Học TậpLớp 7

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó (7 mẫu)

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó bao gồm hướng dẫn viết cùng 18 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó
Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó

Mục lục

Dàn ý Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó

1. Mở đoạn:

Bạn đang xem: Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó (7 mẫu)

– Giới thiệu về một văn bản nghị luận đã học.

3. Thân đoạn:

– Nêu cảm nhận về:

+ Nội dung của văn bản nghị luận.

+ Cách lập luận trong bài viết.

3. Kết đoạn:

– Khẳng định lại cảm nhận của bản thân.

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 1

Bác Hồ – Hai Lời kêu gọi thân thương! Người là vị lãnh tụ vĩ đại và là vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống và công việc, anh luôn là tấm gương của sự giản dị và khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng nêu rõ trong văn bản Đức tính giản dị của Bác. Theo anh, đức tính này thể hiện ở mọi khía cạnh của người chú. Bác tôi sống trong một ngôi nhà sàn đơn sơ, mộc mạc, vỏn vẹn vài gian phòng. Trong lời nói, những câu của anh ấy cũng rất đơn giản. Cuộc sống giản dị, trong sáng của Người là tấm gương sáng cho các thế hệ học tập và noi theo. Là một học sinh, em mong muốn rèn luyện những phẩm chất quý báu này để sau này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 2

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em bởi lối diễn đạt rõ ràng cùng với hệ thống lí lẽ sắc xảo, thuyết phục. Tài hoa của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện rõ qua hệ thống các lí lẽ, dẫn chứng được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. Bằng chứng thì gần gũi, cụ thể, thể hiện rõ nội dung muốn truyền tải. Ở phần kết thúc, tác giả còn gợi ý cách để thể hiện lòng yêu nước để người đọc, người nghe có thể thực hiện được. Nhờ vậy, văn bản ấy giúp em hiểu sâu hơn về tinh thần yêu nước và biết mình cần phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình.

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 3

“Đức tính giản dị của Bác Hồ” được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết trong một bài diễn văn. Thông qua đoạn trích này, người đọc đã có những hình dung cụ thể về đời sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay ở phần mở đầu văn bản, tác giả nhấn mạnh “đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”. Đây chính là vấn đề trọng tâm mà văn bản hướng đến. Để làm nổi bật vấn đề, cố Thủ tướng đã kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Các bằng chứng được đưa ra vô cùng cụ thể và giàu sức thuyết phục. Qua đó, em hiểu sâu hơn về đức tính giản dị cao quý của Bác. Đồng thời, càng thêm yêu mến, kính trọng vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

=> Kiến thức tiếng Việt:

* Tính mạch lạc:

– Các câu trong đoạn đều xoay quanh vấn đề: trình bày cảm nghĩ về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

– Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:

+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản.

+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nhận của bản thân.

* Biện pháp liên kết:

+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa (“Đức tính giản dị của Bác Hồ”- “đoạn trích”).

+ Lặp từ “văn bản”, “vấn đề”.

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 4

Sau khi đọc xong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em cảm thấy thật tự hào, yêu mến đất nước ta. Với cách triển khai nội dung sáng tạo, Người đã làm nổi bật vấn đề: lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam. Để bài viết thêm sức thuyết phục và hấp dẫn, Người sử dụng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể như “Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng,…”, “từ các cụ già tóc bạc […] yêu nước, ghét giặc”. Nhờ vậy, người đọc đã có cái nhìn chi tiết, đầy đủ về một truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, tự rút ra bài học giá trị, giàu ý nghĩa về tinh thần yêu nước. Đây quả là một tác phẩm hay.

=> Kiến thức tiếng Việt:

* Tính mạch lạc:

– Các câu trong đoạn đều xoay quanh chủ đề: nêu cảm nghĩ về văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

– Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:

+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản và nêu cảm xúc chung của bản thân về văn bản.

+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nhận của người viết.

* Biện pháp liên kết:

+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa (“đất nước ta”- “Việt Nam”).

+ Lặp từ “Người”.

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 5

Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” do cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu đậm. Đúng như tên nhan đề, nội dung chính mà đoạn trích đề cập là đức tính, phong cách sống giản dị của một vị lãnh tụ. Trước hết, tác giả nêu trực tiếp vấn đề ngay trong phần mở đầu. Sau đó, tác giả lần lượt đi chứng minh qua các khía cạnh như: đức tính giản dị của Người được thể hiện trong sinh hoạt, trong đời sống vật chất, tâm hồn và trong nói, viết. Nhờ cách lập luận như vậy, em dễ dàng theo dõi văn bản, đồng thời, hiểu rõ hơn về con người Bác.

=> Kiến thức tiếng Việt:

* Tính mạch lạc:

– Các câu trong đoạn đều xoay quanh nội dung: cảm nghĩ về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

– Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:

+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản và nêu cảm xúc chung của bản thân về văn bản ấy.

+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nhận.

* Biện pháp liên kết:

+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa (“văn bản”- “đoạn trích”, “Người” – “Bác”).

+ Lặp từ “tác giả”.

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 6

Bác Hồ – hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.

– Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc.

– Biện pháp liên kết: phép lặp ( Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ- Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng – ông; đức tính giản dị- đức tính ấy…)

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 7

Đoạn trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp người đọc thấy được truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam – yêu nước. Ở phần đầu tiên, Bác Hồ đã đưa ra nhận định chung về tinh thần yêu nước: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Đó là một lời khẳng định về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Và để tiếp tục minh chứng cho tinh thần yêu nước, Bác đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại. Cuối cùng, Bác đã đưa ra nhiệm vụ dành cho nhân dân Việt Nam. Người đã sử dụng hình ảnh so sánh độc đáo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý” để từ đó cho thấy tầm quan trọng của lòng yêu nước. Với vai trò như vậy, Bác yêu cầu mọi người cần “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Có nghĩa là tinh thần yêu nước phải được thể hiện qua các hành động cụ thể, thiết thực. Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận. Hồ Chủ tịch đã làm sáng tỏ lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam như một truyền thống quý báu đáng gìn giữ muôn đời.

=> Tính mạch lạc và liên kết:

– Các câu văn đều đánh giá về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Các phép liên kết được sử dụng:

  • Phép lặp: yêu nước, tinh thần yêu nước.
  • Phép thế: “Bác Hồ”, “Bác”, “Hồ Chủ tịch” thay cho “Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 8

Qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giúp người đọc hiểu được lối sống giản dị của Bác. Trước hết, tác giả đưa ra nhận định chung về đức tính giản dị của Bác: “Điều rất quan trọng cần phải làm nổi bật là sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”. Tiếp đến, Phạm Văn Đồng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác trên nhiều mặt. Về nơi ở của Bác chỉ là một chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh cái ao. Căn nhà chỉ có vài phòng để tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ nghỉ, đồ đạc trong phòng cũng rất mộc mạc, đơn sơ. Từ nơi ở đến trang phục cũng “hết sức giản dị” – Bác chỉ có bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Cuối cùng là việc ăn uống của Bác cũng thật đam bạc, món ăn toàn là: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… những món ăn dân dã của vùng quê Việt Nam. Trong công việc hay trong quan hệ với mọi người, Bác cũng sống vô cùng giản dị. Xung quanh đều có rất ít người giúp việc. Bác yêu thương người dân như người thân trong gia đình. Cuối cùng tác giả khẳng định tầm ảnh hưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân Việt Nam. Có thể thấy, văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” vừa có những chứng cứ cụ thể, nhận xét sâu sắc và thấm đượm tình cảm chân thành.

=> Tính mạch lạc và liên kết:

– Các câu văn đều bình luận về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

– Phép liên kết được sử dụng:

Phép nối: “Trước hết… Tiếp đến… Cuối cùng…”

Phép lặp: giản dị, Bác

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 9

Sau khi học xong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh, em được hiểu thêm về một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Đó là những năm tháng tất cả đều có một lòng nồng nàn yêu nước, thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến chống Pháp. Bài viết Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngắn gọn, nhưng đầy đủ. Cái đầy đủ ở đây là đầy đủ về việc nêu lên được lòng yêu nước của con người Việt Nam từ xa xưa đến hiện tại của bài viết. “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ra ngày trước”. Cái “ngày nay” trong văn bản của Bác Hồ và hiện tại cuộc sống là hai thời điểm khác nhau. Nhưng em tin rằng, câu văn đó cũng sẽ đúng cả với những người Việt Nam hiện đại.

– Tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn em viết:

+ Tính mạch lạc: Tất cả các câu trong đoạn văn đều nhằm nói về cảm nhận của em sau khi học xong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn:

+ Phép thế: “Những năm tháng tất cả đều có một lòng nồng nàn yêu nước, thực hiện vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến chống Pháp” thay thế cho “một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc”.

+ Phép lặp: Lặp từ “công việc”, “đầy đủ”, “ngày nay”.

+ Phép nối: Sử dụng các từ ngữ có chức năng nối giữa các câu: “Đó là”, “Nhưng”.

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 10

Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.

– Tính mạch lạc: các câu trong đoạn đều tập trung làm sáng tỏ chủ đề: Sự giản dị của Bác trong cuộc sống và công việc.

– Biện pháp liên kết: phép lặp (Việt Nam, đức tính), phép thế (Bác Hồ – Người, cha già, Bác; Phạm Văn Đồng – ông; đức tính giản dị- đức tính ấy…)

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 11

Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta đó là truyền thống yêu nước. Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại bùng lên mạnh mẽ. Nó kết thành một làn sóng đấu tranh. Từ trong quá khứ chúng ta đã có những vị anh hùng như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,… Đến ngày nay thì dân ta vẫn đoàn kết một lòng để dánh giặc. Từ đàn ông đến đàn bà, từ người già đến trẻ nhỏ, từ đồng bào miền xuôi đến miền ngược, từ công nhân nông dân đến đồng bào điền chủ,…Tất cả đều một lòng quyết tâm bảo vệ đất nước trong lúc nguy nan. Có thể nói tinh thần yêu nước của nhân dân ta giống như những thứ quý giá và nhiệm vụ của chúng ta là làm cho tinh thần ấy được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

– Tính mạch lạc trong văn bản: luận điểm là Văn bản Tinh thần yêu nước củ nhân dân ta đã nói lên truyền thống quý báu của nhân dân ta. Các câu trong đoạn văn đi triển khai luận điểm.

– Các biện pháp liên kết được sử dụng trong văn bản: phép thế, phép lặp.

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 12

Đoạn trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giúp người đọc hiểu được truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Mở đầu đoạn trích, tác giả đã đưa ra nhận định chung về tinh thần yêu nước một cách ngắn gọn, cụ thể: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Lời khẳng định khiến chúng ta thêm tự hào. Tiếp theo với hình ảnh so sánh: “Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nõ lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước”, Bác đã cho thấy sức mạnh và khí thế của lòng yêu nước. Và để tiếp tục minh chứng cho tinh thần yêu nước là những dẫn chứng cụ thể, từ quá khứ đến hiện tại. Cuối cùng, Bác đã đưa ra nhiệm vụ dành cho nhân dân Việt Nam. Hình ảnh so sánh độc đáo: “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý” cho thấy tầm quan trọng của lòng yêu nước. Với vai trò như vậy, Bác yêu cầu mọi người cần “phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. Có nghĩa là tinh thần yêu nước phải được thể hiện qua các hành động cụ thể, thiết thực. Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” quả là một mẫu mực về lập luận, bố cục và cách dẫn chứng của thể văn nghị luận.

=> Tính mạch lạc và liên kết:

– Các câu văn đều nói thể hiện đánh giá, cảm nghĩ về văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

– Các phép liên kết được sử dụng:

Phép lặp: tinh thần yêu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

Phép nối: “Tiếp theo…”; “Và…”

Phép thế: “Tác giả”, “Bác”, “Người” thay cho “Chủ tịch Hồ Chí Minh”

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 13

“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”là văn bảnduy nhất thể hiện tài năng tranh biện của Bác và khẳng định truyền thống yêu nước của nhân dân ta từ bao đời nay. Yêu nước, cũng như bao truyền thống khác, là nét đặc sắc của nền văn hóa lâu đời của nước ta, thể hiện qua các thời đại, ăn sâu vào từng hành động, từng suy nghĩ của mỗi người. Yêu nước nghĩa là yêu tất cả những điều tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn màu muôn vẻ, yêu bầu trời trong xanh, yêu chim bay, yêu những dòng sông lân cận, yêu những chiếc lá mỏng manh. Suy cho cùng, lòng yêu nước nảy sinh từ ý chí, quyết tâm phấn đấu xây dựng quê hương, tình yêu và hy vọng. Yêu nước bao gồm nhiều tình yêu khác như yêu gia đình, yêu quê hương, yêu đồng bào. Bất cứ lúc nào, ở đâu, đối với mọi người, dù ở đâu, người Việt Nam sẽ mãi mãi là mầm mống, chồi non của lòng yêu nước Việt Nam, và đây không phải là lý tưởng của riêng dân tộc Việt Nam mà của nhiều quốc gia khác, đó cũng là lý tưởng. Lý tưởng này luôn được đặt lên hàng đầu. Đi kèm với hệ thống luận cứ thuyết phục, luận cứ đúng đắn, Bác đã nhấn mạnh một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay: truyền thống yêu nước, yêu nước.

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 14

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một văn bản đặc sắc cho thấy tài năng nghị luận của Bác đồng thời khẳng định truyền thống yêu nước từ bao đời nay của nhân dân ta. Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu. Bằng hệ thống luận điểm thuyết phục đi kèm lí lẽ dẫn chứng xác đáng, Bác Hồ đã làm nổi bật được truyền thống quý báu bao đời của dân tộc Việt Nam ta – truyền thống yêu nước thương nòi.

=> Tính mạch lạc và các biện pháp liên kết trong đoạn văn:

Đoạn văn nêu lên cảm nghĩ về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Câu mở đoạn khẳng định giá trị về nghệ thuật và nội dung của văn bản. Những câu sau bàn về lòng yêu nước để cuối cùng khẳng định lại tài năng lập luận của Bác và giá trị mà văn bản mang lại.

– Phép lặp: tinh thần yêu nước

– Phép thế: tinh thần yêu nước – nó – đó; truyền thống yêu nước thương nòi – truyền thống quý báu bao đời của dân tộc Việt Nam ta.

– Phép nối: Cũng như bao truyền thống khác…; Nói cho cùng thì…; Và đó…

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 15

Bài viết “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã giúp tôi hiểu hơn về lối sống giản dị của Bác Hồ. Mở đầu bài viết, tác giả đã đưa ra những nhận định: “Điều quan trọng cần phải làm nổi bật sự thống nhất giữa đời sống chính trị và phong cách sống thanh bạch của Bác”, đó là hai yếu tố vừa đối lập, vừa bổ sung cho nhau. Lời đánh giá hết sức sâu sắc: “Rất lạ lùng, rất kì diệu… Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một chiến sĩ cách mạng, tất cả vì dân, vì nước, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”. Có thể thấy rằng, phải rất gắn bó và thấu hiểu Bác, tác giả mới đưa ra được lời nhận định và đánh giá như vậy. Tiếp đến, Phạm Văn Đồng đưa ra những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lối sống giản dị của Bác trên nhiều mặt. Trong cuộc sống hằng ngày, cho đến trong quan hệ với mọi người, hay trong lời nói và bài viết. Những dẫn chứng được đưa ra một cách cụ thể, sinh động giúp tôi thấy được rõ ràng lối sống giản dị của Bác. Có thể thấy rằng, nghệ thuật lập luận của tác giả rất giàu sức thuyết phục với hệ thống luận điểm rõ ràng, dẫn chứng toàn diện, phong phú kết hợp với những lời bình luận nhẹ nhàng mà sâu sắc. Tóm lại, qua văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đã giúp người đọc hiểu được lối sống giản dị mà thanh cao của Bác Hồ.

=> Tính mạch lạc và liên kết:

– Các câu văn đều nêu ra những đánh giá về văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ.

– Phép liên kết được sử dụng:

Phép lặp: giản dị, Bác Hồ
Phép thế: “tác giả” thay cho “Phạm Văn Đồng”

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 16

Nhắc đến cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, chúng ta không thể không nhớ tới đoạn trích “Đức tính giản dị của Bác Hồ”. Bằng việc sử dụng lí lẽ, dẫn chứng cụ thể, chính xác, tác giả đã làm nổi bật vấn đề: đức tính, phong cách sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả chứng minh vấn đề này trên từng khía cạnh riêng lẻ như: trong sinh hoạt, trong đời sống vật chất và tâm hồn, trong cách nói, viết. Ngoài ra, cách kết hợp lí lẽ và bằng chứng cũng làm cho bài viết thêm lôi cuốn, giàu sức thuyết phục. Nhờ vậy, văn bản đã thực sự chạm tới trái tim độc giả, giúp chúng ta hiểu hơn về con người Hồ Chủ tịch vĩ đại.

=> Kiến thức tiếng Việt:

* Tính mạch lạc:

– Các câu trong đoạn đều xoay quanh vấn đề: nêu cảm nhận về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

– Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:

+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản.

+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.

+ Kết đoạn: khẳng định lại cảm nhận của bản thân.

* Biện pháp liên kết:

+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa (“cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng”- “tác giả”, “bài viết” – “văn bản”).

Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó- Mẫu 17

“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong trong “Báo cáo Chính trị”. Vấn đề mà văn bản này đặt ra là tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay. Vấn đề ấy xuất phát từ yêu cầu thực tế, hoàn cảnh bấy giờ. Đó là việc đề cao lòng yêu nước nhằm phục vụ kháng chiến. Sau khi nhấn mạnh ý kiến “Dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn”, người viết lần lượt trình bày lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh. Không chỉ đưa ra bằng chứng cụ thể từ các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trong quá khứ, tác giả còn đề cập đến biểu hiện của lòng yêu nước ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp. Nhờ đó, văn bản càng thêm thuyết phục người đọc, người nghe.

=> Kiến thức tiếng Việt:

* Tính mạch lạc:

– Các câu trong đoạn đều xoay quanh nội dung: nêu cảm nghĩ về văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

– Các câu được sắp xếp theo trình tự hợp lí:

+ Phần mở đoạn: giới thiệu văn bản và nêu cảm xúc chung của bản thân.

+ Thân đoạn: các câu tập trung làm rõ vấn đề mà bài viết hướng đến.

+ Kết đoạn: khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.

* Biện pháp liên kết:

+ Thay thế bằng từ đồng nghĩa (“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”- “văn bản”, “người viết” – “tác giả”).

*****

Trên đây là hơn 18 mẫu Viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một văn bản nghị luận đã học. Chỉ ra tính mạch lạc và các biện pháp liên kết được sử dụng trong đoạn văn đó lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

Rate this post


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button