Học TậpLớp 8

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn lớp 8 (12 Mẫu)

VViết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn bao gồm hướng dẫn viết cùng 12 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 8 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.
Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn.

Mục lục

Hướng dẫn Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn lớp 8

– Khung cảnh đèo Ngang vắng vẻ khi chiều tà.

Bạn đang xem: Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn lớp 8 (12 Mẫu)

– Nỗi niềm nhớ nước, thương nhà của tác giả.

– Tâm trạng cô đơn, nỗi niềm hoài cổ của Bà Huyện Thanh Quan.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 1

Hai câu thơ cuối bài “Qua Đèo Ngang” có viết: “Dừng chân đứng lại trời non nước/Một mảnh tình riêng ta với ta”. Hai câu thơ này đã miêu tả tâm trạng nhân vật trữ tình khi đứng trước cảnh trời mây, non nước hữu tình tại Đèo Ngang. Thời khắc đó, trong lòng người bỗng trong lòng dấy lên một “mảnh tình riêng ta với ta”. Vậy “mảnh tình riêng” ở đây là gì? Đó có thể là nỗi đau vì đất nước bị chia cảnh, buồn vì thời thế suy vi hay nỗi cô độc khi đứng trước thiên nhiên hùng vĩ. Đó đều là những tâm sự thầm kín từ tận đáy lòng của tác giả muốn bày tỏ.

– Câu hỏi tu từ: “Vậy “mảnh tình riêng” ở đây là gì?”

– Tác dụng: Đặt vấn đề, mở đầu cho câu văn giải thích ở phía sau.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 2

Bạn biết không? Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam, bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần, luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ trong bài thơ. Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ, chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm, rậm rạp. Sự sống của con người có xuất hiện nhưng quá thưa thớt, ít ỏi “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà” làm cho cảnh vật hoang sơ, vắng lặng hơn. Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc, chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn, cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm. Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả.

– Câu hỏi tu từ: Bạn biết không?

– Tác dụng: Giúp gợi mở, khiến cho đoạn văn hấp dẫn và sinh động hơn.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 3

Qua đèo Ngang là một bài thơ Đường luật đặc biệt nổi tiếng của Bà Huyện Thanh Quanh. Bài thơ sử dụng một cách tinh tế và thành công thủ pháp tả cảnh ngụ tình – thủ pháp hết sức quen thuộc của thơ ca Trung Đại. Mượn hình ảnh thiên nhiên hoang sơ lúc chiều tà mênh mông rộng lớn, tác giả đã khắc họa nên sự cô đơn, lạc lõng trong nội tâm của mình. Hình ảnh con người nhỏ bé, bơ vơ chốn rừng thiêng buổi cuối ngày thật cô đơn, đáng thương biết bao nhiêu. Liệu có phải vì như thế, mà Bà Huyện Thanh Quan mới khắc khoải ngậm ngùi cho rằng ở chốn này chỉ còn “ta với ta” chăng? 

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 4

Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ,có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 5

Bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả khung cảnh buổi chiều nơi con đèo dân cư thưa thớt, ít người qua lại. Phải chăng, tác giả chọn thời điểm như vật để nhấn mạnh cho người đọc thấy sự xơ xác, vắng vẻ của nơi đây? Khung cảnh ấy đã gợi lên cho độc giả nỗi nhớ quê hương tha thiết, khiến lòng người nao nao bồi hồi mỗi khi nhớ về. Từ đó, ta thấy được tài năng của nữ sĩ hiếm hoi trong nền văn học trung đại nước nhà.

– Câu hỏi tu từ: “Phải chăng, tác giả chọn thời điểm như vật để nhấn mạnh cho người đọc thấy sự xơ xác, vắng vẻ của nơi đây?”.

– Tác dụng: Nhấn mạnh tầm quan trọng của thời điểm chiều tà trong việc miêu tả diễn tả cảm xúc của bài thơ.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 6

Hai câu thơ cuối cùng trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan gợi cho người đọc một nỗi buồn vô hạn. Trên cuộc hành trình dài đặc từ Thăng Long vào xứ Huế, sau bao vất vả, mệt nhọc, dừng chân đứng lại chốn đèo Ngang nữ sĩ đối diện với cái bao la, bất diệt của vũ trụ: “trời, non, nước”. Trời thì xa, non thì cao mà nước thì sâu thăm thẳm. “Dừng chân đứng lại” để một lần nữa bao quát lại cảnh vật quanh mình. Dừng chân đứng lại để hỏi xem đâu người tri âm, tri kỉ. Vậy mà Bà Huyện Thanh Quan chỉ nhận lại được từ thẳm sâu vũ trụ cái rộng lớn, bát ngát của “trời, non, nước”. Vậy thì giờ đây, giữa đất trời chốn đèo Ngang này chỉ còn gì ? Chốn đèo đó chỉ có “Một mảnh tình riêng, ta với ta”. “Một mảnh tình riêng” ấy là nỗi buồn người xa xứ, là tâm sự về nỗi đau chia cắt đất nước những ngày xưa, là nỗi buồn thương cho cảnh đất nước hiện tại hay chính là cảnh đìu hiu vắng vẻ nghèo khổ chốn đèo Ngang này vậy. Cụm từ “ta với ta” ngân lên như đập vào vách núi rồi vọng lại trong niềm xót xa. buồn tủi “Ta với ta” là chỉ một mình mình với một mình mình. Một tấm tình cô đơn không ai chia sẻ.

=> Nhấn mạnh nỗi buồn của tác giả trong bài thơ.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 7

Nhà thơ có tâm sự u hoài, đứng trước không gian vời vợi bao la: trời, non, nước. Khung cảnh càng rộng lớn thì con người càng bé nhỏ cô đơn. Và như vậy chỉ có ta với ta, mình với mình mà thôi. Ta là cá nhân nữ sĩ – con người của vật chất đối diện với ta – con người của tâm hồn. Một mình dối diện với không gian cảnh vật, với cuộc sống và để rồi với chính mình. Trong lòng thi nhân chất chứa bao nỗi niềm biết chia sẻ cùng ai? Một mảnh tình riêng trong một khối tình rộng lớn có chăng mình lại nói chuyện với mình. Nỗi buồn được nhân lên gấp bội. Đây là tâm sự của chính tác giả và cũng là tâm sự của những con người xót xa trước thế sự đổi thay, của những thế hệ từng sống với quá khứ, xót xa với thực tại.

=> Nhấn mạnh nỗi buồn của tác giả trong bài thơ.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 8

Nỗi niềm “nhớ nước, thương nhà” chính là cảm xúc chung của Bà Huyện Thanh Quan muốn bày tỏ trong “Qua Đèo Ngang”. Dưới cái nền thiên nhiên hùng vĩ nhưng lại vắng vẻ, thưa thớt, bà đã bộc lộ tình cảm của một người có tấm lòng yêu nước. Bà vừa nhớ thương cảnh đất nước lúc huy hoàng, lại càng thương cho sự đổi thay, lụi tàn của quê hương. Một người nữ sĩ bé nhỏ còn cảm thấy xót xa, vậy cớ sao những nhà cầm quyền lại làm ngơ trước cảnh nước nhà?

– Câu hỏi tu từ: “Một người nữ sĩ bé nhỏ còn cảm thấy xót xa, vậy cớ sao những nhà cầm quyền lại làm ngơ trước cảnh nước nhà?”

– Tác dụng: Đề cao, tôn vinh tấm lòng của Bà Huyện Thanh Quan.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 9

Bài thơ “Qua đèo Ngang”của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc. Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần, luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ. Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm, rậm rạp. Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt, ít ỏi”tiều vài chú”,”chợ mấy nhà” làm cho cảnh vật hoang sơ, vắng lặng hơn. Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu, chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn, cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm. Vậy qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm tâm tình gì tới độc giả ? Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả.

=> Nhấn mạnh nỗi buồn của tác giả trong bài thơ.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 10

Xuyên suốt “Qua Đèo Ngang” là nỗi buồn thầm kín, nhẹ nhàng của tác giả. Phải chăng khung cảnh buổi chiều tà làm con người dễ xúc động hơn hay nỗi buồn của con người đã thấm lên cảnh vật? Người đọc chỉ biết rằng bài thơ chính là những lời tâm sự của nữ thi sĩ. Bà không chỉ buồn mà còn tiếc nuối một thời phong kiến huy hoàng nay đã tàn lụi. Tấm lòng yêu nước thương dân của Bà Huyện Thanh Quan cũng chính là đại diện cho đa số những người sĩ phu lúc bấy giờ.

– Câu hỏi tu từ: “Phải chăng khung cảnh buổi chiều tà làm con người dễ xúc động hơn hay nỗi buồn của con người đã thấm lên cảnh vật?”.

– Tác dụng: Đưa ra câu hỏi nhằm thể hiện nỗi buồn bao trùm lên cả người cả cảnh.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 11

Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ trong thời cận đại của lịch sử văn học Việt Nam. Các tác phẩm của bà ghi dấu trong lòng độc giả một nét trữ tình không thể lẫn vào đâu được, đặc biệt là bài thơ “Qua đèo ngang”. Ở bài thơ, tác giả bỗng dâng lên cảm xúc man mác khi bà bắt gặp ánh hoàng hôn bao phủ cảnh vật – một cảnh vật đã buồn lại trống vắng với “cỏ cây chen đá, lá chen hoa” và “tiều vài chú”. Trong bài thơ đã được sử dụng rất nhiều từ ghép như: từ đau lòng, mỏi miệng khiến cho ta có cảm giác tha thiết, day dứt hay từ “nhớ nước, thương nhà” là nỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia cho ta cảm nhận được niềm yêu nước thương dân day dứt khiến người đọc khó quên. Kết bài, ta cảm nhận được nhà thơ có tâm sự, u hoài về quá khứ. Vũ trụ thật rộng lớn, xung quanh bà là cả một bầu trời với núi, với sông khiến cho con người cảm thấy mình bé nhỏ lại, đơn độc, trống vắng, ở đây, chỉ có một mình bà, “ta với ta”, lại thêm mảnh tình riêng cho nước, cho nhà trong huyết quản đã làm cho cõi lòng nhà thơ như tê tái. Phải hiểu rõ và yêu quý bài thơ mới thấy hết được tài năng cũng như tư tưởng luôn hướng về quê hương đất nước và gia đình của bà Huyện Thanh Quan. Ai dám bảo rằng người phụ nữ trong xã hội phong kiến không có được những tình cảm thiêng liêng đó?

=> Nhấn mạnh nỗi buồn của tác giả trong bài thơ.

Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn – Mẫu 12

Thiên nhiên trong “Qua Đèo Ngang” rất mênh mông, cao rộng với đất, trời, non nước. Ấy vậy mà dấu vết của con người lại thưa thớt, chỉ có “vài”, lác đác”. Điều đó tạo nên sự đối lập giữa vẻ hùng vĩ, bát ngát và sự hoang sơ, gợi cảm giác buồn hiu hắt, vắng lặng. Dưới khung cảnh đó, tác giả cũng bày tỏ nỗi buồn, cô đơn khi phải rời xa Thăng Long theo chồng về chốn lạ. Có lẽ, vì cảnh nơi đây khác biệt với kinh thành tấp nập, phồn hoa chăng?

– Câu hỏi tu từ: “Có lẽ, vì cảnh nơi đây khác biệt với kinh thành tấp nập, phồn hoa chăng?”

– Tác dụng: Đưa ra sự khác biệt giữa khung cảnh nơi Đèo Ngang và kinh thành Thăng Long để làm nổi bật nỗi hiu hắt, buồn, bơ vơ của tác giả.

*****

Trên đây là 12 bài mẫu Viết đoạn văn (khoảng bốn đến năm câu) nêu cảm nhận của em về bài thơ Qua Đèo Ngang, trong đó có ít nhất một câu hỏi tu từ. Sau đó, cho biết câu hỏi ấy có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung của đoạn văn lớp 8 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 8

5/5 - (11 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button