Học TậpLớp 7

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân (29 mẫu)

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân bao gồm hướng dẫn viết cùng 29 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

Mục lục

Dàn ý Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân

– Mở đoạn: Giới thiệu về hình ảnh người lính trong thơ ca và trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân”.

Bạn đang xem: Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân (29 mẫu)

– Thân đoạn: Hình ảnh người lính trong bài thơ

+ Hình ảnh người lính hiện lên giản dị, nhưng rất kiên cường

+ Tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau

+ Tinh thần người lính: Các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời

+ Hy sinh cho đất nước: nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn

– Kết đoạn: Cảm nghĩ của em về người lính trong bài thơ.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 1

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Tác giả Nguyễn Khoa Điềm là những người lính trẻ rất hồn nhiên. Các anh vẫn chưa một lần yêu, vẫn còn mê thả diều. Thế nhưng họ đã không tiếc sức trẻ để bảo vệ sự toàn vẹn cho tổ quốc. Các anh đã nằm lại nơi núi rừng để bảo vệ sự bình yên cho đất nước ngày hôm nay. Các anh chính là mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 2

Người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với những nét vẽ phác thảo như nhìn một lát cắt của thân cây mà thấy được cả đời thảo mộc. Đó là những người lính mãi mãi ở tuổi “mùa xuân” bởi họ đã vào chiến trường trong những năm tháng của tuổi trẻ và ở lại đó mãi mãi. Những người lính tuổi còn quá trẻ: “Chưa một lần yêu/ Cà phê chưa uống/ Còn mê thả diều”. Họ đã dùng sự trẻ tuổi, đã đem thanh xuân của mình để cống hiến cho Tổ quốc, để trở thành ngọn lửa mà đồng đội luôn đem theo bên mình: “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Sự hi sinh của những người lính đã hóa thành bất tử, biến họ mãi mãi sống ở độ tuổi “mùa xuân”. Đồng đội, nhân dân, đất nước sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn công lao của những người lính “mùa xuân” như trong bài thơ Đồng dao mùa xuân của Nguyễn Khoa Điềm.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 3

Khi đọc “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm, tôi cảm thấy thêm ngưỡng mộ và yêu mến những người lính. Tác giả đã xây dựng hình ảnh người bộ đội cụ Hồ hiện lên đầy chân thực. Khi mới vào chiến trường, họ là những chàng thanh niên vẫn còn trẻ tuổi trẻ lòng với sự hồn nhiên vì chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Dù vậy, họ lại là những con người giàu lí tưởng, nhiệt huyết cách mạng và sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Những năm chiến tranh khốc liệt, họ chiến đấu và hy sinh, gửi lại thân xác nơi chiến trường, kỉ vật còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc. Hình ảnh người họ hiện lên với làn da xanh xao, nhưng nụ cười lại hiền từ đến lạ. Đối với nhà thơ, người lính dù đã hy sinh nhưng tuổi xuân của họ vẫn bất tử, chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 4

Nguyễn Khoa Điềm có nhiều bài thơ hay, Đồng dao mùa xuân là một trong số đó. Đến với bài thơ này, chúng ta đã thấy được hình ảnh người lính hiện lên đầy chân thực. Rời xa quê hương, vào chiến trường tham gia chiến đấu, người lính khi đó vẫn “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Họ vẫn là những chàng thanh niên trẻ tuổi, hồn nhiên và chưa có nhiều trải nghiệm. Nhưng dù vậy, khi bước chân vào chiến trường, đối mặt với bom rơi bão đạn, người lính đó vẫn dũng cảm, mạnh mẽ chiến đấu mà chưa một lần sợ hãi. Họ mang trong trái tim nhiệt huyết của lí tưởng cách mạng. Để rồi đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Tác giả đã bất tử hóa hình tượng người lính, họ đã trở thành mùa xuân của nhân dân, mùa xuân của đất nước, sống mãi với thời gian. Chúng ta đọc bài thơ mà thêm ngưỡng mộ, trân trọng những người lính cụ Hồ.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 5

Đến với “Đồng dao mùa xuân”, Nguyễn Khoa Điềm đã giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh người bộ đội cụ Hồ. Từ khi mới vào chiến trường, họ chỉ là những chàng thanh niên vẫn còn hồn nhiên vì chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều. Nhưng ẩn sâu trong đó là một trái tim giàu lí tưởng, nhiệt huyết cách mạng. Họ nguyện dâng hiến cả tuổi xuân của mình cho đất nước, gác lại công việc học tập, vào với chiến trường khốc liệt. Những năm chiến tranh, họ đã chiến đấu không ngại hy sinh để rồi gửi lại thân xác nơi chiến trường. Những kỉ vậy còn lại chỉ là chiếc ba lô con cóc, hay trong kí ức với làn da xanh xao, nhưng nụ cười lại hiền từ đến lạ. Họ sống và chiến đấu cùng đồng đội, luôn sát cánh bên nhau cho đến hơi thở cuối cùng. Đồng đội và nhân dân luôn dành cho họ tình yêu mến, trân trọng và tự hào. Một hình ảnh đẹp về người lính đã in đậm trong tâm trí mỗi bạn đọc.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 6

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” viết về người lính trẻ dưới cái nhìn trải nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính trẻ trung, nghịch ngợm, chưa một lần yêu đương và rất thích thả diều nhưng chính họ đã dâng tặng tuổi xuân, xương máu của mình vì tổ quốc. Với ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục mang đến cho nền văn học Việt Nam đương đại hình ảnh người lính trong tác phẩm “Đồng dao mùa xuân”. Nhà thơ đã miêu tả một cách chân thực cuộc sống của những người trẻ tuổi chưa hề biết đến tình yêu và luôn bị cuốn hút vào những cánh diều bay lượn trên bầu trời. Tuổi trẻ tươi đẹp, đi theo tiếng gọi của Trái tim, anh rời quê hương “lên núi xanh”. Ở nơi khốc liệt của chiến tranh, ở “rừng chiều khói đen”, mặc dù điều kiện còn lắm gian khó nhưng trên môi anh vẫn luôn nở nụ cười “nhẹ” lạc quan. Khi đất nước hòa bình lập lại, đồng đội và nhân dân luôn nhớ về người chiến sĩ ra đi không dấu vết, nằm im trên “núi Trường Sơn xưa”, gợi lại hình ảnh anh lính áo lam. Vác chiếc ba lô con cóc lên đường. Người chiến sĩ ấy mãi là hiện thân của thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng và bất khuất. Dù Nguyễn Khoa Điềm nghĩ rằng họ sẽ đưa xác họ vào rừng Trường Sơn xa xôi mãi mãi, nhưng khí phách kiên cường của họ vẫn còn mãi. Bởi vì họ đã tạo nên sự bất tử của trái đất này. Đoạn văn tình thương yêu đồng đội của người lính được thể hiện bằng những câu “Anh sẽ là ngọn lửa/Bạn bè sẽ nâng niu anh”. Đó là tình đoàn kết, thương yêu của những người lính với nhau trong mưa bom, bão lửa. Đó là cùng nhau chia sẻ sự lo lắng, ân hận, đau xót khi thấy người bạn bị thương hay thiệt mạng trong trận đánh. Đó cũng được trông thấy như là hành động đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong thời bình.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 7

Bài thơ “Mùa xuân Đông Đào” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại nhiều cảm xúc về hình ảnh người lính Việt Nam. Đọc “Mùa xuân Đào Đông” của Nguyễn Khoa Điềm, lòng tôi càng thêm khâm phục và yêu mến những người lính. Tác giả làm nên hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ đầy chân chất. Khi mới vào chiến trường, họ là những chàng trai trẻ. Họ ngây thơ và trẻ trung vì chưa yêu bao giờ, vẫn uống cà phê và vẫn mê thả diều. Dưới ngòi bút của nhà thơ, người lính hiện lên như một chàng trai “chưa từng yêu”. Chàng thanh niên vẫn đuổi theo con diều bay cao và xa. Tuy nhiên, một người lính theo đuổi lý tưởng cao đẹp của một quốc gia độc lập, kiên định với niềm tin của mình, và theo đồng đội của mình đến Núi Xanh. Tuy nhiên, họ là những người có lý tưởng, nhiệt huyết với cách mạng và muốn cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước. Trong thời chiến khắc nghiệt, họ đã hy sinh trong chiến đấu và bỏ xác nơi chiến trường, chỉ để lại chiếc túi làm kỷ niệm. Cô ấy có một hình ảnh đẹp, nhưng nụ cười của cô ấy lại tốt bụng một cách kỳ lạ. Đối với nhà thơ, người chiến sĩ, dù có hy sinh nhưng tuổi trẻ của họ vẫn bất tử, làm nên mùa xuân bất diệt của đất trời, quyết chiến đấu, lập công anh dũng. Người đời còn nhớ đến sự hy sinh của anh, và không bao giờ quên hình ảnh của một dũng sĩ, sự hy sinh của các anh dường như đã hóa thành bất tử, các anh sống mãi với tuổi thanh xuân tươi đẹp của mình trên chiến trường, trong rừng núi, sống mãi với cội nguồn vũ trụ. Qua đây, tác giả Nguyễn Khoa Diễm xin bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm chân thành đến những người lính trẻ đã cống hiến hết sức mình cho Suối nguồn tuổi trẻ để hình thành nên đất nước và là mạch nước trường tồn của đất nước.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 8

Người lính trong bài thơ “Mùa xuân đồng đào” của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên với nhiều nét phác thảo, như nhìn vào thân cây mà thấy cả sự sống của cỏ cây. Đó là những người lính đang độ tuổi “thanh xuân” bởi tuổi trẻ họ đã đi chiến trường rồi để lại đó mãi mãi. Lính còn quá trẻ: “Anh chưa yêu ai/Anh chưa uống cà phê/Anh chỉ thích thả diều”. Họ đã dùng tuổi trẻ của mình, dành tuổi trẻ của mình để phục vụ cho tổ quốc và làm ngọn đuốc mà đồng đội luôn đem theo bên mình: “Anh sẽ là ngọn đuốc/bạn bè sẽ mang theo”. Câu chuyện về cuộc đời người lính được nhà thơ kể hết sức chân thật và giản dị trong từng câu thơ ngắn cùng hình tượng thơ gần gũi. Anh hãy còn đang ở trong tuổi trẻ “chưa một lần yêu” và “mê thả diều” nhưng theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh đã xung phong ra tiền tuyến “đi vào núi xanh”. Nơi chiến trường ác liệt, bom rơi đạn nổ, không ai biết ngày mai sẽ ra sao, người lính vẫn luôn nở nụ cười trên môi và chiến đấu dũng cảm. Khi hòa bình trên đất nước được xây dựng trở lại, đồng đội và người dân cũng sẽ nhớ đến anh với một trái tim chân thành. Vẻ đẹp anh hùng của người lính trường sơn sẽ luôn khắc sâu trong trái tim của nhân dân Việt Nam. Sự hy sinh của những người lính đã trở thành bất tử, bởi họ còn đang ở tuổi “xuân”. Các đồng chí ơi, Tổ quốc và nhân dân sẽ luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của những người lính “mùa xuân” như trong bài thơ “Mùa xuân Đông Đào” của Nguyễn Khoa Điềm.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 9

Hình ảnh người lính qua bài thơ “Mùa xuân Đông Đào” của nhà văn Nguyễn Khoa Điềm đã ăn sâu vào tiềm thức người đọc. Nhà thơ trình bày câu chuyện đời người lính rất chân thật, mộc mạc qua từng câu thơ giản dị và hình tượng thơ gần gũi. Thời trai trẻ, ông rong chơi “không bao giờ yêu”, “mải mê thả diều”, rồi trước tiếng vọng của tổ quốc, ông quyết định “lên núi xanh” lập nghiệp. Nơi chiến trường khốc liệt, bom rơi đạn nổ, không biết ngày mai sẽ là ngày nào, người lính luôn nở nụ cười lạc quan đấu tranh dũng cảm. Khi hòa bình lập lại trên đất nước, đồng đội và nhân dân sẽ luôn nhớ đến anh với tấm lòng biết ơn. Là một trong các nhà thơ tiêu biểu của lớp nhà thơ chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Khoa Điềm đã góp phần làm nên nhiều “tượng đài” thơ ca bất tử của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Nguyễn Khoa Điềm sâu lắng, suy tư, pha trộn hài hòa chất lãng mạn và chất chính luận. Trong bài thơ Đồng Dao mùa xuân, tình cảm của người lính với đồng đội đã ngã xuống thật sâu đậm. Khi sức sống tuổi xuân ấy đang tươi đẹp thì người lính đã vững tay cầm súng bảo vệ tổ quốc. Nhớ rằng, sau trận chiến đầy bom lửa ấy anh đã anh dũng hy sinh “Anh không về đâu/Anh chỉ một mình/Trường Sơn núi cũ”. Anh nằm lại nơi chiến trường bom đạn ác liệt đã đóng góp vào chiến thắng của tổ quốc, cho nhân dân được hưởng độc lập, tự do. Đây là những sẻ chia cùng nhân dân, dù cho có thế nào anh cũng mãi khắc ghi. Đó là những tình cảm rất cao đẹp và thiêng liêng của Bộ đội Cụ Hồ với đồng đội đã hy sinh khi chiến đấu. Vẻ đẹp anh hùng của người lính Việt Nam sẽ còn mãi trong dòng chảy lịch sử của đất nước.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 10

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành niềm cảm hứng vô tận đối với những tác giả thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng đó vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và giàu xúc cảm với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới cái nhìn trải nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, nghịch ngợm, chưa một lần yêu đương, vẫn say mê thả diều nhưng chính họ đã cống hiến tuổi xuân và xương máu của mình vì Đất Nước. Họ đã nằm lại vĩnh viễn nơi chiến trường để đất nước được thống nhất, để nhân dân được tự do. Trong ký ức của Nguyễn Khoa Điềm, có thể họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh chiến sĩ của họ vẫn sống mãi. Xúc cảm chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước này. Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thơ ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính Việt Nam dưới góc nhìn cảm nhận của một con người thời bình. Đó là những người lính trẻ, nhiệt huyết, chưa một lần yêu, chỉ muốn thả diều nhưng chính họ đã hy sinh tuổi xuân và sức khỏe của mình cho Đất nước. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài ấy bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, hình ảnh người lính hiện lên bình dị, thật thà và chân chất “chưa một lần say/cà phê chưa uống/vẫn mê thả diều” nhưng cũng rất dũng cảm biến “anh thành ngọn lửa”. Trong khó khăn, gian khổ, tình đồng chí đồng đội luôn gắn bó, đùm bọc và thương yêu như “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, khó khăn là thế “bom rơi/khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng người chiến sĩ luôn vui vẻ, lạc quan “cười hiền lành”. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được giải phóng, để nhân dân được bình yên. Chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của họ, nhưng tình cảm mà đồng đội và nhân dân giành cho họ vẫn còn nguyên vẹn. Tuổi xuân của họ đã cống hiến vì đất nước, trở nên bất tử. Theo nhận định của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng các anh lính của ông vẫn sống mãi. Vì chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh cửu của đất nước hôm nay. Qua tác phẩm người đọc thấy được tình cảm của họ cũng như tình cảm của người dân với lớp cha ông đã hy sinh vì Đất nước. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi ở trong lòng người dân Việt Nam.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 11

Hình tượng người lính Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nguyễn Khoa Điềm cũng đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ: “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Họ đã nằm lại mãi nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 12

Đề tài người lính là một trong những đề tài tốn nhiều giấy mực của các nhà văn nhà thơ thời kì kháng chiến. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm góp nhặt vào đề tài đó bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Trong bài thơ, những người lính hiện lên giản dị, mộc mạc, chất phác “chưa một lần yêu/ cà phê chưa uống/ còn mê thả diều” nhưng cũng hết sức anh dũng kiên cường “anh thành ngọn lửa”. Trong gian lao, thử thách, tình đồng chí đồng đội càng gắn bó, đoàn kết và yêu thương nhau “bạn bè mang theo”. Chiến trường khốc liệt là thế, gian khổ là thế “bom nổ/ khói đen rừng chiều”, “làn da sốt rét” nhưng các chiễn sĩ vẫn lạc quan, yêu đời “cười hiền lành”. Qua đó người đọc thấy được tình cảm của tác giả cũng như tình cảm của người dân với thế hệ cha anh đã hi sinh bảo vệ Tổ Quốc. Các anh mãi mãi sống cùng non sông đất nước và mãi sống trong lòng người dân Việt.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 13

Sau khi đọc xong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm, em đã có ấn tượng và cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính. Người lính hiện lên với hình ảnh của ngọn lửa rực cháy, với những chiến công, hi sinh vì độc lập tự do cho đất nước. Em thực sự rất ngưỡng mộ ý chí, sự kiên trì của họ trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Họ vẫn giữ niềm tin, cái nhìn lạc quan về cuộc đời, luôn nở nụ cười hiền lành cùng trách nhiệm đất nước gánh vác trên vai khiến em rất cảm phục. Những người lính ấy thỉnh thoảng cũng cảm thấy tiếc nuối vì quãng thời gian còn trẻ chưa được trải nghiệm nhiều thứ mà đã phải tham gia đánh giặc. Cho tới cuối, khi đất nước hòa bình thì họ lại phải hi sinh mà chưa được hưởng thụ thành quả xứng đáng đó. Chính những điều này đã khiến cho em cảm thấy xúc động, xót thương cho những người lính và quyết tâm sẽ nối bước họ bảo vệ quê hương, đất nước sau này.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 14

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ – những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 15

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc về hình ảnh người lính. Họ là những con người còn trẻ tuổi, trẻ lòng vì “chưa một lần yêu, cà phê vẫn chưng uống và còn mê thả diều”. Dẫu vậy, họ vẫn mang trong trái tim nhiệt huyết, lí tưởng để xung phong vào chiến trường khốc liệt. Đến khi đất nước hòa bình, những người lính ấy đã hy sinh, không thể trở về quê hương được nữa. Sự hi sinh của họ dường như đã hóa thành bất tử, họ sống mãi với tuổi thanh xuân đẹp đẽ, sống mãi cùng mùa xuân của vũ trụ. Qua đây, tác giả còn muốn thể hiện lòng biết ơn những người lính trẻ đã dâng hiến mùa xuân cuộc đời mình kết thành những mùa xuân vĩnh cửu cho dân tộc, đất nước.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 16

Người lính trong bài thơ là một hình tượng rất đẹp và thiêng liêng. Bằng việc sử dụng thể thơ bốn chữ, kết hợp với cách ngắt dòng, nhịp linh hoạt, Nguyễn Khoa Điềm đã khắc hoạ người chiến sĩ đi ra từ những năm máu lửa thật chân thực. Thời gian đầu, người lính trẻ phải đi vào tận rừng sâu để hành quân, và sau đó anh không về nữa. Anh đã hy sinh để lại một phần con người của mình nơi núi rừng Trường Sơn: ba lô con cóc, tấm áo xanh, nụ cười hiền, làn da sốt rét. Bóng dáng anh lặng lẽ ngồi dưới gốc mai vàng, mùa xuân của đất trời vẫn cứ tới rồi qua đi, còn mùa xuân của những người lính thì xin gửi lại nơi núi rừng – chính nơi mà các anh đã hy sinh cho độc lập dân tộc.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 17

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã vẽ nên hình ảnh người lính vừa lãng mạn cũng vừa gai góc nhất trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Những người lính ấy mang trong mình trách nhiệm lớn lao là chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Họ đã phải hi sinh bản thân mình, bỏ lỡ khoảng thời gian tuổi xuân quý giá của đời người để ngâm mình vào trong khói đen bom đạn. Chắc chắn chúng ta không thể quên được hình ảnh người lính với “làn da sốt rét”, điều này nói lên sự thiếu thốn và ảnh hưởng của chiến tranh đối với người lính như thế nào. Nhưng cho dù hoàn cảnh có khó khăn, người lính vẫn giữ niềm tin lạc quan, nụ cười hiền lành cùng những lý tưởng sống cao đẹp của mình. Từ những điều đó khiến cho em vô cùng cảm phục, tự hào vì đất nước ta có truyền thống kiên cường, bất khuất và quyết tâm dựng xây đất nước.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 18

Trong bài thơ Đồng dao mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng hình ảnh người lính từ một góc nhìn khá mới mẻ. Những người lính ấy không còn gai góc, can trường, cao lớn, uy phong, mà là những chàng thanh niên mới lớn, vẫn còn chút trẻ con. Chàng thanh niên ấy chưa một lần được yêu, vẫn chưa dám uống cốc cà phê đắng, vẫn còn ham chơi thích thả diều. Trẻ con là thế, nhưng khi đất nước gọi tên, anh vẫn đứng lên, vác súng ra chiến trường để bảo vệ độc lập tổ quốc. Vì lý tưởng của tổ quốc, anh đã hi sinh, nằm lại mãi trên chiến trường. Em xúc động và cảm phục vô cùng trước những lính vĩ đại ấy. Họ chính là những bức tượng vàng sáng chói nhất trong toàn thành độc lập của dân tộc Việt Nam ta.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 19

Những người lính luôn là hình ảnh vĩ đại mà văn thơ bao đời nay không tả hết.Hình ảnh những con người vĩ đại ấy đã hiện lên trong Đồng dao mùa xuân một cách chân thực và đặc biệt.Họ dũng cảm, họ mạnh mẽ, họ sẵn sàng hi sinh cả sinh mệnh của mình vì tổ quốc.Nhưng bên cạnh đó, họ cũng là những đứa trẻ còn mê thả diều, còn chưa dám uống cà phê, còn chưa được yêu ai.Sự ngây thơ của một đứa trẻ bị che đi bởi sự mạnh mẽ, can trường của một người lính đã khiến em càng thêm yêu mến và kính trọng họ.Chính các người lính đã làm nên mùa xuân của đất nước, tương lai của nhân dân.Đó chính là những người vĩ đại nhất, cao cả nhất mà muôn đời dân tộc ta vẫn biết ơn và cảm phục.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 20

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa rất thành công hình ảnh người lính cách mạng để lại trong em rất nhiều cảm xúc. Đó chính là những người lính quả cảm, quyết tâm chiến đấu vì đất nước và độc lập dân tộc. Dù trong hoàn cảnh chiến tranh nguy hiểm, thiếu thốn đủ đường thì những người lính ấy vẫn toát lên vẻ hồn nhiên, lạc quan và dám đương đầu với mọi thử thách. Điều này đã khiến cho em cũng như người đọc cảm nhận được họ đã phải cố gắng như thế nào vì sự nghiệp chung của cả nước. Vì họ đã chiến đấu hi sinh để đem lại hòa bình cho đất nước, nên chúng ta – những người thể hệ sau phải tiếp bước họ trên con đường xây dựng, phát triển quê hương. Đồng thời, em sẽ luôn tự hào, biết ơn tới những công lao to lớn mà những người lính đã mang lại.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 21

Bài thơ Đồng dao mùa xuân viết về người lính, dưới góc nhìn chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, chưa một lần yêu, còn mê thả diều nhưng chính họ đã hi sinh tuổi xuân, máu xương của mình cho Đất Nước. Trong cảm nhận của Nguyễn Khoa Điềm, dù họ mãi mãi gửi thân xác nơi rừng Trường Sơn xa xôi nhưng anh linh của họ thì còn mãi. Bởi chính họ đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước hôm nay. Văn bản thể hiện tình yêu thương của người lính dành cho đồng đội của mình thể hiện qua các câu thơ “Anh thành ngọn lửa/ Bạn bè mang theo”. Đó chính là sự đùm bọc, gắn bó của những người lính bên nhau giữa mưa bom, lửa đạn. Là sự sẻ chia khi cùng sát cánh chiến đấu, là sự tiếc nuối, bâng khuâng và vẫn dõi theo bạn bè khi lỡ hi sinh, tử trận. Đó là những tình cảm cao đẹp của người lính cụ Hồ trong chiến đấu.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 22

Người lính trong bài thơ là một trong những người lính tiêu biểu của dân tộc Việt nam trong cái bài thơ nổi tiếng. Hình ảnh người lính còn mê thả diều, chưa được yêu một lần đã cống hiến sức mình cho Tổ quốc để bảo vệ, gìn giữ non sông, nước nhà. Đó là một niềm tự hào, một sự khâm phục dành tới các anh lính bộ đội cụ Hồ. Đó là tinh thần kiên cường, bất khuất, không ngại khó, không ngại khổ. Tuy không thể trở về khi chiến tranh kết thúc, nhưng các anh luôn sống mãi tỏng tim hàng triệu người con đất Việt. Chúng ta luôn dành sự kính cẩn nghiêng mình trước công lao to lớn, sự hi sinh đến vĩ đại của các anh. Để có hòa bình, độc lập, tự do như ngày hôm nay, dân tộc ta phải hi sinh cả mồ hôi, máu và nước mắt. Lòng yêu nước bất diệt, thật tự hào!

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 23

Những người lính luôn là hình ảnh vĩ đại mà văn thơ bao đời nay không tả hết. Hình ảnh những con người vĩ đại ấy đã hiện lên trong Đồng dao mùa xuân một cách chân thực và đặc biệt. Họ dũng cảm, họ mạnh mẽ, họ sẵn sàng hi sinh cả sinh mệnh của mình vì tổ quốc. Nhưng bên cạnh đó, họ cũng là những đứa trẻ còn mê thả diều, còn chưa dám uống cà phê, còn chưa được yêu ai. Sự ngây thơ của một đứa trẻ bị che đi bởi sự mạnh mẽ, can trường của một người lính đã khiến em càng thêm yêu mến và kính trọng họ. Chính các người lính đã làm nên mùa xuân của đất nước, tương lai của nhân dân. Đó chính là những người vĩ đại nhất, cao cả nhất mà muôn đời dân tộc ta vẫn biết ơn và cảm phục.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 24

Trong bài thơ Đồng dao mùa xuân, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã xây dựng hình ảnh người lính từ một góc nhìn khá mới mẻ. Những người lính ấy không còn gai góc, can trường, cao lớn, uy phong, mà là những chàng thanh niên mới lớn, vẫn còn chút trẻ con. Chàng thanh niên ấy chưa một lần được yêu, vẫn chưa dám uống cốc cà phê đắng, vẫn còn ham chơi thích thả diều. Trẻ con là thế, nhưng khi đất nước gọi tên, anh vẫn đứng lên, vác súng ra chiến trường để bảo vệ độc lập tổ quốc. Vì lý tưởng của tổ quốc, anh đã hi sinh, nằm lại mãi trên chiến trường. Em xúc động và cảm phục vô cùng trước những lính vĩ đại ấy. Họ chính là những bức tượng vàng sáng chói nhất trong toàn thành độc lập của dân tộc Việt Nam ta.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 25

Sau khi dọc bài thơ Đồng dao mùa xuân, trong em bỗng dâng trào một cảm xúc xót xa xen lẫn với sự kính trọng và nể phục. Những người lính ấy còn trẻ lắm, cả một tuổi xuân phơi phới họ đã để lại trong những năm máu lửa. Theo tiếng gọi của tổ quốc các anh đã lên đường, bỏ lại hậu phương nơi buổi chiều cánh diều nghiêng bóng. Anh ra đi vì nền độc lập của tổ quốc, vì tương lai của đàn em thơ mà hạnh phúc riêng của đời anh anh cũng chưa nghĩ tới. Những người lính đã vĩnh viễn gửi gắm tuổi trẻ nơi núi rừng Trường Sơn. Linh hồn của các anh đã hóa thân vào cùng trời đất nhưng tinh thần nhiệt huyết cách mạng thì vẫn bùng cháy để làm nên mùa xuân của đất nước hôm nay. Có thể nói, hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ sẽ vẫn và mãi là những hình ảnh đẹp nhất về tinh thần quả cảm, sự hy sinh và là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 26

Bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của Nguyễn Khoa Điềm đã để lại trong em biết bao cảm xúc về hình ảnh người lính Việt Nam. Dưới ngòi bút của nhà thơ, người lính hiện lên với độ tuổi đang còn trẻ “chưa một lần yêu”. Tuổi trẻ ấy còn mải rong ruổi theo những cánh diều bay cao, bay xa trên bầu trời. Nhưng vì lí tưởng cao đẹp, vì khát vọng nước non độc lập, người lính giữ vững niềm tin, theo bước chân đồng đội “đi vào núi xanh”. Trong những năm tháng máu lửa chiến tranh ấy, anh quyết tâm chiến đấu như ngọn lửa cháy rực, tạo nên những chiến công. Sự hi sinh của anh vẫn mãi được nhân dân khắc ghi nhớ và không bao giờ lãng quên hình ảnh con người dũng cảm. Anh vẫn mãi bất tử và sáng rực cùng non sông đất nước

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 27

Với ngòi bút tinh tế của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã tiếp tục đóng góp vào nền văn học Việt Nam hình ảnh người lính qua tác phẩm “Đồng dao mùa xuân”. Nhà thơ đã chân thành khắc họa cuộc đời những con người trẻ tuổi chưa một lần biết yêu, còn đang mải mê với những cánh diều vi vu trên bầu trời. Tuổi trẻ đang tươi đẹp nhưng theo tiếng gọi của Tổ quốc, anh xa quê hương để “đi vào núi xanh”. Trên chiến trường bom đạn khốc liệt “khói đen rừng chiều”, dù cho hoàn cảnh có khó khăn, anh luôn giữ vững niềm lạc quan nở nụ cười “hiền lành” trên môi. Khi đất nước lập lại nền hòa bình, những người đồng đội cùng nhân dân vẫn mãi nhớ tới người lính ra đi không trở về, nằm yên nơi “Trường Sơn núi cũ”, nhớ tới hình ảnh người chiến sĩ khoác tấm áo màu xanh, đeo chiếc ba lô con cóc quen thuộc. Người lính cách mạng mãi là biểu tượng của một thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng, dũng cảm.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 28

Trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân”, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã khắc họa hình ảnh người lính một cách chân thực, tự nhiên. Hình ảnh người lính hiện lên đầy cảm xúc qua đôi mắt của nhà thơ. Tuổi trẻ của anh chưa một lần trải qua tình yêu, còn đang ngây ngô trong sự hồn nhiên “mê thả diều”. Nhưng sức sống tuổi xuân ấy đang tươi đẹp thì người lính đã chắp tay cầm súng bảo vệ đất nước. Và rồi, sau trận đánh đầy bom đạn khói lửa, anh đã anh dũng hy sinh “Anh không về nữa/ Anh vẫn một mình/ Trường Sơn núi cũ”. Anh nằm lại nơi chiến trường bom đạn khốc liệt để góp phần vào chiến thắng của đất nước, để nhân dân được hưởng hòa bình, độc lập. Hình ảnh người lính in sâu trong trái tim của nhà thơ, của đồng đội và của nhân dân. Anh là con người bất tử của thế hệ Việt Nam anh hùng. Anh đã góp phần bảo vệ và xây dựng nên một đất nước tươi đẹp ngày nay.

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân- Mẫu 29

Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng dao mùa xuân” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã trở nên sâu đậm trong tâm trí người đọc. Câu chuyện về cuộc đời người lính được nhà thơ khắc họa một cách chân thực và tự nhiên qua những câu thơ ngắn gọn cùng hình ảnh thơ gần gũi. Anh vẫn còn đang phơi phới trong tuổi trẻ “chưa một lần yêu”, “mê thả diều” nhưng vì tiếng gọi của Tổ quốc, anh sẵn sàng lên đường ra trận “đi vào núi xanh”. Nơi chiến trường khốc liệt, bom rơi đạn nổ, không ai biết ngày mai sẽ ra sao, người lính vẫn lạc quan nở nụ cười trên môi và chiến đấu anh dũng. Khi hòa bình trên đất nước được lặp lại, đồng đội và nhân dân luôn nhớ về anh với một trái tim chân thành. Vẻ đẹp anh hùng của người lính kiên trung sẽ mãi khắc sâu trong dòng chảy của nước non dân tộc.

*****

Trên đây là hơn 29 mẫu Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng dao mùa xuân lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

5/5 - (7 bình chọn)


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button