chuyện cổ tích rất thú vị về một chàng ngốc có lòng nhân hậu, hôm nay mình sẽ kể lại cho các bạn nghe nhé.

Hồi xưa, ở một ngôi làng nọ, có một chàng có tên là Ngốc, suốt ngày, Ngốc không biết làm gì mà chỉ thích với lũ trẻ con trong làng. Lũ trẻ vốn thích tính cách hiền lành của anh chàng nên cũng lấy làm vui khi được chơi với Ngốc. Nhưng vợ chàng thì không vui chút nào, thấy chồng cứ mãi khù khờ, ai bảo gì cũng làm đó, ru rú không trong nhà thì trước xóm, chị vừa thương vừa giận. Bực mình chị bèn bảo chồng mình:

– Anh cũng đã lớn rồi, lại lập gia đình nữa, không thể cứ rong chơi mãi như thế được, rồi lấy gì lo cho tương lai chúng ta?

Chàng Ngốc nghe vợ nói cũng gật gật đồng ý.

Rồi người vợ tiếp lời:

– Hay anh nghe lời em ra buôn bán. Em có chút vốn này để dành cho anh đi buôn ( người vợ lấy trong túi ra hơn chục lạng bạc trao cho anh chàng)

Dù đưa cho chàng Ngốc số tiền ấy và dặn dò kỹ chồng, nhưng nàng vẫn không mong nhiều đến chuyện chàng sẽ mang lời lãi về cho mình mà chỉ mong chàng Ngốc sẽ học được thêm nhiều bài học quý, được khôn ra chút ít là may lắm rồi.

Trên đường lên thuyền đi buôn, Ngốc nghe mọi người bàn luận chuyện buôn bán. Nào là những dự định sẽ buôn xe cộ, bán vải vóc, buôn nhà bán cửa,….Nghe thì nghe vậy chứ chàng chẳng hề gì hứng thú với chuyện buôn bán ấy. Khi thuyền cập bến chợ, mặc cho những người tất bật mua bán, chàng Ngốc thì rẽ đường đi một mình lang thang. Đi qua một con rạch nhỏ, chàng thấy một lũ trẻ đang tụm năm lại cố bắt một con rắn nước. Lúc này, chàng vội vã em can ngăn:

– Này, xin các bạn đừng giết nó, tội nghiệp nó lắm, nó cũng như chúng ta vậy, cần được sống đó.

Bọn trẻ cười hả hê, không đồng ý. Chàng Ngốc bèn bảo:

– Xin hãy bán nó lại cho tôi đi, tôi có chục đồng bạc đây.

Rồi chàng từ từ lấy bạc ra đưa cho lũ trẻ đổi rắn, chàng mang đến sông lớn thả nó ra.

Khi trở lại thuyền, ai cũng nhìn Ngốc bằng vẻ mặt khinh bỉ rồi giễu cợt:

– Hà ha, đúng là Ngốc thật mà, đi buôn mà chả có gì, thật là khổ cho vợ hắn.

Ngốc kể lại câu chuyện mình cứu rắn cho mọi người nghe, cả thuyền nghe xong bật cười ngán ngẩm. Họ vừa buồn cười vừa xót xa cho sự ngốc nghếch của anh chàng.

Về nhà, đang trong giấc ngủ thì nghe thấy ai đó gọi tên mình:

– Này, anh Ngốc, ta là Long Vương, cảm ơn nhà ngươi đã giúp ta thoát nạn. Từ nay, người sẽ được ta bạn cho sự thông minh và trí tuệ hơn người, người sẽ không còn ngốc như trước nữa. Đây là một món quà ta trao cho ngươi.

Khi tỉnh dậy, chàng thấy bên mình có gói quà thật, hai vợ chồng mở ra thì thấy một túi đầy những thỏi vàng sáng chói. Cuộc sống vợ chồng họ trở nên đủ đầy và sung túc. Song, dù giàu có và thông minh, chàng vẫn không quên sống nhân hậu với những loài vật xung quanh, sống nhân hậu với mọi người. Cả hai vợ chồng luôn giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng.

Các bạn biết đấy, lòng nhân hậu luôn mang đến cho mọi người niềm vui mà loài vật sự yêu thương. Em mong rằng dù chúng ta còn là những học trò, chưa làm ra kinh tế nhưng hãy mang lòng nhân hậu của mình trao cho nhau, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống.

Cảm ơn các bạn đã lắng nghe câu chuyện.

*****

Trên đây là 40 bài mẫu Viết bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc, đã nghe nói về lòng trung thực hoặc lòng nhân hậu lớp 4 hay, ngắn gọn do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học TậpLớp 4

5/5 - (1911 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button