Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 (33 Mẫu)

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên bao gồm hướng dẫn viết cùng 33 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 8 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.
Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Mục lục

Hướng dẫn Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8

a. Mở bài:

  • Giới thiệu về một hiện tượng tự nhiên mà em muốn thuyết minh, giải thích
  • Nêu cái nhìn bao quát về hiện tượng này (có ích hay có hại, có quan trọng với đời sống hay không)

b. Thân bài:

– Giới thiệu về khái niệm, tên gọi khoa học của hiện tượng đó

– Biểu hiện của hiện tượng tự nhiên:

  • Đặc điểm nổi bật?
  • Xuất hiện ở đâu, khi nào?
  • Hiện nay có thay đổi gì so với những lần xuất hiện trước?

– Giải thích về hiện tượng tự nhiên:

  • Nguyên nhân gây xuất hiện hiện tượng tự nhiên đó
  • Các chuyên gia đã giải thích như thế nào (có thể trích dẫn các ý kiến của những chuyên gia trong ngành)
  • Trong các nguyên nhân đó có điều gì là do con người gây ra?

– Mối quan hệ giữa con người và hiện tượng tự nhiên:

  • Hiện tượng tự nhiên đó tác động như thế nào đối với đời sống con người? (tiêu cực/tích cực)
  • Con người bày tỏ thai độ và có hành động gì trước hiện

c. Kết bài: Nêu kết luận và cảm nghĩ

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 1

Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển chứa khí đã hấp thụ tia cực quang. Hơi nóng từ mặt trời xuống Trái Đất đã bị giữ lại ở tầng đối lưu, tạo ra hiệu ứng nhà kính ở bề mặt các hành tinh hoặc các Vệ tinh. Cơ cấu hoạt động này không khác nhiều so với một nhà kính (dùng để cho cây trồng) thật, điều khác biệt là nhà kính (cây trồng) có các cơ cấu cách biệt hơi nóng bên trong để giữ ấm không bị mất qua quá trình đối lưu. Hiệu ứng nhà kính được khám phá bởi nhà khoa học Joseph Fourier vào năm 1824, thí nghiệm đầu tiên có thể tin cậy được là bởi nhà khoa học John Tyndall vào năm 1858, và bản báo cáo định lượng kĩ càng được thực hiện bởi nhà khoa học Svante Arrhenius vào năm 1896. Một ví dụ về Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn. Ngày nay người ta hiểu khái niệm này rộng hơn, dẫn xuất từ khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển. Trong hiệu ứng nhà kính khí quyển, phần được đoán là do tác động của loài người gây ra được gọi là hiệu ứng nhà kính nhân loại (gia tăng). Hiện nay thế kỷ thứ 21 loài người đang phải đối mặt với tình trạng ấm lên do con người gây ra, tuy nhiên vấn đề vẫn đang được tranh cãi, gây ra nhiều tác hại nguy hiểm.

Các vật đen có nhiệt độ từ Trái Đất khoảng 5.5 °C. Từ khi bề mặt Trái Đất phản lại khoảng 28% ánh sáng mặt trời, nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ có thể rất thấp khoảng -18 hoặc -19 °C  thay vì nhiệt độ có thể cao hơn là khoảng 14 °C.

Hiệu ứng nhà kính, xuất phát từ effet de serre trong tiếng Pháp, do Jean Baptiste Joseph Fourier lần đầu tiên đặt tên, dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.

Hiệu ứng này đã được sử dụng từ lâu trong các nhà kính trồng cây. Ngoài ra hiệu ứng nhà kính còn được sử dụng trong kiến trúc, dùng năng lượng mặt trời một cách thụ động để tiết kiệm chất đốt sưởi ấm nhà ở.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 2

Chắc hẳn trong chúng ta, không ai còn lạ gì với những cơn mưa sao băng. Bởi đây là hiện tượng thường gặp trong các bộ phim và câu chuyện lãng mạn. Vậy, nguyên nhân của hiện tượng này là gì?

Bản chất của mưa sao băng chính là sự xuất hiện cùng lúc của rất nhiều những ngôi sao băng trên bầu trời. Các ngôi sao băng không phải là ngôi sao, mà chính là những mảnh thiên thạch, hoặc bụi của sao chổi cũ, mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh vỡ ra khi va chạm với nhau… Chúng đã bay qua bầu khí quyển của trái đất với tốc độ cao dẫn đến tự bốc cháy, tạo thành vệt sáng. Bởi vậy, khi nhìn từ mặt đất, các ngôi sao băng xẹt qua bầu trời mang theo vệt sáng rất đẹp. Một điều thú vị mà nhiều người vẫn nhầm lẫn về sao băng, đó là chúng chỉ xuất hiện vào ban đêm. Nhưng thật ra, sao băng hầu hết xuất hiện vào ban ngày, chỉ là ánh sáng mặt trời khiến chúng ta không nhìn thấy mà thôi. Số lượng sao băng cũng không hề ít và hiếm gặp, chỉ là đa số chúng bay qua ban ngày nên mọi người không nhìn thấy. Vào thời cổ đại, người ta thường tin rằng mưa sao băng đem lại may mắn và sẽ thực hiện điều ước của người nhìn thấy nó. Tuy nhiên, đó chỉ là một giả thuyết do con người sáng tạo ra, chứ chưa được chứng thực bởi một ai cả.

Những cơn mưa sao băng chỉ mang lại giá trị về thẩm mĩ, cho mọi người chiêm ngưỡng. Hầu hết các cơn mưa sao băng đều được dự đoán trước rất chính xác về thời gian và địa điểm xuất hiện. Việc săn đón hiện tượng này cũng được nhiều người ở mọi lứa tuổi quan tâm.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 3

Một trong những hiện tượng tự nhiên được nhiêu người biết đến và săn đón, chính là hiện tượng nhật thực.

Nhật thực là tên gọi của hiện tượng được xảy ra khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời nằm trên cùng một đường thẳng. Lúc này, Mặt Trăng nằm ở giữa, nên nếu nhìn từ Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng che khuất đi mặt trời, khiến Trái Đất lâm thời chìm vào bóng tối hoàn toàn. Các nhà khoa học đã nghiên cứu quỹ đạo quay của các hành tinh, và kết luận rằng trong một năm có ít nhất hai lần và nhiều nhất là năm lần xảy ra hiện tượng nhật thực.

Tùy vào mức độ che khuất Mặt Trời của Mặt Trăng, hiện tượng nhật thực được chia thành ba loại. Thứ nhất là nhật thực toàn phần tức là hiện tượng Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời. Tiếp theo là nhật thực hình khuyên tức là khi Mặt Trời và Mặt Trang cùng nằm chính xác trên cùng một đường thẳng, nhưng kích thước Mặt Trăng nhỏ hơn, nên vẫn có thể nhìn thấy một vòng khuyên tròn bao quanh Mặt Trăng. Loại thứ ba nhật thực một phần, lúc này Mặt Trời và Mặt Trăng không hoàn toàn thẳng hàng, nên Mặt Trăng chỉ che khuất được một phần nào đó của Mặt Trời mà thôi.

Thời gian diễn ra hiện tượng nhật thực không dài, chỉ trong một vài phút mà thôi. Chính vì vậy, các nhà khoa học đã phải tính toán rất kĩ dựa vào chu kì quay và góc quay, cùng vị trí đứng, để có thể dự đoán được chính xác thời gian nhật thực xuất hiện.

Nhật thực là một hiện tượng thiên nhiên thú vị, hoàn toàn không có hại và ít khi xuất hiện, nên rất được săn đón. Nhiều người dân thích thú với việc chờ xem và chụp ảnh lưu niệm về hiện tượng này. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chúng ta không được nhìn thẳng vào nhật thực bằng mắt thường, mà cần sử dụng các công cụ như mắt kính râm, ống nhòm… để bảo vệ đôi mắt của mình.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 4

Mưa là một trong những hiện tượng tự nhiên quen thuộc nhất đối với con người. Nó đã xuất hiện từ thuở trái đất mới hình thành, trước cả con người.

Mưa là sự xuất hiện đồng loạt của rất nhiều giọt nước rơi từ trên cao xuống. Chúng là sản phẩm của sự ngưng tụ hơi nước trên bầu trời, trong hình dạng của những đám mây. Hơi nước rất nhẹ, nên chúng bay lơ lửng trên không trung. Khi lên cao, không khí lạnh khiến hơi nước ngưng tụ lại thành khối. Khi các giọt nước bên trong đám mây quá nhiều, mây sẽ trở nên nặng nề hơn và chuyển màu tối. Những đám mây đó cứ hạ thấp dần, cho đến khi không chịu được nữa, thì sẽ giải phóng các giọt nước bên trong mình tạo thành mưa. Tùy theo cường độ rơi và tính chất của giọt mưa, người ta chia mưa thành nhiều loại như mưa phùn, mưa rào, mưa bụi, mưa đá, mưa tuyết… Trong đó, mưa đá là một hiện tượng thời tiết cực đoan, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người. Các cơn mưa đó, cung cấp nguồn nước ngọt lớn cho hệ sinh thái trên trái đất. Nhờ có mưa, mà các loài động thực vật mới có nguồn nước ngọt để uống và sinh sống, phát triển. Nếu thiếu mưa trong một thời gian dài, thì dù là con người cũng sẽ rất khó để tồn tại, dù là trong cuộc sống hiện đại như ngày nay. Điều đó đã khẳng định được tầm quan trọng của hiện tượng tự nhiên này. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, mưa cũng có thể trở thành một thiên tai đáng sợ. Những trận mưa lớn kéo dài chính là nguyên nhân gây nên lũ lụt, sạt lở đất… – những hiện tượng tự nhiên có khả năng tàn phá mạnh mẽ.

Mưa là hiện tượng tự nhiên có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống trên Trái Đất. Do đó, con người đã nghiên cứu nhiều cách để có thể nắm bắt được sự xuất hiện của các cơn mưa. Đến nay, việc dự báo mưa đã có xác suất chính xác rất lớn và đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho cuộc sống ngày nay.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 5

Một trong những vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm nhất hiện nay, đó chính là biến đổi khí hậu. Khi cuộc sống của con người ngày càng phát triển, sự tác động đến môi trường ngày càng lớn, dẫn đến khí hậu sẽ bị biến đổi trên toàn cầu. Đây đang là vấn đề đáng lo ngại không chỉ của riêng một quốc gia nào mà là của toàn nhân loại.

Biến đổi khí hậu có thể hiểu đó là sự thay đổi của khí hậu, âm thầm ngày ngày diễn ra trong một khoảng thời gian, tác động trực tiếp đến khí hậu, đến môi trường sống của loài người cũng như hàng nghìn sinh vật khác trên trái đất. Biến đổi khí hậu có thể là sự nóng lên của trái đất, nước biển dâng cao do hiện tượng băng tan, hay đó là sự thay đổi hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển…Và những thiên tai mà nhân loại đang phải hứng chịu trước mắt đó chính là những thiên tai như động đất, núi lửa, sóng thần… dẫn đến sự thiệt hại vô cùng lớn cho nhân loại.

Vậy nguyên nhân do đâu, vì đâu dẫn đến biến đổi khí hậu? Đầu tiên phải kể đến chính là do sự tác động của con người đến thiên nhiên như chặt phá rừng dẫn đến hệ sinh thái bị mất cân bằng; sử dụng bừa bãi các loại hóa chất, thuốc trừ sâu có hại cho môi trường… rồi chất thải công nghiệp được thải ra từ những nhà máy sản xuất công nghiệp, khói thải ra từ đô thị, giao thông… dẫn đến hiệu ứng nhà kính và sự nóng dần lên của trái đất. Chính con người đang ngày đêm đục khoét, khai thác những nguồn tài nguyên quý giá, làm biến dạng lớp vỏ trái đất. Không chỉ thế, chiến tranh nổ ra liên miên với bom đạn, vũ khí hạt nhân.., cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Tất cả sẽ như một ngòi nổ dẫn đến sự giận dữ của thiên nhiên, dẫn đến sự diệt vong của trái đất và loài người trong một tương lai không xa.

Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những sinh vật trên trái đất, bao gồm cả loài người. Những hiện tượng xảy ra liên tiếp gần đây như bão lũ, sóng thần, động đất, núi lửa… đã làm cho chúng ta phải gánh chịu biết bao đau thương. Chưa kể đến sự xuất hiện ngày càng nhiều của những căn bệnh lạ mà y học thế giới chưa tìm ra nguyên nhân cũng như phương án chữa trị, tất cả đều do biến đổi khí hậu, biến đổi môi trường sống mà ra.

Để ngăn chặn cũng như làm chậm hơn quá trình biến đổi khí hậu, mỗi người chúng ta cần phải có ý thức bảo vệ trái đất, bảo vệ môi trường sống xung quanh. Mỗi một người chỉ cần có ý thức, sẽ giúp cho trái đất hàng ngày không phải gánh chịu những tổn hại nặng nề thêm nữa. Ngoài ra nhà nước, các cơ quan chức năng, ban ngành cần phải có biện pháp cứng rắn, trừng phạt thích đáng những kẻ chuyên chặt phá rừng, xả chất thải gây hại cho môi trường không khí, môi trường nước. Tuyên truyền, vận động mỗi cá nhân tích cực hơn, có ý thức bảo vệ môi trường sống, để giảm thiểu tối đa những tác hại đến thiên nhiên.

Thật vậy, có thể thấy biến đổi khí hậu không còn là vấn đề của riêng mỗi người, mà là của toàn xã hội, toàn thế giới. Chúng ta hãy cùng nhau chung tay xây dựng, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, vì một tương lai tươi đẹp ở phía trước.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 6

Băng tan ở hai cực là một hiện tượng tự nhiên được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Nó là hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu, và cũng là nguyên nhân chính gây hiện tượng mực nước biển dâng cao.

Băng ở hai cực bị nền nhiệt tăng cao của trái đất gây tan dần ra. Nó không tan từng chút một ở bề mặt, mà là nứt vỡ ra thành từng mảnh, trôi nổi trên mặt biển trước khi tan ra hoàn toàn. Những tảng băng ấy gây ra không ít những vụ tai nạn thương tâm trên biển, gây thiệt hại nặng nề về người và của. Hơn nữa, băng tan còn khiến nhiều loài động vật mất đi nơi sinh sống, bị dồn vào con đường tuyệt chủng. Từ đó dẫn đến những mất cân bằng của thế giới tự nhiên. Cùng với đó, băng tan còn khiến nước biển dâng cao, gián tiếp gây nên hiện tượng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển và dẫn đến nguy cơ nhấn chìm nhiều phần đất liền, thu hẹp phạm vi sinh sống của con người.

Với những tác hại ấy, hiện tượng băng tan ở hai cực khiến con người vô cùng lo ngại và tìm cách ứng phó. Và cách duy nhất chính là giải quyết nguyên nhân của hiện tượng này – tức giải quyết hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 7

Trong bối cảnh Trái Đất đang đối mặt với tình trạng nóng lên toàn cầu, thì hiện tượng băng tan không còn xa lạ gì với chúng ta nữa.

Băng tan hay còn được gọi đầy đủ là băng tan tan ở các địa cực, là tên gọi của một hiện tượng tự nhiên được tạo ra do hiện tượng nóng lên của Trái Đất. Đó là quá trinh mà những khối băng lớn ở hai cực bị nứt vỡ, tách rời khỏi nhau tạo thành các mảng nhỏ trôi nổi trên đại dương. Theo thời gian, những mảnh băng này sẽ chìm xuống mặt biển và tan ra, khiến các sông băng và núi băng mất đi tính ổn định, dễ bị tách rời và dịch chuyển hơn. Khiến hiện tượng băng tan bị đẩy nhanh.

Như đã nói ở trên, nguyên nhân của hiện tượng này là do việc Trái Đất đang ngày càng nóng lên. Mà đây là hệ quả của hiệu ứng nhà kính. Hiểu một cách đơn giản, thì đây là hiệu ứng được tạo ra do có quá nhiều khí CO2 được thải ra trong môi trường do các hoạt động khai thác khí đốt, sản xuất công nghiệp, xe cộ… Khí CO2 và khí metan bay ra ngoài khí quyển, ngưng tụ lại thành một tầng khí ngăn cản quá trình bức xạ Mặt Trời phản xạ ra bên ngoài, khiến cho nhiệt độ toàn cầu tăng cao, làm cho băng tan.

Hệ quả của hiện tượng băng tan ở hai địa cực, đầu tiên chính là việc nhiều hòn đảo và các phần đất liền sát bờ biển đang dần bị nước nhấn chìm do mực nước biển dâng cao. Cùng với đó là hiện tượng nhiễm mặn của các vùng dân cư ven biển, khiến họ thiếu nguồn nước ngọt, gặp khó khăn trong sinh hoạt và trồng trọt. Ngoài ra, những mảng băng trôi nổi trên đại dương còn là mối nguy hiểm lớn cho tàu thuyền di chuyển trên biển, đó cũng là tác nhân gây ra nhiều vụ tai nạn thương tâm. Bên cạnh đó, băng tan còn đồng nghĩa với việc ngôi nhà của các loài sinh vật sống ở hai địa cực đang dần biến mất. Khiến cho các loài động vật ở nơi đây mất diện tích sinh sống và thức ăn.

Những tác động tiêu cực đó của hiện tượng băng tan đang ngày ngày ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Vì thế, chúng ta cần phải có những chủ trương hợp lí, lâu dài để đẩy lùi hiệu ứng nhà kính, nhằm ngăn cản quá trình băng tan ở hai địa cực.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 8

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Khi Trái Đất nóng dần lên kéo theo các thảm kịch vô cùng lớn, với sự xuất hiện của các kiểu thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Trái Đất hiện nay càng ngày càng nóng lên. Trong vòng 100 năm quá Trái Đất đã tăng thêm độ C. Ấm lên toàn cầu hay nóng lên toàn cầu, là hiện tượng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái Đất tăng lên theo các quan sát trong các thập kỷ gần đây.

Nhiệt độ Trái Đất đã có sự thay đổi từ nhiều năm trước đây. Nhưng kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, thế giới đã chứng kiến ​​sự gia tăng nhiệt độ chưa từng có, đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây. Cụ thể, 19 năm ấm nhất được ghi nhận kể từ năm 2001 và nhiệt độ hiện tại đang cao hơn thời kỳ tiền công nghiệp khoảng 1 độ C.
Theo báo cáo của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA), nhiệt độ trung bình của Trái Đất ở cuối thế kỉ 19 đã tăng 0,8 độ C và thế kỷ 20 tăng 0,6 ± 0,2 độ C. Các dự án mô hình khí hậu của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) chỉ ra rằng nhiệt độ bề mặt Trái Đất sẽ có thể tăng 1,1 đến 6,4 độ C trong suốt thế kỷ 21.
Theo đó, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã nghiên cứu sự gia tăng nồng độ khí nhà kính sinh ra từ các hoạt động của con người như đốt nhiên liệu hóa thạch và phá rừng làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên kể từ giữa thế kỷ 20. IPCC cũng nghiên cứu sự biến đổi các hiện tượng tự nhiên như bức xạ mặt trời và núi lửa gây ra phần lớn hiện tượng ấm lên từ giai đoạn tiền công nghiệp đến năm 1950 và có sự ảnh hưởng lạnh đi sau đó.

Sự thay đổi của khí hậu trên Trái Đất có liên quan với sự sống và sản xuất của con người. Các nhà khoa học trải qua việc quan sát nghiên cứu khí hậu trên toàn cầu cho thấy. Hơn 100 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm nhiệt độ trên toàn cầu đã tăng từ 0,5 – 0,6 độ C, đồng thời xu thế tăng nhiệt độ vẫn còn mạnh lên.

Nguyên nhân của sự nóng lên toàn cầu thường được phân thành 2 loại – các nguyên nhân tự nhiên và các nguyên nhân nhân tạo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là kết quả của việc gia tăng lượng khí thải nhà kính do hoạt động của con người gây ra. Đây là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay. Loại phát xạ này đã trở thành một nguy hiểm thực sự và mối đe dọa cho sự sống của hành tinh và đó là lý do tại sao hầu hết các chuyên gia tìm kiếm giải pháp tức thời để đánh bại những tác động tàn phá như vậy.

Các nhà khoa học cho rằng, hiệu ứng nhà kính chính là nguyên nhân “gốc rễ” nhất dẫn đến sự nóng lên của Trái Đất. Cùng với đó nếu sự phát thải lượng nhiệt ra thì sẽ khó mà kiểm soát được nhiệt độ của Trái Đất. Nó sẽ không còn tăng theo một quy luật nào nữa mà sẽ gây ra nhiều đột biến dẫn đến nhiều tai họa khó lường cho con người.
Các khí thải carbon dioxide này là kết quả của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Và là phần lớn sự đốt cháy này là do sản xuất điện và do khí đốt những người sử dụng ô tô hàng ngày trên các con đường trên thế giới. Khi năm tháng trôi qua và dân số Trái Đất tăng lên, sẽ ngày càng có nhiều nơi bị đốt cháy. nhiên liệu hóa thạch, tác động tiêu cực đến môi trường và sự nóng lên toàn cầu, đạt đến thời điểm nhiệt độ khá cao gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trong toàn bộ dân số thế giới.

Ngoài ra, các hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ozon, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon đất đai bị sa mạc hóa, không còn tác dụng giảm nhiệt độ ban ngày để tăng nhiệt độ ban đêm thành ra ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh.

Trong quá trình công nghiệp hóa sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói bụi của hàng tỉ xe cộ dùng nguyên liêu hóa thạch như xăng dầu, những chất thải này phần lớn là khí CO2. Khí CO2 có nhiều trong bầu khí quyển khi ánh nắng mặt trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Theo tự nhiên khí CO2 sẽ được cây xanh quang hợp để tái tạo ra oxy nhưng do rừng bị tàn phá càng ngày càng nhiều nên không đủ cây xanh để phân giải CO2 làm cho Trái Đất cũng càng ngày càng nóng.

Rừng bị tàn phá hết khiến ánh nắng mặt trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên chiếu trực tiếp xuống mặt đất, hình thành những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng giữ nước nên xảy ra lũ lụt tới mùa khô thì hết nc nên hạn hán.

Phá rừng cũng kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học do sự chia cắt và phá hủy môi trường sống tự nhiên của nhiều loài. Tốc độ phá rừng không ngừng và dự kiến ​​đến năm 2050, hơn một nửa diện tích rừng nhiệt đới Amazon sẽ bị tàn phá.

Tất cả các nguyên nhân trên làm tăng nhiệt độ bề mặt Trái Đất nên làm băng ở 2 cực Trái Đất tan ra, làm lộ ra lớp băng CO2 vĩnh cửu, và nó sẽ tham gia vào quá trình tuần hoàn của CO2 trên Trái Đất cứ như thế và nhiệt độ Trái Đất ngày càng ngày càng tăng lên.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 9

Sa mạc hóa là một thuật ngữ không hề xa lạ với tất cả chúng ta. Với sự bành trướng của mình, hiện tượng này đang ngày càng khiến nhiều người vô cùng lo sợ về tác hại của nó.

Sa mạc hóa hiểu đơn giản là hiện tượng một vùng đất thuộc quần xã sinh vật đa dạng trở thành quần xã sinh vật sa mạc. Tức là sự biến mất của nguồn nước, các loài thực vật, động vật vốn sinh sống ở đó. Nguyên nhân của hiện tượng này trước hết là do các dân tộc chăn nuôi du mục. Khi họ nuôi một số lượng lớn các con vật to lớn có móng guốc tại một vị trí. Chúng sẽ ăn cạn kiệt cỏ cây, nguồn nước tại đó và liên tục dẫm đạp khiến mặt đất cứng và chai lì đi. Khi mảnh đất đấy đã cạn kiệt sinh lực, nhóm du mục đó sẽ rời đi, để lại một vùng đất chết. Cùng với đó, sa mạc hóa còn xảy ra do hoạt động khai thác quá mức của con người. Họ sử dụng tài nguyên thiên nhiên vượt khả năng phục hồi của vùng đất đó, gây cạn kiệt nguồn nước, động thực vật. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể kể đến nguyên nhân khách quan từ các thiên tai có sức tàn phá lớn như động đất, bão, núi lửa phun trào đã càn quét toàn bộ một vùng đất, khiến không sinh vật nào sống sót. Những vùng đất sau khi bị sa mạc hóa sẽ không thể sinh sống hay canh tác được, và dần bị bỏ hoang. Điều đó thực sự là một vấn đề khi diện tích đất bị sa mạc hóa ngày càng nhiều, trong khi đó dân số cũng ngày càng tăng cao.

Vì vậy, nhiều chương trình, chính sách ngăn chặn sa mạc hóa cũng được đẩy mạnh hơn. Nhằm giúp dành lại đất đai cho con người sinh sống.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 10

Hiện tượng sa mạc hóa hay còn được biết đến với cái tên là hoang mạc hóa. Đây là một hiện tượng tự nhiên khá mới, nhưng gây ra những tác động tiêu cực đến đời sống con người.

Hiểu một cách đơn giản, sa mạc hóa là hiện tượng một vùng đất vốn thuộc loại quần xã sinh vật khác chuyển thành quần xã sinh vật sa mạc. Nó khiến cho khu vực đất đai bị thoái hóa dần, trở nên khô hạn hoặc bán khô hạn. Đó là một quá trình suy thoái dai dẳng của đất và sự sống của hệ sinh thái trên khu vực đó. Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết một khu vực bị sa mạc hóa bằng mắt thường. Đó là nơi mà mặt đất nứt nẻ, khô cằn như bị hạn hán. CÒn thảm thực vật thì gần như không còn gì, khô héo và chỉ còn lác đác các cây bụi. Đặc biệt, nhiệt độ ở các vùng bị sa mạc hóa thường rất cao, độ ẩm trong không khí thấp và có nhiều bụi.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự đô thị hóa và sự phát triển ồ ạt của các thành phố. Cùng với đó là việc khai thác, sử dụng quá mức và không có kế hoạch cụ thể nguồn nước ngầm và tài nguyên rừng. Bên cạnh đó, các thiên tai và hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu cũng góp phần không nhỏ thúc đẩy sa mạc hóa diễn ra nhanh hơn. Ngoài ra, hình thức chăn nuôi du mục của một số bộ lạc cũng là một yếu tố gây nên sa mạc hóa. Khi các con vật được chăn nuôi du mục chủ yếu là loài có móng guốc. Một lượng lớn con vật như vậy xuất hiện trên một vùng đất đã khiến bề mặt đất bị dồn nén rất chặt do bước chân của chúng, khiến cho nguồn nước ngầm khó thẩm thấu lên bề mặt. Ngoài ra, chúng cũng ăn sạch toàn bộ cỏ và lá trong khu vực sinh sống, thậm chí là rễ cây đến khi không còn gì cả, thì người chăn nuôi mới rời sang khu vực đó. Và bỏ lại một mảnh đất hoang vu.

Tác hại lớn nhất của sa mạc hóa chính là việc nó biến một vùng đất trở thành nơi hầu như không thể sinh sống hay canh tác, sản xuất. Bởi bề mặt đất quá khô cằn và việc khai thác nguồn nước ngầm lại gặp nhiều khó khăn. Kéo theo đó, việc trồng trọt các loại cây và chăn nuôi gia súc cũng sẽ khó đạt được hiệu quả. Điều đáng lo ngại hơn nữa, là hiện nay một phần ba diện tích đất trên thế giới đang phải đối mặt với quá trình sa mạc hóa. Nó đã và đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người. Vì vậy, để hạn chế hiện tượng này, chúng ta phải bắt đầu từ việc đẩy lùi hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 11

Thủy triều đỏ là cách gọi thông thường, nhưng các nhà khoa học thường gọi là hiện tượng nở hoa của tảo ở biển.

Hiện tượng tảo nở hoa (có tài liệu còn gọi là hiện tượng nở hoa của nước) gây ra bởi các loài vi tảo và vi khuẩn lam sống trong nước biển hoặc nước ngọt khi chúng phát triển rất nhanh, bùng phát quá mức về mật độ tế bào hoặc sinh khối. Hiện tượng tảo nở hoa xảy ra cả ở biển và nước ngọt, khi xảy ra ở biển thì gọi là thủy triều đỏ. Tảo nở hoa có thể sống ở bề mặt nước hoặc ở tầng đáy.

Đặc biệt, những thực vật phù du và sinh vật nguyên sinh đơn bào, các sinh vật như thảo mộc có thể hình thành những đám dày đặc, các vết có thể nhìn thấy ở gần bề mặt nước. Một số loài thực vật phù du, tảo chứa sắc tố quang hợp khác nhau về màu sắc từ xanh sang nâu đỏ.

Khi mật độ tảo tập trung cao, nước sẽ đổi màu hay xỉn lại, từ tím đến gần như màu hồng, thường là màu đỏ hoặc màu xanh lá cây. Không phải tất cả việc nở rộ tảo đều dày đặc đủ để làm cho nước đổi màu, và không phải tất cả những nước đổi màu có liên quan đến nở rộ tảo đều đỏ.

Hiện tượng tảo nở hoa có thể do các loài tảo có độc tố và các loài không có độc tố. Khi các tảo độc nở hoa, chúng tiết ra các độc tố thuộc về 3 nhóm: nhóm độc tố gan, nhóm độc tố thần kinh, nhóm độc tố gây tiêu chảy. Chúng không chỉ gây độc cho các sinh vật sống trong nước như cá, giáp xác, động vật thân mềm, động vật có vú ở biển (như cá voi, sư tử biển)… mà còn gây độc cho cả một số loài chim, cho con người khi ăn phải thủy sản bị nhiễm độc, khi tiếp xúc hoặc uống phải nguồn nước bị nhiễm độc.

Các độc tố có thể ảnh hưởng tới không khí, gây khó thở. Ngoài việc tạo ra các độc tố, chúng còn làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước do chuyển màu, có mùi tanh khó chịu, hàm lượng oxy giảm đột ngột do phân hủy một lượng sinh khối lớn.Tảo không độc khi nở hoa cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước khi lượng sinh khối lớn của chúng bị chết và phân hủy.

Tóm lại, hiện tượng nở hoa của tảo, đặc biệt là tảo độc gây tác hại tới hệ sinh thái biển, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với con người, gây thiệt hại cho ngành kinh tế khai thác, nuôi trồng thủy sản.

Thực tế, không phải đợt bùng phát tảo biển nở hoa nào cũng có hại. Chúng có thể có lợi vì là thức ăn cho sinh vật trong đại dương.

Theo một cuốn sách của ông Kin-Chung Ho, Đại học Mở Hong Kong, sự xuất hiện của thủy triều đỏ ở một số địa điểm dường như là hoàn toàn tự nhiên, do sự chuyển động của các dòng hải lưu nhất định. Tuy nhiên, hiện tượng này cũng có thể do phú dưỡng hóa nguồn nước – thải quá nhiều vào nước chất dinh dưỡng như nitrat hay phốt phát từ hoạt động nông nghiệp hay hiện tượng nước trồi – dòng nước lạnh đặc và nhiều dinh dưỡng di chuyển từ phía sâu lên bề mặt đại dương, thay thế dòng nước nóng hơn.

Thủy triều đỏ đã xảy ra ở nhiều nước: Hoa Kỳ, Brasil, Úc, Philippines, Trung Quốc, Anh, Malaysia…và gây ra nhiều thiệt hại.

Năm 1968, tại Anh có 78 trường hợp người bị ngộ độc do ăn sò xanh nhiễm độc tố của tảo Alexandrium tamarense. Tính đến năm 1995, tại Philippines đã có 1422 người bị ngộ độc do ăn cá nhiễm độc tảo Pyrodinium bahamense var compressum và 82 người trong số này đã tử vong. Năm 1998, một loài tảo mới xuất hiện ở vùng biển Hong Kong đã gây ra thuỷ triều đỏ, ảnh hưởng đến 20 trong tổng số 26 khu vực nuôi cá, hủy hoại hơn 80 % trữ lượng cá thường xuyên. Năm 2013, hai người Malaysia đã chết do ăn cá nhiễm tảo độc từ thủy triều đỏ ở bờ biển đảo Borneo.

Tất cả các bang ven biển của Hoa Kỳ đều bị thủy triều đỏ và chịu nhiều thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra, đặc biệt là ở New England, Florida, khu vực gần Vịnh Mexico… Thiệt hại do thủy triều đỏ gây ra đối với nuôi trồng, khai thác thủy sản, du lịch lên tới hàng chục triệu đô la.

Tại Việt Nam, hiện tượng thủy triều đỏ cũng đã xảy ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên, khu vực biển Bình Thuận là nơi có tần suất nở hoa của vi tảo cao nhất, hiện tượng này. Tháng 6 – 7/2014, thủy triều đỏ tạo nên các trận bọt biển màu đỏ vàng ở bãi biển Mũi Né – Hòn Rơm (Phan Thiết, Bình Thuận). Xác cá và nhiều động vật, rong tảo biển dạt vào và phân hủy, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi trường. Cư dân ở đây cho biết hiện tượng thủy triều đỏ thường xuất hiện ở vùng biển này vào tháng 6 hàng năm.

Đồng thời, nghề sản xuất giống thủy sản và nuôi lồng các loài tôm hùm, cá mú cũng thải ra môi trường một lượng dinh dưỡng đáng kể cũng là một điều kiện kích thích sự nở hoa. Hiện tượng nở hoa nước thường xảy ra trong các hồ nước ngọt và các ao nuôi thủy sản. Hiện tượng tảo nước ngọt nở hoa cũng đã gặp ở Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), hồ Xuân Hương (thành phố Đà Lạt) và gần đây, trong tháng 4/2016 tại sông Ba, đoạn chảy qua xã Chư Ngọc huyện Krông Pa, Gia Lai.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước là một trong những vấn đề cấp bách cần được quan tâm nghiên cứu cụ thể, lâu dài như: Về quy luật phát sinh và lan truyền của hiện tượng thủy triều đỏ và nở hoa nước; về sinh thái phát triển và sản sinh độc tố của một số loài vi tảo kể cả các loài đang hình thành có khả năng nở hoa. Trên cơ sở đó, có sự cảnh báo để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đồng thời đánh giá đầy đủ về những thiệt hại mà nó gây ra.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 12

Cầu vồng là một hiện tượng thiên nhiên thường gặp sau những cơn mưa. Vậy bản chất của hiện tượng này là gì?

Cầu vồng thực ra là hiện tượng tán sắc của những tia sáng mặt trời, sau khi chúng xuyên qua các giọt nước mưa và phản chiếu lại trên bầu trời. Do đó, cầu vồng chỉ xuất hiện khi trời có nắng ngay khi cơn mưa lớn sắp kết thúc hoặc vừa dừng lại. Một điều thú vị khác mà chúng ta vẫn thường lầm tưởng về cầu vồng, là số màu sắc của nó. Cầu vồng là một dải ánh sáng rất nhiều màu, nhưng do nhìn từ xa, nên mắt thường chỉ có thể nhìn thấy bảy màu rõ nhất của nó mà thôi. Với bản chất là tập hợp những tia sáng được phản chiếu, cầu vồng chỉ có thể nhìn và không thể chạm vào hay cảm nhận được. Trong văn hóa dân gian, người ta thường cho rằng cầu vồng là biểu tượng của sự may mắn và cảm thấy hạnh phúc khi nhìn thấy cầu vồng. Hiện nay, khi khoa học đã phát triển, con người ta đã khám phá và nghiên cứu kĩ hơn về hiện tượng tự nhiên này. Nhờ vậy mà hiểu rõ hơn về cấu tạo của nó.

Dù như vậy, cầu vồng vẫn là một tượng tự nhiên rất đẹp, đem đến cảm xúc vui vẻ cho người xem.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 13

Mưa là những giọt nước xinh đẹp mà bầu trời ban tặng cho con người. Có thể chúng chỉ là những hạt nước nhỏ bé, nhưng khi nhiều hạt như thê tập hợp lại thì chúng tạo ra một sức mạnh ghê gớm. Mưa là một hiện tượng thời tiết có ích, nhưng nó cũng có thể tạo ra những cơn lũ lụt giết chết nhiều sinh mạng và tàn phá hơn bất kì một thiên tai nào khác. Đó chính là sức mạnh đáng sợ của những cơn mưa.

Châu Âu vào đầu những năm 1985 bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa như trút nước. Phần lớn người dân Hà Lan bị ngập trong nước và họ phải chống chọi cật lực để bảo vệ nhà cửa và tài sản của họ, một cuộc chiến mà con người luôn phải đối mặt từ xưa đến nay. Cách đây không lâu, dòng sông Mi-xi-xi-pi vỡ bờ dẫn đến một trận lụt tồi tệ nhất nước Mĩ trong vòng 66 năm qua. Những trận lũ lụt như thế sẽ làm thiệt hại rất lớn, nhất là khi con người không được cảnh báo.

Một trận lũ bất ngờ đã xảy ra tại một hẻm núi ở bang Cô-lô-ra-đô vào ngày 31-7-1976, khi mà mọi người đang tập trung ở đó nghỉ ngơi nhân dịp 100 năm ngày thành lập bang này. Khi đó dự báo cho biết sẽ có mưa vào buổi chiều, nhưng hầu như không ai chuẩn bị gì để đối phó với tin thời tiết xấu này. Hơn 3000 người rải rác dọc các hẻm núi, họ vui chơi và ca hát một cách vô tư. Vào lúc chiều tôi, một cơn bão xuất hiện, trút xuồng hẻm núi một lượng nước cao hơn 250mm so với mức trung bình. Nước nhanh chóng dâng lên, tạo nên những dòng thác lũ. Chỉ trong 5 phút, những căn lều, những quán cà phê, những ngôi nhà bị cuốn theo dòng nước đang cuồn cuộn gào thét, va vào cây cối rồi vỡ tung thành những mảnh vụn. Khi trời sáng, những chiếc trực thăng vẫn tiếp tục tìm kiếm những người mất tích hay bị kẹt trên các hẻm núi. Hơn 145 người chết, hơn 400 ngôi nhà bị phá hủy, 300 ngôi nhà bị hỏng nặng. 13 ô tô bị chìm sâu dưới đáy sông, mức thiệt hại lên đến 35,5 triệu đô la.

Lũ lụt vẫn tiếp tục hoành hành ở khắp nơi trên đất Mĩ. Năm 1997, ỏ’ Têch-dát, một cơn lũ đã cuốn trôi một trường Tiểu học khiến cho 10 em bị chết đuối dù những đội cứu hộ đã hết sức cố gắng.

Sức mạnh của nước nằm ở trọng lượng của nó. Chỉ cần dòng lũ cao 60cm là có thể cuốn trôi một chiếc ô tô dễ dàng. Hơn 60% số người chết trong những trận lũ là do họ mắc kẹt trong xe và bị lũ cuốn đi.

Mưa không chỉ đem lại cho con người tai họa mà nó cũng là yếu tố mang lại sự sống trên trái đất. Không có mưa, trái đất sẽ trở thành sa mạc. Câu chuyện của mưa bắt đầu từ mặt đất, từ những đại dương. Chúng ta biết rằng nước chiếm % bề mặt diện tích của trái đất và dưới ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi bay lên cao. Những cơn sóng bắn những hạt nước nhỏ vào không khí góp phần tạo ra hơi nước nhiều hơn. Hơi nước khi lên cao gặp lạnh tạo thành những mảng mây và ngưng tụ thành hạt rồi rơi xuống mặt đất. Nếu chúng ta tập hợp những giọt nước từ một cơn mưa thì một đám mây bình thường cũng có thể nặng khoảng 500 tấn. Trong mỗi đám mây là những hạt nước nhỏ, hàng triệu giọt li ti đó mới tạo thành một giọt nước mưa.

Đo kích thước của một giọt nước mưa từng là một thách thức đối với các nhà khí tượng học khi nghiên cứu về mưa cho đến khi họ tìm ra một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Họ sàng phấn hoa vào một cái khay, để nó dưới mưa trong vài giây và sau đó làm khô trong 20 phút với nhiệt độ 177 độ c. Cuối cùng họ sàng lọc một lần nữa để thu lây những hạt mưa hoàn hảo. Những hạt mưa đạt 0,5mm mới được công nhận là mưa còn nếu nhỏ hơn thì được xem là mưa phùn. Mưa phùn có xu hướng hình thành từ những đám mây mỏng. Những hạt mưa lớn thường hình thành trong vùng nhiệt đới khi mà những đám mây ở độ cao nhất và nơi có thể những cơn bão mạnh nhất trên trái đất. Hệ thống rừng nhiệt đới phụ thuộc vào những cơn mưa. Có những vùng mưa suốt 365 ngày trong một năm, nhưng cũng có những nơi không bao giờ mưa hàng trăm năm.

Tuy mưa nhiều, nhưng lũ lụt thì lại rất hiếm khi xảy ra vì mặt đất và những cánh rừng nhiệt đới tựa như những miếng xốp hút nước nhanh chóng. Mưa chỉ là một trạng thái tạm thời của nước. Những hạt mưa thâm qua đất rồi tạo thành những dòng suối đổ ra các đại dương, những giọt nước bốc hơi để bắt đầu một cuộc đời mới.

Mưa có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, mưa không phân biệt văn hóa, tôn giáo và xã hội. Nó có sức mạnh khủng khiếp, nó có thể tạo ra sự sống nhưng cũng chính là kẻ hủy diệt. Mưa là món quà tuyệt vời nhất nhưng cũng là mối nguy hiểm lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 14

Trong các hiện tượng tự nhiên mà em biết đến, thì mưa là hiện tượng phổ biến và có vai trò quan trọng nhất. Đây là hiện tượng tự nhiên có vai trò quyết định đối với sự sống trên hành tinh xanh của chúng ta.

Từ trước khi con người xuất hiện, mưa đã tồn tại và góp sức cho việc hình thành, duy trì các hệ sinh thái trên Trái Đất. Quá trình hình thành mưa suốt hàng triệu năm qua vẫn chưa từng thay đổi. Dưới sức nóng của mặt trời, nước trên bề mặt trái đất bốc hơi lên, chuyển thành dạng khí. Hơi nước bay lơ lửng trong không trung, dâng cao dần lên trời, bởi chúng nhẹ hơn không khí. Càng lên cao, nền nhiệt lại càng giảm dần. Điều đó làm cho hơi nước ngưng tụ lại thành các giọt nước. Những giọt nước ấy đứng sát nhau, gắn kết với nhau tạo thành những đám mây. Càng lúc, số hơi nước cô đọng lại càng nhiều, đám mây cũng sẽ lớn hơn và nặng hơn. Lúc này, đám mây sẽ bay thấp dần xuống phía dưới. Khi đến một giới hạn nhất định, đám mây không còn đủ sức giữ khối lượng lớn hạt nước nữa. Thì nó sẽ tự giải thể bản thân, thả rơi tự do rất nhiều những giọt nước bên trong mình. Khi vô vàn các giọt nước đồng loạt rơi từ trên cao xuống như vậy, sẽ tạo nên hiện tượng tự nhiên mưa.

Mưa cũng được chia thành rất nhiều loại, tùy vào mức độ, cường độ của nó. Các loại mưa quen thuộc quanh chúng ta là mưa rào, mưa bụi, mưa ngâu, mưa phùn, mưa đá… Mưa rào còn gọi là mưa dông, thường xuất hiện vào mùa hạ. Loại mưa này đến rất đột ngột và đi cũng rất nhanh. Thời gian diễn ra ngắn, nhưng mưa rào thường rất lớn, có gió mạnh kèm theo. Mưa bụi là loại mưa có các giọt mưa nhỏ và nhẹ như bụi, bị gió thổi tản ra trong không khí. Còn mưa ngâu là mưa dầm kéo dài nhiều ngày, thường xuất hiện vào tháng 7 Âm lịch. Mưa phùn (tức mưa xuân) ý chỉ các cơn mưa nhỏ, không đủ làm ướt áo ngay nhưng kéo dài liên tục. Cơn mưa này xuất hiện vào đầu mùa xuân, cuối mùa đông, nên được xem là cơn mưa báo hiệu năm mới. Riêng mưa đá, là hiện tượng các giọt mưa chuyển hóa thành hình dáng của những viên đá với kích thước khác nhau. Khi rơi từ trên cao, nó có thể gây sát thương mạnh, nên vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, mưa đá được xem là một loại thiên tai cần đề phòng, cảnh giác.

Mưa giúp gột rửa không gian trở nên trong sạch hơn, loại bỏ những bụi bẩn lơ lửng trong không khí. Vì vậy, chúng ta luôn cảm giác dễ chịu khi hít thở không khí sau các cơn mưa. Nhưng lợi ích quan trọng nhất của mưa, vẫn là cung cấp nguồn nước ngọt cho các hệ sinh thái trên trái đất. Không chỉ con người, mà các loài động vật, thực vật đều cần có nước mưa để sinh tồn. Nếu thiếu mưa trong một thời gian dài, thì sự sống trên trái đất sẽ bị đe dọa. Tuy nhiên, ông bà ta đã từng nói, cái gì nhiều quá thì sẽ không tốt. Bởi nếu mưa quá nhiều và kéo dài, thì sẽ dẫn đến hệ lụy rất đáng quan ngại. Đó là sự xuất hiện của các thiên tai đáng sợ như lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét… Tất cả những hiện tượng tự nhiên bị kéo đến đó đều gây nguy hiểm to lớn đến cuộc sống của con người.

Tuy nhiên, dù sao thì mưa vẫn là hiện tượng tự nhiên quan trọng không thể thiếu đối với sự sống. Để có thể nắm giữ sự chủ động trong việc phát hiện các cơn mưa, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, ngày nay, việc dự báo trước các cơn mưa từ vài ngày đã là điều rất đơn giản. Nhờ vậy, mọi người chủ động hơn trong công tác phòng chống mưa lớn, đồng thời lên phương án tích trữ nước hoặc điều chỉnh kế hoạch tưới tiêu, trồng trọt…

Suốt bao đời nay, mưa vẫn đồng hành và gắn liền với sự phát triển của con người. Mưa đi vào tín ngưỡng (thần mưa), đi vào thơ ca nhạc họa… Và chắc chắn rằng, trong tương lai, mưa vẫn sẽ luôn là hiện tượng tự nhiên quan trọng bậc nhất trên Trái Đất.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 15

Mẹ thiên nhiên đã mang đến cho con người hệ sinh thái tuyệt vời, còn tặng kèm cho chúng ta những hiện tượng thiên nhiên đầy kì thú, hấp dẫn. Cầu vồng là một hiện tượng dễ thấy, phổ biến nhất trong số đó.

Cầu vồng là những dải màu sắc đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím xếp liền kề nhau, xuất hiện trên bầu trời ngay sau cơn mưa. Đây là một hiện tượng vật lí khá thú vị. Ánh sáng Mặt Trời được tạo ra bởi các màu sắc hỗn hợp mà mắt người không nhìn thấy được. Chỉ khi được chiếu qua một tấm kính thủy tinh, các tia sáng bị bẻ cong tạo thành khúc xạ và tạo ra dải màu sắc liên tục. Ta gọi dải màu đó là quang phổ.

Trong tự nhiên, các giọt nước có thể đóng vai trò của một lăng kính. Khi trời vừa mưa xong, các hạt nước vẫn còn đọng lại trong không khí. Ánh Mặt Trời chiếu lên nó sẽ bị bẻ cong và phản xạ lại, đi ra ngoài theo góc 42 độ. Các màu sắc trong ánh sáng mặt trời sẽ được chiếu theo thứ tự: màu đỏ bị bẻ cong ít nhất và màu tím bị bẻ cong nhiều nhất. Đó chính là cầu vồng mà ta thường thấy.

Hiện tượng quang học này được tạo ra từ ánh sáng mặt trời và hơi nước, thế nên nó chỉ xuất hiện sau cơn mưa. Để ngắm nhìn cầu vồng, ta phải đứng thật xa, quay lưng về phía Mặt Trời.

Ngoài hiện tượng cầu vồng bình thường, ta cũng có thể bắt gặp cầu vồng đôi. Hiện tượng này xuất hiện do sự nhiễu xạ ánh sáng. Ngoài cầu vồng chính, sẽ có một cầu vồng phụ có dải ảnh sáng ngược lại, mờ nhạt hơn xuất hiện ở phía trên.

Cầu vồng cũng có thể xuất hiện vào ban đêm nhờ có ánh sáng Mặt Trăng. Hiện tượng này được gọi là Moonbow.

Khi đến những khu vực thác nước, bạn cũng có thể bắt gặp cầu vồng. Những tia nước bắn lên từ mặt thác khiến cho hơi nước luôn được giữ trong không khí, phản chiếu ánh sáng Mặt Trời tạo ra cầu vồng.

Cầu vồng là một hiện tượng thiên nhiên kì thú, rất dễ bắt gặp. Mọi người thường quan niệm khi nhìn thấy cầu vồng bạn sẽ gặp được may mắn. Còn bạn, bạn nghĩ sao về hiện tượng này?

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 16

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái Đất che khuất hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Không giống như nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực nào đó tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Nguyệt thực gồm có 3 loại chính. Đó là: nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm; Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.; Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 17

Thế giới có rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Một trong những hiện tượng tự nhiên vô cùng đẹp đẽ và kì thú là sao băng.

Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lớn (khoảng 100 000 km/h). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển.

Thiên thạch có nguồn gốc từ bụi vũ trụ, mạnh vụn từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh. Chúng ta có thể nhìn thấy sao băng là vì lượng nhiệt phát sinh do áp suất khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Hầu hết các thiên thạch bị đốt cháy trước khi chạm vào mặt đất. Tuy nhiên, nếu có kích thước lớn, chúng có thể rơi xuống và tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa. Khi đó, sao băng sẽ không còn đẹp đẽ nữa mà sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Khi nhắc đến sao băng, không thể không nhắc đến mưa sao băng – hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. Trên thực tế, nguyên nhân chính gây xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời và quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt. Khi sao chổi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, gây ra mưa sao băng.

Hằng năm, bầu trời có thể xuất hiện nhiều sao băng, mưa sao băng. Mỗi trận mưa sao băng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà sao băng xuất hiện nhiều nhất lại khá ngắn. Trong khoảng cực điểm đó, số lượng sao băng quan sát được có thể lên đến mười hoặc một trăm, hay nhiều hơn. Đôi lúc, còn có những trận mưa sao băng dày đặc, mật độ có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ. Cơn mưa sao băng như vậy được gọi là bão sao băng.

Việc quan sát được sao băng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời mây, độ ô nhiễm không khí của nơi đó hay ánh sáng của Mặt Trăng… Để có thể xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, chúng ta cần xác định được định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.

Từ xưa đến nay, theo quan niệm dân gian, con người luôn tin rằng, khi sao băng xuất hiện, nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó, điều ước sẽ trở thành sự thật. Điều này vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng nhiều người vẫn tin vào nó.

Sao băng là một hiện tượng tự nhiên ẩn chứa nhiều điều thú vị. Bởi vậy, những người yêu thích thiên văn học rất mong muốn có thể được chiêm ngưỡng.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 18

Trong đời sống, chúng ta có thể biết đến rất nhiều hiện tượng tự nhiên thú vị. Một trong số đó có thể kể đến hiện tượng núi lửa.

Núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài. Núi lửa khác với núi thông thường là sẽ có miệng ở đỉnh, qua từng thời kỳ, khoáng chất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao sẽ phun ra ngoài thông qua miệng núi.

Về cơ chế hình thành, núi lửa được hình thành là do nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng. Khi càng đi sâu về phía tâm Trái Đất, nhiệt độ sẽ càng tăng lên. Ở độ sâu khoảng 20 dặm trong lòng đất, nhiệt độ có thể lên tới 6000 độ C, có thể làm tan chảy mọi thứ, ngay cả các loại đá cứng nhất. Khi đá nóng chảy, chúng giãn nở và cần nhiều không gian hơn. Tại một số khu vực trên Trái Đất, các dãy núi liên tục được nâng lên. Áp suất ở bên dưới những ngọn núi này không lớn nên một hồ chứa đá nóng chảy hay còn gọi là mắc ma hình thành bên dưới. Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng độ cao. Khi áp lực trong các hồ mắc ma cao hơn áp lực được tạo bởi lớp đá bên trên, mắc ma sẽ phụt lên và tạo thành núi lửa.

Việc phân loại núi lửa dựa vào nhiều tiêu chí. Xét về hình dáng có núi lửa hình chóp, núi lửa hình khiên. Còn xét về dạng thức hoạt động có núi lửa phun trào đang hoạt động (hay núi lửa thức), núi lửa đang phục hồi dung nham (hay núi lửa ngủ, núi lửa không còn khả năng hoạt động nữa (hay núi lửa chết). Theo Chương trình nghiên cứu Núi lửa toàn cầu của Viện Smithsonian (Mỹ), hiện nay đang có 47 ngọn núi lửa đang trong tình trạng “tiếp tục phun trào”. Một số quốc gia có núi lửa hoạt động như: Mỹ, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Nga…

Lợi ích của núi lửa mang lại một mỏ khoáng sản phong phú, giúp đất đai tươi xốp, màu mỡ và cung cấp năng lượng địa nhiệt hoặc thúc đẩy phát triển du lịch. Tuy vậy, tác hại của núi lửa gây ra lại lớn hơn. Núi lửa phun trào với dòng dung nham có thể phá hoại mọi vật, thậm chí là tính mạng của con người. Ngoài ra, núi lửa cũng gây ô nhiễm môi trường do số lượng lớn tro bụi sinh ra sau mỗi đợt núi lửa phun trào, gây ra cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái cũng như suy giảm tài nguyên thiên nhiên. Các ngọn núi lửa thường hoạt động ở dưới biển hoặc hoạt động xung quanh biển. Điều đó dẫn đến việc hình thành các cột sóng, cột nước cao khủng khiếp hay còn được gọi là sóng thần. Chúng tràn qua đại dương và đánh thẳng trực tiếp vào trong đất liền cuốn trôi và phá hủy tất cả.

Như vậy, núi lửa là một hiện tượng tự nhiên, mang đến nhiều lợi ích cũng như tác hại. Con người cần nắm được những kiến thức về hiện tượng này để biết cách phòng tránh và khắc phục.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 19

Trái đất nóng lên là một hiện tượng thiên nhiên rất đặc biệt. Bởi đó là hiện tượng được tạo ra do chính sự phát triển của xã hội loài người. Nó chính là hệ lụy của nền công nghiệp hiện đại.

Cũng như tến gọi, hiện tượng trái đất nóng lên là hiện tượng nền nhiệt trung bình của trái đất ngày càng tăng cao hơn trước. Mức nhiệt cao nhất mỗi năm ngày càng được nâng lên. Những ngày nóng bức của mùa hè cũng theo đó kéo dài, với sự xuất hiện của những mức nhiệt cao đến khó tin. Nhiệt độ tăng cao, không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt và hoạt động sản xuất của người dân. Mà còn gián tiếp gây nên các hiện tượng khó lường khác như băng tan ở hai cực, mực nước biển dâng lên. Đồng thời, nó còn góp phần giúp cho các thiên tai khác như bão lũ, động đất, sóng thần… có cơ hội được xuất hiện nhiều và mạnh mẽ hơn. Nguyên nhân của hiện tượng trái đất nóng lên là do lượng khí CO2 thải ra môi trường quá lớn từ các hoạt động đốt nhiên liệu hóa thạch phục vụ sản xuất công nghiệp. Cùng với đó là các hoạt động đốt rừng, và khí thải từ phương tiện di chuyển nhưng không đáng kể. Lượng khí nhà kính (có CO2 chiếm 90%) đó bay ra ngoài bầu khí quyển, hình thành tấm lưới ngăn bức xạ mặt trời thoát ra ngoài, làm trái đất ngày càng nóng lên. Vì vậy, có thể nói con người chính là tác nhân chính của hiện tượng này.

Sự đáng sợ của hiện tượng nóng lên toàn cầu, là nó trở thành bàn đạp cho nhiều loại hình thiên tai đáng sợ khác. Vì vậy, muốn cởi nút thì phải tìm người thắt nút. Chính con người là tác nhân chính gây nên hiện tượng này, thì chúng ta cần phải nghiêm túc vạch ra các biện pháp phù hợp để ngăn cản sự bành trướng của hiện tượng trái đất nóng lên.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 20

Trái Đất nóng lên là một trong những hiện tượng tự nhiên liên quan đến biến đổi khí hậu. Nó đã, đang và sẽ tác động trực tiếp một cách tiêu cực đến cuộc sống của con người.

Trái Đất nóng lên còn được giới khoa học gọi với cái tên là hiện tượng “ấm lên toàn cầu”. Cũng như tên gọi, đây là hiện tượng mà nền nhiệt trung bình của Trái Đất tăng cao hơn so với những năm trước đó. Đồng thời mức nhiệt cao nhất đạt được cũng ngày càng được nâng lên. Điều này bất kì ai cũng có thể nhận biết được, khi mùa hè ngày càng kéo dài và có mức nhiệt cao hơn hẳn.

Tác nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng này chính là do hành vi thải khí nhà kính (với khí CO2 chiếm đến hơn 90%) ra môi trường. Khí nhà kính là hỗn hợp khí thải ra từ hoạt động đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên) cùng các hoạt động của nhà máy công nghiệp, đốt phá rừng, cháy nổ, xe cộ… Luồng khí này khi bay ra ngoài khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời phản xạ ra ngoài, khiến cho Trái Đất ngày càng nóng lên. Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận rằng con người chính là tác nhân gây ra hiện tượng nóng lên của Trái Đất.

Trong quá trình phát triển của Trái Đất, đã từng có những giai đoạn biến đổi khí hậu đáng kể. Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XX – khi nền công nghiệp bắt đầu phát triển mạnh mẽ, thì sự biến đổi khí hậu đã trở nên phức tạp và tác động mạnh mẽ hơn đến cuộc sống của con người. Hệ quả của hiện tượng này là vô cùng kinh khủng. Nó đã khiến nhiệt độ trên đất liền tăng gấp đôi mức tăng của toàn cầu. Nó khiến cho các sa mạc, bán hoang mạc mở rộng nhanh chóng, xâm lấn khu vực sinh sống của con người, đồng thời làm cháy khô nhiều thảm thực vật. Cùng với đó, sự nóng lên vượt bậc của đất liền còn tạo ra các sóng nhiệt ảnh hưởng đến cả hai cực, gây ra hiện tượng tan chảy các tảng băng vĩnh cực, sông băng lùi vào sâu, mực nước biển dâng cao nhấn chìm nhiều hòn đảo và vùng đất liền ven biển. Không chỉ vậy, nó còn khiến cho nước biển ấm lên, đẩy nhanh tốc độ bay hơi trong không khí, khiến cho các cơn bão và hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhanh và mạnh hơn. Kéo theo đó, là nhiều loài sinh vật, kể cả con người gặp khó khăn trong cuộc sống do nhiệt độ tăng cao, nguồn nước và thức ăn trở nên ít ỏi hơn. Cùng với đó, nền nhiệt tăng cao còn tạo cơ hội cho nhiều loại thiên tai cực đoan xuất hiện, cùng với các loại dịch bệnh.

Những hậu quả đó đã và đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của con người. Vì vậy, chúng ta – những tác nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu cần phải hành động quyết liệt hơn nữa để giảm lượng khí thải CO2 vào môi trường, nhằm hạn chế và đẩy lùi hiệu ứng nhà kính.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 21

Lũ lụt là tên gọi chung của hai hiện tượng tự nhiên thường đi cùng với nhau. Chúng kết hợp lại tạo thành loại hình thiên tai gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của con người.

Lũ là hiện tượng dòng nước chảy xiết với cường độ mạnh trên mặt đất, có khả năng cuốn trôi nhà cửa, cây cối, xe cộ, thậm chí là các kiến trúc nhỏ trên đường nó đi qua. Thông thường lũ sẽ xuất hiện khá bất ngờ và chủ yếu có ở các vùng núi cao với địa hình đồi dốc. Còn lụt là hiện tượng nước ngập cao tại một khu vực trong thời gian nhất định và không hề có dòng chảy nào chuyển động cả. Điều này xảy ra do một lượng nước khổng lồ đột ngột xuất hiện, và bổ sung liên tục, khiến hệ thống thoát nước bị tắc hoặc không hoạt động kịp. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này thường do nước lũ quá nhiều và di chuyển nhanh khiến đê hoặc đập nước bị vỡ. Kết hợp lại, ta có thể hiểu đơn giản rằng lũ lụt là hiện tượng mực nước từ sông, hồ dâng cao quá mức bình thường gây ngập úng, vỡ đê, tràn vào khu dân cư sinh sống.

Hiện tượng lũ lụt được hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là do các cơn mưa lớn kéo dài khiến mực nước trong ao hồ dâng cao nhanh chóng. Hoặc cũng có thể do hiện tượng bão, thủy triều, sóng thần… gây ra, khiến mực nước đột ngột tăng cao và di chuyển nhanh. Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khó có thể bỏ qua chính là do tác động đến từ chính con người. Để phục vụ cho các nhu cầu về cuộc sống, con người khai thác tài nguyên một cách bừa bãi, chặt phá rừng bất chấp kế hoạch. Từ đó khiến đất đai bị xói mòn và không còn rừng đầu nguồn để ngăn cản bớt sự tàn phá của lũ lụt.

Mỗi khi có trận lũ lụt xảy ra, của cải và con người đều chịu thiệt hại nặng nề. Không chỉ có nhiều người bị thiệt mạng, chấn thương mà còn nhiều nhà cửa, tài sản, rau màu, vật nuôi cũng bị nước phá hủy. Không chỉ vậy, sau lũ lụt, chúng ta còn phải đổi mặt với sự ô nhiễm của nguồn nước và dịch bệnh trên cả người và vật nuôi. Điều đó không chỉ khiến mỗi con người mà còn khiến cho cả địa phương chịu thiệt hại nặng nề.

Cho đến nay, người ta vẫn chưa thể hoàn toàn dự báo chính xác sự xuất hiện của lũ lụt. Chúng ta chỉ có thể xây dựng các công trình tương thích để sống cùng với lũ. Đồng thời luôn đề cao cảnh giác khi các nhân tố thiên tai có thể gây ra lũ lụt diễn ra. Quan trọng nhất, là cần phải đẩy mạnh việc trồng rừng và bảo vệ môi trường để hạn chế tối đa tác động của hiện tượng lũ lụt.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 22

Một hiện tượng tự nhiên được nhiều người biết đến và quan tâm hiện nay là hiện tượng núi lửa, hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.

Đây là một hiện tượng tự nhiên có từ rất lâu đời, và hiện nay không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định. Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu. Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.

Các núi lửa trên Trái Đất được hình thành do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn. Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo. Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau. Bởi vậy mà hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên, nhưng chỉ một phần của nó mà thôi. Để dễ quản lí, người ta chia núi lửa thành từng nhóm dựa theo các tiêu chí khác nhau. Chẳng hạn như nếu dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Còn nếu dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.

Đi liền với núi lửa, là hiện tượng núi lửa phun trào. Như chúng ta đã biết về nguyên nhân hình thành của núi lửa. Bản chất của chúng là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Mà ở dưới các mảng kiến tạo là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C. Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lu· khổng lồ. Khi áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài một cách mạnh mẽ do bị dồn nén bấy lâu nay.

Với cơ chế hoạt động như vậy, núi lửa đem đến những tác hại nghiêm trọng cho cuộc sống của con người. Dòng dung nham của núi lửa có nhiệt độ cao, nung chín mọi thứ nó đi qua với tốc độ nhanh chóng. Nguy hiểm hơn nữa là tro núi lửa, bởi chúng tạo thành một khối khói khổng lồ có thể bay xa và bám trụ lâu trong không khí. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến các thiết bị di chuyển trên bầu trời, gây ô nhiễm không khí vì tuy là tro nhưng chúng vẫn giữ nhiệt độ cao do nằm sâu trong núi lửa. Đặc biệt khi tro núi lửa lắng xuống và hòa vào không khí sẽ bám vào bề mặt đồ đạc và ảnh hưởng nặng nề đến hệ hê hấp của con người.

Tuy nhiên bên cạnh đó, núi lửa và hoạt động phun trào của nó vẫn đem lại những lợi ích cho cuộc sống. Mỗi khi núi lửa phun trào và kết thúc, tầng bình lưu sẽ được mở rộng ra nhờ lớp khí quyển bị đẩy lên cao hơn. Đặc biệt, chúng còn góp phần tạo ra những mỏ khoáng sản phong phú và nguồn năng lượng địa nhiệt dồi dào. Đặc biệt, phần đất đai ở gần khu vực xảy ra núi lửa phun trào cũng nhờ hiện tượng này mà trở nên tơi xốp, màu mỡ.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 23

Động đất là một hiện tượng thiên nhiên gây thiệt hại nặng nề về người và của. Do đó, nó được chính quyền đặc biệt quan tâm, nghiên cứu để tìm cách đối phó.

Bản chất của động đất là sự rung chuyển trên bề mặt Trái Đất do kết quả của việc giải phóng nguồn năng lượng bị dồn nén ở lớp vỏ Trái Đất. Điều đó tạo ra các luồng sóng địa chấn với cường độ mạnh, khiến bề mặt Trái Đất ở trên chấn động mạnh. Động đất có thể xảy ra bất kì lúc nào, chỉ cần nguồn năng lượng ở phía dưới đạt đến mức đủ để giải phóng. Và nó cũng có thể xảy ra ở bất kì đâu, dù là đất liền hay dưới đáy biển. Khi xảy ra động đất, nhà cửa, cây cối và cả mặt đất bị sụp đổ, gây nguy hiểm đến tính mạng con người và thiệt hại nặng nề về của cải. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó. Sự đáng sợ của động đất còn nằm ở các hệ lụy mà nó mang lại. Khi một trận động đất diễn ra, tâm chấn của nó ở dưới mặt đất còn có thể kích hoạt lở đất và khiến các ngọn núi lửa hoạt động trở lại. Ngoài ra, những trận động đất ở ngoài biển, còn tạo ra các cơn địa chấn dẫn đến hình thành sóng thần. Có thể nói, động đất là loại hình thiên tai đánh thức thêm các thiên tai đáng sợ khác.

Chính vì vậy mà các nhà khoa học trên thế giới đã bỏ ra rất nhiều công sức và thời gian để nghiên cứu về quy tắc hoạt động của động đất. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa tìm ra cách phán đoán chính xác về thời gian xuất hiện của hiện tượng này. Chỉ khi bắt đầu có những rung chấn từ dưới lòng đất thì chúng ta mới được biết về sự hiện diện của nó. Vì vậy, công tác nghiên cứu về kiểu nhà ở, kiến trúc, đồ dùng chống động đất đã được nâng cao. Cùng với đó là các bài học về kĩ năng sống khi gặp động đất cũng được phổ cập đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Tất cả đều nhằm giảm thiểu đến mức tối đa về người và của.

Đến nay, theo sự biến đổi của khí hậu, những trận động đất ngày càng diễn ra nhiều và mạnh hơn trước. Sự khó lường của chúng khiến con người càng phải đẩy mạnh hơn các công tác phòng chống và khắc phục loại hình thiên tai này.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 24

Một trong những hiện tượng tự nhiên xuất hiện mà con người vô cùng quan tâm là sóng thần.

Về định nghĩa, sóng thần là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn. Tùy theo độ sâu của đáy biển, vận tốc lan truyền sóng thần có thể đạt từ 720 km/giờ trở lên. Khi đánh vào bờ, sóng thần có sức phá hoại rất lớn.

Tiếp theo, cơ chế hình thành sóng thần đến từ sự thay đổi của một mảng kiến tạo, gây ra động đất và làm dịch chuyển nước biển. Những con sóng sẽ được tạo ra, di chuyển ra mọi hướng trên biển, có một số con sóng di chuyển nhanh. Khi chúng vào vùng nước nóng, bị nén lại và trở nên cao hơn. Chiều cao của chúng sẽ tăng cùng với cường độ, tạo nên sóng thần. Nguyên nhân chủ yếu xuất hiện sóng thần thường do động đất, núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển (kể cả các vụ thứ hạt nhân dưới nước),…

Sóng thần vô cùng nguy hiểm, nên cần xác định được dấu hiệu nhận biết. Đầu tiên, nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ. Thứ hai, mặt biển bỗng nhiên dao động nhiều hơn bình thường, có nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thuỷ triều. Thứ ba, bạn có thể cảm nhận được trong đợt sóng nóng bất thường hay nghe thấy những âm thanh lạ,… Khi thấy các dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng báo cáo với cơ quan chức năng để kịp thời có phương pháp ứng phó.

Thảm họa sóng thần lớn nhất trong lịch sử loài người xảy ra vào ngày 27/8/1883, tại In-đô-nê-xi-a khiến 36000 người thiệt mạng trên bờ biển Gia-va (Java) và Su-ma-tra. Ngày 15/6/1896, sóng thần cao 23m làm hơn 26000 người thiệt mạng trong một lễ hội tôn giáo ở Nhật Bản. Ngày 22/5/1960, sóng thần cao 11m làm hơn 1000 người thiệt mạng tại Chi-lê (Chile)…

Có thể thấy, sóng thần là một hiện tượng tự nhiên mang tính tiêu cực, gây ra nhiều ảnh hưởng đến Trái Đất, cũng như cuộc sống của con người.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 25

Thủy triều là hiện tượng phổ biến xảy ra ở các vùng nước lớn như biển, sông… Hiện tượng này có tác động trực tiếp đến cuộc sống của con người.

Thủy triều được hiểu theo cách đơn giản nhất, chính là hiện tượng mực nước biển, sông lên và xuống trong một khoảng thời gian nhất định (hằng ngày, hằng tuần, hằng tháng), phụ thuộc và sự biến chuyển của thiên văn. Sự biến chuyển ấy chính là sự thay đổi lực hấp dẫn của Mặt Trăng (đóng vai trò chủ yếu) và của các thiên thể khác như Mặt Trời khi tác động lên một điểm bất kì trên Trái Đất. Khi Trái Đất tự quay quanh trục của chính mình đồng thời quay xung quanh Mặt Trời, thì lực hấp dẫn tác động lên một điểm trên Trái Đất cũng theo đó bị thay đổi. Do đó, mực nước sẽ có lúc dâng cao lên và có lúc rút thấp xuống tùy vào lực hút. Từ đó tạo ra thủy triều mà chúng ta vẫn thường thấy.

Khi diễn ra, hiện tượng thủy triều sẽ luôn trải qua bốn giai đoạn với thời gian khác nhau tùy vào lực hút. Đầu tiên là triều dâng, nghĩa là mực nước biển dâng lên cao kéo dài trong vài giờ. Khi mực nước dâng lên đến mức cao nhất có thể (tức lực hút đã đạt đỉnh) thì sẽ được gọi là triều cao. Sau khi mực nước duy trì ở triều cao trong một khoảng thời gian ngắn, sẽ bắt đầu hạ thấp dần do lực hút bị giảm đi thì sẽ được gọi là triều xuống. Và cuối cùng, khi mực nước trở về điểm thấp nhất của nó, thì sẽ được gọi là triều thấp. Tùy vào lượng nước, diện tích khu vực đó và lực hút mà thời gian diễn ra của mỗi giai đoạn sẽ khác nhau. Thông thường, ở cùng một địa điểm sẽ có chu kì diễn ra các giai đoạn của thủy triều lặp lại cố định, ít biến động.

Thủy triều diễn ra gây không ít bất tiện cho cuộc sống của người dân, khi mực nước dâng cao nhấn chìm một phần diện tích vốn để sinh hoạt của họ. Tuy nhiên, sau khi mực nước rút đi, sẽ để lại một lượng phong phú thủy hải sản trên bờ cát. Do đó, các hoạt động bắt cua, ốc, ngao, sò, hến, bạch tuộc, cá nhỏ… dọc bờ sông, bờ biển sau khi thủy triều rút đã trở thành hoạt động quen thuộc của người dân nơi đây.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 26

Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên rất dễ để bắt gặp và được nhiều người yêu thích bởi vẻ đẹp và ý nghĩa của mình.

Hiện tượng cầu vồng còn được gọi là quang phổ. Bản chất của nó là hiện tượng tán sắc của những tia sáng mặt trời, khi chúng được khúc xa qua các giọt nước và phản chiếu lại. Do đó, cầu vồng thường xuất hiện vào cuối các cơn mưa lớn, khi tia nắng bắt đầu xuất hiện trở lại. Cũng bởi vì cầu vồng được tạo ra từ ánh sáng, cho nên nó không phải là một khối vật chất, chỉ có thể nhìn ngắm chứ không thể chạm vào. Kích thước thật của cầu vồng là khá lớn và có hình dáng cong theo độ cong của Trái Đất. Vì vậy, cầu vồng mà chúng ta nhìn thấy chỉ là một phần của quang phổ mà thôi. Đó chính là nguyên nhân, mà ta thường thấy chân cầu vồng lẩn trong mây hay ở phía rất xa. Nếu muốn nhìn thấy toàn bộ cầu vồng, thì chúng ta chỉ có thể chọn cách quan sát bằng vệ tinh hoặc từ tàu vũ trụ.

Có một điều mà chúng ta thường nhầm lẫn về mặt trời là màu sắc của nó. Người ta thường cho rằng cầu vồng chỉ gồm bảy màu gồm đỏ, cam, vàng, xanh lá, xanh lam, chàm, tím – tức bảy sắc cầu vồng. Nhưng thật ra đó là một thông tin chưa chính xác. Bảy màu đó của cầu vồng chỉ là bảy màu dễ nhìn thấy nhất bằng mắt thường ở cự li xa mà thôi. Thật ra, bản thân tia sáng mặt trời đã chứa rất nhiều màu sắc. Đó là một tập hợp gồm nhiều màu khác nhau mà mắt thường không thể thấy và phân biệt được. Do đó, khi chúng khúc xạ qua hạt mưa tạo ra cầu vồng, thì những tia sáng đó sẽ bị bẻ cong thành một dải nhiều màu sắc liên tục. Dải màu đó chỉ có thể thấy rõ và đầy đủ khi ta quay lưng với mặt trời và có góc nhìn 42 độ. Còn nếu chỉ đứng nhìn một cách thông thường từ mặt đất, thì ta sẽ chỉ thấy bảy màu cơ bản và đậm nhất mà thôi.

Cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên đẹp mắt, đem lại hiệu ứng tích cực cho tinh thần người xem. Vì vậy, hiện tượng này đã được con người yêu chuộng vào đưa vào thi ca, nhạc họa. Đặc biệt nhiều nền văn hóa còn cho rằng hiện tượng cầu vồng xuất hiện là tín hiệu của sự may mắn và phước lành nên rất trân trọng nó.

Có thể nói, hiện tượng cầu vồng là một hiện tượng tự nhiên vô cùng phổ biến và được con người yêu thích. Bởi sự xuất hiện với tần suất lớn không phải tính toán và chờ đợi như nhật thực hay nguyệt thực. Và bản thân nó cũng không đem đến những tác hại như sóng thần hay núi lửa phun trào.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 27

Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở nhiều quốc gia, gây ra nhiều hậu quả cho con người.

Về khái niệm, chúng ta có thể hiểu đơn giản, lũ lụt được hiểu một cách đơn giản là hiện tượng mực nước trên sông, hồ quá lớn, quá mức quy định dẫn đến tình trạng ngập úng, nước tràn hoặc gây vỡ đê trực tiếp tràn vào khu dân cư.

Nguyên nhân gây ra lũ lụt đầu tiên có thể do bão và triều cường xảy ra tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển. Thứ hai, mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng khiến các con sông không kịp thoát nước, gây ngập úng. Thứ ba, thảm họa sóng thần hay thủy triều cũng gây ra hiện tượng này. Cuối cùng, nguyên nhân phải kể đến chính là do sự tác động của con người. Các hành vi như chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên một cách khiển đồi núi bị xói mòn, dễ gây nên tình trạng ngập lụt hay sạt lở đất mỗi khi mùa mưa bão đến.

Lũ lụt, trước hết, gây ra thiệt hại to lớn về tính mạng của con người. Chúng ta không thể nào thống kê được hết số người đã chịu thiệt mạng vì lũ lụt. Có thể kể đến trận lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho khoảng hơn năm trăm người chết và hơn một trăm nghìn người bị thương nặng. Tiếp đến, sau mỗi trận lũ lụt đi qua, nhiều của cải của con người cũng bị tàn phá nặng nề, ví dụ như nhà cửa, cây trồng, vật nuôi,… Nếu tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng, các loại cây lương thực bị ngập úng mà chết, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người. Ngoài ra, khu lũ lụt xảy ra, kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước khiến cho con người dễ bị nhiều bệnh về đường ruột hay tạo điều kiện cho các loại vi-rút xuất hiện.

Con người cần ý thức được tác hại của lũ lụt, để phòng tránh lũ lụt xảy ra cũng như giải pháp khắc phục.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 28

Những hiện tượng tự nhiên xoay quanh mặt trăng từ xa xưa đã luôn được con người quan tâm. Nhật thực chính là một trong số đó.

Hiểu một cách đơn giản, nhật thực là hiện tượng mà mặt trời bị mặt trăng che mất, nếu nhìn từ trái đất. Bởi vì lúc ấy, trái đất, mặt trăng, mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng, với mặt trăng ở vị trí chính giữa. Theo nghiên cứu, một năm có thể xảy ra từ hai đến năm lần hiện tượng nhật thực, tùy vào vị trí quan sát ở trên trái đất. Thời gian mà nhật thực xảy ra, ánh sáng mặt trời sẽ bị che mất trong một khoảnh khắc nhất định. Chính vì vậy, vào thời phong kiến, nhiều người tin rằng nhật thực là hiện tượng đem đến vận rủi, báo hiệu điềm xấu xuất hiện. Nhưng thật ra, đây chỉ là một hiện tượng tự nhiên hết sức bình thường mà thôi. Tương ứng với phần mặt trời bị mặt trăng che mất, các nhà khoa học chia nhật thực thành ba loại. Thứ nhất là nhật thực toàn phần – khi mặt trăng che khuất hoàn toàn mặt trời. Thứ hai là nhật thực hình khuyên – tức là mặt trăng chồng lên mặt trời nhưng vì nhỏ hơn mà để lại một vòng tròn sáng bên ngoài như chiếc khuyên hình tròn Cuối cùng là nhật thực bán phần, nghĩa là mặt trăng che đi một phần nào đó của mặt trời mà thôi – đây cũng là loại nhật thực thường gặp nhất.

Nhìn chung, nhật thực là một hiện tượng tự nhiên thú vị, vì vậy chúng ta có thể tìm hiểu và quan sát chúng để tăng thêm vốn hiểu biết cho bản thân cũng như trải nghiệm cuộc sống.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 29

Sóng thần là hiện tượng tự nhiên có sức công phá mạnh mẽ về người và của. Vì vậy, nó luôn là một trong những hiện tượng tự nhiên được nhiều người quan tâm nhất.

Khi xuất hiện các hiện tượng như động đất, núi lửa phun trào, va chạm thiên thạch… sẽ gây nên những chấn động lớn ở trên hoặc dưới mặt nước. Từ đó, khiến một khối thể tích lớn của nước biển bị chuyển dịch chớp nhoáng, tạo ra các cột sóng khổng lồ di chuyển với tốc độ nhanh. Đó chính là sóng thần, hay còn được gọi với cái tên là Tsunami.

Khi xuất hiện, sóng thần gây nên hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người và tài sản. Với chiều cao của cột nước và tốc độ di chuyển nhanh, cùng lực va chạm mạnh, các đợt sóng thần càn quét và tàn phá toàn bộ những gì xuất hiện trên đường mà nó đi qua. Sau đó nhấn chìm tất cả vài giờ trong nước biển. Quy mô của một trận sóng thần có thể tàn phá một phần đất liền rộng đến hành trăm km. Một đặc điểm góp phần tạo nên sự đáng sợ của sóng thần chính là sự bất ngờ của nó. Tuy các nhà khoa học đã dày công nghiên cứu nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thể tìm ra cách dự báo hoặc biết trước về sự xuất hiện của sóng thần. Chỉ khi nó đã được hình thành từ dưới đáy biển thì chúng ta mới có thể nắm được những thông tin về nó. Tuy nhiên cường độ lớn mạnh và tốc độ hình thành, di chuyển của sóng thần là quá nhanh nên chúng ta chỉ có thể lựa chọn việc di tản khi có thông tin về nó, chứ không còn cách nào khác cả. Tuy nhiên, nhờ việc sóng thần chỉ thực sự mạnh mẽ khi xuất hiện ở các vùng biển sâu – cách xa đất liền hàng nghìn cây số, nên để vào đến đất liền, sóng thần cũng cần vài tiếng đồng hồ. Do đó, vẫn kịp thời để người dân mang theo của cải để di rời. Vì vậy, nếu sống ở các khu vực ven biển, thì việc nắm bắt thông tin và thông thạo các kĩ năng đối phó khi có sóng thần xảy ra là rất quan trọng.

Tuy sóng thần vô cùng đáng sợ và có tác động nặng nề, nhưng nó không xảy ra thường xuyên. Do đó, cuộc sống cạnh các bờ biển vẫn được xây dựng và hoạt động bình thường. Tôi tin rằng, trong tương lai không xa, chúng ta sẽ tìm được cách dự báo chính xác về sự xuất hiện của hiện tượng tự nhiên này.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 30

Thế giới có rất nhiều hiện tượng tự nhiên. Một trong những hiện tượng tự nhiên vô cùng đẹp đẽ và kì thú là sao băng.

Sao băng thực chất là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ lớn (khoảng 100 000 km/h). Lực ma sát của không khí đốt cháy thiên thạch làm nó phát sáng khi di chuyển.

Thiên thạch có nguồn gốc từ bụi vũ trụ, mạnh vụn từ sao chổi hoặc các tiểu hành tinh. Chúng ta có thể nhìn thấy sao băng là vì lượng nhiệt phát sinh do áp suất khi các thiên thạch đi vào khí quyển. Hầu hết các thiên thạch bị đốt cháy trước khi chạm vào mặt đất. Tuy nhiên, nếu có kích thước lớn, chúng có thể rơi xuống và tạo nên những hố lòng chảo sâu trên lục địa. Khi đó, sao băng sẽ không còn đẹp đẽ nữa mà sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.

Khi nhắc đến sao băng, không thể không nhắc đến mưa sao băng – hiện tượng nhiều sao băng xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp nhau từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời. Trên thực tế, nguyên nhân chính gây xuất hiện mưa sao băng. Sao chổi gồm băng, bụi và đá di chuyển quanh Mặt Trời và quỹ đạo hình hypebol hoặc elip dẹt. Khi sao chổi chuyển động đến gần Mặt Trời, nó sẽ bị tan ra tạo thành những dải bụi trên quỹ đạo của mình. Nếu một ngôi sao chổi đi qua gần Trái Đất, các bụi khí của nó sẽ bay vào khí quyển làm xuất hiện rất nhiều sao băng nhỏ, gây ra mưa sao băng.

Hằng năm, bầu trời có thể xuất hiện nhiều sao băng, mưa sao băng. Mỗi trận mưa sao băng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Tuy nhiên, khoảng thời gian mà sao băng xuất hiện nhiều nhất lại khá ngắn. Trong khoảng cực điểm đó, số lượng sao băng quan sát được có thể lên đến mười hoặc một trăm, hay nhiều hơn. Đôi lúc, còn có những trận mưa sao băng dày đặc, mật độ có thể lên đến hàng nghìn hay thậm chí hàng chục nghìn sao mỗi giờ. Cơn mưa sao băng như vậy được gọi là bão sao băng.

Việc quan sát được sao băng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời mây, độ ô nhiễm không khí của nơi đó hay ánh sáng của Mặt Trăng… Để có thể xem được cơn mưa sao băng hoàn hảo, chúng ta cần xác định được định hướng của các chòm sao. Những nơi có thể nhìn được chòm sao thì có thể dễ quan sát mưa sao băng hơn. Những nơi gần xích đạo Trái Đất sẽ dễ nhìn thấy sao băng nhất. Càng dần về hai cực, việc quan sát hiện tượng mưa sao băng sẽ càng khó khăn hơn rất nhiều.

Từ xưa đến nay, theo quan niệm dân gian, con người luôn tin rằng, khi sao băng xuất hiện, nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó, điều ước sẽ trở thành sự thật. Điều này vẫn chưa được kiểm chứng, nhưng nhiều người vẫn tin vào nó.

Sao băng là một hiện tượng tự nhiên ẩn chứa nhiều điều thú vị. Bởi vậy, những người yêu thích thiên văn học rất mong muốn có thể được chiêm ngưỡng.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 31

Hiện tượng núi lửa, với tên gọi đầy đủ là hiện tượng núi lửa phun trào. Đây là một hiện tượng thiên nhiên vô cùng nguy hiểm, nhưng không xảy ra thường xuyên. Do đó không nhiều người tìm hiểu chi tiết về hiện tượng này.

Núi lửa phun trào bắt đầu xuất hiện từ khi Trái Đất mới hình thành. Bản thân các ngọn núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo của Trái Đất. Do đó, hầu hết các ngọn núi lửa thường nằm sâu ở dưới mặt biển, một số ít mới hiện diện trong tầm mắt con người. Miệng núi lửa là một cái miệng hở, thông thẳng xuống lòng núi. Bên trong lòng núi lửa là một khoảng rỗng, dẫn xuống dưới các mảng kiến tạo. Đó là nơi có nhiệt độ vô cùng cao, càng đi sâu sẽ lại càng tăng thêm nữa. Nơi cao nhất có thể đạt đến 6000 độ C. Trạng thái đó làm cho lòng núi lửa luôn trong tình trạng thiêu đốt hừng hực. Nhiệt độ cao làm lòng núi giãn nở ra, tạo thành một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng khổng lồ. Vòi khóa cái lò magma này là sự cân bằng giữa áp lực trên bề mặt trái đất và áp lực bên trong núi lửa. Khi đó, núi lửa sẽ ngủ say, trở thành một ngọn núi đơn thuần. Nhưng khi sự cân bằng đó bị phá vỡ, thì hiện tượng núi lửa phun trào sẽ xảy ra. Toàn bộ dung nham nóng bỏng bên trong bị phun ra ngoài qua miệng núi lửa. Kéo theo đó là tro núi lửa bay ngập trời. Chúng tạo ra một khung cảnh như địa ngục với nhiệt độ nóng bỏng, tro bụi dày đặc, dung nham thiêu đốt hết mọi thứ mà nó đi qua. Một ngọn núi lửa phun trào có thể khiến cả một thành phố chịu tàn phá nặng nề. Chính vì vậy, mà các nhà khoa học đã dành thời gian tìm kiếm và nghiên cứu các ngọn núi lửa, nhằm dự đoán chính xác thời gian nó phun trào, để tiến hành sơ tán người dân. Bản thân núi lửa sau khi phun trào sẽ góp phần giúp thổ địa ở khu vực đó màu mỡ hơn, đem lại năng suất trồng trọt cao hơn, nên nó không hoàn toàn là có hại.

Vì núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên do các hoạt động phía dưới lớp vỏ Trái Đất nên con người không thể can thiệp được. Do đó, nghiên cứu về hiện tượng tự nhiên này là một điều quan trọng và cần thiết đối với cuộc sống.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 32

Hiện tượng nước biển dâng là một hiện tượng thiên nhiên được quan tâm rất nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay.

Nước biển dâng là hệ quả của hiện tượng Trái Đất nóng lên, gây băng tan ở hai cực. Băng tan đã khiến mực nước biển dâng cao lên một cách âm thầm. Theo thống kê, mỗi năm mực nước biển tăng trung bình 1,8mm. Nghe thì có vẻ đó là một con số không đáng kể, nhưng điều này đã diễn ra trong suốt một thế kỉ và còn tiếp tục kéo dài trong thế kỉ tới. Điều đó quả thực vô cùng đáng sợ. Khi nó có thể xóa sổ nhiều thành phố ven biển trong vài chục năm nữa. Nhưng trước đó, hiện tượng nước biển dâng đã gây ra những thiệt hại trực tiếp cho cuộc sống con người hiện nay. Đó chính là hiện tượng xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển, khiến cuộc sống của bà con điêu đứng. Đặc biệt là việc trồng trọt, sinh sống tại các vùng bị nhiễm mặn, lại càng là khó mà thực hiện được. Khiến nguy cơ bỏ hoang đất đai trước khi nó bị nhấn chìm dưới biển sâu là rất cao.

Để ngăn chặn hiện tượng này, thì cần phải giải quyết từ ngọn nguồn của nó, chính là hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đó là một bài toán khó mà cả thế giới đang chung tay góp sức để giải quyết. Và đến nay vẫn chưa tìm ra hướng đi phù hợp để triệt để giải quyết hiện tượng này.

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên – Mẫu 33

Hiện tượng mực nước biển dâng cao là một hiện tượng tự nhiên không còn xa lạ trong bối cảnh Trái Đất đang ngày càng nóng lên hiện nay.

Cũng như tên gọi, hiện tượng nước biển dâng là tình trạng mực nước biển đang dần nâng cao theo thời gian trong suốt nhiều năm qua và chưa hề có dấu hiệu dừng lại. Theo thống kê, mực nước hiển tăng với tốc độ trung bình là 1,8mm mỗi năm trong một thế kỉ qua.

Nguyên nhân khiến mực nước biển tăng là do hiện tượng ấm lên toàn cầu đang gây nhức nhối hiện nay. Mà con người chính là nhân tố chính gây ra hiện tượng đó. Điều này bắt nguồn từ việc con người vì nhu cầu của bản thân mà khai thác thiên nhiên đến cạn kiệt và gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Gián tiếp dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ trái đất ngày càng tăng cao. Do đó mà các sông băng, núi băng, thậm chí là băng lục địa dần tan ra, làm cho mực nước biển tăng nhanh.

Khi xem số liệu, có thể thấy rằng mỗi năm mực nước đều tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, điều đó đã xảy ra liên tục trong suốt một thế kỉ và còn tiếp tục trong thế kỉ tới. Điều đó khiến cho không ít phần diện tích đất liền vốn chỉ chiếm ¼ bề mặt trái đất bị nhấn chìm. Nhiều thành phố ven biển phải đối mặt với nguy cơ bị xóa sổ. Cùng với đó, sự tăng lên của mực nước biển, còn kéo theo cả hiện tượng xâm nhập mặn, khiến việc canh tác và cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, chính quyền các nước đã cùng nhau chung tay thực hiện chiến dịch đẩy lùi hiện tượng nóng lên của trái đất, nhằm kìm hãm sự tăng cao của mực nước biển. Tuy nhiên, hiệu quả thực tiễn vẫn chưa thực sự đáng kể. Do đó, chúng ta cần phải quyết liệt hơn nữa trong suy nghĩ và hành động để khiến hiện tượng thiên nhiên này hoàn toàn biến mất.

*****

Trên đây là 33 bài mẫu Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên lớp 8 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 8

5/5 - (308 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *