Học TậpLớp 8

Nêu tác phẩm, bố cục của bài Bạn đã biết gì về sóng thần

Câu hỏi 3.  Nêu tác phẩm, bố cục của bài Bạn đã biết gì về sóng thần

Lời giải chi tiết:

Bạn đang xem: Nêu tác phẩm, bố cục của bài Bạn đã biết gì về sóng thần

1. Tác phẩm 

a. Tóm tắt: 

Những ý chính của văn bản:

– Sóng thần, trong tiếng Nhật gọi là tờ-su-na-mi (tsunami), là chuỗi sóng biển chu kì dài (từ vài phút tới hàng giờ), lan truyền với vận tốc lớn.

– Cơ chế hình thành sóng thần: Khi sóng thần được tạo ra ở ngoài khơi xa, sóng còn rất nhỏ và yếu vì nước quá sâu nhưng đó là một chuỗi sóng có tốc độ rất cao, lên đến 800 km/giờ… Khi sóng thần dịch chuyển trên đại dương, chiều dài từ chóp sóng trước đến chóp sóng sau có thể cách xa hàng trăm ki-lô-mét hoặc hơn và độ cao chóp sóng chỉ khoảng vài mét.

– Nguyên nhân hình thành sóng thần: chủ yếu do động đất, ngoài ra còn do núi lửa phun trào, lở đất và các vụ nổ dưới đáy biển…

– Dấu hiệu sắp có sóng thần: nước biển chậm chạp cuộn lên với những con sóng không đổ, bỗng nhiền mặt biển dao động nhiều hơn bình thường, sau đó nhiều bọt biển nổi lên, nước rút xuống nhanh và bất ngờ trong khoảng thời gian không phải thủy triều

-Các thảm họa sóng thần trong lịch sử: làm hàng nghìn người thiệt mạng…

b. Thể loại: văn bản thông tin 

c. Phương thức biểu đạt: nghị luận 

2. Bố cục: 5 phần:

– Phần 1 (từ đầu đến “hơn chục quốc gia”): giới thiệu về sóng thần

– Phần 2 (tiếp đến “cao đến 525m”): Cơ chế hình thành sóng thần

– Phần 3 (tiếp đến “Thái Bình Dương”): Nguyên nhân gây ra sóng thần

– Phần 4 (tiếp đến “song thần đến”): Dấu hiệu sắp có sóng thần

– Phần 5 (còn lại): Các thảm họa sóng thần trong lịch sử

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Lớp 8

5/5 - (4 bình chọn)



Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button