Học TậpLớp 12

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên lớp 12 (2 Mẫu)

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên bao gồm hướng dẫn viết cùng 2 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 12 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: "Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh". Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.
Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên.

Hướng dẫn Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên lớp 12

a. Mở bài

Bạn đang xem: Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên lớp 12 (2 Mẫu)

  • Giới thiệu ý kiến của nhà phê bình Hoài Thanh (trích nguyên văn, nêu xuất xứ).
  • Trình bày nhận định chung của mình về ý kiến đó.

b. Thân bài

Giải thích:

  • Có nhiều nguyên nhân thành công của thơ Tố Hữu (năng khiếu bẩm sinh, truyền thống gia đình, quê hương, công phu tu dưỡng nghệ thuật…). Nhưng “thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính” đưa đến sự thành công của thơ ông.

Chứng minh:

  • Thơ Tố Hữu thể hiện thành công những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, thể hiện nhiệt tình cách mạng.
  • Các chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng của dân tộc.
  • Thơ tố hữu rất đậm đà tính dân tộc.
  •  Thơ tố hữu là tấm gương trong sáng phản chiếu tâm hồn một người chiến sĩ cách mạng suốt đời phấn đấu hi sinh vì tương lai dân tộc, cuộc sống hạnh phúc của con người
  •    Ví dụ: Phân tích những câu thơ, đoạn thơ để chứng minh cho sự thành công của thơ Tố Hữu. Có thể lấy dẫn chứng trong Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, …
  • Do nhu cầu tinh thần của con người hết sức phong phú, đa dạng nên cùng với thơ trữ tình chính trị còn có những loại thơ khác (thơ tình yêu, thơ thế sự, thơ điền viên…) với những nguyên nhân thành công khác cũng rất cần cho đời sống tinh thần của con người.

c. Kết bài

  • Ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác của Tố Hữu, phù hợp với lí luận sáng tác thơ ca.
  • Khẳng định sự thành công trong sự nghiệp sáng tác của ông

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên – Mẫu 1

Nhà phê bình Hoài Thanh khi nhận định về thơ Tố Hữu có  viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Nhận định của nhà thơ rất đúng với cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu. Với nhà thơ Tố Hữu thơ ca và đời sống không hề mâu thuẫn với nhau, sống là hành động, mà thơ cũng là hành động. Thơ của Tố Hữu là hình thức tươi đẹp của hoạt động cách mạng, của đời sống.

Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Việt Nam, nhà thơ có phong cách độ đáo: Trữ tình chính trị. Những đặc điểm của phong cách ấy đã in đậm trên từng tác phẩm, và con đường cách mạng của ông. Tố Hữu trước hết là một chiến sỹ yêu nước, ông lấy lý tưởng cộng sản để làm cảm hứng cho các sáng tác của mình. Vì vậy, với ông thơ trước hết phải là phương tiện đắc lực phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, cho những nhiệm vụ chính trị được hình thành trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Với ông, thơ chính trị đã trở thành thơ trữ tình sâu sắc.

Lý tưởng cộng sản chính là ngọn nguồn của mọi cảm hứng sáng tạo trong thơ Tố Hữu. Nó chi phối  từ quan niệm nghệ thuật đến đề tài, chuyển đề, cảm xúc và cả các hình tượng nhân vật trữ tình. “Với Tố Hữu tả cảnh hay tả tình, khóc mình hay khóc người,  viết về vấn đề lớn hay nhỏ đều là để nói cho hết cái lý tưởng cộng sản ấy thôi” – Chế Lan Viên.

Nếu như trong tập thơ “Từ ấy” chúng ta thấy lý tưởng cộng sản được thể hiện thật đẹp đẻ sinh trong hình ảnh mặt trời chân lý và cảnh ngày mai tương sáng. Sự giác ngộ cách mạng mang lại cho nhà thơ một cảm hứng lãng mạn, xây dựng nên một hình tượng trữ tình mới – người thanh niên cộng sản:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Con đường sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với cách mạng. Mỗi thời khắc lịch sử của dân tộc đều được ông lấy làm cảm hứng sáng tác trong thơ ca của mình. Đọc thơ ca của ông chúng ta có thể thấy sự đổi thay của cách mạng Việt Nam qua từng thời kỳ. Lý tưởng cộng sản của ông cũng dần được định hình rõ nét qua từng tác phẩm tạo nên dấu ấn riêng mình.

Ở tập thơ “ Gió lộng” viết năm 1955 -1961  lý tưởng cộng sản được Tố Hữu thể hiện ở hai mảng đề tài và đây cũng là hai nhiệm vụ lớn lao của cách mạng . Một là xây dựng CNXH ở miền Bắc và giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

“Yêu biết mấy những con người đi tới

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba bão táp

Chân đạp bùn không sợ các loài sên”

Hướng về miền Nam ruột thịt tác giả cũng dành những vần thơ nói lên nỗi đau của những anh em bị thảm sát:

“Hãy nghe tiếng của nghìn xác chết

Chết thê thảm, chết một ngày bi thiết

Cả nghìn nguời, trong một trại giam

Của một nhà tù lớn: Miền Nam!”

Thơ ca của Tố Hữu chủ yếu khách thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước từ con đường hoạt động cách mạng của bản thân. Nhưng Tố Hữu viết về những vấn đề chính trị bằng tất cả sự nhiệt huyết của một trái tim cảm xúc. Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ buổi đầu là cái tôi chiến sỹ nhưng theo năm tháng càng về sau cái tôi ấy càng nhân danh cách mạng, nhân danh dân tộc. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho cách mạng cho dân tộc và chính bằng trái tim nhiệt huyết đầy yêu thương của mình.

“Chỉ là một giữa loài người đau khổ

Vứt trong lồng con giữa một lồng to

Chuyển đời quay theo tiếng gọi tự do

Tôi chỉ một giữa muôn người chiến đấu”

Tính chính trị trữ tình trong thơ Tố Hữu tạo nên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nổi bật lên trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc, cộng đồng chứ không phải vấn đề cá nhân. Nói đúng hơn số phận cá nhân hòa số phận dân tộc, cộng đồng. Thơ ông dạt dào cảm hứng lãng mạn hướng về lý tưởng cộng sản và tương lai xã hội chủ nghĩa. Thể hiện cuộc sống cảm quan ấy, thế giới hình tượng trong thơ Tố Hữu là thế giới cao cả, lý tưởng của anh sáng, gió lộng, niềm tin.

Bài thơ Việt Bắc là bài thơ thể hiện rõ nét nhất lý tưởng cộng sản, con đường cách mạng cũng như tính dân tộc, sử thi trong thơ ca ông. Những câu thơ lục bát truyền thống của dân tộc vốn mềm mại, uyển chuyển lại thể hiện chất hùng tráng mạnh mẽ. Những câu thơ rất lãng mạn, tạo nên vẻ đẹp lý tưởng của cả một dân tộc anh hùng. Ở đó thể hiện tư thế kỳ vĩ, ngạo nghễ của những người anh hùng được hòa quyện trong nét đẹp bình dị, thân thiết:

“Những đường Việt Bắc của ta

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Khí thế hào hùng của dân tộc trong cuộc kháng chiến đã được tái hiện sinh động trong những dòng thơ đậm chất sử thi. Hình ảnh có sức khái quát lớn lao, giúp người đọc hình dung được rừng cây núi đá cùng con người đứng lên kháng chiến. Núi là lũy sắt, rừng là trận địa để che bộ đội, để vây quân thù. Hình ảnh có khả năng tái hiện hiện thực cuộc kháng chiến gian khổ, anh hùng của dân tộc, làm nổi bật tinh thần quyết chiến, quyết thắng khát vọng cứu nước, cứu nhà và lòng căm thù giặc sục sôi của con người. Câu thơ ” Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” cân xứng về ý tứ, nhịp điệu vừa lãng mạn vừa hào hùng vừa làm ngời sáng khí phách của đoàn quân ra trận, của cả một dân tộc cùng ánh hào quang rực rỡ của lý tưởng, khát vọng chiến thắng.

Thơ Tố Hữu còn có giọng điệu rất dễ nhận ra đó là giọng điệu tâm tình là tiếng nói của tình thương mến. Như nhà thơ Chế Lan Viên nói “Thơ Tố Hữu là thơ cách mạng, chứ không phải thơ tình yêu, nhưng thơ anh là của một tình nhân, anh nói các vấn đề bằng trái tim của một người say đắm. Cái sức mạnh lớn nhất của Tố Hữu là quả tim anh”. Điều này dễ nhận thấy ở bài thơ Việt Bắc đã sử dụng thể thơ lục bát cùng cách đối đáp giao duyện ngọt ngào thiết tha cùng cặp đại từ nhân xưng “minh , ta” nhịp nhàng sánh đôi.

Việc khẳng định phong cách thơ trữ tình chính trị đã đưa Tố Hữu lên vị trí trang trọng trong nền thơ ca dân tộc. “Thời đại anh hùng đòi hỏi những lời lẽ anh hùng”. Khí thế oai hùng của những ngày chiến đấu đã dội vào thơ anh, in dấu trong thơ Tố Hữu những nét không thể phai nhạt. Đúng như nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm toàn ý với lý tưởng cách mạng đã mang đến sự thành công trong sự nghiệp thơ ca của anh”.

Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên – Mẫu 2

Hoài Thanh viết về thơ Tố Hữu: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”, liệu bạn có đồng ý với tôi rằng nhận định này của nhà thơ rất đúng với cuộc đời và sự nghiệp thơ ca của Tố Hữu.

Thật vậy, Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cánh mạng nên các chặng đường thơ cũng song hành với các giai đoạn đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

Tập “Từ ấy” (1937 – 1946) gồm ba phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng, tương ứng với ba chặng đường trong mười năm hoạt động cách mạng của nhà thơ. “Máu lửa” là tiếng reo náo nức của một tâm hồn được giác ngộ lý tưởng: Từ ấy… và rộn vang tiếng chim.

Nhờ đó, nhà thơ đã nhận ra được ách áp bức giai cấp, những bất công của xã hội và thân phận của con người lao khổ. ông hướng tâm hồn mình đến cảm thông với những Em bé mồ côi, Lão đầy tớ, Cô gái giang hồ, Em bé đi ở và khơi dậy ở họ lòng căm thù, ý chí chiến đấu và niềm tin ở tương lai.

“Xiềng xích” là bản quyết tâm thư của người chiến sĩ cách mạng tự dặn lòng mình quyết không khuất phục trước uy lực và sự tàn bạo của kẻ thù (Trăng trối, Con cá chột nưa…) và luôn luôn tha thiết yêu đời, khát khao tự do và hành động. Đây là phần đặc sắc của tập thơ.

“Giải phóng” – Cách mạng tháng Tám thành công, nhà thơ say sưa nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi, ngợi ca nền độc lập, ngây ngất trong niềm “vui bất tuyệt” với cảm hứng dâng trào trước cuộc đổi đời vĩ đại của nhân dân, dân tộc. Tập ‘‘Việt Bắc” (1947- 1945)

Quân thù trở lại, cả dân tộc bước và cuộc kháng chiến anh dũng. Việt Bắc là “thủ đô kháng chiến”, nơi có Đảng, Bác Hồ lãnh đạo toàn dân đánh giặc. Việt Bắc là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng và những con người bình dị mà anh hùng của cuộc kháng chiến (như các em thiếu nhi, các anh bộ đội, các chị phụ nữ, các bà mẹ… và trên tất cả, hình ảnh tập trung, biêu biểu cho phẩm chất dân tộc là hình ảnh Bấc Hồ). Tập thơ còn ca ngợi những tình cảm điển hình của con người kháng chiến như tình yêu nước, tình yêu đồng bào, tình quân dân, tình cảm miên ngược với miền xuôi, lòng yêu thiên nhiên, kính yêu Đảng, Bác Hồ… và niềm tin tưởng ở ngày mai tươi sáng.

Vào giai đoạn cuốì với chiến công Điện Biên, hoà bình lập lại, miền Bắc được giải phóng đã chấp cánh cho hồn thơ Tố Hữu bay bổng vổi những cảm hứng sử thi mang hào khí thời đại. “Việt Bắc” là thành tựu xuất sắc nhất của văn học kháng chiến chống Pháp.

Tập “Gió lộng” (1955 – 1961), bước vào giai đoạn này cách mạng Việt Nam có hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và giải phóng niềm Nam tiến tới thông nhất nước nhà:

“Rộn ràng thay cảnh quê hương

Nửa công trường, nửa chiến trường xôn xao”

Thơ Tố Hữu bám sất nhiệm vụ chính trị đó: Tập “Gió lộng” vừa thể hiện niềm vui, niềm tự hào và tin tưởng ở công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở miền Bắc, vừa bày tỏ tình cảm thiết tha với niềm Nam và ý chí thông nhất nước nhà, tình cảm quốc tế rộng lớn.

Trong niềm vui lớn với cuộc sông hiện tại, Tố Hữu không quên nghĩ về quá khứ để bày tỏ tình cảm biết ơn ông cha và những người đi trước mở đường. Và từ đó thấm thía ân tin? cách mạng (Ba mươi năm đời ta có Đảng, Mẹ Tơm…).

Tập “Gió lộng” tiếp tục phát triển cảm hứng sử thi và khuynh hướng khái quát với một cái tôi trữ tình đa dạng hơn và một nghệ thuật biểu hiện già dặn và nhuần nhị hơn.

Hai tập “Ra trận” (1962 – 1971), “Máu và hoa” (1972- 1977) là những chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm chống Mĩ quyết liệt và hào hùng của dân tộc cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra trận, là mệnh lệnh tiến công, là lời kêu gọi, cổ vũ hào hùng cả dân tộc “khắp thành thị thông thôn” vùng lên quyết đập “tan đầu Mĩ Ngụy”. “Ra trận” cũng dành hẳn một trường ca “theo chân Bác” để tái hiện hình ảnh Bác trên những chặng đường lịch sử trong hơn nửa thế kỉ.

“Máu và Hoa” là những suy ngẫm của nhà thơ về những hi sinh to lớn của dân tộc (máu) để tạo nên những chiến công (hoa) chói lọi của lịch sử “phải bao máu thấm trong lòng đất / Mới ánh hồng lên sắc tự hào”.

Thơ Tố Hữu những năm chống Mỹ cứu nước mang đậm tính chính luận và chất sử thi, nhiều chỗ vươn tới âm hưởng anh hùng ca.

Từ năm 1978 lại đây, thơ Tố Hữu được tập hợp trong hai tập “Một tiếng đờn” (1992) và “Ta với ta” (1999).

Trải qua những thăng trầm, những trải nghiêm trước cuộc đời, nhà thơ muốn bày tỏ những suy tư về cuộc sống, về lẽ đời, hướng tới những quy luật phổ quát và tìm kiếm những giá trị bền vững. Giọng thơ vì thế cũng trầm lắng, thấm đượm chất suy tưởng.

Tóm lại ta nhận ra rằng ý kiến của Hoài Thanh phù hợp với thực tế sáng tác thơ Tố Hữu và gợi ý cho chúng ta khi tìm hiểu những bài thơ thành công của Tố Hữu trong thời kì kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Ý kiến đó cũng đúng về lí luận, “Nhà văn phải cố gắng sao cho những cái làm cho anh phấn khởi hay xúc động cũng là những cái làm cho dân tộc anh vui sướng hay đau khổ” (Bê-se).

Thơ Tố Hữu là một bằng chứng sống động cho sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chính trị và nghệ thuật. Con đường thơ của ông là con đường tìm tòi sự kết hợp hài hoà hai yếu tố, hai cội nguồn là dân tộc và cách mạng trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca. Với ngôn ngữ, thể thơ giàu tính đại chúng, dân tộc, cách mạng, thơ Tố Hữu đã truyền được cho hàng triệu độc giả niềm say mê lý tưởng cách mạng.

*****

Trên đây là 2 bài mẫu Bàn về thơ Tố Hữu, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thái độ toàn tâm, toàn ý vì cách mạng là nguyên nhân chính đưa đến thành công của thơ anh”. Hãy bày tỏ ý kiến đối với nhận định trên lớp 12 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 12

Rate this post


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button